TT
|
Tên nhiệm vụ KH&CN
|
Định hướng mục tiêu
|
Yêu cầu đối với kết quả
|
Thời gian thực hiện
|
Phương thức thực hiện
|
A
|
ĐỀ
TÀI KH&CN
|
|
|
|
I
|
Trồng
trọt-BVTV
|
|
|
|
1.
|
Nghiên cứu cải tiến khả năng
chống chịu sâu, bệnh hại của một số giống lúa phổ biến vùng đồng bằng sông Cửu
Long.
|
Cải thiện được khả năng chống
chịu rầy nâu, đạo ôn của các giống OM5451, OM6976 nhằm nâng cao khả năng tính
chống chịu của một số giống lúa được trồng phổ biến nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất lúa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
|
- 01 giống lúa được cải tiến
được công nhận lưu hành từ giống OM5451 có khả năng chống chịu đạo ôn (điểm
3), rầy nâu (điểm ≤ 5), vẫn giữ được đặc tính của giống ban đầu (TGST 95-100
ngày, năng suất vụ Đông Xuân ≥ 7,0 tấn/ha, hàm lượng amylose ≤ 18).
- 01 giống lúa được cải tiến
được công nhận lưu hành từ giống OM6976 có khả năng chống chịu đạo ôn (điểm
3), rầy nâu (điểm ≤ 5), vẫn giữ được đặc tính của giống ban đầu (TGST 100-110
ngày, năng suất vụ Đông Xuân ≥ 7,0 tấn/ha, hàm lượng amylose ≤ 24).
- Quy trình canh tác phù hợp
cho các giống lúa được cải tiến, dễ áp dụng, tăng năng suất và hiệu quả kinh
tế.
- Điểm trình diễn các giống
lúa được cải tiến, cho hiệu quả cao hơn 10% so với giống lúa ban đầu.
|
2024-2028
|
Tuyển chọn
|
2.
|
Nghiên cứu chọn tạo giống lúa
ngắn ngày, năng suất cao và phù hợp cho chế biến một số ngành nghề truyền thống
ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
|
Chọn tạo được giống lúa mới
ngắn ngày, năng suất cao, có hàm lượng amylose cao, nhiễm nhẹ sâu bệnh hại
chính, phù hợp cho sản xuất và chế biến một số làng nghề truyền thống ở các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
|
- 01 giống lúa được công nhận
lưu hành, TGST ngắn (≤ 120 ngày trong vụ Đông Xuân, ≤ 100 ngày trong vụ Hè
Thu), năng suất ≥ 7,0 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và ≥ 6,5 tấn/ha trong vụ Hè
Thu; hàm lượng amylose ≥ 27%, chống chịu sâu bệnh hại chính.
- 02 - 03 dòng lúa triển vọng
ngắn ngày TGST ngắn (≤ 120 ngày trong vụ Đông Xuân, ≤ 100 ngày trong vụ Hè
Thu), năng suất ≥ 7,0 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và ≥ 6,5 tấn/ha trong vụ Hè
Thu; hàm lượng amylose ≥ 28%, chống chịu sâu bệnh hại chính.
- Quy trình canh tác phù hợp
cho giống lúa mới, dễ áp dụng.
- Điểm trình diễn các giống lúa
mới, cho hiệu quả kinh tế cao hơn 10% so với giống lúa chế biến đang trồng tại
vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
|
2024-2028
|
Tuyển chọn
|
3.
|
Nghiên cứu chọn tạo giống ngô
sinh khối có hàm lượng chất khô cao phục vụ làm thức ăn cho chăn nuôi
|
Chọn tạo được giống ngô sinh
khối có hàm lượng chất khô cao phục vụ vùng sản xuất nguyên liệu làm thức ăn
chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho các vùng chăn nuôi.
|
- 01 giống ngô sinh khối lai
được công nhận lưu hành, có năng suất sinh khối cao (≥ 70 tấn/ha), có hàm lượng
chất khô cao ≥ 30% khi ủ chua toàn cây, chống chịu khá sâu, bệnh hại chính.
- 02 dòng ngô sinh khối lai
triển vọng, có năng suất sinh khối cao (≥ 70 tấn/ha), có hàm lượng chất khô
cao ≥ 32% chất khô khi ủ chua toàn cây, chống chịu khá sâu, bệnh hại chính.
- Quy trình canh tác cho giống
ngô sinh khối lai mới, có hàm lượng chất khô cao.
- Điểm trình diễn các giống
lúa mới, cho hiệu quả kinh tế cao hơn 10% so với sản xuất đại trà.
|
2024-2028
|
Tuyển chọn
|
4.
|
Nghiên cứu tuyển chọn giống đậu
rau (đậu cove leo, đậu đũa) phục vụ sản xuất rau rải vụ tại các tỉnh phía Bắc
|
Tuyển chọn được giống đậu
cove leo và đậu đũa năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh hại chính
phục vụ sản xuất rau rải vụ cho các tỉnh phía Bắc.
|
- 01 giống đậu cove leo tự
công bố lưu hành, thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, năng suất ≥ 20 tấn/ha, chống
chịu khá với bệnh đốm lá thích ứng với các tỉnh phía Bắc.
- 01 giống đậu đũa được tự
công bố lưu hành, thời gian sinh trưởng 90-100 ngày, năng suất ≥ 30 tấn/ha,
chống chịu khá với bệnh hại lá thích ứng với các tỉnh phía Bắc.
- 02-03 dòng đậu cove leo triển
vọng, thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, năng suất ≥ 22 tấn/ha, chống chịu khá
với bệnh đốm lá.
- 02-03 dòng đậu cove leo triển
vọng, thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, năng suất ≥ 22 tấn/ha, chống chịu khá
với bệnh hại lá.
- Quy trình kỹ thuật canh tác
tổng hợp và quy trình nhân giống cho giống đậu cove leo, đậu đũa mới ở các tỉnh
phía Bắc.
- Điểm trình diễn giống đậu
cove leo, đậu đũa mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn 10% so với sản xuất đại
trà.
|
2024-2028
|
Tuyển chọn
|
5.
|
Nghiên cứu chọn, tạo giống cà
tím cho các tỉnh phía Bắc.
|
Tuyển chọn được giống giống
cà tím có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng tốt phục vụ chuyển
đổi cơ cấu cây trồng cho các tỉnh phía Bắc.
|
- 01 giống cà tím tự công bố
lưu hành, có năng suất ≥ 30 tấn/ha, có khả năng chống chịu bệnh hại chính,
phù hợp với các tỉnh phía Bắc.
- 02-03 tổ hợp lai cà tím, có
năng suất ≥ 32 tấn/ha, có khả năng chống chịu bệnh hại chính, phù hợp với các
tỉnh phía Bắc.
- Quy trình canh tác giống cà
tím mới có năng suất cao, thích hợp vói các tỉnh phía Bắc.
- Điểm trình diễn giống cà
tím mới, có hiệu quả kinh tế cao hơn 15% so với canh tác truyền thống.
|
2024-2028
|
Tuyển chọn
|
6.
|
Nghiên cứu tuyển chọn và phát
triển giống nha đam cho vùng khô hạn tại các tỉnh Nam Trung bộ.
|
Tuyển chọn được giống nha đam
có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp cho vùng khô hạn tại Nam Trung bộ
phục vụ chế biến sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
|
- 01 giống nha đam tự công bố
lưu hành, có năng suất từ 50 - 70 tấn/ha/đợt thu, trọng lượng bẹ từ 0,8 - 1,0
kg phù hợp cho vùng Nam Trung bộ.
- Quy trình nhân giống cây
nha đam bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào.
- Quy trình kỹ thuật canh tác
cho giống nha đam mới phù hợp cho vùng Nam Trung Bộ.
- Điểm trình diễn giống nha
đam mới có hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với giống đang trồng phổ biến tại
vùng.
|
2024-2028
|
Tuyển chọn
|
7.
|
Nghiên cứu chọn, tạo giống sầu
riêng chất lượng cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
|
Chọn, tạo được giống sầu riêng
có chất lượng cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu
|
- 01 giống sầu riêng tự công
bố lưu hành, khối lượng quả ≥ 2,5 kg, tỷ lệ thịt quả ≥ 29%, độ Brix ≥ 24%, thịt
quả màu vàng, có tiềm năng năng suất ≥ 15 tấn/ha.
- 300 - 500 cây sầu riêng có
đặc tính tốt, triển vọng tạo ra từ các tổ hợp lai.
|
2024-2028
|
Tuyển chọn
|
8.
|
Nghiên cứu chọn, tạo giống
chanh leo chế biến có chất lượng cao cho các vùng trồng chính.
|
Chọn, tạo và phát triển được
giống chanh leo chế biến chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và hoàn thiện được
quy trình kỹ thuật canh tác hiệu quả, bền vững cho các vùng trồng chính.
|
- 01 giống chanh leo chế biến
tự công bố lưu hành và cấp bằng bảo hộ đạt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật:
hàm lượng axit hữu cơ ≥ 2,9%, độ Brix ≥16%, tỷ lệ thu hồi dịch quả ≥50%; tiềm
năng năng suất ≥ 50 tấn/ha/năm cho vùng trồng ở Tây Nguyên, ≥ 35 tấn/ha/năm
cho vùng trồng ở các tỉnh phía Bắc; kháng hoặc tối đa chỉ nhiễm trung bình với
một số bệnh chính.
- 02 dòng chanh leo chế biến
triển vọng hàm có lượng axit hữu cơ ≥3,0%, độ Brix ≥16%, tỷ lệ thu hồi dịch
quả ≥50%; tiềm năng năng suất ≥ 50 tấn/ha/năm cho vùng trồng ở Tây Nguyên, ≥
35 tấn/ha/năm cho vùng trồng ở các tỉnh phía Bắc.
- Quy trình kỹ thuật canh tác
cho chanh leo được công nhận tiến bộ kỹ thuật.
- Báo cáo kết quả thử nghiệm
điểm trình diễn áp dụng quy trình canh tác tổng hợp chanh leo trên diện rộng.
|
2024-2028
|
Tuyển chọn
|
9.
|
Nghiên cứu chọn, tạo giống
cúc dược liệu (Chrysanthemum indicum L.) cho các vùng trồng chính tại
phía Bắc
|
Tuyển chọn được giống hoa cúc
dược liệu có năng suất và chất lượng tốt phù hợp cho các tỉnh phía Bắc và quy
trình kỹ thuật sản xuất hoa cúc dược liệu theo GACP-WHO
|
- Bộ cơ sở dữ liệu về tập
đoàn mẫu giống cúc dược liệu.
- 01 - 02 giống dược liệu cúc
tự công bố lưu hành; tiềm năng năng suất dược liệu ≥ 1,5 tấn/ha, hàm lượng chất
chiết >30% theo Dược điển Việt Nam V, 2018 và hàm lượng tinh dầu tổng số
1,0 - 1,5%.
- 05 - 06 dòng cúc dược liệu
có tiềm năng năng suất dược liệu ≥ 1,7 tấn/ha; hàm lượng tinh dầu tổng số ≥
1,5%.
- Quy trình kỹ thuật sản xuất
hoa cúc dược liệu theo GACP- WHO được công nhận tiến bộ kỹ thuật.
- Báo cáo kết quả thử nghiệm
điểm trình trình diễn áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất cúc dược liệu theo
GACP- WHO trên diện rộng.
|
2023-2027
|
Tuyển chọn
|
10.
|
Nghiên cứu quản lý dinh dưỡng
tổng hợp cho nhóm cây dược liệu chủ lực (Cát cánh, Kim tiền thảo, Trạch tả) tại
đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc.
|
Xác định được mối quan hệ giữa
bón phân, tính chất đất, chất lượng dược liệu (dược lý) và xây dựng quy trình
kỹ thuật sản xuất Cát cánh, Kim tiền thảo, Trạch tả theo GACP-WHO.
|
- Báo cáo hiện trạng sản xuất
và bón phân cho cây dược liệu Cát cánh, Kim tiền thảo, Trạch tả.
- Báo cáo đánh giá mối quan hệ
giữa bón phân đặc điểm đất và chất lượng dược liệu.
- Quy trình kỹ thuật sản xuất
cây dược liệu Cát cánh, Kim tiền thảo, Trạch tả theo GACP-WHO được công nhận
tiến bộ kỹ thuật.
- Báo cáo kết quả thử nghiệm
điểm trình trình diễn áp dụng quy trình sản xuất cây dược liệu Cát cánh, Kim
tiền thảo, Trạch tả theo GACP- WHO trên diện rộng.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
11.
|
Nghiên cứu biện pháp quản lý
tổng hợp nhện nhỏ Schizotetranychus sp. hại cây có múi tại một số tỉnh
phía Bắc.
|
Xác định tên loài, đặc điểm
sinh vật học, sinh thái học và xây dựng biện pháp quản lý tổng hợp nhện Schizotetranychus
sp. trên cây có múi tại một số tỉnh phía Bắc đạt hiệu quả cao, an toàn với
con người, môi trường.
|
- Báo cáo đánh giá hiện trạng
về phân bố, mức độ hại.
