Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3460/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Hoàng Hải Minh
Ngày ban hành: 31/12/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3460/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

THÀNH LẬP KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN SAO LA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 01 năm 2008;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Công văn số 9218/BNN-LN ngày 04 tháng 12 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Dự án mở rộng Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3323/TTr-SNNPTNT ngày 13 tháng 12 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm các nội dung chính sau:

1. Tên gọi: Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Mục tiêu thành lập

a) Mục tiêu chung

Bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là rừng tự nhiên nguyên sinh tại Trung Trường Sơn, với vai trò phòng hộ đầu nguồn sông Hương, sông Bồ. Bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái và loài động, thực vật quý hiếm như Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) và các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm khác. Đồng thời, mở rộng dịch vụ môi trường rừng, triển khai hiệu quả dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các-bon, giảm phát thải khí nhà kính, quản lý rừng bền vững, hướng tới tăng trưởng xanh.

b) Mục tiêu

- Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên ở khu vực Trung Trường Sơn, với chức năng phòng hộ đầu nguồn sông Hương và sông Bồ.

- Bảo vệ, xây dựng, phát triển rừng và tài nguyên thiên nhiên; khôi phục, bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái, các loài động thực vật quý hiếm khác trong phạm vi Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, đặc biệt quần thể Sao la và hai loài thú móng guốc khác là Mang lớn và Mang Trường Sơn, đồng thời bảo tồn các loài động, thực vật đặc hữu và quý hiếm khác.

- Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn các loài, nguồn gen có trong mỗi loài và các sinh cảnh, cảnh quan của các khu rừng.

- Nâng cao ý thức của dân, thúc đẩy sự hợp tác giữa cộng đồng địa phương với Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

- Thông qua các hoạt động trong Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, góp phần phát triển kinh tế xã hội các xã vùng đệm và giữ vững an ninh quốc phòng.

- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương để bảo vệ các nguồn gen khác; thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng; ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến rừng.

- Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công của các cơ quan có thẩm quyền và các quy định hiện hành của Nhà nước, xây dựng, hợp tác, tổ chức thực hiện các hoạt động và chương trình nghiên cứu khoa học tại Khu Dự trữ thiên nhiên theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo tồn thiên nhiên, thúc đẩy sự hợp tác giữa cộng đồng địa phương với Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

- Thực hiện các dự án phục hồi rừng, khoán bảo vệ rừng; bảo vệ diện tích sinh cảnh của loài Sao la chưa bị hoặc ít bị tác động, bảo vệ sinh cảnh của các loài động, thực vật rừng; thu hút và phát huy khả năng tham gia của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

- Đào tạo nguồn nhân lực của Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới

a) Vị trí địa lý

Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc địa bàn các xã A Roàng, Hương Nguyên, huyện A Lưới và các xã Thượng Long, Thượng Quảng, huyện Nam Đông.

Tọa độ vị trí địa lý như sau:

+ Từ 107025’04” đến 107040’23” độ kinh Đông;

+ Từ 16000’35” đến 16010’56” độ vĩ Bắc.

b) Diện tích

Tổng diện tích Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế là 19.375,55 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 18.077,62 ha, diện tích rừng trồng là 6,01 ha, diện tích chưa có rừng là 1.291,92 ha. Phân theo ranh giới hành chính tại xã A Roàng là 677,96 ha, xã Hương Nguyên là 11.782,63 ha, xã Thượng Quảng là 5.346,62 ha, xã Thượng Long là 1.568,34 ha. Trong đó:

- Diện tích Khu Bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đang quản lý là 15.303,39 ha.

- Diện tích mở rộng của Khu Bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế là 4.072,16 ha, gồm: 2.768,60 ha thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới, tại 04 tiểu khu: tiểu khu 364 nằm trên địa bàn xã A Roàng, các tiểu khu 341, 343, 344 nằm trên địa bàn xã Hương Nguyên; diện tích 1.303,56 ha thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đông, tại 04 tiểu khu: 02 tiểu khu 401, 403 nằm trên địa bàn xã Thượng Quảng và 02 tiểu khu 407, 408 nằm trên địa bàn xã Thượng Long.

