Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 2405/KH-UBND 2017 duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục xóa mù chữ Kon Tum

Số hiệu: 2405/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Lại Xuân Lâm
Ngày ban hành: 06/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2405/KH-UBND

Kon Tum, ngày 06 tháng 09 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2017-2020

Thực hiện Công văn số 354-CV/TU của Tỉnh ủy Kon Tum ngày 31/7/2017 về việc tiếp tục triển khai thực hiện Ch thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về Ph cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn.

Trên cơ sở đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 138/TTr-SGDĐT ngày 29/8/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ giai đoạn 2017-2020, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho mọi người; huy động các tổ chức kinh tế, xã hội, cộng đồng dân cư có trách nhiệm tham gia công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Tập trung nguồn lực duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH), phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) và xóa mù chữ (XMC) cho người lớn nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực của địa phương.

2. Yêu cầu:

Trên cơ sở thực hiện Kế hoạch “Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ giai đoạn 2017- 2020”, các sở, ban, ngành, đoàn thể; các tổ chức kinh tế, xã hội; Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thành phố căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của địa phương để xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.

Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù ch của các đơn vị phải gn liền với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và Kế hoạch số 1341/KH-UBND ngày 30/7/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn”, Quyết định số 2780/KH-UBND ngày 02/12/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia để nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD, XMC) trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm, Ban chỉ đạo PCGD, XMC tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức kiểm tra công nhận kết quả PCGD, XMC của các huyện, thành phố và báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

II. THỰC TRẠNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ TỈNH KON TUM

1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

Tính đến tháng 12/2016, toàn tnh có 101/102 xã, phường, thị trấn và 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Tháng 3 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Quyết định công nhận tỉnh Kon Tum đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi năm 2015.

- Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp: đu năm học 2016-2017 toàn tỉnh có: 190 nhóm trẻ; huy động ra lớp 3076/28.068 trẻ, đạt 10,1%. Mẫu giáo: 1.347 lớp; số trẻ ra lớp 35073/39882 cháu, đạt tỷ lệ 87,9%. Trong đó số lớp mẫu giáo 5 tuổi: 784 lớp; huy động ra lớp 12510/12612 trẻ (không tính 23 em chuyển từ nơi khác đến), tỷ lệ huy động trẻ ra lớp 99,2%, tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình mẫu giáo đạt 100%(1). Đã chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ chế độ đối với trẻ mầm non(2)).

- Đến nay, toàn tỉnh có 2211 giáo viên/1535 lớp, đạt tỷ lệ 1,44 giáo viên /lớp, giáo viên dạy các lớp mẫu giáo 5 tuổi bình quân đạt tỷ lệ 1,37 giáo viên/lớp (1.076 giáo viên/784 lớp). 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó trên chuẩn đạt 94,9% (302/318). Giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo 100%, trên chuẩn đạt 74,9% .

- Cơ sở vật chất: Toàn tỉnh có 137 trường mầm non, trong đó có 117 trường mầm non công lập và 20 trường mầm non ngoài công lập, có 752 điểm trường. Các điểm trường đều đóng ở trung tâm các thôn, xã thuận lợi về điều kiện giao thông, đảm bảo an toàn cho tr học tập và vui chơi, 100% số lớp mẫu giáo có đồ dùng, đ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu, tỷ lệ 1 phòng học/lớp, có phòng sinh hoạt chung. Hiện tại có 132/137 trường có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, đạt tỷ lệ 96,4%, số còn lại đã có kế hoạch tu b, xây dựng. Quy mô trường, lớp bc mầm non cơ bản đáp ứng yêu cầu PCGDMN cho trẻ 5 tuổi và nhu cầu gửi con em của nhân dân trên địa bàn(3).

2. Phổ cập giáo dục tiu học

Tỉnh Kon Tum được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về PCGDTH mức độ 1 vào năm 2009 và hiện nay có 102/102 xã, phường, thị trấn và 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDTH mức độ 1.

- Số lượng trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 năm học 2016-2017: 11065/11067 học sinh, đạt tỷ lệ 99,9%, năm học 2015-2016 số học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 92,5%, học sinh từ 11-14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học 38402/39488, đạt tỷ lệ 97,3%(4).

