ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3671/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 27 tháng 09 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT NĂM 2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số
2887/SNN&PTNT-TT ngày 21 tháng 9 năm 2017 về việc tham mưu ban hành Kế hoạch
sản xuất trồng trọt năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này kế hoạch sản xuất
ngành trồng trọt tỉnh Thanh Hóa năm 2018.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ngành, đơn vị có liên quan chỉ
đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2018.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ (để t/h);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Các sở, ban, ngành có liên quan;
- Lưu: VT, NN. (A353)
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Quyền
|
KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THANH HÓA NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
3671/QĐ-UBND ngày 27/9/2017 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT NĂM 2017
I. Kết quả về diện
tích, năng suất và sản lượng các cây trồng chính
Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2017
đạt 429.376 ha, bằng 98% KH và 99,7 % so với CK, giảm
5.652 ha so với CK (năm 2016 đạt 435.028 ha); trong đó: vụ Đông 50.357 ha, vụ
Chiêm Xuân 212.204 ha, vụ Thu - Mùa 166.815 ha. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt
(giá so sánh năm 2010) cả năm ước đạt 13.720 tỷ đồng, đạt 101,6% so KH và
101,8% so CK. Tổng sản lượng lương thực cả
năm ước đạt trên 1,7 triệu tấn; trong đó vụ Đông 93.459,6
tấn, vụ Chiêm Xuân 865.065,4 tấn và vụ Thu Mùa ước đạt 751.352,2 tấn. Kết quả sản xuất một số
cây trồng chính, như sau:
1. Cây lúa: Diện tích lúa cả năm đạt 250.483 ha, đạt 104,4% KH và 98,6% CK, giảm
3.509 ha so với CK (năm 2016 đạt 253.992 ha); sản lượng ước đạt 1.480.802.7 tấn,
bằng 107,2% KH và 95,8% CK. Trong đó: vụ Xuân 122.224 ha,
năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha so với CK, sản lượng đạt
794.617 tấn; vụ Mùa đạt 128.259 ha, bằng 103,4 % KH, sản
lượng ước đạt 686.185,7 tấn.
2. Cây ngô: Diện tích ngô cả năm đạt 50.521 ha, bằng 92,4% KH và 101,8% CK, tăng
2.406 ha so với CK (năm 2016 đạt 52.927 ha), sản lượng ước đạt 229.074,5 tấn, đạt
93,1 % KH và 101,8% CK. Trong đó: vụ Đông 19.813 ha, đạt 98,7% KH và 97,1% CK,
sản lượng 93.460 tấn, đạt 101,8% KH và 99,7% CK; vụ Xuân 15.553 ha, đạt 88,9%
KH và 91,4% CK; sản lượng 70.448 tấn, đạt 92,6% KH và 94,3% CK; vụ Thu 15.155
ha, đạt 92,4 % KH, sản lượng ước đạt 65.166,5 tấn.
3. Cây lạc: Diện tích cả năm 11.528 ha, đạt 94,5% KH và 96% CK, giảm 446 ha so với
CK (năm 2016 đạt 11.974 ha), sản lượng ước đạt 24.250,7 tấn, đạt 107,8% KH và
103,5% CK. Trong đó: vụ Đông diện tích 1.484 ha, sản lượng 2.765 tấn; vụ Xuân
diện tích 8.808 ha, sản lượng 19.471 tấn; vụ Thu diện tích đạt 1.236 ha, sản lượng
ước đạt 2.014,7 tấn.
4. Cây mía: Diện tích mía nguyên liệu đạt 25.967 ha, bằng 89,5% KH, giảm 1.881 ha
so với CK; năng suất dự kiến 70 tấn/ha, đạt 100% KH.
5. Cây sắn: Diện tích sắn nguyên liệu 9.809 ha, đạt 89,2% KH; giảm 2.213 ha so với CK, năng suất 175 tạ/ha.
6. Cây cói: Diện tích cói 3.259 ha, đạt 108,6% KH, giảm 63 ha so với CK, năng suất
ước đạt 72 tấn/ha.
II. Đánh giá kết
quả sản xuất trồng trọt năm 2017
1. Thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi:
Ngành trồng trọt tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các địa phương và sự phối
hợp chặt chẽ của các ngành, đơn vị có liên quan. Nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất trồng trọt như chính sách phát triển tái
cơ cấu, chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi ... tiếp tục được
triển khai thực hiện.
Kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo
điều hành sản xuất những năm qua, nhất là kinh nghiệm chỉ đạo chuyển dịch mùa vụ,
cơ cấu cây trồng, phòng chống hạn, lũ lụt và phòng trừ sâu
bệnh, ... của các địa phương đã góp phần thực hiện thắng lợi sản xuất ngành trồng
trọt năm 2017.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhất là các
công trình thủy lợi, giao thông nội đồng tiếp tục được đầu
tư xây dựng, cải tạo, phục vụ tốt hơn nhu cầu tưới, tiêu và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
- Khó khăn:
Năm 2017, thời tiết cơ bản thuận lợi cho sản xuất trồng trọt. Tuy nhiên, vụ Đông xuân vẫn chịu ảnh hưởng của
29 đợt không khí lạnh; đặc biệt, dông, lốc mạnh kèm theo
mưa đá đã xảy ra vào các ngày 17, 18/3/2017 tại một số huyện: Như Thanh, Thạch
Thành, Hà Trung, Ngọc Lặc, ... gây thiệt hại gần 450 ha lúa,
gần 600 ha ngô và rau màu khác, trên 200 ha mía, vụ Thu Mùa, do ảnh hưởng của
bão số 2, làm thiệt hại 3.188 ha lúa (trong đó: 1.413.8 ha
thiệt hại trên 70%, 981 ha thiệt hại từ 50-70% và 793 ha
thiệt hại từ 30-50%), ngô bị đổ gãy và hư hỏng 1.197 ha,
mía bị đổ gãy 1.848 ha và 2.174 ha rau màu khác; Bão số 10 gây mưa lớn trong
các ngày 14, 15 và 16/9 trên địa bàn tỉnh, làm ảnh hưởng đến hàng trăm ha lúa và rau màu.
Cùng với khó
khăn về thời tiết, sản xuất trồng trọt năm 2017 còn gặp khó khăn về lao động do
chuyển đổi ngành nghề; chưa có nhiều diện tích cây trồng được sản xuất thông
qua hợp đồng; sản xuất chủ yếu còn nhỏ lẻ, hiệu quả thấp,
nông sản hàng hóa chủ yếu bán tự do trên thị trường nên hiệu quả thấp và không
bền vững đã ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư vào sản xuất trồng trọt của nông dân.
2. Một số kết quả nổi bật
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các cấp,
các ngành đã quan tâm chỉ đạo, điều hành sản xuất, cùng với nỗ lực của nông dân trong toàn tỉnh nên sản xuất trồng trọt năm 2017 đã đạt
được nhũng kết quả quan trọng.
2.1. Năng suất, sản lượng, chất
lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế nhiều loại cây trồng tăng vượt trội
Diện tích, giá trị và hiệu quả kinh tế sản xuất vụ Đông đều tăng so với cùng kỳ: diện tích
gieo trồng vụ Đông đạt 50.357 ha, tăng 1.268 ha so CK và 357 ha so KH. Tổng giá
trị sản xuất đạt 2.912 tỷ đồng, tăng 48,6% (952,5 tỷ đồng) so với vụ Đông năm
trước, là vụ có diện tích gieo trồng và giá trị sản xuất cao nhất trong 5 năm
qua. Sản xuất hàng hóa tập trung phát triển mạnh, nhiều loại cây trồng cho thu
nhập cao được sản xuất theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm như ớt đạt từ 250-500 triệu đồng/ha, khoai tây 100-120 triệu đồng/ha, ngô ngọt
trên 60 triệu đồng/ha; cà chua, dưa chuột trên 100 triệu/ha, ...
Năng suất lúa vụ Chiêm Xuân bình quân
đạt 65 tạ/ha (cao nhất từ trước đến nay). Cơ cấu mùa vụ được
chuyển đổi theo hướng tích cực: tăng diện tích lúa xuân muộn
và mùa sớm, lịch thời vụ được các địa phương chỉ đạo gieo cấy đúng theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với việc chỉ đạo tốt công tác
BVTV nên giảm chi phí (mua thuốc BVTV và công phun), nhờ
đó tiết kiệm được khoảng 480 tỷ đồng/năm. Các giống lúa chủ lực giảm còn 28 giống
cho cả 3 vùng (đồng bằng, miền núi và vùng ven biển), so với cùng kỳ (năm 2016 toàn tỉnh sử dụng 35 giống). Sản xuất đại trà chỉ sử dụng các
giống cây trồng đã được công nhận chính thức, ưu tiên các
giống tốt được nông dân chấp nhận của các doanh nghiệp cung ứng có trách nhiệm với nông dân và theo hướng liên kết sản xuất, thu mua
sản phẩm nhằm phát triển sản xuất theo hướng bền vững.