c) Ranh giới

Ranh giới của Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế được thiết lập trên cơ sở ranh giới của các khoảnh trong các tiểu khu như sau: tiểu khu 341, từ khoảnh 01 đến khoảnh 07; tiểu khu 343, từ khoảnh 01 đến khoảnh 10; tiểu khu 344, từ khoảnh 01 đến khoảnh 08; tiểu khu 345, từ khoảnh 01 đến khoảnh 06; tiểu khu 346, từ khoảnh 01 đến khoảnh 06; tiểu khu 347, từ khoảnh 01 đến khoảnh 08; tiểu khu 348, từ khoảnh 01 đến khoảnh 06; tiểu khu 349, từ khoảnh 01 đến khoảnh 04; tiểu khu 350, từ khoảnh 01 đến khoảnh 07; tiểu khu 351, từ khoảnh 01 đến khoảnh 19; tiểu khu 352, từ khoảnh 01 đến khoảnh 13; tiểu khu 353, từ khoảnh 01 đến khoảnh 14; tiểu khu 364, từ khoảnh 01 đến khoảnh 06; tiểu khu 398, từ khoảnh 01 đến khoảnh 09; tiểu khu 401, từ khoảnh 03 đến khoảnh 07; tiểu khu 402, từ khoảnh 01 đến khoảnh 11; tiểu khu 403, từ khoảnh 01 đến khoảnh 03; tiểu khu 404, từ khoảnh 01 đến khoảnh 10; tiểu khu 405, từ khoảnh 01 đến khoảnh 10; tiểu khu 407, từ khoảnh 02 đến khoảnh 10; tiểu khu 408, từ khoảnh 02 đến khoảnh 08; tiểu khu 409, từ khoảnh 01 đến khoảnh 06.

4. Các phân khu chức năng

a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích là 12.669,80 ha, chiếm 65,39% diện tích tự nhiên của Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ranh giới cụ thể của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: tiểu khu 343, từ khoảnh 03 đến khoảnh 10; tiểu khu 344, từ khoảnh 06 đến khoảnh 08; tiểu khu 345, từ khoảnh 01 đến khoảnh 06; tiểu khu 346, từ khoảnh 01 đến khoảnh 06; tiểu khu 347 từ khoảnh 01 đến khoảnh 08; tiểu khu 348, từ khoảnh 01 đến khoảnh 06; tiểu khu 349, từ khoảnh 01 đến khoảnh 04; tiểu khu 350, từ khoảnh 01 đến khoảnh 07; tiểu khu 351, từ khoảnh 01 đến khoảnh 09, khoảnh 12, 13 và khoảnh 18; tiểu khu 352, gồm khoảnh 01, 03 và từ khoảnh 05 đến khoảnh 13; tiểu khu 398, gồm khoảnh 01 và từ khoảnh 03 đến khoảnh 09; tiểu khu 402, từ khoảnh 01 đến khoảnh 11; tiểu khu 403, gồm khoảnh 02 và khoảnh 03; tiểu khu 404, từ khoảnh 05 đến khoảnh 10; tiểu khu 405, từ khoảnh 02 đến khoảnh 04 và từ khoảnh 08 đến khoảnh 10; tiểu khu 409, từ khoảnh 01 đến khoảnh 06.

b) Phân khu phục hồi sinh thái

- Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích là 6.580,04 ha, chiếm 33,96% diện tích tự nhiên của Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ranh giới cụ thể của phân khu phục hồi sinh thái: tiểu khu 341, từ khoảnh 01 đến khoảnh 07; tiểu khu 343, gồm khoảnh 01 và khoảnh 02; tiểu khu 344, từ khoảnh 01 đến khoảnh 05; tiểu khu 351, gồm khoảnh 10, 11, 14, 15, 17 và khoảnh 19; tiểu khu 352, gồm khoảnh 02 và khoảnh 04; tiểu khu 353, từ khoảnh 01 đến khoảnh 14; tiểu khu 364, từ khoảnh 01 đến khoảnh 06; tiểu khu 398, gồm khoảnh 02; tiểu khu 401, từ khoảnh 03 đến khoảnh 07; tiểu khu 403, gồm khoảnh 01; tiểu khu 404, từ khoảnh 01 đến khoảnh 04; tiểu khu 405, gồm khoảnh 01 và từ khoảnh 05 đến khoảnh 07; tiểu khu 407, từ khoảnh 02 đến khoảnh 10; tiểu khu 408, từ khoảnh 02 đến khoảnh 08.

c) Phân khu dịch vụ, hành chính

Phân khu dịch vụ, hành chính có diện tích là 125,71 ha thuộc khoảnh 16, tiểu khu 351. Hiện trạng là rừng xen kẽ các khoảng trống chưa có rừng, có thể trồng bổ sung, trồng cây sưu tập và làm các công trình, thuận lợi để phát triển các khu chức năng như nuôi nhốt, khu huấn luyện bán hoang dã, khu hoang dã, phát triển các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các hoạt động giải trí.

5. Vùng đệm

- Vùng đệm của Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích là 2.196,48 ha bao gồm cộng đồng thôn 1, thôn 2, thôn 3 (A Lập), xã Thượng Nhật; thôn 2, thôn 3 (A Ka), xã Thượng Quảng; thôn Ka Đông, thôn A Xăng, thôn Cha Ke, thôn A Gôn, thôn Áp Rung, xã Thượng Long, huyện Nam Đông và thôn A Min - C9, xã A Roàng, huyện A Lưới; Gồm: tiểu khu 361, gồm khoảnh 06; tiểu khu 363, gồm khoảnh 05, khoảnh 06; tiểu khu 364, gồm khoảnh 01, khoảnh 04; tiểu khu 397, gồm khoảnh 12; tiểu khu 401, gồm khoảnh 04 và khoảnh 07; tiểu khu 407, từ khoảnh 02 đến khoảnh 09; tiểu khu 408, từ khoảnh 01 đến khoảnh 08; tiểu khu 421, từ khoảnh 08, khoảnh 09; tiểu khu 423, từ khoảnh 02 đến khoảnh 04, khoảnh 06 và khoảnh 07.