- Tổng số giáo viên tiểu học năm học 2016-2017: 3.584 người, đạt tỷ lệ 1,41 giáo viên/lớp. Có 3582/3584 giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ 99,9%, trong đó có 2904/3584 giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo, tỷ lệ 81%. Số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn giáo dục nghề nghiệp năm học 2015-2016: 3523/3537 giáo viên, đạt tỷ lệ: 99,6%.

- Cơ sở vật chất: Năm học 2016-2017 toàn tỉnh có 146 trường, 482 điểm trường (146 điểm chính) với 2534 lớp học, có 2669 phòng học, trong đó phòng học kiên cố 1346 phòng, bán kiên cố 1273 phòng, 50 phòng học tạm, tỷ lệ 1,05 phòng/lớp. Phòng học đảm bảo tiêu chuẩn quy định, an toàn, có đủ bàn ghế, có các điều kiện tối thiểu cho trẻ khuyết tật tham gia học tập, các trường có khuôn viên xanh, sạch, đẹp và đủ các phòng chức năng theo quy định(5).

3. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Phổ cập giáo dục trung học cơ sở tỉnh Kon Tum được công nhận đạt chuẩn vào năm 2009 và đến nay vẫn duy trì 100% các xã, huyện, thành phố đạt chuẩn Phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) mức độ 1.

- Năm học 2016-2017 học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 (hệ GDPT và GDTX): 10415/10483, đạt tỷ lệ: 99,5%. Số thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS 30336/34482 người, đạt tỷ lệ 87,9%. Học sinh tốt nghiệp THCS (h GDPT và GDTX) năm học 2015-2016: 7876/8086 học sinh, đạt tỷ lệ: 97,4%.

- Giáo viên THCS năm học 2016-2017 có 2608 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo 100%, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo 73,9%, năm học 2015-2016 có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp, số giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng đm báo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.(6)

- Cơ sở vật chất: Tính đến thời điểm tháng 12/2016 toàn tỉnh có 108 trường THCS, tỉnh có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập trung học cơ sở theo quy hoạch, thuận lợi và an toàn cho học sinh đi học. Số phòng học đạt tỷ lệ 0,97 phòng/lớp. Phòng học được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, an toàn, có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh. Trường xanh, sạch, đẹp, có nguồn nước sạch, có đủ các phòng chức năng theo quy định.(7)

4. Xóa mù chữ cho người lớn.

- Năm 2000 tỉnh Kon Tum được Ủy ban Quốc gia chống nạn mù chữ và Phổ cập giáo dục tiểu học công nhận đạt chuẩn Quốc gia về chng mù chữ và Phổ cập giáo dục tiểu học. Đến nay toàn tỉnh có 102/102 xã, phường, thị trấn và 10/10 huyện, thành phố tiếp tục duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

Tính đến tháng 12 năm 2016 tỷ lệ người biết chữ mức độ 2, các độ tuổi như sau:

+ Tỷ lệ người biết chữ độ tuổi t 15 đến 25 đạt 98,53%;

+ Tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15 đến 35 đạt 95,93%;

+ Tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15 đến 60 đạt 90,70%.

- Đội ngũ giáo viên giảng dạy các lớp xóa mù chữ được giáo viên các trường tiểu học, THCS kiêm nhiệm.

- Cơ sở vật chất: Toàn tỉnh hiện có 101/102 xã có Trung tâm học tập công đồng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu mở các lớp xóa mù chữ cho người mù chữ.

5. Đánh giá thực trng công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

a) Ưu điểm:

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc xây dựng cơ sở vật chất và tuyn dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Hệ thống mạng lưới trường lớp thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế và địa bàn dân cư, đảm bảo thuận lợi, an toàn cho học sinh đến trường. Quy mô trường lớp ngày một tăng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn, đạt chuẩn trình độ đào tạo, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Đội ngũ thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở các cấp xã, huyện đã xây dựng kế hoạch, tổ chức điều tra và mở lớp sát với tình hình thực tế của các địa phương.

