ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
44/KH-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 02 tháng 3 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỆ SĨ, DIỄN
VIÊN CHUYÊN NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN THÀNH PHỐ CẦN
THƠ ĐẾN NĂM 2020”
Để đảm bảo triển khai thực hiện Đề
án “Phát triển năng lực nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu phát
triển nghệ thuật biểu diễn thành phố Cần Thơ đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án) đạt
hiệu quả, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề
án, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Triển khai thực hiện Đề án đạt
hiệu quả, tạo điều kiện cho nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp phát triển, đáp ứng
yêu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của người dân trong và ngoài thành phố.
b) Tạo điều kiện triển khai các
hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhằm phát hiện, phát triển những nhân tố tiềm
năng trong học đường và xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển nghệ thuật biểu diễn
của thành phố.
2. Yêu cầu
a) Xác định rõ nhiệm vụ và chỉ
tiêu trong từng giai đoạn, đảm bảo tiến độ thực hiện hàng năm của Đề án; định
hướng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp Nhân dân nhằm góp phần tạo nên
nhu cầu hưởng thụ văn hóa lành mạnh, cao đẹp, làm cơ sở xây dựng đời sống văn
hóa, văn minh.
b) Các sở, ban, ngành thành phố có
liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ nhiệm vụ được phân công, triển
khai thực hiện tốt Kế hoạch này.
II. MỤC TIÊU VÀ PHÂN CÔNG PHỤ
TRÁCH
1. Mục tiêu thực hiện
a) Nâng cao chất lượng đội ngũ
sáng tác, nghệ sĩ, diễn viên biểu diễn qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn. Đề án phấn đấu có từ 10 đến 20 nghệ sĩ, diễn viên được nâng cao trình
độ chuyên ngành; có từ 05 đến 10 nghệ sĩ, diễn viên tham gia chương trình đào tạo
tiên tiến.
b) Đổi mới, nâng cao chất lượng
công tác giảng dạy âm nhạc trong trường học nhằm phát hiện, bồi dưỡng tài năng
nghệ thuật, tạo nguồn nhân lực nghệ sĩ diễn viên đáp ứng yêu cầu phát triển nghệ
thuật biểu diễn của thành phố. Đề án phấn đấu phát hiện từ 05 đến 10 tài năng để
đào tạo phát triển nghệ thuật.
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ
thuật biểu diễn phát triển trở thành nền công nghiệp văn hóa, hỗ trợ phát triển
du lịch. Đề án phấn đấu tổ chức thành công từ 01 đến 02 chương trình hàng năm.
2. Phân công phụ trách
STT
|
Nội dung thực hiện/ Chỉ tiêu
|
Đơn vị phụ trách
|
Đơn vị phối hợp
|
Năm 2018
|
1
|
Xây dựng và phê duyệt quy hoạch
đào tạo, phát triển năng lực cho các nghệ sĩ, diễn viên
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Sở Nội vụ
|
2
|
Đào tạo trình độ trung cấp
chuyên ngành: Tối thiểu 03 chỉ tiêu
|
Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ
|
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
02 chỉ tiêu (Nhà hát Tây đô: 01 chỉ tiêu; Trung tâm Văn hóa thành phố: 01 chỉ
tiêu)
- Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều:
01 chỉ tiêu
|
3
|
Đào tạo trình độ đại học chuyên
ngành: Tối thiểu 02 chỉ tiêu (chuyên ngành Đạo diễn sân khấu, Biên đạo múa,
Sáng tác âm nhạc, Biên kịch...)