6. Các chương trình hoạt động

a) Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học

Gồm các hoạt động: Truy tìm dấu vết, nghiên cứu và bảo vệ loài Sao la; bảo tồn các loài động, thực vật đặc hữu và nguy cấp; phục hồi sinh cảnh rừng tự nhiên; ứng dụng công nghệ cao trong nghiên cứu và giám sát loài; áp dụng các biện pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Chương trình quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Gồm các hoạt động: quản lý, bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; cắm mốc ranh giới, bảng ranh giới; tuần tra kiểm soát rừng và tuần tra liên tục; xây dựng và triển khai quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la và các ngành chức năng, chính quyền địa phương; tổ chức hội nghị sơ, tổng kết công tác quản lý, bảo vệ rừng.

c) Chương trình nghiên cứu khoa học và giám sát

Gồm các hoạt động: đào tạo và nâng cao năng lực nghiên cứu; nghiên cứu hệ sinh thái và đa dạng sinh học; ứng dụng công nghệ trong giám sát và nghiên cứu; phát triển cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; giám sát và theo dõi các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học; phát triển và công khai kết quả nghiên cứu.

d) Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức

đ) Chương trình hỗ trợ sinh kế bền vững phát triển vùng đệm cho người dân

e) Chương trình phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

g) Chương trình hợp tác quốc tế

h) Chương trình xây dựng cơ bản

Gồm các hoạt động xây dựng và vận hành: Trung tâm điều hành và nghiên cứu; hệ thống trạm bảo vệ rừng; trung tâm cứu hộ và khu huấn luyện bán hoang dã; hệ thống tuần tra và giao thông nội bộ; công trình phục vụ du lịch sinh thái; vườn thực vật.

7. Khái toán vốn đầu tư

a) Tổng vốn đầu tư

Kinh phí thực hiện Dự án đến năm 2030 là khoảng 58.982.840.000 đồng được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

b) Tiến độ đầu tư

Năm 2025: 12.248.840.000 đồng; năm 2026: 9.346.800.000 đồng; năm 2027: 9.346.800.000 đồng; năm 2028: 9.346.800.000 đồng; năm 2029: 9.346.800.000 đồng, năm 2030: 9.346.800.000 đồng.

c) Cơ cấu nguồn vốn đầu tư

- Nguồn ngân sách cấp cho kinh phí thường xuyên cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên: 17.272.020.000 đồng.

- Nguồn thu từ chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng: 38.808.780.000 đồng.

- Nguồn thu từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA): 2.902.040.000 đồng.

- Nguồn vốn dự án đầu tư công: Xây dựng Văn phòng Ban Quản lý, các Trạm, Đội, thiết kế các hạng mục liên quan đến diễn giải, giáo dục môi trường, cứu hộ động vật hoang dã,…

- Nguồn vốn từ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế sẽ được tiếp nhận nhằm mục đích nâng cao năng lực cán bộ của Ban Quản lý, đầu tư trang thiết bị, vật chất, cũng như tăng cường công tác thực thi pháp luật, bảo tồn thiên nhiên cho Ban Quản lý Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh Quyết định thành lập Ban Quản lý Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở kiện toàn lại Ban Quản lý Khu Bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện Nam Đông, A Lưới tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định thu hồi đất, thu hồi rừng của các Ban Quản lý rừng phòng hộ: Nam Đông, A Lưới; Quyết định giao diện tích đất, rừng cho Ban Quản lý Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý theo đúng quy định pháp luật.

- Chủ trì xây dựng Phương án chuyển loại rừng phòng hộ và rừng sản xuất sang rừng đặc dụng đối với diện tích mở rộng cho Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế; báo cáo UBND tỉnh tổ chức thẩm định, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chủ trương chuyển loại rừng theo đúng quy định.

- Ban quản lý Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc sự quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Ban Quản lý Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng các dự án đầu tư phát triển Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và các dự án phát triển kinh tế xã hội ở vùng đệm; triển khai các Chương trình hoạt động của Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định hiện hành.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

Hướng dẫn các Ban Quản lý rừng phòng hộ: Nam Đông, A Lưới hoàn thiện các thủ tục cần thiết để thu hồi đất đã giao cho 02 đơn vị và giao đất cho Ban Quản lý Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý theo đúng quy định pháp luật.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thành lập Khu Bảo tồn Sao la.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện A Lưới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông; Giám đốc Ban Quản lý Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đông; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP: LĐ và các CV: KH, NC, ĐC, TN;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, GPMB.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Hải Minh

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3460/QĐ-UBND ngày 31/12/2024 thành lập Khu Dự trữ thiên nhiên Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


40

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.174.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!