- Việc triển khai, lồng ghép nhiều chương trình phát triển kinh tế, an sinh xã hội nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình dự án đã tác động tích cực đến nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, từ đó thúc đẩy nhu cầu học tập của nhân dân.

- Hạ tầng kinh tế kỹ thuật nhiều lĩnh vực ngày được cải thiện, đời sống nhân dân dần được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường học tập.

b) Hạn chế:

- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện mở các lớp XMC và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ còn hạn chế.

- Việc điều tra số liệu về XMC còn thiếu chính xác, có những nơi tỷ lệ người mù chữ cao nhưng chưa huy động được người học ra lớp XMC, nhiều địa phương không quan tâm đến công tác XMC.

- Cơ sở vật chất ở một số nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học, ở vùng sâu vùng xa vẫn còn một số phòng học tạm.

- Chất lượng giáo dục ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Động cơ và ý thức học tập nhm nâng cao trình độ văn hóa ở một số thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số chưa cao.

- Số lượng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số một số nơi còn cao.

- Số lượng giáo viên mầm non hiện nay còn thiếu so với quy định, giáo viên tiểu học thiếu cục bộ, nhất là giáo viên tiểu học đơn môn như tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học.

c) Nguyên nhân:

- Một số địa phương, cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan đoàn thể chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện nhiệm vụ PCGD, XMC.

- Công tác truyền thông chưa thực sự chủ động, việc xử lý thông tin có lúc chưa kịp thời.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn hẹp, công tác huy động các nguồn xã hội hóa giáo dục chưa hiệu quả.

- Đời sống kinh tế khó khăn, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số một số nơi còn lạc hậu như: tục tảo hôn, mê tín dị đoan... Nhận thức của người dân về việc học còn hạn chế.

- Việc tiếp cận công nghệ, hình giáo dục nước ngoài, các chương trình học bng ở vùng sâu, vùng xa còn rất ít.

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2017-2020

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phấn đấu đến năm 2020 có 100% các xã đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng và kết quả PCGDTH, PCGDTHCS và XMC, phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, XMC mức độ 2 và duy trì đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 1, nâng cao tỷ lệ số lưng xã đạt chuẩn PCGDTHCS ở mức 2. Giải quyết cơ bản tình trạng người mù chữ, tái mù chữ, học sinh bỏ học ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mở thêm các lớp xóa mù chữ nhằm duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh.

1.2. Mc tiêu c th

a) Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

- Đến năm 2020, có 102/102 xã, phường, thị trấn và 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi(8).

- Đảm bảo đủ phòng học cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi; tiếp tục trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu lớp mẫu giáo dưới 5 tuổi theo quy định.

- Duy trì tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đến trường đạt 99%(9); huy động trẻ trong độ tuổi học mẫu giáo đạt 90%. Đến năm 2020 có 100% trường mầm non có công trình vệ sinh, nước sạch, có đủ đồ dùng đồ chơi. 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục Mầm non(10) và 100% trẻ 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chuẩn bị tốt tiếng Việt, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học lớp 1(11).

- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưng ở th nhẹ cân và thấp còi xuống dưới 10%(12).

- Bảo đảm đủ giáo viên theo quy định, có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo; trong đó, giáo viên dạy lớp mầm non 5 tuổi có trình độ trên chuẩn đạt trên 75%, 100% giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non(13).

b) Phổ cập giáo dục tiểu học

- Duy trì, giữ vững chất lượng PCGDTH ở các đơn vị đã đạt chuẩn, nâng dn tỷ lệ đạt chuẩn mức độ 2, mức độ 3 qua các năm ở các huyện, thành phố.

- Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh được công nhận đạt chuẩn PCGDTH mức độ 2.

- Đảm bảo huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9% trở lên. Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 93%(14).

- 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và đạt yêu cầu chuẩn ngh nghiệp giáo viên tiểu học(15).