- Báo cáo về kết quả định
danh loài nhện Schizotetranychus sp.
- Đặc điểm sinh học, sinh
thái, quy luật phát sinh gây hại của nhện nhỏ Schizotetranychus sp. và
phổ kí chủ.
- Quy trình quản lý tổng hợp
nhện nhỏ Schizotetranychus sp. hại cây cam, bưởi (được công nhận tiến
bộ kỹ thuật).
- Báo cáo kết quả thử nghiệm
điểm trình diễn áp dụng quy trình quản lý tổng hợp nhện nhỏ Schizotetranychus
sp. trên diện rộng.
- 01 bài báo quốc tế.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
12.
|
Nghiên cứu giải pháp khoa học
và công nghệ phòng chống tổng hợp bệnh rụng lá Pestalotiopsis hại cây cao su
tại một số vùng trồng chính của Việt Nam.
|
Xác định được nguyên nhân và
xây dựng được các giải pháp khoa học và công nghệ phòng chống tổng hợp bệnh rụng
lá Pestalotiopsis có hiệu quả và bền vững tại một số vùng trồng chính của Việt
Nam.
|
- Báo cáo đánh giá phân bố, mức
độ gây hại của bệnh rụng lá Pestalotiopsis trên cây cao su.
- Bộ mẫu triệu chứng và tiêu
bản nấm gây bệnh rụng lá Pestalotiopsis trên cây cao su.
- Báo cáo về kết quả xác định
tên khoa học và thành phần loài nấm gây bệnh rụng lá Pestalotiopsis trên cây
cao su tại một số vùng trồng chính.
- Đặc điểm sinh học, sinh
thái quy luật phát sinh, phát triển của bệnh rụng lá Pestalotiopsis trên cây
cao su.
- Quy trình quản lý tổng hợp
bệnh rụng lá Pestalotiopsis trên cây cao su trong giai đoạn vườn ươm được
công nhận cấp cơ sở.
- Quy trình quản lý tổng hợp
bệnh rụng lá Pestalotiopsis trên cây cao su trong giai đoạn kinh doanh được
công nhận tiến bộ kỹ thuật.
- Báo cáo kết quả thử nghiệm
điểm trình trình diễn áp dụng quy trình quản lý tổng hợp bệnh rụng lá
Pestalotiopsis trên cây cao su trong giai đoạn kinh doanh trên diện rộng.
- 01 bài báo khoa học quốc tế.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
II
|
Chăn
nuôi - Thú y
|
|
|
|
13.
|
Nghiên cứu chọn lọc tạo dòng
và nâng cao năng suất một số dòng gà xương đen, thịt đen
|
Chọn tạo được 2 dòng trống và
2 dòng mái gà xương đen, thịt đen.
|
- Dòng trống 1 (DA15-15): 350
con sinh sản (50♂ và 300 ♀); khối lượng kết thúc 8 tuần tuổi con trống
≥1.100g, con mái ≥900g; năng suất trứng ≥105 quả/mái/68 tuần tuổi; tỷ lệ trứng
giống ≥90%; tỷ lệ trứng có phôi ≥90%; dòng trống 1 (DA15-15) được công nhận
TBKT.
- Dòng trống 2 (ĐTH): 350 con
sinh sản (50♂ và 300 ♀); khối lượng kết thúc 8 tuần tuổi con trống ≥1200 g,
con mái ≥900g; khối lượng kết thúc lúc 20 tuần tuổi con trống đạt ≥2.200g;
con mái đạt ≥1.700g; năng suất trứng đạt ≥70 quả/mái/68 tuần tuổi; dòng trống
2 (ĐTH) được công nhận TBKT;
- Dòng mái 1 (H’Mông): 700
con sinh sản (100♂ và 600 ♀); năng suất trứng ≥125 quả/mái/68 tuần tuổi; tiêu
tốn thức ăn/10 quả trứng ≤3,2 kg; tỷ lệ trứng giống ≥90%; tỷ lệ trứng có phôi
≥95%; dòng mái 1 (H’Mông) được công nhận TBKT.
- Dòng mái 2 (PAC): 700 con
sinh sản (100♂ và 600 ♀); năng suất trứng đạt ≥139 quả/mái/68 tuần tuổi; tiêu
tốn thức ăn/10 trứng ≤3 kg; tỷ lệ trứng giống ≥90%; tỷ lệ trứng có phôi ≥95%;
dòng mái 2 (PAC) được công nhận TBKT.
- Gà thương phẩm:
+ Gà thương phẩm 1 (Trống của
dòng trống 1 x Mái của dòng mái 1): tỷ lệ nuôi sống ≥95%; kết thúc 4 tuần tuổi
khối lượng đạt ≥320g, TTTĂ/kg tăng KL ≤2,2 kg; kết thúc 16 tuần tuổi khối lượng
đạt ≥1,6kg; TTTĂ/kg tăng KL ≤3,5kg.
+ Gà thương phẩm 2 (Trống của
dòng trống 2 x Mái của dòng mái 2): tỷ lệ nuôi sống ≥95%;: kết thúc 4 tuần tuổi
khối lượng đạt ≥500g, TTTĂ/kg tăng KL ≤1,5kg.
- Quy trình chăn nuôi gà sinh
sản và thương phẩm.
|
2024-2028
|
Tuyển chọn
|
14.
|
Chọn lọc ổn định năng suất 2
dòng ngan NTP
|
Chọn lọc ổn định được năng suất
2 dòng ngan NTP và hoàn thiện được quy trình chăn nuôi ngan NTP.
|
- Dòng trống NTP1: số lượng
375 con sinh sản (75♂ và 300 ♀), kết thúc 8 tuần tuổi khối lượng ngan trống đạt
≥3.400g; ngan mái đạt ≥2.300; năng suất trứng đạt ≥135 quả/mái/năm đẻ; tỷ lệ
trứng giống ≥90%; tỷ lệ trứng có phôi ≥90%; dòng ngan trống NTP1 được công nhận
TBKT.
- Dòng mái NTP2: 750 con sinh
sản (150♂ và 600 ♀), năng suất trứng đạt ≥150 quả/mái/năm đẻ; tỷ lệ trứng giống
≥90%; tỷ lệ trứng có phôi ≥90%; tiêu tốn thức ăn/10 trứng ≤4,4kg; dòng ngan
mái NTP2 được công nhận TBKT.
- Ngan thương phẩm NTP12: tỷ
lệ nuôi sống ≥90%; kết thúc 11 tuần tuổi khối lượng ngan trống đạt ≥5.000g,
ngan mái đạt ≥2.800g; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤2,85 kg.
- Quy trình chăn nuôi ngan
NTP sinh sản và thương phẩm.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
15.
|
Nghiên cứu sản xuất tinh dê
đông lạnh dạng cọng rạ phục vụ công tác cải tạo, nâng cao năng suất chất lượng
đàn dê Việt Nam
|
Nghiên cứu thành công quy trình
sản xuất tinh dê đông lạnh dạng cọng dạ và quy trình TTNT cho dê để nâng cao
năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi dê ở Việt Nam
|
- Quy tình sản xuất tinh dê
đông lạnh dạng cọng rạ, hoạt lực tinh trùng trước khi đông lạnh ≥70%; sau 12
tháng bảo quản hoạt lực sau giải đông ≥40%.
- Quy trình TTNT cho dê đạt tỷ
lệ có chửa ≥50% được công nhận TBKT.
- 100 con dê sinh ra bằng
phương pháp TTNT.
|
2024-2025
|
Tuyển chọn
|
16.
|
Nghiên cứu chọn tạo một số cặp
lai tằm thầu dầu lá sắn phục vụ cho miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
|
Chọn tạo được 2 cặp lai tằm
thấu dầu lá sắn có năng suất và chất lượng cao nuôi ở miền núi phía Bắc và
Tây Nguyên
|
- 01 cặp lai tằm thầu dầu lá
sắn cho miền núi phía Bắc: 40 hộp trứng (20 g/hộp, 56 ổ/hộp); sức sống ≥ 80%,
năng suất kén đạt ≥ 16,5 kg/hộp trứng; cặp tằm lai được công nhận tiến bộ kỹ
thuật.
- 01 cặp lai tằm thầu dầu lá
sắn cho Tây Nguyên: 40 hộp trứng (20 g/hộp, 56 ổ/hộp); sức sống ≥ 90%, năng
suất kén đạt ≥ 18 kg/hộp trứng; cặp tằm lai được công nhận tiến bộ kỹ thuật.
- Quy trình nuôi và nhân giống
tằm thầu dầu lá sắn.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
17.
|
Nghiên cứu chế biến và sử dụng
phụ phẩm của nhà máy chế biến rau, quả (RQ) làm thức ăn cho bò thịt
|
Nghiên cứu chế biến thành
công và sử dụng có hiệu quả phụ phẩm của nhà máy chế biến rau, quả (RQ) làm
thức ăn cho bò thịt
|
- 01 Báo cáo về chủng loại,
khối lượng và thành phần dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm của một số nhà máy chế
biến RQ ở Việt Nam (phụ phẩm từ các loại cây ngô, rau chân vịt, đậu tương
rau, dứa, chanh leo, chuối...).
- 01 quy trình chế biến, bảo
quản kết hợp bã dứa và các loại phụ phẩm khác (phụ phẩm xoài, nhãn, vải, chuối...)
và sử dụng tổ hợp phụ phẩm này trong khẩu phần TMR cho bò thịt (sinh trưởng,
vỗ béo) trong vụ Hè - Thu. Quy trình được công nhận tiến bộ kỹ thuật.
- 01 quy trình chế biến, bảo
quản kết hợp vỏ chanh leo và các loại phụ phẩm khác (thân/áo/lõi ngô tươi, cuống
lá rau chân vịt, vỏ đậu tương rau...) và sử dụng tổ hợp phụ phẩm này trong khẩu
phần TMR cho bò thịt (sinh trưởng, vỗ béo) trong vụ Đông - Xuân. Quy trình được
công nhận tiến bộ kỹ thuật.
- 02 mô hình chăn nuôi bò thịt
sử dụng TMR tại Miền Bắc hoặc/và Tây Nguyên. Tăng hiệu quả kinh tế của mô
hình >10% so với việc không sử dụng phụ phẩm.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
18.
|
Nghiên cứu sản xuất vắc-xin vô
hoạt nhũ dầu phòng bệnh do vi rút Red Sea Bream Irido gây ra trên cá chẽm (Lates
calcarifer)
|
Sản xuất thành công vắc- xin
vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh do vi rút Red Sea Bream Irido gây ra trên cá chẽm (Lates
calcarifer)
|
- 02-03 chủng giống vi rút
Red Sea Bream Irido gây ra trên cá chẽm (Lates calcarifer) được cơ
quan có thẩm quyền thẩm định đạt yêu cầu.
- 10.000 liều vắc-xin phòng bệnh
do vi rút Red Sea Bream Irido:
+ Vô trùng 100%;
+ Độ an toàn 100%;
+ Hiệu lực: trên 60% bảo hộ
cá chẽm khỏi tác nhân gây bệnh do vi rút Red Sea Bream Irido gây ra (Theo
QCVN 01-187:2018/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Thuốc thú y).
- Vắc-xin được cơ quan có thẩm
quyền kiểm nghiệm đạt yêu cầu.
- Quy trình nuôi giữ, bảo quản,
kiểm nghiệm giống vi rút.
- Quy trình sản xuất, kiểm
nghiệm, bảo quản và sử dụng vắc-xin vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh do vi rút Red
Sea Bream Irido.
|
2024 - 2026
|
Tuyển chọn
|
III
|
Cơ điện
và CNSTH
|
|
|
|
19.
|
Nghiên cứu quy trình công nghệ
và thiết bị sơ chế, chế biến thảo quả và sa nhân
|
Góp phần nâng cao giá trị gia
tăng sản phẩm sa nhân và thảo quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực
nông thôn miền núi.
|
- 02 hệ thống dây chuyền thiết
bị sơ chế/chế biến quả sa nhân và thảo quả gồm các thiết bị:
+ Hệ thống lò đốt cấp nhiệt
(công suất nhiệt phù hợp với dây chuyền) sử dụng được đa dạng nhiên liệu sinh
khối.
+ Hệ thống thiết bị sấy tự động
điều kiện được nhiệt độ tác nhân sấy (năng suất 2 tấn nguyên liệu/mẻ).
+ Hệ thống thiết bị phân loại,
làm sạch quả sa nhân và thảo quả đồng bộ với hệ thống thiết bị.
+ Hệ thống thiết bị điều khiển
cho nhóm các thiết bị nêu trên.
