Xin chúc mừng thành viên đã đăng ký sử dụng thành công www.thuvienphapluat.vn
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giúp thành viên tìm kiếm văn bản chính xác, nhanh chóng theo nhu cầu và cung cấp nhiều tiện ích, tính năng hiệu quả:
1. Tra cứu và xem trực tiếp hơn 437.000 Văn bản luật, Công văn, hơn 200.000 Bản án Online;
2. Tải về đa dạng văn bản gốc, văn bản file PDF/Word, văn bản Tiếng Anh, bản án, án lệ Tiếng Anh;
3. Các nội dung của văn bản này được văn bản khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc; các quan hệ của các văn bản thông qua tiện ích Lược đồ và nhiều tiện ích khác;
4. Được hỗ trợ pháp lý sơ bộ qua Điện thoại, Email và Zalo nhanh chóng;
5. Nhận thông báo văn bản mới qua Email để cập nhật các thông tin, văn bản về pháp luật một cách nhanh chóng và chính xác nhất;
6. Trang cá nhân: Quản lý thông tin cá nhân và cài đặt lưu trữ văn bản quan tâm theo nhu cầu.
Xem thông tin chi tiết về gói dịch vụ và báo giá: Tại đây.
Xem thêm Sơ đồ website THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Tên truy cập hoặc Email:
Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
E-mail:
Sử dụng tài khoản LawNet
Email nhận thông báo:
Email nhận thông báo:
Quý khách chưa đăng nhập, vui lòng Đăng nhập để trải nghiệm những tiện ích miễn phí.
Xin chào Quý khách hàng -!
Mời Bạn trải nghiệm những tiện ích MIỄN PHÍ nổi bật trên www.thuvienphapluat.vn:
Bỏ qua | Bắt đầu xem hướng dẫn Đăng nhập để xem hướng dẫn |
Quý khách chưa đăng nhập, vui lòng Đăng nhập để trải nghiệm những tiện ích có phí.
Xin chào Quý khách hàng -!
Mời Bạn trải nghiệm những tiện ích CÓ PHÍ khi xem văn bản trên www.thuvienphapluat.vn:
Bỏ qua | Bắt đầu xem hướng dẫn Đăng nhập để xem hướng dẫn |
Xin chào Quý khách hàng -!
Để trải nghiệm lại nội dung hướng dẫn tiện ích, Bạn vui lòng vào Trang Hướng dẫn sử dụng.
Bên cạnh những tiện ích vừa giới thiệu, Bạn có thể xem thêm Video/Bài viết hướng dẫn sử dụng để biết cách tra cứu, sử dụng toàn bộ các tính năng, tiện ích trên website.
Ngoài ra, Bạn có thể nhấn vào đây để trải nghiệm MIỄN PHÍ các tiện ích khi xem văn bản dành cho thành viên CÓ PHÍ.
👉 Xem thông tin chi tiết về gói dịch vụ và báo giá: Tại đây.
👉 Xem thêm Sơ đồ website THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Cảm ơn Bạn đã quan tâm và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Trân trọng,
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
+ Lưu giữ văn bản này vào "Văn bản của tôi"
+ Có thể quản lý trong Menu chức năng Cá nhân
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2021/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2021 |
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về quản lý và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Điều 2. Mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
1. Hình thành và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên; góp phần phát hiện và bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ tài năng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao.
2. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm hình thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp góp phần tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Điều 3. Yêu cầu về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
1. Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên.
2. Phù hợp với mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo mà sinh viên đang theo học; phù hợp với định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học.
3. Kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, có tính mới, tính sáng tạo và góp phần ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn.
4. Phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động khoa học và công nghệ.
Điều 4. Kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được huy động từ các nguồn sau:
1. Nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo dục đại học;
2. Các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
3. Các nguồn khác theo quy định.
QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Điều 5. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
1. Kế hoạch, nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được thể hiện trong kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ hằng năm và dài hạn của cơ sở giáo dục đại học.
2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên bao gồm:
a) Tổ chức triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên;
b) Tổ chức các hoạt động hỗ trợ kiến thức, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho sinh viên;
c) Tổ chức hội nghị, hội thảo và các diễn đàn khoa học; các cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho sinh viên. Hướng dẫn, khuyến khích sinh viên tham gia các giải thưởng, triển lãm khoa học và công nghệ, các cuộc thi, các diễn đàn học thuật trong và ngoài nước dành cho sinh viên;
d) Tổ chức các hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ nhằm nâng cao nhận thức đạo đức nghiên cứu, kiến thức về sở hữu trí tuệ cho sinh viên; giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
đ) Khen thưởng và đề xuất khen thưởng, biểu dương sinh viên, tập thể sinh viên và người hướng dẫn có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học; tôn vinh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên;
e) Các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ khác của sinh viên theo quy định hiện hành.