|
Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
02 chỉ tiêu (Nhà hát Tây đô: 01 chỉ tiêu; Trung tâm Văn hóa thành phố: 01 chỉ
tiêu)
|
4
|
Mở lớp bồi dưỡng về kỹ năng
chuyên môn cho đội ngũ cán bộ đang công tác lĩnh vực nghệ thuật: 02 lớp/năm
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
- Sở Nội vụ
- Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ
thuật thành phố
|
5
|
Nghiên cứu, biên soạn nội dung
giảng dạy về nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, bổ sung vào chương trình đào tạo
giáo viên giảng dạy âm nhạc trong trường học cho phù hợp
|
Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ
|
- Sở Nội vụ
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
6
|
Triển khai mô hình sân khấu học
đường tại 3 điểm trường ở quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy
|
Sở
Giáo dục và Đào tạo
|
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật Cần Thơ
- Phòng Văn hóa - Thông tin quận
Ninh Kiều, quận Bình Thủy
|
7
|
Đẩy mạnh hoạt động các chương
trình truyền hình nghệ thuật, nâng chất các hội thi, liên hoan văn nghệ nhằm
tạo sự yêu thích đối với nghệ thuật biểu diễn, qua đó phát hiện, thu hút tài
năng
|
Đài
Phát thanh và Truyền hình thành phố
|
- Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Năm 2019
|
1
|
Đào tạo trình độ trung cấp
chuyên ngành: Tối thiểu 03 chỉ tiêu
|
Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ
|
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
01 chỉ tiêu
- Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền:
01 chỉ tiêu
- Ủy ban nhân dân quận Cái Răng:
01 chỉ tiêu
|
2
|
Đào tạo trình độ đại học chuyên
ngành: Tối thiểu 08 chỉ tiêu (kể cả nghệ sĩ, diễn viên tài năng triển vọng; học
sinh, sinh viên có năng khiếu)
|
Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ
|
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
02 chỉ tiêu
- Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật Cần Thơ: 01 chỉ tiêu (từ học sinh, sinh viên của Trường)
- Ủy ban nhân dân quận Bình Thủy:
01 chỉ tiêu
- Ủy ban nhân
dân quận Ninh Kiều: 01 chỉ tiêu
- Ủy ban nhân
dân quận Ô Môn: 01 chỉ tiêu
- Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt:
01 chỉ tiêu
- Ủy ban nhân dân huyện Thới
Lai: 01 chỉ tiêu
|
3
|
Triển khai nội dung giảng dạy về
nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, bổ sung vào chương trình đào tạo giáo viên
giảng dạy âm nhạc trong trường học cho phù hợp
|
Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
4
|
Mở lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ
năng chuyên môn về sáng tác, kỹ thuật dàn dựng... để nâng cao nhận thức, kỹ
năng nghiệp vụ cho đội ngũ đạo diễn và kỹ thuật viên: 02 lớp/năm
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
- Sở Nội vụ
- Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật Cần Thơ
- Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ
thuật thành phố
|
5
|
Mở lớp bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy
nghệ thuật cho giáo viên các trường tiểu học, trung học cơ sở (01 lớp/năm)
|
Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
6
|
Triển khai mô hình sân khấu học đường
tại 3 điểm trường ở quận Ô Môn và huyện Phong Điền
|
Sở
Giáo dục và Đào tạo
|
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật Cần Thơ
- Phòng Văn hóa - Thông tin: quận
Ô Môn, huyện Phong Điền
|
7
|
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động các
chương trình truyền hình nghệ thuật, nâng cao chất lượng các hội thi, liên
hoan văn nghệ nhằm phát hiện, thu hút tài năng và phát triển nghệ thuật biểu
diễn
|
Đài
Phát thanh và Truyền hình thành phố
|
- Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Năm 2020
|
1
|
Hoàn thiện chương trình đào tạo
bậc trung cấp và cao đẳng chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn theo hướng đổi mới,
nâng cao chất lượng, phù hợp yêu cầu xã hội
|
Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
2
|
Đào tạo đại học chuyên ngành: Tối
thiểu 05 chỉ tiêu (kể cả nghệ sĩ, diễn viên tài năng triển vọng và học sinh,
sinh viên có năng khiếu)
|
Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ
|
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
02 chỉ tiêu
- Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật Cần Thơ: 02 chỉ tiêu (học sinh, sinh viên của Trường)
- Ủy ban nhân dân huyện Cờ Đỏ:
01 chỉ tiêu
- Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh:
01 chỉ tiêu
- Ủy ban nhân dân quận Cái Răng:
01 chỉ tiêu
- Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền: 01 chỉ tiêu
|
3
|
Tiếp tục triển khai, hoàn thiện
nội dung giảng dạy về nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, bổ sung vào chương
trình đào tạo giáo viên giảng dạy âm nhạc trong trường học
|
Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
4
|
Mở lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ
năng chuyên môn về sáng tác, kỹ thuật dàn dựng... để nâng cao nhận thức, kỹ
năng nghiệp vụ cho đội ngũ đạo diễn và kỹ thuật viên: 02 lớp/năm
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
- Sở Nội vụ
- Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật Cần Thơ
- Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ
thuật thành phố
|
5
|
Mở lớp bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy
nghệ thuật cho giáo viên các trường tiểu học, trung học cơ sở (01 lớp/năm)
|
Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
6
|
Triển khai mô hình sân khấu học
đường tại 3 điểm trường ở quận Thốt Nốt, huyện Thới Lai và huyện Cờ Đỏ
|
Sở
Giáo dục và Đào tạo
|
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật Cần Thơ
- Phòng Văn hóa - Thông tin: quận
Thốt Nốt, huyện Thới Lai, huyện Cờ Đỏ
|
7
|
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động các
chương trình truyền hình nghệ thuật, nâng cao chất lượng các hội thi, liên hoan
văn nghệ nhằm phát hiện, thu hút tài năng và phát triển nghệ thuật biểu diễn
|
Đài
Phát thanh và Truyền hình thành phố
|
- Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
8
|
Tổ chức trại sáng tác, liên hoan
nghệ thuật toàn thành phố
|
Liên
hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố
|
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật Cần Thơ
|
9
|
Hình thành địa điểm biểu diễn
nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
10
|
Tổng kết đánh giá hiệu quả triển
khai thực hiện Đề án
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các sở, ban, ngành, đoàn thể
thành phố có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện
|
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Cơ chế, chính sách
a) Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ
trợ đặc thù cho nghệ sĩ, diễn viên biểu diễn nghệ thuật.
b) Huy động các tổ chức, cá nhân đầu
tư cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
c) Tạo điều kiện cho người có nhu
cầu đào tạo về văn hóa nghệ thuật được tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo năng
khiếu, đáp ứng nhu cầu xã hội.
d) Tạo điều kiện tổ chức các hoạt
động nghệ thuật biểu diễn được thuận lợi; quản lý quy hoạch phát triển nhân lực
nghệ thuật biểu diễn hiệu quả; liên kết chặt chẽ Nhà nước - Nhà trường - Đơn vị
tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong phát triển nhân lực.
đ) Triển khai thực hiện có hiệu quả
các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách về phát triển nguồn nhân lực
biểu diễn nghệ thuật; trong đó, các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật tự chủ về
các hoạt động của đơn vị, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và nhu cầu
xã hội về công tác đào tạo, huy động nguồn lực tham gia giảng dạy, truyền nghề;
các đơn vị nghệ thuật xây dựng kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng, bố trí và đãi ngộ
nhân lực đạt hiệu quả.
2. Tăng cường đầu tư,
thu hút nguồn lực hỗ trợ hoạt động đào tạo và tổ chức biểu diễn nghệ thuật
a) Phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt
động văn hoá, nghệ thuật với quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại, hợp tác đầu
tư; trong đó, đẩy mạnh phát triển nghệ thuật biểu diễn nhằm tạo tiền đề phát
triển công nghiệp văn hoá.
b) Huy động các nguồn lực xã hội đầu
tư cơ sở vật chất, đào tạo và tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
3. Thực hiện chương trình đào tạo
đa dạng, linh hoạt; tăng cường hợp tác, liên kết, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực
a) Định kỳ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân lực văn hóa.