- 02 mô hình ứng dụng thiết bị
vào sản xuất.
- 01 tấn sản phẩm sa nhân
khô; 01 tấn sản phẩm thảo quả khô đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và Dược điển Việt
Nam V.
- Bộ bản vẽ thiết kế các
máy/thiết bị theo TCVN 8-30; TCVN 8-40.
- 02 quy trình công nghệ: Quy
trình công nghệ sơ chế, chế biến quả sa nhân và thảo quả đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu, được công nhận TBKT.
- Bộ quy trình công nghệ chế
tạo các chi tiết, cụm chi tiết máy chính.
- 02 bộ quy trình hướng dẫn kỹ
thuật vận hành hệ thống thiết bị.
- Tối thiểu 02 bài báo khoa học
đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
20.
|
Nghiên cứu các giải pháp khoa
học và công nghệ phục vụ sản xuất, bảo quản và chế biến một số sản phẩm bảo vệ
sức khỏe từ sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. K.Komatsu, S.Zu
& S.Q.Cai) theo chuỗi giá trị
|
Xây dựng được quy trình công
nghệ sơ chế và bảo quản thân, lá, củ sâm Lai Châu để sản xuất thực phẩm bảo vệ
sức khỏe, dược phẩm.
|
- 01 quy trình công nghệ sơ
chế, bảo quản và chế biến một số sản phẩm chính (lá sâm khô, củ sâm tươi, củ
sâm khô; trà túi lọc,…) để ứng dụng trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe,
dược phẩm, mỹ phẩm.
- Bộ tiêu chuẩn của các sản
phẩm từ lá và củ sâm.
- 10kg lá sâm khô: Hàm lượng
hoạt chất saponin tổng số ≥ 5%.
- 20 kg củ sâm tươi và 10 kg
củ sâm khô: Hàm lượng hoạt chất saponin tổng số ≥ 15% và majonosid-R2 (MR2) ≥
1%.
- 5.000 túi trà (túi lọc) từ
lá sâm Lai Châu khô có hàm lượng hoạt chất saponin tổng số ≥ 5%.
- 10kg cao sâm Lai Châu từ củ
sâm khô Lai Châu có hàm lượng hoạt chất saponin tổng số ≥ 15% và majonosid-R2
(MR2) ≥ 1%.
- 5.000 gói cốm sâm hòa tan từ
cao sâm Lai Châu chiết củ sâm khô Lai Châu: Hàm lượng hoạt chất saponin tổng
số ≥ 15% và majonosid-R2 (MR2) ≥ 1%.
- 01 mô hình liên kết sản xuất
theo chuỗi giá trị tương ứng quy mô vùng nguyên liệu sâm Lai Châu 01 ha. Đảm
bảo giá trị gia tăng tối thiểu 10% so với mô hình SX hiện tại.
- 02 bài báo khoa học đăng
trên tạp chí chuyên ngành.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
21.
|
Nghiên cứu quy trình công nghệ
và hệ thống thiết bị sản xuất một số sản phẩm thực phẩm từ chè Trung du (Camellia
sinensis var. Macrophylla) của Việt Nam
|
Xây dựng được dây chuyền thiết
bị và quy trình công nghệ sơ chế, bảo quản, sản xuất các sản phẩm từ chè
Trung du quy mô công nghiệp.
|
- 01 hệ thống dây chuyền thiết
bị đồng bộ chế biến sâu các sản phẩm từ chè Trung du:
+ Hệ thống thiết bị rửa
nguyên liệu.
+ Hệ thống thiết bị tách chiết
có hỗ trợ sóng siêu âm hiệu suất cao.
+ Hệ thống thiết bị cô đặc
chân không hiệu suất cao (năng suất tối thiểu 100kg nguyên liệu/mẻ).
+ Hệ thống thiết bị điện điều
khiển và các thiết bị phụ trợ khác đồng bộ, phù hợp với các hệ thống dây chuyền
trên.
- 01 mô hình ứng dụng thiết bị
vào sản xuất:
+ Tối thiểu 200 kg chè matcha
và tối thiểu 200 kg chè phổ nhĩ đạt Tiêu chuẩn chất lượng theo TCVN.
+ Tối thiểu 20 kg cao chè
tiêu chuẩn chất lượng TCVN (duy trì được màu sắc, mùi vị tự nhiên, hàm lượng
hoạt chất polyphenol tổng số ≥ 5,0% và catechin tổng số ≥ 0,5%).
+ Tối thiểu 5.000 gói cốm chè
hòa tan (15g/gói) được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm: Tiêu chuẩn chất lượng
(hàm lượng hoạt chất polyphenol tổng số ≥ 0,5% và catechin tổng số ≥ 0,1%).
+ Tối thiểu 100.000 viên nang
cứng (500mg/viên) được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm: Tiêu chuẩn chất lượng
(hàm lượng hoạt chất polyphenol tổng số ≥ 0,5% và catechin tổng số ≥ 0,1%).
- Bộ bản vẽ thiết kế các thiết
bị, dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến sâu các sản phẩm từ chè Trung du:
Theo TCVN 8-30; TCVN 8-40.
- 01 quy trình công nghệ sơ chế,
bảo quản và sản xuất các sản phẩm từ chè Trung du quy mô công nghiệp được
công nhận TBKT.
- Bộ quy trình công nghệ chế
tạo các chi tiết, cụm chi tiết máy chính.
- 01 bộ quy trình hướng dẫn kỹ
thuật vận hành hệ thống thiết bị.
- Tối thiểu 02 bài báo khoa học
đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
IV
|
Kinh
tế chính sách
|
|
|
|
22.
|
Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện
chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ gỗ rừng trồng
tại miền Trung.
|
Đánh giá được thực trạng và đề
xuất hoàn thiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất,
tiêu thụ gỗ rừng trồng tại miền Trung.
|
- Báo cáo luận giải cơ sở lý
luận và thực tiễn về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất,
tiêu thụ gỗ rừng trồng tại miền Trung.
2- Báo cáo đánh giá thực trạng
hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ gỗ rừng trồng tại miền Trung.
- Báo cáo đánh giá thực trạng
chính sách hợp tác, liên kết và các chính sách có liên quan trong sản xuất,
tiêu thụ gỗ rừng trồng tại miền Trung.
- Sổ tay hướng dẫn nâng cao
năng lực cho các chủ thể tham gia hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ
gỗ rừng trồng tại miền Trung.
- Bản kiến nghị hoàn thiện
chính sách hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ gỗ rừng trồng tại miền
Trung, được Cục KTHT và PTNT, Cục Lâm nghiệp chấp thuận. (Cụ thể các chính
sách, thể chế cần sửa đổi, bổ sung, ban hành).
|
2024-6/2026
|
Tuyển chọn
|
23.
|
Nghiên cứu đề xuất thể chế,
chính sách vùng nguyên liệu thủy sản tại ĐBSCL
|
Đề xuất được xuất thể chế,
chính sách vùng nguyên liệu thủy sản áp dụng tại ĐBSCL.
|
- Báo cáo đánh giá thực trạng
phát triển vùng nguyên liệu thủy sản áp dụng tại ĐBSCL.
- Bộ tiêu chí xác định vùng
nguyên liệu thuỷ sản tại ĐBSCL.
- Bản kiến nghị thể chế, chính
sách vùng nguyên liệu thủy sản tại ĐBSCL được Cục KTHT và PTNT và Cục Thuỷ sản
chấp thuận.
|
2024-6/2026
|
Tuyển chọn
|
24.
|
Nghiên cứu, đề xuất giải pháp
phát triển bảo hiểm nông nghiệp.
|
Đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp phát triển bảo hiểm nông nghiệp.
|
- Báo cáo đánh giá thực trạng
nhu cầu về bảo hiểm trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Báo cáo đánh giá thực trạng
thực thi chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp (Nghị định 58/2018/NĐ-CP ngày
18/4/2018 và các văn bản hướng dẫn).
- Bản kiến nghị hoàn thiện
chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, được Cục Kinh tế hợp tác và PTNT chấp
thuận.
|
2024-6/2026
|
Tuyển chọn
|
V
|
Lâm
nghiệp
|
|
|
|
|
25.
|
Nghiên cứu chọn giống và kỹ
thuật trồng Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) có năng suất cao, chống
chịu sâu đục ngọn phục vụ trồng rừng gỗ lớn (Giai đoạn 2)
|
- Công nhận được giống Lát
hoa có năng suất cao (>12 m3/ha/năm) từ khảo nghiệm của giai đoạn
1.
- Xây dựng được 01 vườn giống
hữu tính sử dụng các gia đình sinh trưởng tốt, chống chịu sâu đục ngọn cho
vùng mới (Đông Bắc Bộ).
- Bổ sung, hoàn thiện về kỹ
thuật bón phân, tỉa cành, quản lý sâu đục ngọn và công nhận được TBKT về quy
trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng
trồng Lát hoa cung cấp gỗ lớn.
|
- 15 cây trội Lát hoa được chọn
tại vùng Đông Bắc Bộ được tỉnh công nhận.
- 01 xuất xứ và 02 gia đình
Lát hoa trong khảo nghiệm ở giai đoạn 1 có năng suất >12 m3/ha/năm,
chống chịu sâu đục ngọn được công nhận giống mới cho vùng Bắc Trung Bộ hoặc
Tây Bắc Bộ.
- 03 ha vườn giống hữu tính
bao gồm 70 gia đình (55 gia đình đã chọn ở pha 1 có sinh trưởng vượt hơn
trung bình khảo nghiệm và 15 cây trội mới chọn) tại Đông Bắc Bộ.
- 01 Hướng dẫn kỹ thuật nhân
giống hom Lát hoa được công nhận TBKT.
- 01 Quy trình kỹ thuật trồng
rừng thâm canh Lát hoa cung cấp gỗ lớn được công nhận ít nhất 01 TBKT.
- 01 lớp tập huấn và chuyển
giao kỹ thuật trồng rừng thâm canh Lát hoa tại vùng Đông Bắc Bộ.
- 02 bài báo khoa học.
|
2024-2028
|
Giao trực tiếp Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học lâm
nghiệp Việt Nam
|
26.
|
Nghiên cứu chọn giống và kỹ
thuật trồng Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch.- Ham.) góp phần
phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng cửa sông, ven biển
Việt Nam (Giai đoạn 2)
|
- Công nhận được ít nhất 01
xuất xứ đã khảo nghiệm ở giai đoạn 1 (2017-2021).
- Chọn được giống Bần không
cánh cho sinh trưởng nhanh, khả năng phòng hộ tốt phục vụ trồng rừng phòng hộ
vùng cửa sông, ven biển vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Xác định được biện pháp kỹ
thuật trồng Bần không cánh ở vùng cửa sông, ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
|
- Ít nhất 01 xuất xứ Bần
không cánh khảo nghiệm ở giai đoạn 1 (2017-2021) được Bộ NN&PTNT công nhận
cho vùng Bắc Bộ.
- Quy trình kỹ thuật trồng Bần
không cánh cho vùng Bắc Bộ được Bộ NN&PTNT công nhận ít nhất 01 TBKT.
- 54 cây trội Bần không cánh
của 6 xuất xứ được chọn từ khảo nghiệm giống ở giai đoạn 1 (2017-2021).
- Ít nhất 01 xuất xứ và 05
gia đình có triển vọng được lựa chọn cho vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Báo cáo kết quả thực hiện mô
hình khảo nghiệm hậu thế (quy mô 03ha) kết hợp đánh giá xuất xứ cho ít nhất
50 gia đình của 6 xuất xứ tại 2 vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Báo cáo kết quả thực hiện
mô hình thử nghiệm kỹ thuật trồng rừng Bần không cánh tại 02 vùng Nam Trung Bộ
và Nam Bộ (01 ha/vùng).
|
2024-2028
|
Giao trực tiếp Viện nghiên cứu
sinh thái rừng và Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
|
27.
|
Nghiên cứu thực trạng và đề
xuất giải pháp tổng hợp phục hồi rừng sản xuất là rừng tự nhiên lá rộng thường
xanh nghèo theo hướng kinh doanh đa tác dụng và bền vững ở vùng Đông Bắc, Bắc
Trung Bộ và Tây Nguyên..
|
- Đề xuất được giải pháp tổng
hợp phục hồi rừng sản xuất là rừng tự nhiên lá rộng thường xanh nghèo theo hướng
kinh doanh đa tác dụng và bền vững ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây
Nguyên.
- Góp phần nâng cao chất lượng
rừng sản xuất là rừng tự nhiên lá rộng thường xanh nghèo, cải thiện sinh kế
cho chủ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu.
|
- 01 Báo cáo đánh giá thực trạng
rừng sản xuất là rừng tự nhiên lá rộng thường xanh nghèo ở vùng Đông Bắc, Bắc
Trung Bộ và Tây Nguyên (phân bố, diện tích, sinh khối, cấu trúc, thành phần
loài ưu thế, chỉ số đa dạng sinh học, bản đồ phân bố).