Điều 6. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
1. Sinh viên đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học theo kế hoạch của cơ sở giáo dục đại học.
2. Sinh viên thực hiện đề tài sau khi được phê duyệt. Mỗi đề tài do 01 sinh viên chịu trách nhiệm chính và các sinh viên khác cùng tham gia, số lượng sinh viên tham gia thực hiện do cơ sở giáo dục đại học quy định.
3. Thời gian thực hiện đề tài theo kế hoạch của cơ sở giáo dục đại học.
Điều 7. Tổ chức hội nghị khoa học và công nghệ cho sinh viên
Hằng năm, cơ sở giáo dục đại học tổ chức hội nghị khoa học cho sinh viên nhằm mục đích:
1. Đánh giá kết quả và định hướng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của sinh viên.
2. Tôn vinh các kết quả nghiên cứu nổi bật của sinh viên; chia sẻ các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên.
3. Công bố và trao giải thưởng cho các tập thể, cá nhân có kết quả nghiên cứu, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp tiêu biểu, xuất sắc.
Điều 8. Giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên
Cơ sở giáo dục đại học tổ chức giới thiệu kết quả nghiên cứu, các sản phẩm khoa học và công nghệ tiêu biểu, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các nhà đầu tư nhằm kêu gọi sự đầu tư, hợp tác hướng tới triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, hỗ trợ sinh viên hình thành các dự án khởi nghiệp.
Điều 9. Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ của sinh viên
1. Xuất bản các tập san, thông báo khoa học, kỷ yếu hội nghị, hội thảo công bố kết quả đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên và các loại hình khác đúng quy định của pháp luật.
2. Quản lý, lưu giữ và tổ chức khai thác hiệu quả, đúng quy định các kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên.
3. Công bố các kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên theo quy định hiện hành; đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 10. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học
1. Ban hành văn bản quy định về tổ chức và hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, bao gồm các nội dung:
a) Quy trình đề xuất, xét duyệt, tổ chức thực hiện, đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên;
b) Quy định khen thưởng sinh viên, tập thể sinh viên và người hướng dẫn có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học; tôn vinh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên;
c) Quy định các hình thức xử lý đối với sinh viên và người hướng dẫn có hành vi vi phạm các quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên theo quy định hiện hành;
d) Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên, người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học và các tổ chức, cá nhân liên quan;
đ) Quy định các nội dung khác liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.
2. Ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch về hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm, dài hạn của sinh viên đảm bảo phù hợp với mục tiêu, định hướng của cơ sở giáo dục đại học và các quy định hiện hành.
3. Ban hành quy định về kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong quy chế tài chính của cơ sở giáo dục đại học đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.
Điều 11. Trách nhiệm và quyền của người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học
1. Người hướng dẫn có trách nhiệm tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài được phân công hướng dẫn, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc về đạo đức nghiên cứu và các quy định hiện hành.
2. Người hướng dẫn được tính giờ nghiên cứu khoa học, được hưởng mức thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học sau khi hoàn thành việc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.
3. Người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học có kết quả xuất sắc, đạt các giải thưởng khoa học và công nghệ trong và ngoài nước hoặc các kết quả nghiên cứu được áp dụng, triển khai mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội được ưu tiên trong việc xét chọn danh hiệu thi đua các cấp và các hình thức khen thưởng khác.
Điều 12. Trách nhiệm và quyền của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học
1. Trách nhiệm của sinh viên:
a) Thực hiện các nghiên cứu khoa học một cách trung thực, nghiêm túc;
b) Chịu trách nhiệm thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên; tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, diễn đàn, các hoạt động khoa học và công nghệ khác trong các cơ sở giáo dục đại học;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, hoạt động khoa học và công nghệ và các quy định khác của pháp luật hiện hành.
2. Quyền của sinh viên:
a) Được đề xuất, đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;
b) Được tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị sẵn có của cơ sở giáo dục đại học để thực hiện hoạt động nghiên cứu;
c) Được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học theo định mức quy định của cơ sở giáo dục đại học;
d) Được công bố, hỗ trợ công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu, các ấn phẩm khoa học và công nghệ khác trong và ngoài nước theo quy định;
đ) Được hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu theo quy định hiện hành;
e) Được xem xét ưu tiên cộng điểm học tập, điểm rèn luyện; ưu tiên xét cấp học bổng và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của cơ sở giáo dục đại học;
g) Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định.
Điều 13. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Sinh viên, người hướng dẫn sinh viên và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được khen thưởng, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Tập thể, cá nhân vi phạm các quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, tùy theo mức độ sai phạm phải chịu hình thức xử lý, kỷ luật theo quy định của cơ sở giáo dục đại học và các quy định hiện hành.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2021.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
Tài khoản hiện đã đủ người dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.