Giá trị và hiệu quả sản xuất một số
cây trồng đạt cao như giá trị sản xuất lúa thương phẩm đạt 45 triệu đồng/ha/vụ,
lợi nhuận đạt 36%; giống lúa thuần đạt 60
triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận đạt 43%; giống lúa lai F1 đạt 70
triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận đạt 50%; giống ngô lai F1 đạt
80 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận đạt 50%; ngô đường đạt 60 triệu đồng/ha/vụ, lợi
nhuận đạt 63%; ngô dầy làm thức ăn chăn nuôi đạt 40 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận
đạt 38%; khoai tây đạt 100-120 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận đạt 50%,... v.v.
2.2. Công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành từ tỉnh đến cơ sở được
triển khai kịp thời, hiệu quả
Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với
các địa phương và tham mưu kịp thời cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch sản
xuất ngành trồng trọt năm 2017; chủ động xây dựng, triển khai phương án sản xuất
các vụ trong năm làm cơ sở định hướng cho các địa phương trong chỉ đạo, hướng dẫn
nông dân về cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất
có hiệu quả cao.
Trước tình hình thời tiết diễn biến
phức tạp và những khó khăn trong sản xuất, Sở Nông nghiệp
và PTNT đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các địa
phương triển khai thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất. Đặc biệt, trong
các tình huống bất thuận của thời tiết, sâu bệnh, ... Sở Nông nghiệp và PTNT
cùng với các địa phương đã cử cán bộ về cơ sở, nắm bắt, phối
hợp chỉ đạo, hướng dẫn khôi phục sản xuất kịp thời. Nhờ
đó, diện tích gieo trồng được đảm bảo về thời vụ, nhiều diện
tích không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; nhiều diện tích bị ảnh hưởng của
giá rét, ngập úng, nắng hạn, ... được khắc phục kịp thời và giải quyết kịp thời
các vướng mắc trong quá trình sản xuất.
Công tác khuyến nông, thông tin,
tuyên truyền tiếp tục được Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với các địa phương quan
tâm, phối hợp với các cơ quan báo in, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thường
xuyên phổ biến, tuyên truyền kiến thức, kỹ thuật, giúp nông dân áp dụng tiến bộ
kỹ thuật, tổ chức sản xuất hiệu quả và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.3. Việc thực hiện tái cơ cấu trồng trọt trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai thực hiện
Năm 2017, toàn tỉnh chuyển đổi 4,912
ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, đạt 99,2 % KH; trong đó: chuyển sang trồng
1.725,3 ha ngô, 887,7 ha lúa - cá, 751 ha ớt, 559,3 ha rau màu, 268,1 ha mía,
185,7 ha cây ăn quả, 78 ha cây dược liệu, 43 ha cây thức
ăn chăn nuôi; 423,8 ha trang trại tổng hợp và các loại cây trồng khác.
Diện tích lúa chất lượng cao cả năm
2017 đạt 70.113 ha, tăng 5.579 ha so với CK. Các loại cây trồng khác có sự chuyển
dịch theo hướng sản xuất tập trung quy mô lớn và nâng cao giá trị sản phẩm trên
đơn vị diện tích; ưu tiên lựa chọn giống có năng suất, chất
lượng cao, bố trí chân đất phù hợp, có thị trường tiêu thụ
ổn định để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.
Các sản phẩm trồng trọt có lợi thế tiếp tục được quan tâm phát triển: diện tích lúa thâm canh đạt
trên 132.000 ha, diện tích ngô thâm canh đạt 8.370 ha, mía thâm canh 7.350 ha,
rau an toàn 398 ha, hoa cây cảnh 401 ha, cây ăn quả 2.556 ha, cây thức ăn chăn
nuôi 3.578 ha.
2.4. Các mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đạt hiệu quả cao được nhân rộng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt
Các tiến bộ kỹ thuật tiếp tục được ứng
dụng: cơ giới hóa trong sản xuất được quan tâm khuyến khích ứng dụng rộng rãi.