- 01 Báo cáo phân tích chính
sách quản lý, đầu tư bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh nghèo và tình hình áp dụng các chính sách trong thực tiễn (phân
tích tồn tại, khoảng trống, xung đột lợi ích,…của chính sách hiện hành và đề
xuất bổ sung cho phù hợp thực tiễn).
- 01 Báo cáo tổng hợp, đánh
giá các mô hình và biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng sản xuất là rừng tự nhiên
nghèo đã và đang áp dụng tại vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên (kỹ
thuật lâm sinh đã và đang áp dụng, hiệu quả kinh tế, xã hội,…đề xuất biện
pháp phù hợp hiệu quả cho từng đối tượng).
- Hệ thống các giải pháp tổng
hợp phục hồi rừng sản xuất là rừng tự nhiên lá rộng thường xanh nghèo theo hướng
nâng cao chất lượng, kinh doanh đa dụng và bền vững ở vùng Đông Bắc, Bắc
Trung Bộ và Tây Nguyên (khoa học công nghệ, chính sách, quản lý, đầu tư, nâng
cao chất lượng tài nguyên rừng gắn với tài nguyên du lịch sinh thái).
- 01 Bộ số liệu và bản đồ (dạng
số và bản in, bản đồ cấp tỉnh tỷ lệ 1/100.000) về rừng sản xuất là rừng tự
nhiên lá rộng thường xanh nghèo phục vụ quản lý ngành (diện tích, cấu trúc,
nhóm loài ưu thế, …), bản đồ phân vùng với giải pháp tương ứng.
- Khung chính sách khuyến
khích phục hồi rừng sản xuất là rừng tự nhiên lá rộng thường xanh nghèo theo
hướng nâng cao chất lượng rừng, kinh doanh đa dụng và bền vững cho chủ rừng
là các doanh nghiệp lâm nghiệp được Cục Lâm nghiệp chấp nhận sử dụng.
- 03 bài báo khoa học.
|
2024 - 2026
|
Tuyển chọn
|
28.
|
Nghiên cứu chọn, tạo giống
keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái
chính (giai đoạn 2).
|
Chọn tạo được các giống keo
lai và Keo lá tràm có năng suất và chất lượng cao, chống chịu bệnh chết héo
do nấm Ceratocystis phục vụ trồng rừng kinh tế ở vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
|
- 04 giống Keo lai được công
nhận có chỉ số bệnh (R) do nấm Ceratocystis dưới 25%; khối lượng riêng đạt từ
500 kg/m3 trở lên ở giai đoạn 3 - 4 tuổi); trong đó 01 giống đạt
năng suất 30 m3/ha/năm trở lên ở Đông Nam Bộ; 03 giống đạt 25 m3/ha/năm
trở lên 03 vùng khác (1 giống/ vùng).
- 03 giống Keo lá tràm được
công nhận có mức độ bị hại do nấm Ceratocystis dưới 20%; khối lượng riêng đạt
từ 500 kg/m3 trở lên ở giai đoạn 3-4 tuổi); trong đó năng suất đạt
từ 25 m3/ha/năm trở lên ở Đông Nam Bộ; 20 m3/ha/năm trở
lên ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ (1 giống/ vùng).
- Báo cáo kết quả thực hiện
điểm trình diễn Keo lai: 08 ha khảo nghiệm dòng vô tính (02 ha/vùng: ĐBB,
BTB, NTB, ĐNB); 01 ha khảo nghiệm tổ hợp lai và 01 ha khảo nghiệm chọn lọc sớm.
- Báo cáo kết quả thực hiện
điểm trình diễn Keo lá tràm: 06 ha khảo nghiệm dòng vô tính (02 ha/vùng: BTB,
NTB, ĐNB); 01 ha khảo nghiệm tổ hợp lai.
- 01 hướng dẫn kỹ thuật nhân
giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các giống Keo lai mới.
- 01 hướng dẫn kỹ thuật nhân
giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các giống Keo lá tràm mới.
- 03 bài báo khoa học.
- Tham gia đào tạo: 01 Thạc
sĩ.
|
2024-2028
|
Tuyển chọn
|
29.
|
Nghiên cứu thực trạng và đề
xuất giải pháp tổng hợp phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng
vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên
|
- Đề xuất được các giải pháp
tổng hợp (kỹ thuật và kinh tế chính sách) phát triển lâm sản ngoài gỗ dưới
tán rừng.
- Đề xuất được một số mô hình
phát triển lâm sản ngoài gỗ điển hình tại các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc
Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên.
- Xây dựng được khung chính
sách khuyến khích phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng
|
- Báo cáo đánh giá thực trạng
phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ chính dưới tán rừng (loài cây, diện
tích gây trồng, loại sản phẩm, tiềm năng phát triển, thị trường tiêu thụ ...)
ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên.
- Báo cáo đánh giá hệ thống
biện pháp kỹ thuật gây trồng và hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường) một số
mô hình điển hình về phát triển lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tại các vùng
Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên.
- Báo cáo phân tích chính
sách đã và đang áp dụng để phát triển lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng (thực trạng,
hiệu quả, tồn tại, tác động...).
- Giải pháp tổng hợp (kỹ thuật,
kinh tế chính sách) phát triển bền vững một số loài lâm sản ngoài gỗ chính dưới
tán rừng vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên.
- Khung chính sách khuyến
khích phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng được Cục Lâm nghiệp
chấp nhận sử dụng.
- Đề xuất mô hình phát triển
lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng điển hình tại các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc
Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên (ít nhất 01 mô hình/vùng được đề xuất).
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
30.
|
Nghiên cứu công nghệ thu hồi
lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy, ứng dụng tạo keo Lignin Phenol
Formaldehyde (LPF) để sản xuất ván gỗ dán chịu ẩm
|
Đề xuất được quy trình công nghệ
thu hồi lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và công nghệ tạo keo dán gỗ
lignin phenol formaldehyde phù hợp dùng sản xuất ván dán chịu ẩm, góp phần
nâng cao hiệu quả trong công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
|
- 01 Quy trình công nghệ thu
hồi lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy quy mô 100kg lignin/mẻ được
công nhận là TBKT.
- 01 Quy trình công nghệ tổng
hợp keo lignin - phenol - formaldehyde (LPF) dùng để sản xuất ván gỗ dán chịu
ẩm quy mô 500kg/mẻ.
- 500 kg lignin, chất lượng
đáp ứng yêu cầu hàm lượng tro thấp < 1%, khối lượng phân tử thấp <
5.000 MW,.
- 3.000 kg keo LPF đạt độ pH:
10,5 - 13,5; Độ nhớt : 150 - 400mPas, thời gian sống của keo > 30 ngày,
hàm lượng khô: > 40%; Hàm lượng formadehyde dư đáp ứng QCVN 03-1-2022.
- 20 m3 ván dán (1220 x 2440
x 18 mm) chất lượng dán dính đạt cấp 3 theo TCVN 8328 - 2 (gỗ dán sử dụng
trong điều kiện ẩm).
- Đề xuất 01 mô hình tổng hợp
keo lignin - phenol - formaldehyde quy mô 500kg/mẻ.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
31.
|
Nghiên cứu công nghệ tạo ván
sàn container từ tre và gỗ rừng trồng
|
Xây dựng được quy trình công
nghệ tạo ván sàn container từ tre và gỗ rừng trồng đáp ứng nhu cầu của Doanh
nghiệp.
|
- Quy trình công nghệ tạo ván
sàn container từ nguyên liệu tre và gỗ rừng trồng được công nhận TBKT.
- Đề xuất 01 mô hình sản xuất
ván sàn container quy mô 5000m3/ năm.
- Tối thiểu 1000m2
ván sàn container kích thước 28 x 1160 x 2400 mm; chất lượng ngoại quan, tính
chất cơ học vật lý của ván đạt tiêu chuẩn GB/T 19536-2015. Giá thành thấp hơn
sản phẩm cùng loại nhập khẩu.
- Tối thiểu 20 bộ ván sản được
chuyển giao ứng dụng trong sản xuất container tại các doanh nghiệp sửa chữa,
chế tạo container.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
32.
|
Nghiên cứu công nghệ biến
tính nâng cao chất lượng nguyên liệu tre bằng Nano vô cơ dùng trong sản xuất
ván ép tre
|
Làm chủ được công nghệ xử lý
biến tính tre bằng Nano vô cơ để nâng cao được khả năng chống chịu sinh vật
gây hại.
|
- Quy trình công nghệ biến
tính tre bằng Nano vô cơ được công nhận TBKT.
- Đề xuất 01 mô hình sản xuất
ván ép tre biến tính Nano vô cơ quy mô 5000m3/ năm, hiệu quả kinh
tế tăng tối thiểu 10%.
- 10 tấn nguyên liệu tre đã
được biến tính bằng Nano đạt hiệu lực tốt chống sinh vật gây hại theo TCVN.
- 10 m3 ván ép tre
được sản xuất từ nguyên liệu tre đã qua biến tính bằng nano đạt hiệu lực tốt
chống sinh vật gây hại theo TCVN.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
VI
|
Thủy
sản
|
|
|
|
|
33.
|
Nghiên cứu ứng dụng cơ giới
hóa hệ thống thiết bị khai thác cho nghề lưới vây
|
Cơ giới hóa, hiện đại hóa hệ
thống thiết bị khai thác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo
an toàn lao động và hiệu quả kinh tế.
|
- Hồ sơ thiết kế bố trí, lắp
đặt hệ thống thiết bị khai thác đồng bộ cho tàu lưới vây có kích thước chiều
dài lớn nhất ≥ 24 mét.
- Hệ thống thiết bị cơ giới
hóa đồng bộ cho nghề lưới vây (Hệ thống thu dây giềng rút bằng tang thành
cao; thiết bị thu lưới bằng tời treo, điều chỉnh độ cao; hệ thống chà rạo, có
thiết bị phao dò cá kết nối với tàu; hệ thống bơm cá ...).
- Quy trình công nghệ khai
thác hải sản bằng hệ thống thiết bị cơ giới hóa đồng bộ trên tàu lưới vây:
nhân công lao động giảm 20%, hiệu quả kinh tế tăng 15%, được đề xuất công nhận
tiến bộ kỹ thuật.
- 01 Mô hình thử nghiệm ứng dụng
hệ thống thiết bị khai thác đồng bộ cho tàu lưới vây có kích thước chiều dài
lớn nhất ≥ 24 mét, hiệu quả kinh tế tăng 15%.
|
2024 -2026
|
Tuyển chọn
|
34.
|
Chọn giống cá chim vây vàng (Trachinotus
falcatus) sinh trưởng nhanh thế hệ G1
|
Chọn tạo được đàn cá chim vây
vàng (vây ngắn) thế hệ G1 có tốc độ sinh trưởng nhanh phục vụ nghề nuôi cá biển
công nghiệp.
|
- 400 con cá bố mẹ chọn giống
cá chim vây vàng (vây ngắn) thế hệ thứ nhất (G1): Tuổi 2+, > 2 kg/con, hiệu
quả chọn lọc thực tế tính trạng tăng trưởng ≥ 7%/thế hệ.
- 2000 con cá bố mẹ hậu bị chọn
giống (kích cỡ 500g/con) phát tán phục vụ sản xuất.
- Cá bố mẹ chọn giống được
công nhận giống mới.
|
5002024-2027
|
Tuyển chọn
|
35.
|
Nghiên cứu nguyên nhân và giải
pháp phòng trị bệnh gây chết hàng loạt trên cua biển (Scylla paramamosain)
|
- Xác định được nguyên nhân
và tác nhân chính gây chết hàng loạt cua nuôi thương phẩm tại ĐBSCL.
- Đề xuất được giải pháp kỹ
thuật và quản lý nhằm kiểm soát hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh.
|
- Báo cáo tổng hợp về dịch tễ
bệnh gây chết hàng loạt trên cua biển nuôi.
- Dấu hiệu nhận biết - Thẻ bệnh.
- Quy trình chẩn đoán bệnh gây
chết hàng loạt trên cua biển nuôi thương phẩm, được công nhận tiến bộ kỹ thuật.
- Đề xuất các giải pháp kỹ
thuật và quản lý kiểm soát bệnh gây chết hàng loạt trên cua biển hiệu quả.
