Kính
gửi:
..........................................................................
Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày
26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện đồng bộ các nhóm giải
pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; Luật bảo hiểm xã hội và Luật
việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức Đoàn khảo sát, đánh giá
tình hình triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
tại địa phương như sau:
1. Mục đích: khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức, triển khai thực hiện chính sách
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; đặc biệt là những quy định của Luật bảo
hiểm xã hội và Luật việc làm; đồng thời tiếp thu những phản ánh, kiến nghị về
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Thời gian: mỗi địa phương 02 ngày; Đoàn công tác sẽ trao đổi trực tiếp với từng địa
phương được khảo sát về lịch làm việc cụ thể.
3. Chương trình khảo sát: Đoàn công tác dự kiến làm việc với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
và cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Đề nghị quý cơ quan chuẩn bị báo cáo
theo Đề cương gửi về Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trước
ngày 31/8/2018 (Đề cương gửi kèm
theo).
Thông tin chi tiết xin liên hệ: đ/c
Vũ Hải Nam, Vụ Bảo hiểm xã hội; Điện thoại: 0937.888.236 - 0243.936.1062;
Email: namvh@molisa.gov.vn.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- TGĐ BHXH Việt Nam;
- Lưu: VT, Vụ BHXH.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quân
|
ĐỀ CƯƠNG
KHẢO
SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO
HIỂM THẤT NGHIỆP
(Kèm theo công văn số 2625/LĐTBXH-BHXH ngày 03 tháng 7 năm 2018 của Bộ Lao động- Thương
binh và Xã hội)
Để chuẩn bị nội dung làm việc với
Đoàn khảo sát, đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với
Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuẩn bị Báo cáo đánh giá
tình hình triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp,
trong đó tập trung vào một số nội dung chủ yếu và phụ lục đính kèm, cụ thể như
sau:
I. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
1. Tình hình lao động - việc làm,
tiền lương và thu nhập của người lao động tại các địa phương:
- Công tác quản lý doanh nghiệp và người
lao động trên địa bàn: số lượng doanh nghiệp được thành lập và hoạt động, phá sản,
có chủ là người nước ngoài bỏ trốn; số lao động làm việc trong các doanh nghiệp;
đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
trên địa bàn;...
- Số lao động nước ngoài làm việc tại
địa phương theo từng loại hợp đồng, tiền lương, quốc tịch,...
- Tiền lương và thu nhập trung bình của
người lao động trong các loại hình doanh nghiệp;
- Tình hình việc làm, thất nghiệp của
địa phương, ...
2. Công tác quản lý Nhà nước về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn:
- Sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
đối với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện Luật bảo hiểm xã hội, Luật
việc làm tại địa phương: việc tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố
ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện;
xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân, ...;
- Công tác tổ chức triển khai thực hiện
pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là các quy định mới
trong Luật bảo hiểm xã hội, Luật việc làm; việc hỗ trợ người lao động tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngân sách địa phương (nếu có).
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ chính
sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đến người lao động và
người sử dụng lao động;
- Kết quả thực hiện các chế độ bảo hiểm
thất nghiệp (Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ Học
nghề; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng
nghề để duy trì việc làm cho người lao động).
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc
chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với các đơn vị,
doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng, chậm
đóng BHXH, BHTN và các tổ chức, cá nhân có hành vi giả mạo hồ sơ trục lợi BHXH,
BHTN;
3. Công tác chỉ đạo, phối hợp giữa cơ quan chức năng trong việc triển
khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:
Sự phối hợp giữa Sở LĐTBXH, Bảo hiểm
xã hội, Liên đoàn lao động, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, Cơ quan Thuế, Ban
quản lý khu kinh tế tỉnh trong việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp.
4. Công tác giải quyết khiếu kiện,
khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã
hội đối với một số đối tượng thuộc diện khiếu kiện, khiếu nại kéo dài của địa
phương;
- Các biện pháp xử lý cụ thể.
5. Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị đề xuất trong quá trình triển khai thực hiện
các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm
xã hội và Luật việc làm.