- Kế hoạch đạt chuẩn PCGDTH học giai đoạn 2017-2020, như sau(16):

Năm

Số xã, phường, thị trấn

Xã phường thị trấn đạt chuẩn PCGD tiểu học

mức độ 1

mức độ 2

mức đ 3

2017

102

53

12

37

2018

102

36

21

45

2019

102

12

31

59

2020

102

0

42

60

c) Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Đến năm 2020 toàn tỉnh duy trì đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 1 và nâng cao tỷ lệ các xã đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 2, 3. Phấn đấu đến năm 2020 có 89/102 xã và 8/10 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 2(17).

- Duy trì tỷ lệ huy động học sinh từ 11-14 tuổi vào học THCS đạt 99,5%(18).

- Có ít nhất 90% tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS(19)

- Bảo đảm đủ đội ngũ nhân viên, giáo viên theo quy định, 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS; 75% giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn(20).

- Kế hoạch đạt chuẩn PCGD THCS giai đoạn 2017-2020, như sau(21):

Năm

Số xã, phường, thị trấn

Xã phường thị trấn đạt chuẩn PCGDTHCS

mức độ 1

mức đ 2

mức đ 3

2017

102

83

14

5

2018

102

70

27

5

2019

102

47

50

5

2020

102

13

82

7

d) Xóa mù chữ

- Duy trì, củng cố kết quả XMC đã đạt được, qua các năm nâng dần tỷ lệ các xã đạt chuẩn XMC mức độ 2. Phấn đu đến năm 2020 toàn tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2(22).

- Duy trì trên 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 được công nhận biết chữ mức độ 2, đối với xã đặc biệt khó khăn có ít nhất 91% số người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận biết chữ mức độ 2(23).

- Năm 2020 có 100% huyện, thành phố và 99% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

- Kế hoạch đạt chuẩn xóa mù chữ giai đoạn 2017-2020, như sau(24):

Năm

Tng s xã, phường, thị trn

Xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ

mức độ 1

mức độ 2

2017

102

68

34

2018

102

57

45

2019

102

34

68

2020

102

1

101

IV. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường sự lãnh đạo; nâng cao nhận thức và trách nhiệm về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong hệ thống chính trị

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về tầm quan trọng, vai trò của công tác PCGD, XMC cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.

- Tăng cường sự lãnh đạo, ch đạo của các cấp ủy, chính quyền về công tác duy trì và nâng cao kết quả PCGD, XMC. Đy mạnh công tác phối hợp, huy động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn th, cá nhân trong xã hội tham gia công tác PCGD, XMC.

2. Kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; cng cố và nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở các cấp

- Kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD, XMC các cấp. Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo PCGD, XMC các cấp trong việc triển khai, thực hiện kế hoạch PCGD, XMC.

- Xây dựng hệ thống hồ sơ sổ sách, cập nhật, xử lý biểu mẫu thống kê đảm bảo tính pháp lý, khoa học, chính xác. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác PCGD, XMC sử dụng phần mm phổ cập Online vào việc thống kê điều tra hiện trạng giáo dục, quản lý số liệu đảm bảo chính xác, hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

- B trí cán bộ, giáo viên phụ trách theo dõi công tác phổ cập giáo dục ở các cấp theo quy định.

3. Điều tra cơ bản, thực hiện kiểm tra, định kỳ sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

- Hàng năm, điều tra, cập nhật thông tin về công tác PCGD, XMC trên hệ thống thông tin PCGD, XMC của Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm báo đúng quy trình, thời gian quy định.

- Mỗi năm ít nhất một lần, Ban Chỉ đạo tỉnh kiểm tra Ban Ch đạo cấp huyện, Ban Chỉ đạo cấp huyện kiểm tra Ban Chỉ đạo cấp xã về tiến độ thực hiện PCGD, XMC. Cuối năm hoặc kết thúc từng giai đoạn sẽ tổng kết và đánh giá việc thực hiện kế hoạch PCGD, XMC, có hình thức khen thưởng kịp thời nhằm động viên các đơn vị và cá nhân có thành tích; có biện pháp xử lý, chn chỉnh các hạn chế, tồn tại.