- 01 mô hình ứng dụng các giải
pháp nuôi cua hiệu quả tăng 50%.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
36.
|
Nghiên cứu chọn giống cá rô
phi đỏ (Oreochromis spp.) tăng trưởng nhanh thế hệ G8 và G9 trong môi
trường nước ngọt và lợ mặn
|
Chọn tạo được đàn cá bố mẹ chọn
giống rô phi đỏ tăng trưởng nhanh, màu sắc đạt yêu cầu trong môi trường nuôi
nước ngọt và lợ mặn.
|
- Đàn cá bố mẹ chọn giống: Số
lượng 1.000 cá thể/thế hệ (bốn thế hệ G8, G9), được chọn
lọc từ ít nhất 100 gia đình/thế hệ; khối lượng >500 g/con; hiệu quả chọn lọc
thực tế tính trạng tăng trưởng ≥ 7%/thế hệ.
- Đàn cá hậu bị cho phát tán:
Có sự tham gia của doanh nghiệp; Số lượng 15.000 con/thế hệ (30.000 con/2 thế
hệ); Khối lượng trung bình ≥ 100 g/con; Tỷ lệ đực:cái khi chuyển giao là 1:3;
Màu sắc đạt yêu cầu kỹ thuật theo QCVN 02-33-1:2020/BNNPTNT.
- Cá bố mẹ chọn giống được
công nhận giống mới.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
37.
|
Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh
học từ thảo dược phòng ngừa, giảm thiểu bệnh hoại tử gan tụy cấp (Vibrio
parahaemolyticus) trên tôm chân trắng
|
Có được chế phẩm sinh học từ
thảo dược để phòng ngừa, giảm thiểu có hiệu quả bệnh hoại tử gan tụy cấp trên
tôm chân trắng.
|
- Báo cáo lựa chọn nguyên liệu
thảo dược, hoạt chất sinh học để sản xuất chế phẩm sinh học phòng ngừa và giảm
thiểu bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng.
- Quy trình sản xuất các chế
phẩm sinh học từ thảo dược phòng ngừa và giảm thiểu bệnh hoại tử gan tụy cấp,
có hiệu quả phòng ngừa bệnh ≥ 90%; độ tinh khiết ≥ 90%; quy mô 10kg hoặc 10
lít/ mẻ; được công nhận tiến bộ kỹ thuật.
- Ít nhất 02 chế phẩm sinh học
từ thảo dược để phòng ngừa và giảm thiểu bệnh hoại tử gan tụy cấp, có hiệu quả
phòng ngừa bệnh ≥ 90%; độ tinh khiết ≥ 90%.
- Báo cáo đánh giá an toàn,
hiệu quả phòng ngừa và giảm thiểu bệnh hoại tử gan tụy cấp của các chế phẩm
sinh học.
- Quy trình sử dụng các chế
phẩm sinh học từ thảo dược phòng ngừa và giảm thiểu bệnh hoại tử gan tụy cấp.
- ≥ 100 kg hoặc 100 lít/ 01
chế phẩm sinh học.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
38.
|
Xây dựng công nghệ nuôi lươn Monopterus
albus (Zuiew, 1793) trong hệ thống tuần hoàn quy mô hàng hóa
|
Xây dựng công nghệ nuôi lươn
thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn (RAS) ở quy mô hàng hoá.
|
- Quy trình công nghệ nuôi
thâm canh lươn thương phẩm đạt các chỉ tiêu kỹ thuật: tỷ lệ sống > 85%;
năng suất ≥ 70 kg/m2; FCR < 1,5, kích cỡ >200 gam/con. Quy
trình được công nhận tiến bộ kỹ thuật.
- 03 mô hình nuôi lươn thương
phẩm trong hệ thống tuần hoàn quy mô ≥ 500 m2/mô hình.
- Lươn thương phẩm ≥35 tấn/mô
hình, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- 01 mô hình thử nghiệm nuôi
lươn thương phẩm tuần hoàn trong môi trường nước lợ: Tỷ lệ sống ≥ 70%; Năng suất
≥ 50 kg/m2.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
39.
|
Nghiên cứu công nghệ sản xuất
thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi bào ngư (Haliotis sp.) thương phẩm
|
Sản xuất được thức ăn nhân tạo
nuôi bào ngư (Haliotis sp.) thương phẩm ở Việt Nam.
|
- Báo cáo đánh giá nhu cầu
dinh dưỡng cơ bản của bào ngư.
- Báo cáo lựa chọn nguyên liệu
sản xuất thức ăn cho bào ngư.
- Bộ công thức thức ăn cho
các giai đoạn sinh trưởng của bào ngư.
- Quy trình công nghệ sản xuất
thức ăn công nghiệp cho bào ngư, quy mô 500 kg/mẻ.
- Quy trình công nghệ nuôi
bào ngư thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp: kích cỡ giống 1,0 - 1,5 cm; cỡ
thu hoạch 60 - 80 g/con; FCR ≤ 4,0; tỷ lệ sống ≥ 75%; thời gian ≤ 15 tháng;
được công nhận tiến bộ kỹ thuật.
- Mô hình thử nghiệm Quy
trình công nghệ nuôi bào ngư thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp, quy mô
1000 kg; đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình.
- 500 kg bào ngư thương phẩm,
kích cỡ 60 - 80 g/con, an toàn thực phẩm.
|
2024 -2026
|
Tuyển chọn
|
40.
|
Nghiên cứu hoàn thiện công
nghệ ương Tôm càng xanh toàn đực giống lớn quy mô hàng hóa
|
Xây dựng được quy trình ương
Tôm càng xanh giống lớn.
|
- Quy trình ương Tôm càng
xanh toàn đực giống lớn quy mô hàng hóa đạt: Tỷ lệ sống ≥ 70% (từ post PL15 đến
cỡ 1g/con). Quy trình được công nhận tiến bộ kỹ thuật.
- Các mô hình ương giống lớn
phù hợp với hình thức và quy mô nuôi tôm thương phẩm: Sản xuất 1 triệu tôm giống
cỡ lớn (1g/con).
|
2024-2025
|
Tuyển chọn
|
VII
|
Thủy
lợi - Phòng chống thiên tai
|
|
|
|
41.
|
Nghiên cứu xây dựng phương pháp
đánh giá định lượng hiện trạng kỹ thuật công trình trong hệ thống công trình
thuỷ lợi và xác định chi phí bảo trì hợp lý phục vụ xây dựng giá sản phẩm, dịch
vụ thủy lợi.
|
Xây dựng được phương pháp, bộ
công cụ đánh giá định lượng hiện trạng kỹ thuật các công trình trong hệ thống
công trình thủy lợi và chi phí bảo trì hợp lý phục vụ xây dựng kế hoạch bảo
trì, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi tại 5
công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản
lý.
|
- Báo cáo hiện trạng công
trình trong hệ thống thuỷ lợi, xây dựng giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi và hoạt
động bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (tập trung 5 công ty quản lý
khai thác công trình thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý).
- Báo cáo cơ sở khoa học, xây
dựng phương pháp đánh giá định lượng tình trạng kỹ thuật các công trình trong
hệ thống công trình thuỷ lợi và xác định chi phí bảo trì hợp lý phục vụ xây dựng
giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
- TCCS: Phương pháp đánh giá
hiện trạng kỹ thuật công trình trong hệ thống công trình thủy lợi phục vụ xây
dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp tài sản kết cấu hạ tầng
thủy lợi (được Cục Thủy lợi chấp thuận để ban hành).
- TCCS: Phương pháp xác định
giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (được Cục Thủy lợi chấp thuận để ban hành).
- Bộ công cụ đánh giá định lượng
hiện trạng kỹ thuật các công trình trong hệ thống công thủy lợi và chi phí bảo
trì hợp lý phục vụ xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp
tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (được kiểm thử bởi một tổ chức độc lập).
- Mô hình áp dụng thí điểm
cho 2-3 công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và
PTNT quản lý.
|
2024 -2026
|
Tuyển chọn
|
42.
|
Nghiên cứu giải pháp thủy lợi
phục vụ chuyển đổi mô hình sản xuất lúa sang mô hình sản xuất khác (thủy sản,
rau màu...) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với lũ tại vùng thượng
nguồn đồng bằng sông Cửu Long.
|
- Đề xuất được giải pháp nguồn
nước, hạ tầng thủy lợi phù hợp với các mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản
chuyển đổi từ lúa để nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với lũ tại vùng
thượng nguồn đồng bằng sông Cửu Long;
- Xây dựng sổ tay hướng dẫn
xác định chế độ nước và hạ tầng kỹ thuật thủy lợi cho các mô hình sản xuất
nông nghiệp, thủy sản chuyển đổi thích ứng với lũ.
|
- Báo cáo phân tích thực trạng,
những bất cập về hạ tầng kỹ thuật các mô hình chuyển đổi, bao gồm: (1) Lúa
Đông Xuân - nuôi thủy sản; (2) Lúa Đông Xuân - trồng màu - nuôi thủy sản (cá);
(3) Lúa Đông Xuân - Hè Thu - nuôi thủy sản hoặc thủy sản tự nhiên; (4) Lúa
mùa nổi kết hợp thủy sản - trồng màu; (5) Mô hình trồng sen - thủy sản và một
số mô hình khác.
- Giải pháp sử dụng nguồn nước,
phù hợp với mô hình sản xuất mới thích ứng với lũ và đảm bảo môi trường.
- Giải pháp, công nghệ hạ tầng
thủy lợi: bố trí mặt bằng khu canh tác (quy mô, diện tích), kết cấu đê bao, bờ
bao, công trình cấp, thoát nước ..., phục vụ các mô hình chuyển đổi sản xuất
(dự kiến có ít nhất 05 mô hình) thích ứng với lũ (được địa phương chấp thuận
sử dụng).
- Áp dụng thử nghiệm 01-03 mô
hình (quy mô 1-3ha/mô hình): Thiết kế, thi công (hoặc hỗ trợ thi công) hạ tầng
thủy lợi, quản lý vận hành mô hình chuyển đổi sản xuất thích ứng với lũ.
- Sổ tay hướng dẫn xác định
chế độ nước, sử dụng nước và hạ tầng kỹ thuật thủy lợi cho các mô hình sản xuất
nông nghiệp, thủy sản thích ứng với lũ (được Cục Thủy lợi chấp thuận để ban
hành).
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
43.
|
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
bơm vô ống hai chiều và bố trí công trình trạm phù hợp phục vụ tưới tiêu kết
hợp trong hệ thống công trình thủy lợi nội đồng
|
- Xây dựng được đường đặc
tính máy bơm vô ống hai chiều.
- Hoàn thiện được công nghệ
thiết kế, chế tạo, lắp đặt, quản lý vận hành máy bơm vô ống hai chiều phục vụ
tưới tiêu kết hợp trong hệ thống thủy lợi nội đồng
|
- Báo cáo thực trạng trạm bơm
và quản lý vận hành, công trình trong hệ thống thuỷ lợi nội đồng; yêu cầu và
nhu cầu sử dụng máy bơm cột nước thấp trong hệ thống công trình thuỷ lợi nội
đồng.
- Đường đặc tính máy bơm vô ống
hai chiều (được Hội đồng KHCN chuyên ngành đánh giá đạt yêu cầu).
- Quy trình công nghệ và hướng
dẫn thiết kế, chế tạo bơm vô ống hai chiều (được công nhận tiến bộ kỹ thuật).
- Bộ hồ sơ thiết kế, chế tạo
03 loại máy bơm vô ống có lưu lượng 1000m3/h; 2000m3/h;
3000 m3/h, cột nước bơm dưới 2.5m, hiệu suất máy bơm lớn hơn 65%.
- Quy trình và hướng dẫn lắp
đặt, quản lý vận hành bơm vô ống phù hợp với đặc điểm của các hệ thống thủy lợi
nhỏ, thủy lợi nội đồng vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Đề xuất các giải pháp lắp đặt
máy bơm vô ống hai chiều vào các loại công trình thuỷ lợi trong hệ thống thuỷ
lợi nội đồng (bao gồm các thiết kế mẫu các loại công trình).
- Áp dụng thực tế 03 máy bơm
vô ống hai chiều có lưu lượng 1000m3/h 2000m3/h; 3000 m3/h,
cột nước bơm dưới 2.5m.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
44.
|
Nghiên cứu sử dụng vật liệu hỗn
hợp tại chỗ (đất, đá, cuội sỏi) để xây dựng công trình đập dâng, đập đầu mối
hồ chứa vừa và nhỏ khu vực miền núi phía Bắc
|
- Đề xuất được các dạng kết cấu
đập dâng, đập đầu mối hồ chứa nước sử dụng tối đa vật liệu tại chỗ (đất, đá,
cuội sỏi) kết hợp với vật liệu khác nhằm giảm giá thành xây dựng và thuận lợi
cho thi công, đảm bảo chống thấm và ổn định.
- Xây dựng tiêu chuẩn, hướng
dẫn kỹ thuật thiết kế, thi công và nghiệm thu cho các dạng kết cấu đập được lựa
chọn.
|
- Báo cáo đánh giá hiện trạng
điều kiện về vật liệu tại chỗ, xây dựng đập dâng, đập hồ chứa; đánh giá điều
kiện và tiềm năng xây dựng các công trình đập dâng, đập đầu mối hồ chứa nước
khu vực miền núi phía Bắc.