Hầu hết diện tích cây trồng được bón phân cân đối, phân
viên nén dúi sâu tiếp tục được sử dụng rộng rãi ở khu vực miền núi. Công tác bảo
vệ thực vật đạt hiệu quả cao, lượng thuốc bảo vệ thực vật
sử dụng ít, vừa giảm chi phí sản xuất vừa hạn chế ô nhiễm
môi trường. Nhiều giống cây trồng mới được gieo trồng thử
nghiệm làm cơ sở để mở rộng trong sản xuất đại trà như giống
lúa Lam Sơn 8, Bắc Thịnh, SV 181, Đông A1, Phúc Thái
168,... v.v.
Nhiều mô hình liên kết sản xuất theo
chuỗi giá trị sản xuất và bao tiêu sản phẩm được tổ chức sản xuất thông qua hợp
đồng: ớt xuất khẩu 1.852 ha (Yên Định 918 ha, Hậu Lộc 300
ha, Thọ Xuân 187 ha, Hoằng Hóa 125 ha, Thiệu Hóa 98ha,
...), sản xuất giống lúa thuần 1.630 ha (Yên Định 1.300 ha, Nga Sơn 195
ha,...), sản xuất hạt giống lúa lai F1 470 ha
(Yên Định 365 ha, Thọ Xuân 55 ha, Hoằng Hóa 30 ha, Thiệu Hóa 20 ha), sản xuất
ngô đường và ngô bao tử 650 ha (Hậu Lộc 300 ha, Yên Định 184 ha, Thọ Xuân
102,...), sản xuất khoai tây 596 ha (Hoằng Hóa 220 ha, Hậu Lộc 200 ha, Thiệu
Hóa 140 ha, ..,), sản xuất ngô trồng dày làm thức ăn chăn nuôi 522 ha (Cẩm Thủy
245 ha, Như Thanh 130 ha, Yên Định 85 ha,...), sản xuất bí
xanh 356 ha (Thiệu Hóa 277 ha, Yên Định 62 ha, ...). Mô hình doanh nghiệp thuê
đất sản xuất lúa giống và gạo theo hướng hữu cơ của Công ty CP mía đường lam Sơn tại huyện Thiệu Hóa, với quy mô 165 ha.
2.5. Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, các dịch vụ phục vụ sản xuất được đảm bảo cho sản xuất phát triển
Công tác quản lý chất lượng vật tư
nông nghiệp ngày càng được các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện. Năm 2017,
tổng số huyện tổ chức kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh của các cơ sở dịch
vụ vật tư nông nghiệp là 24 huyện, tăng 4 huyện so với CK (năm 2016 có 20 huyện
triển khai thực hiện). Trách nhiệm của các cấp, các ngành được phân định rõ
ràng và thực hiện theo Quyết định số 3912/2016/QĐ-UBND, ngày
10/10/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân công trách nhiệm quản
lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa. Kết quả kiểm tra xử lý các vi phạm 6
tháng đầu năm 2017, số vụ, đối tượng, tính chất, mức độ vi phạm trong lĩnh vực
này đều giảm, điển hình là trong kiểm tra kinh doanh giống cây trồng số mẫu vi phạm giảm còn 4 (cùng kỳ 6 tháng đầu
năm 2016 số mẫu vi phạm là 9 mẫu). Chương trình phối hợp giám sát quản lý chất
lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm giữa Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Công thương với Hội Nông dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh được triển khai đến cấp huyện. Ngay từ đầu năm 2017, Sở Nông nghiệp và
PTNT tiếp tục ký kết Chương trình phối hợp giám sát quản
lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm với Tỉnh đoàn TNCS HCM, Hội
Phụ nữ và Hội Cựu chiến binh.
Các hoạt động dịch vụ, phục vụ sản xuất
trồng trọt phát triển, đáp ứng cơ bản các nhu cầu về điện,
nước, máy móc, trang thiết bị vật tư phục vụ sản xuất. Sự phối hợp chặt chẽ giữa
các Công ty quản lý và khai thác các công trình
thủy lợi với địa phương, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nước phục vụ sản xuất. Dịch
vụ mạ khay, máy cấy được phát triển ở nhiều huyện như Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Triệu Sơn, Đông Sơn,
... giúp nông dân tiết kiệm giống, thời gian lao động, chủ động về thời vụ, giảm
giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong sản xuất lúa tỷ lệ cơ giới
hóa khâu làm đất đạt 95%, khâu thu hoạch đạt 70%, khâu gieo cấy đạt 13%.
