Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 28/KH-UBND 2019 hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi Nam Định

Số hiệu: 28/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định Người ký: Nguyễn Phùng Hoan
Ngày ban hành: 28/02/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/KH-UBND

Nam Định, ngày 28 tháng 02 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ KHẨN CẤP VỚI BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Thực hiện Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam; Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chủ động ngăn chặn, giám sát phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào tỉnh Nam Định thông qua kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, nghi nhập lậu; khách du lịch, phương tiện đi lại và phương tiện vận chuyển đến từ các vùng đã, đang có dịch bệnh vào tỉnh.

- Chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để xử lý triệt để, không để lây lan ra diện rộng. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường do bệnh này gây ra.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tình huống 1: Khi chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Nam Định

1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các cấp. Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong Ban chỉ đạo theo từng lĩnh vực chuyên môn và phân công phụ trách địa bàn cụ thể. Thành viên Ban chỉ đạo bám sát địa bàn, chỉ đạo chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch; cập nhật tình hình, kết quả thực hiện, hàng tuần báo cáo thường trực Ban chỉ đạo.

- Tùy tình hình diễn biến của dịch bệnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp quyết định tần suất họp giao ban định kỳ và đột xuất để chỉ đạo, điều hành các hoạt động và triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- UBND các cấp ban hành các văn bản chỉ đạo theo chỉ đạo của cấp trên và sát với tình hình thực tế của địa phương; khẩn trương phê duyệt kế hoạch ứng phó khẩn cấp ngăn chặn xâm nhiễm virus Dịch tả lợn Châu Phi vào địa phương; tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung của kế hoạch đã được phê duyệt.

- Thành lập các đoàn công tác các cấp để kiểm tra, đôn đốc tuyến cơ sở khẩn trương triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch.

- UBND các xã, thị trấn chủ động xây dựng phương án sẵn sàng xử lý khi dịch xảy ra trên địa bàn về nhân lực, vật tư, hóa chất, dụng cụ, địa điểm tiêu hủy lợn...

1.2. Thông tin, tuyên truyền

- Thường xuyên cập nhật tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch.

- Tổ chức các hoạt động tập huấn, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến người chăn nuôi, thú y cơ sở và toàn dân về cách nhận biết bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, tác hại của bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch. Nội dung thông tin tuyên truyền cần đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và tránh hiểu lầm, gây hoang mang trong xã hội.

1.3. Công tác kỹ thuật

1.3.1. Về kiểm soát vận chuyển

- Tùy tình hình diễn biến của dịch bệnh ở các tỉnh lân cận, UBND các cấp quyết định thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời đầu mối giao thông, các Đội kiểm dịch lưu động để kiểm soát, ngăn chặn, xử lý những trường hợp vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm của lợn vào hoặc đi qua địa bàn theo quy định.

- Tăng cường kiểm tra, yêu cầu các chủ bến phà, đò ngang, chủ các phương tiện vận chuyển ký cam kết không vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn không có giấy chứng nhận kiểm dịch nhất là các địa phương giáp ranh với tỉnh đang có dịch. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật vào tỉnh.

- Tổ chức tiêu hủy đúng quy trình kỹ thuật đối với lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, lợn ốm, chết vận chuyển vào địa phương.

1.3.2. Về quản lý chăn nuôi và an toàn sinh học, vệ sinh thú y

- Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.

- Định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại khu vực chăn nuôi, chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; hàng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi.

1.3.3. Về chủ động giám sát, cảnh báo dịch bệnh

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ cơ sở chăn nuôi trong việc khai báo khi phát hiện lợn ốm chết không rõ nguyên nhân; giao trách nhiệm cho trưởng thú y cơ sở, chính quyền thôn, xóm nắm bắt tình hình chăn nuôi, dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi, phát hiện và thực hiện báo cáo ngay với UBND cấp xã và cơ quan chuyên môn; khuyến khích, nêu cao vai trò trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc giám sát, phát hiện, tố giác những trường hợp giấu dịch, buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, không rõ nguồn gốc.

- Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đối lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, vận chuyển trái phép vào Tỉnh; lợn bị bệnh, nghi bị bệnh tại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ hoặc trong quá trình vận chuyển; các sản phẩm thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích, lạp sườn nhập vào Tỉnh,... khi phát hiện mẫu dương tính phải tổ chức xử lý theo quy định.

- Hàng tháng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức giám sát bệnh Dịch tả lợn Châu Phi ở các vùng có nguy cơ cao (chợ, cơ sở giết mổ lợn, nơi tập trung lợn, nơi có mật độ chăn nuôi lợn cao).