- Đề xuất các dạng kết cấu đập
dâng, đập đầu mối hồ chứa nước, sử dụng vật liệu hỗn hợp tại chỗ (đất, đá, cuội
sỏi lòng suối) kết hợp vật liệu khác (lưới/vải địa kỹ thuật, lưới rọ, neo đất,…)
đảm bảo ổn định và chống thấm. Đề xuất phạm vi và điều kiện ứng dụng.
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật
thiết kế, thi công và nghiệm thu cho các dạng kết cấu đập dâng, đập đầu mối hồ
chứa nước theo kết cấu đập nghiên cứu, lựa chọn.
- Bộ hồ sơ thiết kế mẫu (bao
gồm thuyết minh và các bản vẽ thiết kế chi tiết ở mức thiết kế cơ sở) các các
loại đập dâng, đập đầu mối ứng với các dạng kết cấu sử dụng vật liệu hỗn hợp
tại chỗ kết hợp các vật liệu khác (lưới/vải địa kỹ thuật, lưới rọ, neo đất,…).
- Áp dụng khảo sát, thiết kế
và xây dựng thử nghiệm một công trình đập dâng (hoặc đập đầu mối hồ chứa) có
chiều cao 5-15m và đánh giá, tổng kết kinh tế- kỹ thuật và môi trường.
- Tiêu chuẩn cơ sở: “Thiết kế,
thi công sử dụng vật liệu hỗn hợp tại chỗ (đất, đá, cuội sỏi) kết hợp với vật
liệu khác để xây dựng công trình đập dâng, đập đầu mối hồ chứa“ (được tổ chức
chủ trì ban hành áp dụng).
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
45.
|
Nghiên cứu giải pháp tiêu
thoát nước phù hợp cho khu vực ảnh hưởng vùng triều Bắc Bộ thích ứng với ảnh
hưởng của nước biển dâng và phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực
|
- Đánh giá thực trạng, xác định
nguyên nhân tình trạng ngập úng, khó tiêu thoát nước khu vực ảnh hưởng vùng
triều Bắc Bộ.
- Đề xuất được các giải pháp
phi công trình và công trình tiêu thoát nước phù hợp nhằm góp phần giảm thiểu
tác động do nước biển dâng và tình hình phát triển cơ sở hạ tầng đến sản xuất
và đời sống của nhân dân trong khu vực.
|
- Đánh giá làm rõ thực trạng,
nguyên nhân và các yếu tố tác động chính đến tình hình ngập úng, khó tiêu
thoát khu vực ảnh hưởng triều vùng Bắc Bộ (tập trung các tỉnh Ninh Bình,
Nam Định, Thái Bình và TP Hải Phòng).
- Bộ tiêu chí xác định loại
hình, ranh giới vùng tiêu và bản đồ ranh giới các vùng tiêu thoát nước, bao gồm:
ranh giới theo mức độ ảnh hưởng triều, theo giải pháp tiêu, theo mức độ khó
khăn trong tiêu thoát nước, theo mức độ thay đổi tăng giảm hệ số tiêu…. các
tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và TP Hải Phòng
- Các giải pháp tổng hợp (phi
công trình, công trình) tiêu thoát nước tổng thể cho toàn vùng và cho các loại
hình vùng tiêu đặc thù nhằm hỗ trợ công tác quản lý nhà nước (được các địa
phương chấp thuận áp dụng)
- Bộ công cụ bản đồ trực tuyến
có khả năng giám sát, cảnh báo tình hình ngập úng nhằm hỗ trợ công tác quản
lý ngập úng hàng năm trong khu vực ảnh hưởng triều vùng Bắc Bộ (bộ công cụ
trên nền tảng Webgis, được vận hành bởi đơn vị thực hiện, được chuẩn hóa và
có khả năng tích hợp vào Website của các cơ quan quản lý hoặc các địa
phương).
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng
bộ công cụ trực tuyến
- Bộ dữ liệu và bản đồ số hóa
với tỷ lệ thích hợp.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
46.
|
Nghiên cứu giải pháp ứng phó
với nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn trên lưu vực sông Đồng Nai trên cơ sở tối
ưu các yếu tố nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp và
các ngành kinh tế khác.
|
- Nhận diện, dự báo xu hướng
và phân vùng được nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn trên LVS Đồng Nai theo các cấp
độ tương ứng với kịch bản nguồn nước và khả năng đáp ứng của công trình thủy
lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp và một số ngành kinh tế khác.
- Đề xuất được giải pháp tích
hợp ứng phó với nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn trên LVS Đồng Nai trên cơ sở
tối ưu yếu tố nguồn nước, khả năng đáp ứng công trình thuỷ lợi, nhu cầu sử dụng
nước trong sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
|
- Báo cáo hiện trạng, phân
tích đánh giá về nguồn nước, sử dụng nước; dự báo xu hướng hạn hán và xâm nhập
mặn, phân vùng theo các cấp độ của LVS Đồng Nai.
- Giải pháp quản lý rủi ro và
ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn tổng hợp (phi công trình) trên LVS Đồng Nai
trên cơ sở tối ưu yếu tố nguồn nước, khả năng đáp ứng công trình thuỷ lợi,
nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác
(theo các kịch bản) có xét đến BĐKH và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Đề xuất các giải pháp công
trình thủy lợi tạo nguồn ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn theo các kịch bản,
khả thi về mặt kỹ thuật và nguồn lực đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên
LVS Đồng Nai (được địa phương chấp thuận áp dụng).
- CSDL WebGIS về dự báo nguồn
nước, nhu cầu sử dụng nước và tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên LVS Đồng
Nai.
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
47.
|
Nghiên cứu cơ sở khoa học và
đề xuất giải pháp kỹ thuật, công nghệ thủy lợi phù hợp với khả năng nguồn nước
cho các vùng đất dốc có tiềm năng sản xuất lớn khu vực Trung du miền núi phía
Bắc.
|
- Xác định được các giới hạn
về tiềm năng nguồn nước, khả năng tạo nguồn nước phục vụ sản xuất ở các vùng
đất dốc có tiềm năng lớn khu vực Trung du miền núi phía Bắc.
- Đề xuất được các giải pháp
kỹ thuật, công nghệ, mô hình thủy lợi thích hợp với đặc thù sản xuất trên các
vùng đất dốc có tiềm năng sản xuất lớn khu vực Trung du miền núi phía Bắc.
|
- Bản đồ, dữ liệu phân loại
xác định được đặc điểm, phạm vi các vùng, khu vực đất dốc có tiềm năng lớn về
phát triển sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao trong vùng
Trung du miền núi phía Bắc và phạm vi, khả năng phục vụ của nguồn nước, công
trình thủy lợi hiện có.
- Bộ tiêu chí và kết quả định
lượng xác định khả năng nguồn nước, khả năng tạo nguồn khai thác để có thể
phát triển tối đa tiềm năng sản xuất tại vùng đất dốc Trung du miền núi phía
Bắc, chú trọng vào các khu vực hiện tại thiếu nguồn nước, thiếu công trình thủy
lợi.
- Giải pháp thủy lợi tạo nguồn,
các công nghệ khai thác, lưu trữ, truyền dẫn nước, thuỷ lợi nội đồng phục vụ
sản xuất thích ứng với khả năng nguồn nước và đặc thù các vùng, khu vực đất dốc
có tiềm năng lớn về phát triển sản xuất (các giải pháp được địa phương chấp
thuận áp dụng).
- Các mô hình sản xuất nông
nghiệp tích hợp các giải pháp thủy lợi trên đất dốc phù hợp với điều kiện sản
xuất khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (dự kiến các đối tượng, vùng trồng
sản xuất tập trung: Cây có múi tại Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình; Cà phê
chè tại Điện Biên, Sơn La; Chè tại hầu hết các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc;
Xoài tại Sơn La).
- Áp dụng thử nghiệm 01-02 mô
hình bổ sung các giải pháp thuỷ lợi tại khu vực đã có các loại cây trồng (cây
lâu năm, cây hàng năm).
- Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật
các giải pháp thuỷ lợi, thiết kế các mô hình sản xuất điển hình (chuyển
giao cho địa phương ứng dụng).
|
2024-2026
|
Tuyển chọn
|
B
|
DỰ
ÁN SXTN
|
|
|
|
|
I
|
Trồng
trọt-BVTV
|
|
|
|
|
1.
|
Hoàn thiện quy trình và phát
triển sản xuất giống lúa thuần TQ112 tại các tỉnh phía Bắc
|
Khảo nghiệm, hoàn thiện quy
trình sản xuất và mở rộng diện tích sản xuất giống lúa thuần TQ112 (ngắn ngày,
chất lượng, gạo có mùi thơm) góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại các
tỉnh phía Bắc
|
- Giống lúa thuần chất lượng
cao TQ112 được công nhận lưu hành sản xuất cho các tỉnh phía Bắc.
- Quy trình nhân giống TQ112:
chọn lọc duy trì giống gốc, sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng,
sản xuất giống xác nhận (được công nhận cấp cơ sở).
- Quy trình kỹ thuật canh tác
giống thuần TQ112 được công nhận cấp cơ sở.
- Sản xuất 2,5 - 3,0 tấn hạt
giống siêu nguyên chủng, 80 tấn hạt giống nguyên chủng và 500 tấn hạt giống
xác nhận. Hạt giống được chuyển giao vào sản xuất.
- Điểm trình diễn sản xuất
lúa thương phẩm giống lúa TQ112, năng suất đạt 6,0 - 6,5 tấn/ha, hiệu quả
kinh tế tăng trên 10% so với sản xuất đại trà.
|
2024-2026
|
Giao trực tiếp Học viện Nông
nghiệp Việt Nam
|
2.
|
Hoàn thiện quy trình và phát
triển sản xuất giống ngô nếp ngọt VNUA28 tại các tỉnh phía Bắc
|
Khảo nghiệm, hoàn thiện các
quy trình công nghệ sản xuất giống ngô nếp ngọt VNUA28 góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất ngô thực phẩm tại các tỉnh phía Bắc.
|
- Giống ngô nếp ngọt VNUA28
được công nhận lưu hành sản xuất cho các tỉnh phía Bắc.
- Quy trình kỹ thuật sản xuất
hạt lai F1 cho giống ngô nếp ngọt VNUA28 đạt năng suất 1,5 - 1,7 tấn/ha được
công nhận cấp cơ sở.
- Quy trình canh tác giống
ngô nếp ngọt VNUA28 đạt năng suất trên 13 tấn/ha, được công nhận cấp cơ sở.
- Sản xuất 300 kg dòng mẹ; 50
kg dòng bố; 2,0 tấn hạt lai F1. Hạt giống được chuyển giao vào sản xuất.
- Điểm trình diễn sản xuất
ngô thương phẩm giống ngô nếp ngọt VNUA28 đạt năng suất trên 13 tấn/ha, hiệu
quả kinh tế tăng trên 10% so với sản xuất đại trà.
|
2024-2026
|
Giao trực tiếp Học viện Nông
nghiệp Việt Nam
|
3.
|
Hoàn thiện quy trình và phát
triển sản xuất 02 giống chè Vân Xương và MC2 tại các vùng trồng chè chính ở
Việt Nam.
|
Khảo nghiệm, hoàn thiện được
quy trình kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật thâm canh và chế biến chè Vân Xương
và MC2
|
- Tự công bố lưu hành giống
chè Vân Xương và MC2 cho các vùng trồng chè chính ở Việt Nam.
- 02 Quy trình nhân giống chè
Vân Xương và MC2 được công nhận cấp cơ sở; tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn
đạt trên 85%.
- 02 Quy trình trồng thâm
canh chè Vân Xương và MC2 được công nhận cấp cơ sở.
- Quy trình chế biến chè Vân
Xương và MC2 được công nhận cấp cơ sở được cơ sở chế biến áp dụng.
- Sản xuất 1.000.000 bầu chè
giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Cây giống được chuyển giao vào sản xuất.
|
2024-2026
|
Giao trực tiếp Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
|
II
|
Chăn
nuôi
|
|
|
|
|
4.
|
Sản xuất thử nghiệm giống gà lông
màu GLP15
|
Chọn lọc được đàn hạt nhân,
hoàn thiện quy trình chăn nuôi và sản xuất thử nghiệm thành công giống gà
lông màu GLP15
|
- Đàn gà GLP15 hạt nhân: số
lượng 350 con sinh sản (50♂ và 300 ♀); khối lượng cơ thể kết thúc 8 tuần tuổi
con trống ≥2.000g, con mái ≥1.500g; năng suất trứng ≥170 quả/mái/68 tuần tuổi;
tỷ lệ trứng giống ≥90%; tỷ lệ trứng có phôi ≥90%; đàn gà hạt nhân được công
nhận TBKT.
