ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1598/KH-UBND
|
Hà Nam, ngày 18 tháng 6 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
ĐIỀU TRA,
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP
ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Quyết định
số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới
nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018 -
2022; Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết
thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình thi
hành pháp luật;
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
Kế hoạch điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
năm 2018 trên địa bàn tỉnh như sau.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
Đánh giá thực trạng tình hình thi
hành pháp luật trong các lĩnh vực: Thực hiện các thủ tục hành chính; thực hiện
nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phổ biến
giáo dục pháp luật; xử lý vi phạm hành chính. Trên cơ sở đó, kịp thời kiến nghị,
chỉ đạo hướng dẫn đơn vị thực hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đề xuất cơ
quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật hoặc
có giải pháp tổ chức thi hành pháp luật kịp thời, hiệu quả, nâng cao hiệu quả
thi hành pháp luật tại địa phương.
2. Yêu cầu
- Việc điều tra, khảo sát phải xác định
cụ thể nội dung, đối tượng, biện pháp trong các lĩnh vực khảo sát, bảo đảm sự
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện.
- Điều tra, khảo sát được tiến hành
nghiêm túc, khách quan, đúng nội dung, không gây phiền hà, trở ngại cho cơ
quan, đơn vị, cá nhân được khảo sát, lấy ý kiến.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Nội dung điều tra, khảo sát
Nội dung điều tra, khảo sát thực hiện
theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính
phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Điều 9 Thông tư số 14/2014/TT-BTP
ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số
59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cụ thể
như sau:
a) Điều tra, khảo sát đối với việc thực
hiện các thủ tục hành chính tại cấp xã; thực hiện thủ tục hành chính về hỗ trợ
doanh nghiệp khởi nghiệp (lĩnh vực Đầu tư, Đất đai, Xây dựng).
b) Lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ xây dựng
xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Lĩnh vực Xử lý vi phạm hành chính.
d) Những nội dung khác liên quan đến
tình hình thi hành pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực
thi.
Các nội dung điều tra, khảo sát: Nội
dung chi tiết sẽ thể hiện trong phiếu khảo sát do Sở Tư pháp xây dựng.
2. Hình thức điều tra, khảo sát
a) Khảo sát thông qua phiếu khảo sát
gửi đến các tổ chức, cá nhân được lựa chọn khảo sát.
b) Khảo sát trực tiếp: Thông qua các hội
nghị tổ chức lấy ý kiến hoặc lồng ghép tại các hội nghị, hội thảo hoặc trực tiếp
khảo sát tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được lựa chọn.
c) Các hình thức Điều tra, khảo sát
khác phù hợp do cơ quan khảo sát lựa chọn.
3. Đối tượng và thời gian thực hiện
điều tra, khảo sát
a) Đối tượng điều tra, khảo sát.
- Các cơ quan hành chính nhà nước: Một
số sở, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã liên quan đến lĩnh vực khảo
sát.
- Người dân trên địa bàn
- Hội doanh nghiệp tỉnh, các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên
quan đến công tác khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực khảo
sát.
b) Thời gian thực hiện trong Quý III,
IV năm 2018.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các công việc
sau:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, cơ
quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt các nội dung theo
yêu cầu của Kế hoạch này.
b) Xây dựng mẫu phiếu khảo sát tình
hình thi hành pháp luật và tổ chức khảo sát theo quy định.
d) Tổng hợp kết quả, số liệu, xây dựng
báo cáo kết quả điều tra, khảo sát, theo nội dung Kế hoạch, báo cáo về Ủy ban
nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
đ) Tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và xử
lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật do các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp.
2. Ban Quản
lý các Khu Công nghiệp tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp khảo sát tình hình thi hành pháp luật liên quan đến các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Các Sở,
Ban, ngành; UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp trong quá trình thực hiện khảo sát
tình hình thi hành pháp luật liên quan đến ngành, địa phương quản lý.
4. Các cơ
quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được khảo sát: Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan theo yêu cầu của
Phiếu khảo sát; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin,
tài liệu đã cung cấp, gửi Sở Tư pháp tổng hợp chung.
5. Kinh
phí phục vụ cho công tác điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thực
hiện theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị
nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung trên, nếu có khó khăn, vướng mắc
phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp - Cục
QLXLVPHC&TDTHPL;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Hà Nam, Đài PTTH tỉnh, cổng TTĐT tỉnh;
- VPUB: LĐVP, NC;
- Lưu: VT, NC(H)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Quang Cẩm
|