4. Phát triển và hoàn thiện mạng lưới giáo dục, đào tạo, dạy nghề; đầu tư cơ sở vật chất các cơ s giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giáo dục thường xuyên; đáp ứng đủ yêu cầu và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo điều kiện cần thiết cho thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

- Chú trọng kiên cố hóa trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Nâng cấp và xây dựng trường phổ thông theo hướng chuẩn hóa trường đạt chuẩn quốc gia gắn liền với kế hoạch PCGD, XMC và xã nông thôn mới, ưu tiên cho các địa bàn kinh tế, xã hội còn khó khăn;

- Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bo công tác PCGD, XMC; trong đó, chú trọng xây dựng lộ trình bổ sung giáo viên mầm non đến năm 2020 đủ giáo viên dạy lớp theo quy định. Quy hoạch mạng lưới trường lớp, m rộng diện tích đảm bo theo quy định đối với trường đạt chuẩn quốc gia.

- Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đầu tư cơ sở vt chất cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện đáp ứng yêu cầu phân lung học sinh sau THCS.

5. Nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng coi trọng phát triển phm chất, năng lực của người học

- Đi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá hướng tới mục tiêu hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học để nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục.

- Nâng cao hiệu quả đào tạo qua việc tăng cường các biện pháp chống lưu ban, b học, tăng cường phụ đạo, bồi dưỡng, giảm tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém.

6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Bố trí đủ đội ngũ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng (bố trí giáo viên có năng lực chuyên môn yếu phụ trách công tác thư viện, thiết bị...).

- Bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng giáo dục hòa nhập cho giáo viên dạy PCGD, XMC cho người khuyết tật.

- Có chế độ, chính sách phù hợp cho những đối tượng tham gia công tác PCGD, XMC; thực hiện chính sách hỗ trợ đối với những người tham gia dạy xóa mù chữ ở những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia dạy PCGD, XMC.

7. Thực hiện xã hội hóa giáo dục

- Xây dựng mi liên kết giữa ngành giáo dục và đào tạo với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, tổ chức xã hội đ tăng cường huy động các nguồn lực tham gia phát triển giáo dục và đào tạo, huy động học sinh ra lớp, chống lưu ban, bỏ học, góp phần bảo đảm chất lượng và hiệu quả PCGD, XMC.

- Tranh thủ sự hỗ trợ về vật lực, tài lực cho công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ nhất là giúp đ các học sinh khó khăn, có nguy cơ bỏ học.

8. Kinh phí thực hiện

- Kinh phí thực hiện PCGD, XMC được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các huyện, thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cấp huyện, xã cần vận động thêm kinh phí từ các nguồn xã hội hóa (tài trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng) để thực hiện PCGD, XMC.

- Lồng ghép kinh phí đảm bảo các điều kiện thực hiện PCGD, XMC (cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ,...) vào các kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố các lực lượng xã hội huy động mọi nguồn lực để phục vụ sự nghiệp giáo dục nói chung và thực hiện công tác PCGD, XMC của tỉnh nói riêng.

- Tập trung xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các ngành học, cấp học bảo đảm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tài liệu dạy, học chương trình PCGD, XMC cho các nhóm đối tượng.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đu tư, Sở Tài chính và các ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước để thực hiện mục tiêu, kế hoạch, đồng thời tham mưu ban hành các chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động PCGD, XMC trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo PCGD, XMC tỉnh định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Sở Nội vụ: Theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tham mưu triển khai thực hiện tt công tác duy trì, nâng cao kết quả PCGD, XMC của tỉnh.

3. S Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố tham mưu phân b kinh phí theo khả năng ngân sách địa phương thực hiện công tác PCGD, XMC trên địa bàn tỉnh; phối hợp với S Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ, chính sách về công tác PCGD, XMC và thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

4. S Kế hoạch và Đầu tư: Ch trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh hàng năm huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị trường học nhằm duy trì, nâng cao chất lượng PCGD, XMC.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan triển khai hoặc biên soạn tài liệu học tập chuyên đề về nông nghiệp và nông thôn đ cung cấp cho các Trung tâm học tập cộng đồng.

- Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và các cơ quan liên quan vận động người chưa biết chữ ở nông thôn tham gia học các lớp xóa mù chữ.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với UBND các huyện, thành phố hàng năm triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho đối tượng học đạt trình độ sơ cấp.