Các HTX dịch vụ nông nghiệp được củng
cố và thể hiện rõ vai trò phục vụ sản xuất, góp phần cung ứng đủ giống, phân bón, vật tư khác;
đồng thời tích cực phối hợp với các doanh nghiệp đưa tiến bộ thuật vào sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, liên kết
bao tiêu sản phẩm lúa giống, ngô giống, rau hoa quả chế biến, xuất khẩu.
2.6. Các cơ chế, chính sách khuyến khích phát
triển sản xuất được triển khai kịp thời và hiệu quả
Các cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất
vụ đông, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu, chính sách hỗ trợ sản
xuất giống cây trồng được các địa phương, doanh nghiệp và bà con nông dân đồng tình hưởng
ứng và triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần thúc đẩy
sản xuất trồng trọt phát triển, nâng cao giá trị sản xuất trồng trọt. Cùng với
vốn đầu tư hỗ trợ của ngân sách nhà nước, đã huy động được các nguồn vốn khác đầu
tư cho phát triển các sản phẩm lợi thế, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt.
Tạo điều kiện và khuyến khích nông dân mở rộng sản xuất và
các HTX, doanh nghiệp là cầu nối tiêu thụ sản phẩm, hình thành các chuỗi giá trị, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ
giống cây trồng vật nuôi và hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp,
toàn tỉnh ước giải ngân đạt 122.660 triệu đồng để xây dựng vùng thâm canh lúa, sản xuất rau an toàn tập trung, mua máy
thu hoạch mía và hệ thống tưới mía, bao tiêu sản phẩm, nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới; sản xuất hạt giống lúa lai F1, sản xuất giống
lúa thuận,...
3. Những tồn tại, hạn chế trong sản
xuất trồng trọt năm 2017
Bên cạnh những kết
quả đạt được, sản xuất ngành trồng trọt năm 2017 vẫn còn
những tồn tại, hạn chế, đó là:
Công tác quản lý chất lượng vật tư
nông nghiệp của các đơn vị cấp huyện chưa tiến hành lấy mẫu để phân tích chất lượng; việc kiểm tra công tác quản lý nhà nước về vật tư
nông nghiệp đối với cấp huyện, cấp xã chưa thường xuyên; xử lý vi phạm trong
thanh tra chưa cương quyết, công khai vi phạm trên các phương tiện thông tin đại
chúng chưa kịp thời dẫn đến hiệu quả công tác thanh tra,
kiểm tra còn thấp.
Triển khai thực hiện cơ chế chính
sách hỗ trợ sản xuất ở một số huyện giải ngân chậm, 6 tháng đầu năm chính sách
tái cơ cấu chỉ giải ngân được 11%,
chính sách hỗ trợ sản xuất giống chỉ đạt 19,5%; một số địa phương lập kế hoạch
không sát nên trong quá trình thực hiện phải điều
chỉnh kế hoạch; nguồn kinh phí hỗ trợ
chưa đáp ứng nhu cầu: chính sách tái
cơ cấu chỉ đáp ứng 37,7% nhu cầu, chính sách hỗ trợ sản xuất
giống chỉ đáp ứng 42,68% nhu cầu vốn.
Xây dựng và phát triển các chuỗi liên
kết sản xuất - tiêu thụ thực phẩm an toàn còn ít, chưa tạo được nhiều chuỗi giá trị trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho
nông dân; số doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp tuy có tăng nhưng vẫn còn ít.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
NGÀNH TRỒNG TRỌT NĂM 2018
Năm 2018, sản xuất trồng trọt tỉnh
Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu theo tinh thần Nghị quyết số
16-NQ/TU, ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành
nông nghiệp đến năm 2020, định hướng 2025 theo hướng nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
I. Thuận lợi,
khó khăn
1. Thuận lợi
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; cùng với kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành sản xuất
nông nghiệp của các cấp, các ngành và kết quả thắng lợi trong sản xuất trồng trọt
năm 2017 là động lực to lớn để ngành nông nghiệp cùng bà con nông dân tin tưởng
triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2018 đạt kết quả và hiệu quả cao.
