ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1778/QĐ-UBND
|
Lai Châu, ngày 16 tháng 12 năm
2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH
BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HÀNG NĂM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH
VÀ UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày
15/7/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Quyết định số 892/QĐ-BNV ngày
05/12/2024 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án "Xác định Chỉ số cải cách hành
chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương giai đoạn 2024 - 2030";
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày
20/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai
đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ
Chỉ số đánh giá công tác cải cách hành chính hàng năm của các sở, ban, ngành và
UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1726/QĐ-UBND ngày 29/12/2022 của UBND
tỉnh Lai Châu ban hành Bộ Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành
tỉnh, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ
trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan,
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Lai Châu;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh; Trang CCHC tỉnh;
- Lưu: VT, KSTT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Văn Lương
|
BỘ CHỈ SỐ
ĐÁNH GIÁ
CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HÀNG NĂM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VÀ UBND CÁC HUYỆN,
THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Kèm
theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2024 của UBND tỉnh Lai Châu)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHẠM VI VÀ ĐỐI
TƯỢNG
1. Mục tiêu
Đánh giá một cách thực chất, khách
quan, toàn diện và công bằng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính
hàng năm của các sở, ban, ngành (sau đây gọi tắt là các sở) và Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là các huyện) trong quá trình thực hiện
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 của
Chính phủ và Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 của UBND tỉnh.
- Đánh giá định lượng, kết hợp với
định tính; đánh giá kết quả cải cách hành chính với tác động của cải cách hành
chính; kết hợp đánh giá bên trong của các cơ quan hành chính nhà nước và đánh
giá bên ngoài của người dân đối với kết quả cải cách hành chính hàng năm của
các sở, các huyện.
- So sánh, xếp hạng kết quả cải cách
hành chính hàng năm của các sở, các huyện. Thông qua đó, các cơ quan hành chính
nhận rõ những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế để có giải pháp cải
thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính hàng năm.
2. Yêu cầu
a) Chỉ số cải cách hành chính bám
sát nội dung Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2021-2030 của Chính phủ và Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 của
UBND tỉnh. Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính các sở, các huyện
theo đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước của các sở, các huyện. Phương pháp
đánh giá khoa học, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển của khoa học
công nghệ.
b) Việc xác định Chỉ số cải cách
hành chính phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế
và đánh giá thực chất, khách quan, công bằng kết quả cải cách hành chính hàng năm
ở các sở, các huyện.
c) Tăng cường sự tham gia đánh giá
của người dân với quá trình triển khai thực hiện cải cách hành chính của các sở,
các huyện.
d) Hình thành được hệ thống theo
dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất, từng bước ổn định trong hệ thống cơ quan
hành chính nhà nước từ tỉnh tới cơ sở.
đ) Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông
tin để nâng cao tính công khai, minh bạch và khách quan trong công tác theo
dõi, đánh giá.
e) Hàng năm tổ chức triển khai xác
định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các sở, các huyện để đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, điều hành và trách nhiệm của người
đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính và là một trong những
tiêu chí đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hàng năm
cho các tập thể và cá nhân.
3. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng
áp dụng
a) Phạm vi điều chỉnh
Công tác theo dõi, đánh giá kết quả
thực hiện công tác cải cách hành chính hàng năm của các sở, các huyện.
b) Đối tượng áp dụng
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh. Trong đó, 04 cơ quan đặc thù là Ban Dân tộc
tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Ngoại vụ, Văn phòng UBND tỉnh có thực hiện đánh giá
nhưng không xếp hạng chung với các cơ quan còn lại.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố thuộc tỉnh.
II. NỘI DUNG CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH
CHÍNH
1. Chỉ số cải cách hành chính của
các sở, các huyện
a) Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách
hành chính của các sở
Bộ tiêu chí đánh giá kết quả cải
cách hành chính của các sở được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 50 tiêu chí
và 46 tiêu chí thành phần, cụ thể:
- Công tác chỉ đạo, điều hành: 7
tiêu chí và 4 tiêu chí thành phần
- Cải cách thể chế: 4 tiêu chí và 4
tiêu chí thành phần
- Cải cách thủ tục hành chính: 13
tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần
- Cải cách tổ chức bộ máy hành
chính: 4 tiêu chí và 10 tiêu chí thành phần
- Cải cách chế độ công vụ: 6 tiêu
chí và 7 tiêu chí thành phần
- Cải cách tài chính công: 5 tiêu
chí và 4 tiêu chí thành phần
- Xây dựng và phát triển Chính quyền
điện tử, Chính quyền số: 4 tiêu chí và 6 tiêu chí thành phần.
- Tác động của cải cách hành chính:
7 tiêu chí.