7. Sở Thông tin và Truyền thông: Ch đạo, hướng dẫn và đôn đốc các cơ quan báo chí, tuyên truyền đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về công tác PCGD, XMC, lồng ghép với tuyên truyền xây dựng xã hội học tập.

8. S Văn hóa Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đưa công tác PCGD, XMC lồng ghép vào các hoạt động tuyên truyền của ngành nhằm nâng cao nhn thức của nhân dân về công tác PCGD, XMC.

9. Sở Y tế: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra giám sát công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, công tác y tế học đường ở các trường học, phổ biến kiến thức kỹ năng và cung cp dịch vụ chăm sóc, giáo dục tại gia đình. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên y tế trường học ở các cơ sở giáo dục.

10. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

- Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến công tác PCGD, XMC cho hội viên, phụ nữ, vận động hội viên chưa biết chữ tham gia các lớp xóa mù chữ; phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan triển khai các hoạt động tuyên truyền để nhân dân hiểu về công tác PCGD, XMC, gương mẫu tham gia.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu chính sách hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái học xóa mù chữ; tạo cơ hội, điều kiện cho phụ nữ, trẻ em gái sau khi học chữ được học nghề, làm nghề để củng cố kết quả biết chữ, hạn chế tình trạng tái mù chữ và ổn định cuộc sng của gia đình.

11. Đ nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tnh: Chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên vận động thanh, thiếu niên chưa biết chữ tham gia học PCGD, XMC; tổ chức phong trào học sinh, sinh viên tình nguyện dạy PCGD, XMC cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận T quốc Việt Nam tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên, Mặt trận cấp huyện phối hợp hành động thực hiện công tác PCGD, XMC phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức. Đưa nội dung phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào các phong trào vận động có liên quan của Mặt trận.

13. Đề nghị Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân tnh, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu giáo chức tỉnh: phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiệm vụ và giải pháp PCGD, XMC phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Hội.

14. Hội Khuyến học tnh

- Hội Khuyến học tỉnh tham gia thực hiện Kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ gắn với việc triển khai thực hiện Kế hoạch 189/KH-UBND ngày 03/02/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện có kết quả Đề án “Đy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, tổ chức các lớp học xóa mù chữ và lớp chuyên đề đ củng c kết quả biết chữ.

- Tổ chức vận động các gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư tích cực vận động người chưa biết chữ tham gia các lớp xóa mù chữ.

15. UBND huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Củng cố và kiện toàn Ban Chỉ đạo PCGD, XMC cấp huyện, cấp xã.

- Chủ động nghiên cứu, áp dụng những giải pháp PCGD, XMC mang tính đặc thù của địa phương, phù hợp với các nhóm đối tượng.

- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, đánh giá và tng hp kết quả thực hiện kế hoạch tại địa phương; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Trưởng ban chỉ đạo, UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác PCGD, XMC tại các xã.

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông địa phương tuyên truyền về công tác chống mù chữ, xây dựng xã hội học tập.

- Chỉ đạo điều tra, thống kê, cập nht số liệu, duy trì hoạt động của hệ thống thông tin quản lý dữ liệu về PCGD, XMC theo quy định.

- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với những người tham gia công tác PCGD, XMC và hỗ trợ người học xóa mù chữ.

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của tại Kế hoạch này, Ban chỉ đạo cấp huyện, các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm báo cáo định kỳ về Ban chỉ đạo tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) vào ngày 15/6 và ngày 15/12 hàng năm để tổng hợp báo cáo Trưng ban chỉ đạo, UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban VHXH của HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan;
- UBND huyện, thành phố;
- CVP, PVP phụ trách;
- Lưu: VT, KGVX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Lại Xuân Lâm

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 



(1) Số học sinh ngoài tnh chuyn đến 23 cháu, số trẻ 5 tuổi khuyết tật là 115 cháu, số trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục, số trẻ trong các độ tuổi, số trẻ là ngưi dân tộc thiểu số được chuẩn bị Tiếng việt (phụ lục 1A).