Các cơ chế, chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp tiếp tục được triển khai thực hiện;
đặc biệt là cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ giống
cây trồng vật nuôi và tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh đã góp
phần tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sản xuất và tạo thêm động lực cho
nông dân và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Các chương
trình, dự án đầu tư phục vụ sản xuất, nhất là các công trình thủy lợi, giao
thông nội đồng đã và đang được xây mới, cải tạo, nâng cấp đưa vào sử dụng ngày
càng có hiệu quả.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm
đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, là cơ sở để tổ chức lại sản xuất, hình thành
các chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt.
Các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật
thâm canh, phòng trừ sâu bệnh; cơ giới hóa trong sản xuất tiếp tục được nhân rộng trên
địa bàn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu sản xuất trồng trọt năm
2018.
2. Khó khăn
Tình hình biến đổi khí hậu và diễn biến
thời tiết bất thường, cực đoan dự báo là
sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn cho sản xuất trồng trọt năm 2018.
Giá các loại nông sản như lúa gạo,
mía đường, sắn, mủ cao su và một số nông sản khác vẫn ở mức
thấp ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư thâm canh của bà con nông dân vào sản xuất trồng trọt.
Diện tích sản xuất các loại cây trồng
nói chung hầu hết là nhỏ lẻ, manh mún, lao động trong nông nghiệp thiếu hụt nhất
là vào các thời điểm làm đất, gieo trồng và thu hoạch cũng
gây nhiều khó khăn cho sản xuất trồng trọt.
Xu hướng hội nhập quốc tế và khu vực
là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn
cho thị trường nông sản của tỉnh ta, áp lực về chất lượng nông sản và an toàn
thực phẩm sẽ ngày càng cao. Đây là khó khăn lớn cho nông
dân cũng như các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
II. Mục tiêu
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng
năm 434.000 ha, trong đó: vụ Đông 50.000 ha, vụ Chiêm Xuân 213.000 ha, vụ Thu
Mùa 171.000 ha; giá trị sản xuất trồng trọt 13.980 tỷ đồng (giá so sánh năm
2010), tăng 260 tỷ đồng so với ước thực hiện năm 2017; sản
lượng lương thực có hạt trên 1,6 triệu tấn, trong đó: vụ Đông trên 99.120 tấn,
vụ Chiêm Xuân trên 823.545 tấn, vụ Thu Mùa trên 720.872 tấn.
Diện tích, sản lượng các loại cây trồng
chính: lúa 240.000 ha, sản lượng 1.400.700 tấn; ngô 54.550 ha, sản lượng trên
242.800 tấn; mía nguyên liệu 27.500 ha, sản lượng
1.870.000 tấn; sắn 13.500 ha, sản lượng 222.750 lấn, (sắn
nguyên liệu 11.000 ha, sản lượng 187.000 tấn); lạc 9.700 ha, sản lượng 20.600 tấn;
rau màu và các cây trồng khác 88.750 ha.
(Chi
tiết tại phụ lục 1 và 2 kèm theo)
III. Nhiệm vụ và
giải pháp
1. Nâng cao trách nhiệm của các cấp
ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã
hội
Mỗi huyện, xã cần chủ động tổ chức triển khai kế hoạch, phương án sản xuất kịp thời, xây dựng
lịch thời vụ, cơ cấu giống hợp lý, các giải pháp cụ thể để chỉ đạo, hướng dẫn
và hỗ trợ nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao. Trọng tâm là thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển trồng trọt năm 2018 theo định hướng
tái cơ cấu; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi đất trồng lúa; khuyến khích tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung, quy mô lớn; khuyến
khích doanh nghiệp vào đầu tư, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường
công tác tham gia chỉ đạo, vận động, hướng dẫn, giám sát của Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất,
quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.
2. Tiếp tục triển khai thực hiện
Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 20/4/2015 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới của Tỉnh ủy tại Quyết định số
287-QĐ/TU ngày 27/5/2016
Chỉ đạo thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả thấp sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng
thủy sản theo Quyết định 2326/QĐ-UBND, ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh. Theo đó,
toàn tỉnh chuyển đổi 5.683 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang các loại cây trồng
khác và kết hợp nuôi trồng thủy
sản.