II. Cơ quan Bảo hiểm
xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tình hình thực hiện bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và Luật việc
làm
- Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ bảo
hiểm xã hội;
- Quản lý đối tượng thuộc diện tham
gia BHXH, BHTN và đối tượng đang tham gia BHXH, BHTN trên địa bàn (Số lượng người
sử dụng lao động, người lao động theo các loại hình);
- Hoạt động tổ chức triển khai thực
hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp;
+ Công tác thu BHXH, BHTN và tình trạng
nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (trong đó, số nợ đóng tại
các đơn vị đã giải thể, phá sản, đơn vị có chủ là người nước ngoài bỏ trốn),
các giải pháp đã triển khai và định hướng thời gian tới.
+ Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp: Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề
nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, hưu trí, tử tuất, trợ cấp thất nghiệp, hỗ
trợ học nghề, giới thiệu việc làm ...;
+ Tình hình chi trả các chế độ BHXH,
BHTN theo các hình thức: (i) bưu điện; (ii) tiền mặt; (iii) tài khoản ngân hàng
... và tỷ trọng đối với mỗi hình thức chi trả.
+ Việc thực hiện giao dịch điện tử
trong lĩnh vực BHXH, BHTN: Tỷ lệ thực hiện giao dịch điện tử trong công tác quản
lý đối tượng và thu; Tỷ lệ thực hiện giao dịch điện tử trong công tác xét duyệt
và chi trả.
+ Việc thực hiện bàn giao sổ BHXH cho
người lao động; việc cung cấp thông tin về quá trình tham gia BHXH, BHTN của
người lao động.
+ Việc liên thông, đồng bộ cơ sở dữ
liệu giữa BHXH quận, huyện với BHXH tỉnh, thành phố; giữa BHXH các tỉnh, thành
phố với nhau; giữa BHXH các tỉnh, thành phố với BHXH Việt Nam; và giữa các
ngành khác với nhau (thuế; thống kê);
+ Công tác giải quyết khiếu kiện, khiếu
nại về bảo hiểm xã hội trên địa bàn: Việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối
với một số đối tượng thuộc diện khiếu kiện, khiếu nại kéo dài của địa phương;
Các biện pháp xử lý cụ thể;
- Phân tích, đánh giá các quy định Luật
bảo hiểm xã hội và Luật việc làm:
+ Đối tượng tham gia (người lao động
có hợp đồng lao động từ 01 tháng đến dưới 03 tháng; người nước ngoài làm việc tại
Việt Nam);
+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
+ Quy định mới trong chế độ thai sản;
+ Nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động;
+ Hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc
làm;
+ Tác động của quy định thay đổi cách
tính tỷ lệ hưởng lương hưu đến quyết định nghỉ hưu của người lao động qua việc
giải quyết chế độ hưu trí những tháng đầu năm 2018.
+ Việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã
hội một lần.
2. Công tác thanh tra chuyên ngành
về đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp
- Số lượng các cuộc thanh tra, số đơn
vị sử dụng lao động được thanh tra;
- Kết quả thanh tra và xử lý sau
thanh tra: Quyết định xử phạt, số tiền xử phạt, việc chấp hành kết luận của
thanh tra.
- Khó khăn và kiến nghị.
3. Công tác chỉ đạo, phối hợp giữa
cơ quan chức năng trên địa bàn địa phương trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội
- Sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
đối với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện Luật bảo hiểm xã hội, Luật
việc làm tại địa phương;
- Vấn đề phối hợp thực hiện giữa cơ
quan Bảo hiểm xã hội, Sở LĐTB&XH, Liên đoàn lao động, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Y tế, cơ quan Thuế, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh trong việc thực hiện
pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
4. Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất trong quá trình tổ chức thực hiện
chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm
xã hội, Luật việc làm và các văn bản hướng dẫn.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 -– 2018
(Kèm theo Công văn số 2625/LĐTBXH-BHXH
ngày 03 tháng 7 năm
2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TT
|
Tên
văn bản
|
Ngày
ban hành
|
I
|
Văn bản chỉ đạo, triển khai thực
hiện (cơ quan quản lý Nhà nước)
|
1
|
|
|
2
|
|
|
3
|
|
|
4
|
|
|
5
|
|
|
II
|
Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ (cơ
quan BHXH)
|
1
|
|
|
2
|
|
|
3
|
|
|
4
|
|
|
5
|
|
|