(2) Theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ MG theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010, Thông tư Liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15/7/2011 của Bộ GD&ĐT và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 về việc Quy định một số chính sách phát triển GDMN giai đoạn 2011-2015 của Thủ Tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch s 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV; chính sách hỗ trợ cho trẻ MG dân tộc rất ít người theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2011 của Th tướng Chính phủ, T lệ giáo viên/lớp, t lệ đạt chuẩn, trên chuẩn (phụ lục 1B).

(3) Toàn tỉnh có 137 trường, có 1535 phòng học /1535 lớp, tỷ lệ 1 phòng/lớp, trong đó lớp mầm non 5 tuổi 784 phòng/784 lớp, tỷ lệ 1 phòng/Iớp đảm bảo điều kiện dạy 2 buổi/ngày, số phòng kiên cố, bán kiên cố, phòng học tm (phụ lục 1C).

(4) Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9% (không tính 75 học sinh khuyết tật, trong đó có 49 học sinh được tiếp cận giáo dục), số học sinh khuyết tật và số học sinh ở các độ tuổi khác (phụ lục 2A).

(5) Phòng chức năng gồm: phòng y tế học đường, thư viện, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền thống và hoạt động đội, phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưng, văn phòng. S lượng, diện tích các phòng chức năng, công trình vệ sinh, sân chơi, bài tập (phụ lục 2B).

(6) 108 trường đu bố trí đủ cán bộ làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng. Một số trường chưa có cán bộ chuyên trách đã linh động bố trí giáo viên, hoặc cán bộ văn phòng kiêm nhiệm, số lượng giáo viên trong biên chế, hợp đồng, số lượng giáo viên chia theo chuyên ngành đào tạo... (phụ lục 3A).

(7) S phòng học kiên cố: 934, bán kiên cố: 182, phòng tạm: 8, số phòng chức năng, khu vệ sinh, diện tích sàn chơi, bãi tập (phụ lục 3B).

(8) Hiện tại tính đến tháng 12 năm 2016 tỉnh Kon Tum có 101/102 xã đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tui (theo o cáo số 130/BC-SGDĐT ngày 6/6/2017). Ch tiêu đưa ra đến năm 2020 đạt 102/102 xã đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, tỷ lệ 100%

(9) Theo tiêu chuẩn quy định của Nghị định số 20/2014/ND-CP ngày 14/3/2014 “tỷ lệ trẻ em đến lớp đạt ít nhất 95%, các xã đặc biệt khó khăn 90%”. Theo đánh giá thực trạng đến thời điểm tháng 12/2016 tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường đạt 99,2%, trẻ mẫu giáo ra lớp 87,9%. Ch tiêu đưa ra trẻ 5 tuổi đến trưng đạt trên 99%, trẻ mẫu giáo ra lớp 90%.

(10) Theo Thông tư 07/TT-BGDĐT quy định “100% số lớp mẫu giáo 5 tuổi có đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu, tỷ lệ 1 phòng học/lớp, có phòng sinh hoạt chung”, tính đến thời điểm tháng 12/2016, trong đánh giá thực trạng 100% số lớp mẫu giáo 5 tuổi có đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiu, tỷ lệ 1 phòng học/lớp, có 132/137 trường có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, số còn lại đã có kế hoạch tu bổ, xây dựng. Báo cáo số 130/BC-SGDĐT ngày 6/6/2017. cuối năm học 2016-2017, tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non 100%.

(11) Tính đến thời điểm tháng 5/2017 tất cả trẻ em ncười DTTS học mẫu giáo 5 tuổi đều được chuẩn bị tt tiếng Việt vào lớp 1 (Báo cáo số 130/BC-SGDĐT ngày 6/6/2017).

(12) Theo Báo cáo số 130/BC-SGDĐT ngày 6/6/2017, tính đến tháng 5/2017 tỷ lệ trẻ mẫu giáo ở thể nhẹ cân 9,1%, tỷ lệ trẻ thp còi: 11,1%. Từ tỷ lệ trên có cơ sở phn đấu đến năm 2020 tỷ lệ thấp còi xuống dưới 10%.

(13) Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT, quy định “100% giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo, 100% giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định”. Đánh giá thực trạng, thời điểm tháng 12/2016, 100% giáo viên dạy lp mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có 74,9% giáo viên trên chuẩn và 100% giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.