- 03 mô hình nuôi gà sinh sản:
quy mô 1.150 con sinh sản (150♂ và 1.000 ♀)/mô hình; khối lượng cơ thể lúc 20
tuần tuổi con trống ≥2.800g, con mái ≥2.400g; ≥165 quả/mái/68 tuần tuổi; tỷ lệ
trứng giống ≥90%; tỷ lệ trứng có phôi ≥90%; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ≤
2,9kg.
- 03 mô hình nuôi gà lai
thương phẩm MG15 và RG15: quy mô 3.000 con/mô hình; tỷ lệ nuôi sống ≥ 90%, khối
lượng cơ thể kết thúc 14 tuần tuổi đạt ≥1.800g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng ≤ 2,5kg.
- Quy trình chăn nuôi gà sinh
sản và gà thương phẩm.
|
2024-2026
|
Giao trực tiếp Viện Chăn nuôi
|
5.
|
Hoàn thiện quy trình chăn
nuôi lợn Hương
|
Quy trình nâng cao hiệu quả
chăn nuôi lợn Hương ≥10% so với quy trình chăn nuôi hiện nay
|
- Quy trình chăn nuôi lợn
Hương sinh sản và lợn Hương thương phẩm; quy trình được công nhận TBKT.
- 02 mô hình nuôi lợn hương
sinh sản: 60 nái/mô hình; năng suất sinh sản ≥16 con cai sữa/nái/năm, khối lượng
lợn cai sữa ≥4 kg/con (35-40 ngày tuổi).
- 02 mô hình nuôi lợn hương
thương phẩm: 200 con/mô hình; kết thúc 8 tháng tuổi khối lượng đạt ≥47 kg,
tăng khối lượng ≥225g/con/ngày; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤4,0 kg;
tỷ lệ móc hàm ≥75%, tỷ lệ nạc ≥42%.
|
2024-2026
|
Giao trực tiếp Viện Chăn nuôi
|
C
|
ĐỀ
TÀI KH&CN TIỀM NĂNG
|
|
|
|
I
|
Trồng
trọt-BVTV
|
|
|
|
1.
|
Nghiên cứu tạo vật liệu khởi
đầu phục vụ chọn tạo giống lúa lai hai dòng siêu cao sản ở Việt Nam
|
Chọn tạo được dòng bố, mẹ lúa
lai hai dòng có nhiều đặc điểm nông sinh học tốt, gen tương hợp rộng và khả
năng kết hợp cao phục vụ chọn tạo giống lúa lai hai dòng siêu cao sản ở Việt
Nam.
|
- 01 dòng mẹ (TGMS) có thời
gian sinh trưởng (125-130 ngày trong vụ Xuân, 100-105 ngày trong vụ Mùa), cây
bán lùn, cứng, lá xanh đậm, bông to, bất dục ổn định, có khả năng kết hợp
chung cao, năng suất nhân dòng 2,5-3,0 tấn/ha.
- 02 - 03 dòng bố (R) có thời
gian từ gieo đến trỗ tương đương với dòng mẹ, đường kính lóng gốc lớn (1,0
mm), nhiều đốt (10-12 đốt), thân đặc, lá lòng mo, xanh đậm, khối lượng 1000 hạt
xấp xỉ 30 gam, có gen tương hợp rộng, khả năng kết hợp cao, số lượng hạt phấn
hữu dục lớn (>300 hạt/bao phấn), chống chịu sâu bệnh tốt (rầy nâu, bạc lá,
đạo ôn điểm 3-5)
- Đánh giá khả năng kết hợp của
các dòng bố mẹ và tuyển chọn được tổ hợp lúa lai hai dòng triển vọng có thời
gian sinh trưởng (125-130 ngày trong vụ Xuân, 100-105 ngày trong vụ Mùa),
năng suất tiềm năng đạt 11 - 12 tấn/ha/vụ, chất lượng gạo khá, nhiễm nhẹ sâu
bệnh.
- 01 bài báo được công bố.
|
2024-2026
|
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
|
2.
|
Nghiên cứu tạo chọn dòng lúa
màu chất lượng cho các tỉnh phía Nam.
|
Chọn tạo được các dòng lúa
màu chất lượng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và chỉ số chuyển hóa đường
thấp làm vật liệu phục vụ chọn tạo giống lúa mầu ở các tỉnh phía Nam.
|
- Báo cáo đánh giá nguồn vật
liệu giống lúa có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và chỉ số chuyển hóa đường
thấp (30 giống).
- 02 - 03 dòng lúa mầu chất
lượng triển vọng: có TGST 90-110 ngày, năng suất 5-7 tấn/ha trong vụ Đông
Xuân, hàm lượng anthocyanin cao ≥ 50 mg/kg đối với gạo đỏ, tím và ≥ 200 mg/kg
đối với gạo đen, chỉ số chuyển hóa đường thấp (GI < 55).
- 01 bài báo được công bố.
|
2024-2025
|
Giao trực tiếp Viện KHKT Nông
nghiệp miền Nam
|
3.
|
Nghiên cứu tạo dòng đậu tương
có năng suất cao, chín tập trung thích hợp cho vùng Bắc Trung Bộ.
|
Tạo được dòng đậu tương có
năng suất cao, chín tập trung phục vụ cơ giới hóa sản xuất đậu tương tại các
tỉnh Bắc Trung Bộ
|
- 02 - 03 dòng đậu tương triển
vọng có năng suất > 2,5 tấn/ha, có khả năng chín tập trung phù hợp cho các
tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
- Kỹ thuật canh tác cho dòng
đậu tương triển vọng.
- 01 bài báo được công bố.
|
2024-2026
|
Giao trực tiếp Viện KHKT Nông
nghiệp Bắc Trung Bộ.
|
4.
|
Nghiên cứu tạo mồi pheromone
và biện pháp sử dụng bẫy pheromone trong phòng chống bọ hà gây hại khoai lang
|
Xác định được công thức tạo mồi
pheromone và xây dựng biện pháp sử dụng bẫy pheromone đặc hiệu trong quản lý
tổng hợp bọ hà gây hại trên khoai lang đạt hiệu quả cao, an toàn với con người
và môi trường, tạo ra sản phẩm khoai lang đáp ứng yêu cầu phục vụ xuất khẩu.
|
- 01 báo cáo về công thức tạo
mồi, mồi pheromon, bẫy pheromone đặc hiệu cho bọ hà gây hại khoai lang và
phương pháp sử dụng bẫy pheromone.
- 01 báo cáo kết quả sử dụng
bẫy pheromone quản lý bọ hà hại khoai lang ngoài sản xuất.
- 01 bài báo khoa học.
|
2024-2025
|
Giao trực tiếp Học viện Nông
nghiệp Việt Nam
|
5.
|
Nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái và biện pháp quản lý tổng hợp rệp muội (Pentalonia spp.) hại
chuối.
|
Xác định đặc điểm sinh vật học,
sinh thái học và đề xuất một số biện pháp phòng trừ loài rệp muội gây hại
chính.
|
- Báo cáo thành phần và loài
rệp muội gây hại chính trên cây chuối.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu
đặc điểm sinh học, sinh thái rệp muội gây hại chính trên cây chuối.
- Đề xuất một số biện pháp
phòng trừ có hiệu quả rệp muội gây hại chính trên cây chuối.
- 01 bài báo khoa học.
|
2024-2025
|
Giao trực tiếp Học viện Nông
nghiệp Việt Nam
|
6.
|
Đánh giá khả năng diệt trừ ruồi
đục quả (Bactrocera dorsalis) gây hại trên bưởi bằng biện pháp xử lý
hơi nước nóng.
|
Xác định được ngưỡng nhiệt độ
và thời gian xử lý đảm bảo diệt trừ ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis)
trên bưởi và không ảnh hưởng đến chất lượng quả phục vụ xuất khẩu.
|
- Báo cáo kết quả xác định các
thông số xử lý nhiệt diệt trừ 100% ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis)
trên bưởi và đảm bảo chất lượng xuất khẩu.
- 01 bài báo khoa học.
|
2024-2025
|
Giao trực tiếp TT Kiểm dịch
thực vật sau nhập khẩu II-Cục Bảo vệ Thực vật
|
7.
|
Nghiên cứu biện pháp quản lý
tổng hợp bọ vòi voi hại hoa na.
|
Xác định được đặc điểm sinh học,
sinh thái, quy luật phát sinh gây hại và đề xuất được một số biện pháp phòng
chống bọ vòi voi hại na.
|
- Bộ mẫu triệu chứng và tác hại
của bọ vòi voi hại na.
- Báo cáo xác định tên khoa học,
đặc điểm sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh gây hại của bọ vòi voi hại
na.
- Đề xuất một số biện pháp
phòng trừ có hiệu quả bọ vòi voi hại na.
- 01 bài báo khoa học.
|
2024-2025
|
Viện Bảo vệ Thực vật
|
8.
|
Nghiên cứu giải pháp sinh học
để phòng trừ mọt đục quả cà phê nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của hạt
cà phê vối tại Tây Nguyên
|
Giảm tác hại của mọt đục quả
cà phê và nâng cao năng suất và chất lượng của hạt cà phê vối tại Tây Nguyên
|
- Chọn lọc và đánh giá 1-2
loài nấm đối kháng bản địa có khả năng ký sinh mọt đục quả cà phê trong phòng
thí nghiệm.
- Định danh được 01-02 loài của
các chủng nấm được chọn lọc bằng hình thái và công nghệ sinh học.
- Báo cáo bước đầu về đánh
giá hiệu quả phòng trừ sinh học mọt đục quả cà phê.
- 01 bài báo khoa học
|
2024-2026
|
Giao trực tiếp Viện Khoa học
kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên
|
9.
|
Nghiên cứu hiện trạng và xác
định tác nhân gây hại của bệnh xì mủ, thối rễ trên cây sơn ta (Rhus
succedanea L).
|
Xác định hiện trạng và tác
nhân gây hại để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng biện pháp trừ bệnh xì mủ,
thối rễ trên cây sơn ta (Rhus succedanea L).
|
- 01 Báo cáo đánh giá tình
hình và đặc điểm gây hại của các bệnh xì mủ, thối rễ trên cây sơn ta.
- Xác định được các loài vi
sinh vật gây các bệnh xì mủ, thối rễ trên cây sơn ta.
- Đề xuất một số biện pháp
phòng trừ có hiệu quả bệnh xì mủ, thối rễ trên cây sơ ta.
- 01 bài báo khoa học đăng
trên tạp chí trong nước.
|
2024-2026
|
Giao trực tiếp Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
|
II
|
Chăn
nuôi, Thú y
|
|
|
|
|
10.
|
Nghiên cứu khả năng sản xuất
của con lai giữa gà Tai đỏ với gà Ri và gà Mía
|
Bước đầu đánh giá được khả
năng sản xuất của con lai nuôi thương phẩm giữa gà tai đỏ với gà Ri và gà
Mía.
|
- Con lai giữa gà Tai đỏ với
gà Ri: số lượng 500 con; tỷ lệ nuôi sống ≥90%; kết thúc 16 tuần tuổi khối lượng
đạt ≥900g; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤4,5kg.
- Con lai giữa gà Tai đỏ với
gà Mía: số lượng 500 con; tỷ lệ nuôi sống ≥90%; kết thúc 16 tuần tuổi khối lượng
đạt ≥1.000g; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤4,3kg.
|
2024-2025
|
Giao trực tiếp Viện Chăn nuôi
|
11.
|
Nghiên cứu đặc tính sinh học
chủng vi khuẩn Gallibacterium anatis phân lập được trên gà bệnh và chọn
lọc một số chủng có tiềm năng phục vụ nghiên cứu phát triển vắc-xin
|
- Phân lập và xác định được đặc
tính sinh học chủng vi khuẩn Gallibacterium anatis phân lập được trên
gà bệnh.
- Chọn lọc được chủng có tiềm
năng phục vụ nghiên cứu phát triển vắc-xin.
|
- 02-03 chủng vi khuẩn Gallibacterium
anatis có tiềm năng phục vụ nghiên cứu phát triển vắc-xin.
- Báo cáo đặc tính sinh học,
đặc tính sinh học phân tử của các chủng vi khuẩn Gallibacterium anatis
phân lập được trên gà có tiềm năng phục vụ nghiên cứu phát triển vắc-xin.
- Quy trình phân lập vi khuẩn
Gallibacterium anatis gây bệnh trên gà.