2. Tình huống 2: Khi phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Nam Định

2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành và thông tin tuyên truyền

- Tổ chức triển khai các nội dung giải pháp như trong tình huống 1 nhưng mức độ và tần suất cao hơn.

- Xác định công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm của các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị. Tập trung mọi nguồn lực để ngăn chặn, bao vây khống chế, xử lý nhanh gọn, dứt điểm, không để dịch lây lan ra diện rộng. Nơi nào chủ quan, lơ là để dịch bệnh dây dưa kéo dài thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

- Tăng cường trách nhiệm của UBND, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp, nhất là trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã, trưởng thôn, xóm trong việc triển khai các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống dịch.

- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT là người thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh, kết quả phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố là người thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh, kết quả phòng, chống dịch trên địa bàn huyện, thành phố.

2.2. Công tác kỹ thuật

2.2.1. Tiêu hủy lợn, sản phẩm của lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- Không điều trị lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, gia trại không có dãy chuồng riêng biệt hoặc chợ, điểm buôn bán lợn, sản phẩm của lợn, cơ sở giết mổ lợn khi có lợn ốm, chết phải tổ chức tiêu hủy toàn đàn trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Việc tiêu hủy cũng được thực hiện mà không nhất thiết phải lấy mẫu xét nghiệm đối với các đàn lợn có triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi của hộ liền kề với với hộ có đàn lợn dương tính.

- Đối với đàn lợn trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp có triệu chứng lâm sàng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được tiêu hủy trong vòng 48 giờ mà không nhất thiết phải lấy mẫu xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan ra diện rộng.

- Đối với chăn nuôi trang trại số lượng lớn có nhiều dãy chuồng riêng biệt thì tiêu hủy toàn bộ lợn trong cùng dẫy chuồng có lợn bệnh; các dãy chuồng còn lại áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, lấy mẫu giám sát nếu phát hiện dương tính hoặc xét thấy nguy cơ lây nhiễm cao thì tiêu hủy toàn trang trại.

- Lập hồ sơ tiêu hủy lợn bệnh, sản phẩm của lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do dịch bệnh.

2.2.2. Khoanh vùng ổ dịch

- Thực hiện công bố dịch theo quy định của Luật Thú y.

- Đối với vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp: thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên, 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm đối với những lợn có biểu hiện bệnh, nghi mắc bệnh để xác định vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

- Đối với vùng đệm: thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc với tần suất 01 lần/tuần trong vòng 01 tháng kể từ khi có ổ dịch; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm đối với những lợn có biểu hiện bệnh, nghi mắc bệnh để xác định vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

2.2.3. Tạm dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn

- Thiết lập các chốt kiểm dịch, đội kiểm dịch lưu động để kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch; thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc các phương tiện ra vào vùng dịch.

- Các cơ sở chăn nuôi trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp đã được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với các bệnh khác, có thể được phép vận chuyển ra ngoài dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền của địa phương sau khi đã lấy mẫu xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Không vận chuyển lợn con, lợn giống ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp để nuôi tái đàn khi chưa có hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

- Trong trường hợp chủ cơ sở chăn nuôi lợn trong vùng dịch có nhu cầu giết mổ thì được phép giết mổ lợn với điều kiện có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và có sự giám sát của cán bộ thú y. Thịt lợn và sản phẩm thịt lợn chỉ được phép tiêu thụ trong phạm vi vùng dịch.

2.2.4. Giám sát, phát hiện dịch

- Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn: nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì phải lấy mẫu để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh.

- Cơ quan chuyên môn về thú y tổ chức lấy mẫu đối với lợn nghi mắc bệnh, lợn chết không rõ nguyên nhân trong phạm vi toàn tỉnh và gửi đến phòng thí nghiệm xác định bệnh.

2.2.5. Về quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học, tái đàn sau khi hết dịch

- Hướng dẫn chăn nuôi theo chuỗi khép kín, chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

- Định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất sát trùng; hàng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi.

- Thời điểm tái đàn sau dịch: sau 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm của lợn bị nhiễm bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở. Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

3. Cơ chế tài chính

- UBND cấp huyện, xã bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch tại địa phương (mua bổ sung vật tư, hóa chất; chi công cho lực lượng trực chốt kiểm dịch,...).

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí phòng chống dịch, chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật của tỉnh, tham mưu BCĐ trong việc triển khai các hoạt động tương ứng với các các tình huống dịch; hướng dẫn địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; là đầu mối hợp tác, hỗ trợ, trao đổi thông tin về ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với các cơ quan của Trung ương, các địa phương trong cả nước.

- Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền theo các chủ đề cụ thể, nhm nâng cao nhận thức cho các ngành, các cấp, người dân về công tác phòng chống dịch bệnh như: Cách nhận biết bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; quy trình xử lý dịch bệnh; vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch, nhất là vai trò của hộ chăn nuôi trong việc chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch để bảo vệ đàn vật nuôi và tài sản của chính mình, khai báo ngay với chính quyền khi phát hiện lợn ốm, chết bất thường; đồng thời tuyên truyền về cơ chế, chính sách của nhà nước; các mô hình điển hình trong phát triển chăn nuôi, an toàn dịch bệnh.

- Tham mưu đề nghị các cơ quan Trung ương hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính, dụng cụ và nguyên vật liệu để tổ chức xử lý ổ dịch, chống dịch bệnh lây lan.

- Cập nhật tình hình dịch bệnh, hỗ trợ cung cấp thông tin tuyên truyền tại cơ sở, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho hệ thống thú y cơ sở; hướng dẫn các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; phương pháp xử lý đàn lợn mắc bệnh và lấy mẫu giám sát dịch bệnh; tổng hợp tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch của các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Thú y.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị phòng, chống dịch. Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo kế hoạch để kịp thời phát hiện và xử lý khi phát hiện bệnh.

- Hướng dẫn tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đặc biệt tại các cơ sở chăn nuôi nằm trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm và vùng có tổng đàn lợn chăn nuôi cao.

- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật và triển khai việc hỗ trợ phòng, chống dịch.

- Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi sau dịch bệnh động vật.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi của địa phương, có giải pháp cụ thể, quyết liệt để triển khai thực hiện Kế hoạch. Kiện toàn, tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo PCDBĐV; phân công cán bộ chuyên môn tăng cường về địa bàn hướng dẫn địa phương tổ chức thực hiện các nội dung giải pháp chủ động phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân về tác hại, nguy cơ xâm nhiễm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh để người dân biết, hiểu và tự giác thực hiện.

- Chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; chỉ đạo quyết liệt các đợt vệ sinh sinh, tiêu độc, khử trùng; phối hợp điều tra, xác minh, lấy mẫu bệnh phẩm; tổ chức tiêu hủy lợn, sản phẩm của lợn khi phát hiện bệnh theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

- Thường xuyên báo cáo UBND tỉnh về tiến độ và kết quả triển khai kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (qua Sở Nông nghiệp và PTNT).

3. Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh

- Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn, đặc biệt từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đã phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để thống nhất giải pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm và lây lan dịch bệnh.

- Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường và các đơn vị chức năng tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, nhất là đối với thịt lợn nhập khẩu, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn trái phép, chưa được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ; phối hợp với các lực lượng liên quan (hải quan, biên phòng, công an, thú y ...) tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu lợn và sản phẩm thịt lợn.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Nam Định, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tăng thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và các biện pháp phòng chống dịch; nêu rõ tác hại của việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật, nguy cơ làm lây lan dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; thông tin các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, tránh gây hoang mang trong xã hội.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các huyện, thành phố sử dụng quỹ đất để làm bãi chôn lấp tiêu hủy lợn và các sản phẩm của lợn buộc phải tiêu hủy; biện pháp xử lý môi trường phục vụ công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đặc biệt là xử lý môi trường khi phải tiêu hủy với số lượng lợn lớn hoặc sản phẩm từ lợn theo yêu cầu phòng, chống dịch.

6. Công an tỉnh

- Chủ trì, chỉ đạo lực lượng chức năng tổ chức điều tra, theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép; phối hợp kiểm tra, giám sát việc buôn bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn trên địa bàn; phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Tổ chức dừng phương tiện giao thông tại các chốt kiểm dịch đầu mối giao thông, chốt kiểm dịch tại vùng dịch để thực hiện việc kiểm soát vận chuyển và vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.

7. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh kinh phí phục vụ công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

8. Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh

Tập trung kiểm tra, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ tỉnh ngoài vào tỉnh; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, nhất là sản phẩm nhập lậu, nghi nhập lậu vào tỉnh.

9. Các Sở, ngành liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo các đơn vị chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn sự xâm nhiễm và lây lan bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể

Chỉ đạo các hội, đoàn thể tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT; tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để chỉ đạo, xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Thú y;
- Cục Chăn nuôi;
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các đ/c PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các Sở, ngành
: NNPTNT, CT, TC, KHĐT, GTVT, YT, TTTT, HND tỉnh, CA tỉnh, Cục QLTT tỉnh;
- Thành viên BCĐ PCDBĐV tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- Báo NĐ, Đài PTTH tỉnh;
- Website tỉnh, Website VP UBND tỉnh;
- Lưu: VP1, VP6, VP3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Phùng Hoan

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 28/KH-UBND ngày 28/02/2019 về hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do tỉnh Nam Định ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.867

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.90.3
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!