(14) Nghị đinh 20/2014/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn công nhận PCGDTH mức độ 2 “tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 95%, trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học 80%”, đánh giá thực trạng tính đến thời điểm tháng 12/2016 t lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%, tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình tiểu học 92,5%.

(15) Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT, quy định “100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học”. Đánh giá thực trạng, thời điểm tháng 12/2016, 99,9% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và 99,6% giáo viên đạt chuẩn ngh nghiệp. Ch tiêu đưa ra đến năm 2020, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học 100%.

(16) Tính đến tháng 12/2016 toàn tỉnh đã duy trì, nâng cao tỷ lệ PCGDTH. 100% số xã duy trì PCGDTH mức độ 1 và 53 xã đăng ký kiểm tra công nhn mức độ 2, dự kiến cuối năm 2017 sẽ kiểm tra, công nhận cho số xã đăng ký. Căn cứ vào kế hoạch đăng ký của Ban chỉ đạo PCGD, XMC các huyện, thành phố, Sở GD&ĐT tổng hợp xây dựng bảng kế hoạch đăng ký đạt chuẩn mức 2, 3, đến năm 2020 toàn tình đạt chuẩn PCGDTH mức độ 2, cụ thể các huyện đăng ký xem phụ lục 4

(17) Theo đánh giá thực trạng tháng 12/2016 toàn tỉnh duy trì PCGDTHCS mức độ 1, Căn cứ vào kế hoạch đăng ký của Ban chỉ đo PCGD, XMC các huyện, thành phố, Sở GD&ĐT tổng hợp, đưa ra chỉ tiêu số xã đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 2, 3 đến năm 2020.

(18) Đánh giá thực trạng tính đến thời điểm tháng 12/2016 tỷ lệ thanh, thiếu niên hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 đạt tỷ lệ 99,5%. Chỉ tiêu đưa ra đến năm 2020 huy động học sinh từ 11-14 tuổi vào học THCS đạt 99,5% trở lên.

(19) Nghị đnh 20/2014/NĐ-CP quy định “tỷ lệ thanh, thiếu niên t 15-18 tốt nghiệp THCS đạt ít nhất 80%, các xã khó khăn đạt 70%”, đánh giá thực trạng tính đến thời điểm tháng 12/2016 tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15-18 tốt nghiệp THCS đạt 87,9%. Chỉ tiêu đưa ra đến năm 2020 đạt trên 90%.

(20) Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT, quy định “Đủ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng... 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở”. Theo đánh giá thực trạng ti thời điểm tháng 12/2016 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp 100%, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo 73.9% các trường có đ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng. Chỉ tiêu đưa ra “Bảo đảm đủ đội ngũ nhân viên, giáo viên theo quy đnh, 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào to và đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS; 75% giáo viên có trình độ đào tạo trên”

(21) Bng chi tiết do Ban chỉ đạo PCGD, XMC các huyện, thành phố đăng ký tại phụ lục 5.

(22) Từ đánh giá thực trạng thời điểm tháng 12/2016 toàn tỉnh duy trì kết quả đạt chuẩn XMC mức độ 1. Căn cứ vào kế hoạch đăng ký của Ban chỉ đạo PCGD, XMC các huyện, thành phố, Sở GD&ĐT tổng hợp, đưa ra chỉ tiêu đến năm 2020 tỉnh đạt chuẩn XMC mức độ 2.

(23) Nghị đnh 20/2014/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn XMC mức độ 2 “Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15-60 được công nhn đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 trở lên (có chứng nhận hoàn thành chương trình tiểu học). Theo đánh giá thực trng tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 trở lên đạt 90,7%. Căn cứ vào thực trạng đưa ra chỉ tiêu người trong độ tuổi từ 15-60 được công nhn đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 trở lên đạt 91,0% tr lên.

(24) Bng chi tiết do Ban chỉ đạo PCGD, XMC các huyện, thành phố đăng ký tại phụ lục 6.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2405/KH-UBND ngày 06/09/2017 về duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.806

DMCA.com Protection Status
IP: 3.23.101.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!