b) Đổi mới phương pháp dạy và học trong
trường học theo hướng tăng cường hình thức rèn luyện thực tế qua các hoạt động
biểu diễn nghệ thuật; tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tài năng có đạo đức
tốt, triển vọng phát triển được tham gia chương trình đào tạo tiên tiến.
c) Chú trọng nội dung và chất lượng
đào tạo sư phạm âm nhạc để đảm bảo nguồn giảng viên cho hệ thống các trường văn
hoá, nghệ thuật, trường phổ thông trên địa bàn thành phố góp phần nâng cao nhận
thức về nghệ thuật cho học sinh, sinh viên.
d) Thực hiện chương trình nâng cao
trình độ cho giáo viên thông qua các hình thức đào tạo sau đại học ở trong và
ngoài nước, liên kết đào tạo, mời chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy tại các
trường văn hoá, nghệ thuật; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, thực hành biểu
diễn.
đ) Huy động nghệ sĩ, diễn viên tài
năng thực hiện trao truyền nghề.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm
thực hiện
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Tổ chức triển khai thực hiện Kế
hoạch này theo mục đích và yêu cầu đã đề ra.
- Quản lý, sử dụng hiệu quả kinh
phí thực hiện Đề án đã được phê duyệt.
- Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù cho nghệ sĩ, diễn viên biểu
diễn nghệ thuật theo quy định.
- Rà soát, kiểm tra tiến độ thực
hiện Kế hoạch này, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
b) Sở Tài chính cân đối, bố trí
kinh phí hàng năm thực hiện Kế hoạch theo quy định.
c) Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế,
chính sách hỗ trợ đặc thù cho nghệ sĩ, diễn viên biểu diễn nghệ thuật theo quy
định.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị
có liên quan nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc trong trường học, xây dựng các
mô hình và tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghệ thuật.
- Hỗ trợ triển khai mô hình “Sân
khấu học đường” tại các trường học trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp thẩm định các chương
trình khung đào tạo, mô hình trường/lớp phổ thông năng khiếu nghệ thuật.
đ) Đài Phát thanh và Truyền hình
thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện các chương trình nghệ
thuật biểu diễn trên sóng truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng.
e) Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ
thuật thành phố nghiên cứu, xây dựng tiêu chí xác định kỹ năng hoạt động nghệ
thuật biểu diễn, tạo điều kiện huy động nguồn lực nghệ sĩ, diễn viên trong các
phân hội được tham gia đào tạo, truyền nghề hiệu quả.
g) Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật Cần Thơ
- Biên soạn chương trình đào tạo
theo hướng đổi mới, linh hoạt.
- Tăng cường liên kết với các cơ sở
đào tạo nghệ thuật uy tín trong và ngoài nước.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng định kỳ
cho lực lượng nghệ sĩ, diễn viên và giáo viên giảng dạy âm nhạc trong trường học.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
dạy, huy động nghệ nhân các loại hình nghệ thuật truyền thống tham gia đào tạo
nghề.
h) Ủy ban nhân dân quận, huyện
Phối hợp với các sở, ban, ngành,
đoàn thể thành phố có liên quan hỗ trợ tổ chức các hoạt động tại địa phương; cử
cán bộ, công chức, viên chức phụ trách lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, biểu
diễn tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ.
2. Kinh phí thực
hiện
a) Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch
theo Quyết định số 3601/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố phê duyệt Đề án “Phát triển năng lực nghệ sĩ, diễn viên
chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nghệ thuật biểu diễn thành phố Cần Thơ
đến năm 2020”.
b) Các sở, ban, ngành, đoàn thể
thành phố có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ nhiệm vụ được phân
công tại Kế hoạch này, lập dự trù kinh phí, gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét,
phê duyệt theo quy định.
Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị,
địa phương có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này với tinh thần trách nhiệm
cao nhất. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành
phố xem xét, giải quyết theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Tâm
|