- Quy trình nuôi giữ, bảo quản
giống vi khuẩn Gallibacterium anatis.
|
2024-2025
|
Giao trực tiếp HVNNVN
|
III
|
Cơ
điện và CNSTH
|
|
|
|
12.
|
Nghiên cứu công nghệ tạo tấm
film tự giải phóng khí SO2 ứng dụng trong bảo quản quả vải, nhãn
phục vụ xuất khẩu.
|
Xây dựng được quy trình công
nghệ chế tạo ra tấm film tự giải phóng khí SO2, đảm bảo kiểm soát
được nồng độ và thời gian giải phóng khí SO2 yêu cầu công nghệ bảo
quản quả vải và nhãn.
|
- 01 quy trình công nghệ chế
tạo ra tấm film tự giải phóng khí SO2 từ nguồn nguyên liệu phổ biến
tại Việt Nam với chi, giá thành thấp hơn 40% so với nhập khẩu.
- 01 Báo cáo đánh giá thử
nghiệm khả năng giải phóng khí SO2 của tấm film khảo nghiệm trên 2
đối tượng (quả vải và quả nhãn).
- 500 tấm film thân thiện với
môi trường có kích thước (200x300), có khả năng giải phóng khí SO2
ở điều kiện độ ẩm môi trường 80 - 92%, định lượng được khối lượng SO2/tấm.
- 200 kg quả vải thiều quy
cách đóng gói 5 kg/thùng ứng dụng tấm film giải phóng khí SO2, đảm
bảo duy trì được chất lượng cảm quan, dinh dưỡng với mức dư lượng SO2 <
10ppm, thời gian bảo quản tối thiểu 30 ngày.
- 200 kg nhãn quy cách đóng
gói 5 kg/thùng ứng dụng tấm film giải phóng khí SO2, đảm bảo duy trì được chất
lượng cảm quan, dinh dưỡng với mức dư lượng SO2 < 10 ppm, thời gian bảo quản
tối thiểu 30 ngày.
|
18 tháng
|
Giao trực tiếp Phân Viện
CĐNN&C NSTH tại TPHCM
|
IV
|
Lâm
nghiệp
|
|
|
|
|
13.
|
Nghiên cứu chọn giống Lim
xanh (Erythrophloeum fordii Oliv) phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ lớn tại
vùng Đông Bắc Bộ.
|
- Chọn được nguồn giống (cây
trội) Lim xanh có triển vọng và thiết lập được 01 mô hình khảo nghiệm giống
cho vùng Đông Bắc Bộ, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Xác định được kỹ thuật nhân
giống Lim xanh từ hạt.
|
- 100 cây trội của ít nhất 6
xuất xứ được tuyển chọn.
- 2,0ha khảo nghiệm xuất xứ kết
hợp khảo nghiệm hậu thế và làm vườn giống tại vùng Đông Bắc.
- 01 Hướng dẫn kỹ thuật nhân
giống hữu tính Lim xanh.
- 01 bài báo trên tạp chí
chuyên ngành.
|
2024-2026;
|
Giao trực tiếp Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam
|
14.
|
Nghiên cứu ứng dụng vi nấm nội
sinh trong phòng trừ sinh học một số loài nấm bệnh gây hại keo lai, bạch đàn
lai và Thông đuôi ngựa ở Việt Nam
|
Tuyển chọn được các chủng nấm
nội sinh có hoạt tính kháng nấm gây bệnh keo lai, bạch đàn lai và Thông đuôi
ngựa làm cơ sở để sản xuất chế phẩm vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
|
- 01 báo cáo chi tiết kết quả
phân lập và tuyển chọn các chủng nấm nội sinh có hoạt tính kháng nấm gây bệnh
hại keo lai, bạch đàn lai và Thông đuôi ngựa.
- 02 chủng nấm nội sinh có hoạt
tính kháng nấm Ceratocystis manginecans gây bệnh chết héo keo lai.
- 02 chủng nấm nội sinh có hoạt
tính kháng nấm Cryptosporiopsis eucalypti gây bệnh hại cây bạch đàn
lai.
- 02 chủng nấm nội sinh có hoạt
tính kháng nấm Fusarium oxysporum gây bệnh hại cây Thông đuôi ngựa.
- 01 báo cáo chi tiết đánh
giá hiệu quả ức chế nấm gây bệnh trên cây con keo lai, bạch đàn lai và Thông
đuôi ngựa và tiềm năng phát triển sản xuất chế phẩm vi sinh vật, thuốc bảo vệ
thực vật sinh học từ các chủng nấm nội sinh tuyển chọn được.
|
2024 - 2025
|
Giao trực tiếp Trung tâm
Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
|
15.
|
Nghiên cứu thí điểm ứng dụng
GIS và công nghệ viễn thám để hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản xuất cà phê
không gây mất rừng tại Đắk Nông đáp ứng quy định mới của Ủy ban Châu Âu (EU)
|
Góp phần hỗ trợ truy xuất nguồn
gốc của một số sản phẩm cà phê xuất khẩu không gây mất rừng theo quy định mới
của EU.
|
- 01 Báo cáo kết quả xác định
các khu vực sản xuất cà phê không gây mất rừng bằng tư liệu viễn thám và GIS
tại các thời điểm trong quá khứ (trước và sau ngày 30/12/2020) và hiện tại của
huyện Đak G’Long tỉnh Đắk Nông.
- 01 bộ cơ sở dữ liệu không
gian và bản đồ số và bản đồ giấy (tỉ lệ 1/50.000) về khu vực sản xuất cà phê
không gây mất rừng ở các thời điểm trong quá khứ (trước và sau ngày
30/12/2020) và hiện tại của huyện Đak G’Long tỉnh Đắk Nông.
- 01 quy trình giám sát chuỗi
hành trình sản phẩm cà phê không gây mất rừng bằng dữ liệu không gian, theo
thời gian thực gắn với mã số vùng trồng (nếu có).
- 01 phần mềm hỗ trợ truy xuất
nguồn gốc cà phê không gây mất rừng theo chuỗi thời gian thực bằng công nghệ
viễn thám và GIS ở huyện Đak G’Long tỉnh Đắk Nông và bản hướng dẫn sử dụng
kèm theo (phần mềm sử dụng tư liệu ảnh viễn thám mở miễn phí để theo dõi,
kiểm tra các khu vực trồng cà phê trên đất rừng hoặc không gây mất rừng cả thời
điểm trong quá khứ và hiện tại; phần mềm cho phép cập nhật và bổ sung cơ sở dữ
liệu, bản đồ để mở rộng các trường cơ sở dữ liệu khác; phần mềm cung cấp mã
API cho phép mở rộng và chia sẻ cơ sở dữ liệu cho các phần mềm khác khai thác
thông tin; phần mềm được xây dựng cho cả nền tảng website và nền tảng di động).
- 01 Kỹ sư ngành quản lý tài
nguyên rừng được tham gia hỗ trợ đạo tạo.
- 01 bài báo có liên quan
trên các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín trong nước.
|
2024 - 6/2025
|
Giao trực tiếp Trường Đại học
Lâm nghiệp
|
16.
|
Nghiên cứu thực trạng và đề
xuất giải pháp tổng hợp phục hồi, nâng cao chất lượng rừng ngập mặn vùng ven
biển Bắc bộ theo hướng đa dụng và bền vững
|
Đề xuất được các giải pháp tổng
hợp nhằm hướng tới quản lý, sử dụng đa mục đích, đa giá trị và bền vững hệ
sinh thái rừng ngập trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng ven biển Bắc bộ.
|
- 01 báo cáo rà soát, đánh
giá được hiện trạng, các yếu tố tác động đến hệ sinh thái rừng ngập mặn tại
vùng ven biển Bắc Bộ.
- 01 báo cáo đánh giá được hệ
thống các biện pháp kỹ thuật và các mô hình quản lý tổng hợp rừng ngập mặn
vùng Bắc Bộ theo hướng đa dụng và bền vững (mô hình RNM kết hợp: nuôi trồng
và khai thác thủy sản, kết hợp du lịch, kết hợp nuôi ong, vv….).
- 01 báo cáo đánh giá được thực
trạng cơ chế, chính sách áp dụng đối với rừng ngập mặn tại vùng ven biển Bắc
Bộ (thực trạng, hiệu quả, tồn tại, tác động...).
- Đề xuất các giải pháp tổng
hợp phục hồi, nâng cao chất lượng các hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng Bắc Bộ
trên cơ sở phân cấp mức độ ưu tiên phục hồi của các hệ sinh thái ngập mặn
khác nhau.
- 01 mô hình quản lý tổng hợp
rừng ngập mặn vùng Bắc Bộ theo hướng đa dụng và bền vững được đề xuất áp dụng.
|
2024-2025
|
Giao trực tiếp Trường Đại học
Lâm nghiệp
|
V
|
Thủy
sản
|
|
|
|
|
17.
|
Nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống
của cá Chiên Bagarius rutilus (Ng & Kottelat, 2000) ương từ cá
hương lên cá giống
|
Nâng cao tỷ lệ sống của cá
Chiên giai đoạn cá hương lên cá giống (cỡ 8-10 cm/con)
|
- Báo cáo kết quả xác định
nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá Chiên giai đoạn cá hương lên cá
giống (cỡ 8-10 cm/con).
- Một số giải pháp nâng cao tỷ
lệ sống cá Chiên giai đoạn cá hương lên cá giống (cỡ 8-10 cm/con).
|
2024-2025
|
Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu NTTS I
|
18.
|
Thử nghiệm công nghệ nuôi cấy
tế bào trần sản xuất giống rong cải biển (Ulva spp) tại Việt Nam
|
Ứng dụng được công nghệ nuôi
cấy tế bào trần trong sản xuất giống rong cải biển (Ulva) tại Việt Nam
|
- Quy trình công nghệ nuôi cấy
tế bào trần rong cải biển (Ulva) trong điều kiện phòng thí nghiệm và thử nghiệm
nhân sinh khối quy mô pilot.
- 3000 cây giống rong cải biển
> 2cm/cây giống được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy tế bào trần.
- Báo cáo kết quả trồng rong cải
biển từ giống được tạo ra từ công nghệ nuôi cấy tế bào trần.
|
2024-2025
|
Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu
Hải sản
|
19.
|
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất
giống cá dứa vây xanh (Pangasius elongatus Pouyau, Gustiano &
Teugels, 2002)
|
Phát triển sản xuất giống nhân
tạo cá dứa vây xanh nhằm đa dạng đối tượng nuôi thủy sản ở ĐBSCL
|
- Báo cáo kết quả sinh sản
nhân tạo cá dứa vây xanh: Tỷ lệ thành thục ≥ 60%, tỷ lệ thụ tinh ≥ 60%, tỷ lệ
nở ≥ 60% .
- 10.000 con cá giống, kích cỡ
3 - 5 cm/con.
- Báo cáo kết quả thăm dò nuôi
thương phẩm trong điều kiện sản xuất.
- Đàn cá hậu bị: 1.000 con,
khối lượng trung bình trên > 500 g/con.
|
2024 - 6/2025
|
Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu
NTTS II
|
20.
|
Nghiên cứu thăm dò khả năng
sinh sản của cá Mú Úc (Maccullochela peelii peelii)
|
Xác định được đặc điểm sinh học
sinh sản và bước đầu cho sinh sản được cá Mú Úc
|
- Báo cáo xác định đặc điểm
sinh học sinh sản của cá Mú Úc.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu
thăm dò sinh sản và ương giống cá Mú Úc.
- 50 cặp cá bố mẹ thành thục
sinh dục.
|
2024-2025
|
Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu
NTTS III
|
VI
|
Thủy
lợi - Phòng chống thiên tai
|
|
|
|
21.
|
Nghiên cứu ứng dụng dữ liệu
viễn thám và mô hình thuỷ văn sinh thái trong mô phỏng, đánh giá ảnh hưởng của
các kịch bản cấp nước, hình thức tưới tiết kiệm và diễn biến khí hậu đến năng
suất lúa.
|
- Cơ sở khoa học, khả năng ứng
dụng dữ liệu viễn thám và mô hình thuỷ văn sinh thái trong tính toán năng suất
lúa.
- Ứng dụng được dữ liệu viễn
thám và mô hình thuỷ văn sinh thái trong mô phỏng, đánh giá ảnh hưởng của các
kịch bản cấp nước, hình thức tưới tiết kiệm và diễn biến khí hậu đến năng suất
lúa.
|
- Báo cáo cơ sở khoa học, khả
năng ứng dụng dữ liệu viễn thám và mô hình thuỷ văn sinh thái trong tính toán
năng suất lúa.
- Công cụ ứng dụng dữ liệu viễn
thám và mô hình thuỷ văn sinh thái trong tính toán năng suất lúa.
- Ứng dụng dữ liệu viễn thám
và mô hình thuỷ văn sinh thái trong mô phỏng, đánh giá ảnh hưởng của các kịch
bản cấp nước, hình thức tưới tiết kiệm và diễn biến khí hậu đến năng suất lúa
cho vùng nghiên cứu điển hình.
- 01 bài báo khoa học đăng
trên tạp chí khoa học công nghệ chuyên ngành.
|
2024-2025
|
Giao Viện Quy hoạch Thủy lợi
|