Điểm đánh giá Chỉ số cải cách hành
chính của các sở theo thang điểm 100 (quy định chi tiết tại Phụ lục 01), trong
đó:
+ Điểm tự đánh giá của các sở là
77/100.
+ Điểm đánh giá qua điều tra xã hội
học là 23/100.
Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách
hành chính của các sở được nêu chi tiết tại Phụ lục 01 (kèm theo Quyết định
này).
b) Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải
cách hành chính của các cơ quan đặc thù
- Thanh tra tỉnh: Được cấu trúc
thành 8 lĩnh vực với 46 tiêu chí và 37 tiêu chí thành phần (quy định chi tiết
tại Phụ lục 02).
Điểm đánh giá Chỉ số cải cách hành chính
của Thanh tra tỉnh là 91,0 điểm, trong đó: Điểm tự đánh giá: 68,0 điểm và điểm
điều tra xã hội học là 23 điểm.
- Ban Dân tộc tỉnh: Được cấu trúc
thành 8 lĩnh vực với 37 tiêu chí và 30 tiêu chí thành phần (quy định chi tiết
tại Phụ lục 03).
Điểm đánh giá Chỉ số cải cách hành
chính của Ban Dân tộc là 70,5 điểm, trong đó: Điểm tự đánh giá 50,5 điểm và
điểm điều tra xã hội học là 20 điểm.
- Văn phòng UBND tỉnh: Được cấu trúc
thành 8 lĩnh vực với 38 tiêu chí và 32 tiêu chí thành phần (quy định chi tiết
tại Phụ lục 04).
Điểm đánh giá Chỉ số cải cách hành
chính của Văn phòng UBND tỉnh là 72,75 điểm, trong đó: Điểm tự đánh giá 52,75
điểm và điểm điều tra xã hội học là 20 điểm.
- Sở Ngoại vụ: Được cấu trúc thành 8
lĩnh vực với 35 tiêu chí và 26 tiêu chí thành phần (quy định chi tiết tại Phụ
lục 05).
Điểm đánh giá Chỉ số cải cách hành
chính của Sở Ngoại vụ là 66,25 điểm, trong đó: Điểm tự đánh giá 46,25 điểm và
điểm điều tra xã hội học là 20 điểm.
c) Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải
cách hành chính của các huyện
Bộ tiêu chí đánh giá kết quả cải
cách hành chính của các huyện được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 52 tiêu
chí và 42 tiêu chí thành phần, cụ thể:
- Công tác chỉ đạo, điều hành: 8
tiêu chí và 4 tiêu chí thành phần
- Cải cách thể chế: 4 tiêu chí và 4
tiêu chí thành phần
- Cải cách thủ tục hành chính: 10
tiêu chí và 7 tiêu chí thành phần
- Cải cách tổ chức bộ máy hành
chính: 4 tiêu chí và 10 tiêu chí thành phần
- Cải cách chế độ công vụ: 6 tiêu
chí và 7 tiêu chí thành phần
- Cải cách tài chính công: 6 tiêu
chí và 2 tiêu chí thành phần
- Xây dựng và phát triển Chính quyền
điện tử, Chính quyền số: 4 tiêu chí và 6 tiêu chí thành phần.
- Tác động của cải cách hành chính
đến người dân và phát triển kinh tế - xã hội: 10 tiêu chí và 02 tiêu chí thành
phần.
Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách
hành chính của các huyện được nêu chi tiết tại Phụ lục 06 (kèm theo Quyết định
này).
Điểm đánh giá Chỉ số cải cách hành
chính của các huyện theo thang điểm 100 (quy định chi tiết tại Phụ lục 06),
trong đó:
+ Điểm tự đánh giá của các huyện là
72/100.
+ Điểm đánh giá qua điều tra xã hội
học là 28/100.
2. Phương pháp đánh giá
- Tự đánh giá của các sở, các huyện
+ Các sở, các huyện tự theo dõi,
đánh giá và cho điểm thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của đơn vị theo các
tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Bộ Chỉ số cải cách hành chính
và hướng dẫn của Sở Nội vụ. Điểm các sở, các huyện tự đánh giá được thể hiện
tại cột “Tự đánh giá” của Phụ lục 1,2,3,4,5,6.
+ Điểm tự đánh giá của các sở, các
huyện được Hội đồng thẩm định xác định Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh xem
xét, công nhận hoặc điều chỉnh nếu cần thiết. Kết quả điểm do Hội đồng thẩm
định của tỉnh được thể hiện tại cột “Kết quả thẩm định” của Phụ lục
1,2,3,4,5,6.
- Đánh giá thông qua điều tra xã hội
học:
+ Các tiêu chí, tiêu chí thành phần
đánh giá qua điều tra xã hội học được quy định cụ thể tại cột “Ghi chú” của Phụ
lục 1,2,3,4,5,6. Việc điều tra xã hội học được tiến hành để lấy ý kiến đánh giá
của các nhóm đối tượng khác nhau theo Kế hoạch của UBND tỉnh.
+ Bộ câu hỏi điều tra xã hội học
được xây dựng với số lượng, nội dung câu hỏi tương ứng với các tiêu chí của Bộ
Chỉ số cải cách hành chính của các sở, các huyện.
+ Điểm đánh giá qua điều tra xã hội
học được thể hiện tại cột “Điều tra xã hội học” tại Phụ lục 1,2,3,4,5,6.
3. Tính toán, xác định Chỉ số cải
cách hành chính của các sở, các huyện
- Tổng hợp điểm đánh giá qua điều
tra xã hội học và điểm thẩm định được thể hiện tại cột “Điểm đạt được” tại Phụ
lục 1,2,3,4,5,6.
- Chỉ số cải cách hành chính được
xác định bằng tỉ lệ phần trăm (%) giữa tổng điểm đạt được và tổng điểm tối đa.
Chỉ số cải cách hành chính được thể hiện ở cột “Chỉ số” tại Phụ lục
1,2,3,4,5,6.
4. Xếp hạng Chỉ số CCHC
- Kết quả Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và 08 huyện, thành phố
được xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp.
- Kết quả Chỉ số cải cách hành chính
của 04 cơ quan đặc thù không xếp hạng chung với các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với các sở: Tư
pháp, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và
Đầu tư và Văn phòng UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn các sở, các huyện
thống nhất việc chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần quy định tại Quyết
định này.
Là cơ quan thường trực cho Hội đồng
thẩm định xác định Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng và Chủ tịch UBND tỉnh về nội dung xác định Chỉ số cải cách hành chính
theo quy định tại Quyết định này.
b) Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế
hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm
của các sở, các huyện; tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Hội đồng
thẩm định để xem xét, đánh giá kết quả Chỉ số cải cách hành chính của các sở,
các huyện.
c) Tổ chức công tác điều tra xã hội
học: Nghiên cứu, xác định đối tượng điều tra xã hội học và xây dựng bộ câu hỏi
điều tra xã hội học phù hợp với từng nhóm đối tượng; xác định quy mô mẫu phiếu
điều tra xã hội học; xác định phương thức điều tra xã hội học phù hợp với điều
kiện thực tế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai
thực hiện điều tra xã hội học phục vụ cho việc xác định Chỉ số cải cách hành
chính hàng năm của các sở, các huyện.
d) Tổng hợp, phân tích số liệu và
xây dựng báo cáo Chỉ số cải cách hành chính của các sở, các huyện. Chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan để tham mưu UBND tỉnh Quyết định phê duyệt
và công bố Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các sở, các huyện.
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan rà soát nội dung Bộ Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban,
ngành và UBND các huyện, thành phố để tham mưu UBND tỉnh quyết định điều chỉnh,
bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế theo từng năm hoặc giai đoạn cụ thể.
e) Nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong theo dõi, đánh giá: Chấm điểm trên Phần mềm đánh giá Chỉ
số cải cách hành chính; khảo sát trực tuyến…
f) Hàng năm xây dựng dự toán chi
tiết kinh phí phục vụ công tác đánh giá Chỉ số cải cách hành chính.
2. Sở Tài chính
a) Hàng năm phối hợp với Sở Nội vụ
tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện việc xác định Chỉ số cải cách hành
chính của các sở, các huyện theo khả năng cân đối ngân sách và các văn bản quy
định hiện hành.
b) Phân bổ kịp thời nguồn kinh phí
đảm bảo cho việc tổ chức, triển khai thực hiện công tác xác định Chỉ số cải
cách hành chính.
3. Các sở, ban, ngành; UBND các
huyện, thành phố
a) Các sở, các huyện: tổ chức tự
đánh giá Chỉ số cải cách hành chính theo quy định tại Quyết định này và hướng
dẫn của Sở Nội vụ. Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc tổ chức điều tra xã hội
học để xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, các huyện.
b) Các Sở: Tư pháp; Thông tin và
Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Văn phòng
UBND tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ động thực hiện các nội
dung thuộc lĩnh vực đơn vị mình phụ trách; đồng thời, phối hợp với Sở Nội vụ
trong việc theo dõi, đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính đối với từng
lĩnh vực được UBND tỉnh giao.
Là thành viên của Hội đồng thẩm định
xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các sở, các huyện.
c) Các huyện, thành phố: Xây dựng và
ban hành Chỉ số CCHC áp dụng đối với UBND các xã, phường, thị trấn (các đơn vị
trực thuộc nếu cần thiết) để phục vụ cho công tác theo dõi, đánh giá cải cách
hành chính đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo sự đồng bộ, thống
nhất.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Quyết định này.
Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh, báo cáo về
UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|