Tập trung phát triển các cây trồng có
giá trị cao theo hướng tập trung, quy mô lớn gắn với các cơ sở chế biến, tiêu
thụ; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, hệ thống canh tác, cơ giới hóa, quản
lý dịch bệnh, tạo ra chuỗi sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi
phí, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Quan tâm phát triển các sản phẩm lợi
thế của từng địa phương như lúa thâm canh ngô thâm canh, rau an toàn, hoa cây cảnh,
mía thâm canh, cây ăn quả, cây thức ăn chăn nuôi,...
3. Bố trí cơ cấu giống cây trồng,
thời vụ hợp lý theo từng vùng nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế và nhu cầu thị trường
Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân lựa chọn
các giống cây trồng thích hợp với từng
vùng, từng địa phương. Mở rộng diện tích các giống cây trồng
mới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện
thời tiết bất thuận; ưu tiên sử dụng các giống ngắn ngày
có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và có thị trường tiêu thụ.
Đối với sản xuất lúa: tiếp tục chỉ đạo
tăng tỷ lệ diện tích gieo cấy trà lúa xuân muộn và mùa sớm để hạn chế ảnh hưởng thời tiết và sâu bệnh và tăng quỹ đất để mở rộng sản xuất vụ đông năm sau. Mỗi địa phương chỉ nên cơ cấu từ
4-5 giống lúa chủ lực có năng suất, chất lượng cao, thích hợp với
điều kiện thời tiết và kháng các loại sâu bệnh chủ yếu. Tập
trung vào 3 nhóm giống chính; nhóm giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao;
nhóm giống lúa lai năng suất cao, chất lượng khá và nhóm giống lúa thuần, lúa lai có năng suất cao, có thị trường tiêu thụ và phục
vụ chế biến.
Đối với rau màu: chỉ đạo, hướng dẫn
các địa phương lựa chọn các giống cây trồng thích hợp với
từng vùng, ưu tiên các sản phẩm có thị
trường tiêu thụ. Đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu
quả việc bố trí các cây trồng trên đất trồng lúa được chuyển
đổi. Ngoài căn cứ thời vụ gieo trồng cần tranh thủ thời tiết
thuận lợi để gieo trồng, chăm sóc và áp dụng linh hoạt các hình thức tưới có hiệu
quả cho cây trồng.
4. Ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất trồng trọt nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả
sản xuất
Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện
tốt các biện pháp kỹ thuật sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản; ứng dụng quy trình tưới nước tiết kiệm, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM), sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”; “3 giảm, 3 tăng”
(ICM) và quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP),...
Tăng cường phối hợp với các doanh
nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài
nước triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, mô hình ứng dụng cơ giới hóa, mô hình ứng dụng các
giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao. Quản lý
chặt chẽ công tác khảo nghiệm, sản xuất thử giống cây trồng mới và đề nghị công
nhận giống cây trồng mới theo đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền,
phổ biến, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, bố
trí cơ cấu giống cây trồng, thời vụ hợp lý, quy trình kỹ thuật gieo trồng, chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh đảm bảo an toàn thực phẩm. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Báo Thanh Hóa, Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh để tăng thời lượng các chương trình, chuyên mục
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giới thiệu các mô hình tổ chức sản xuất mới có hiệu
quả.
5. Tập trung chỉ đạo, tổ chức sản
xuất với quy mô lớn, gắn
với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất
Tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền, giới thiệu mô hình tích tụ ruộng đất, sản xuất quy mô lớn có hiệu quả;
vận động và khuyến khích nông dân tham gia tích tụ ruộng đất
theo quy định của pháp luật nhằm nhân rộng mô hình sản xuất
quy mô lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trồng trọt; thực hiện tốt việc khảo sát, dự
báo thị trường hình thành các chuỗi liên kết sản xuất bền vững, sản xuất theo hợp đồng, đáp ứng nhu cầu thị
trường; quan tâm chế biến, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh tế tập thể bao gồm tổ hợp tác và hợp tác xã. Nhân rộng mô hình liên kết giữa
HTX, hộ nông dân với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác trong việc tổ chức
sản xuất và tiêu thụ nông sản trên cơ sở cùng có lợi. Phấn đấu mỗi xã xây dựng
được ít nhất 01 mô hình liên kết đầu tư sản xuất, xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.
6. Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm;
nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất về vật
tư nông nghiệp, nước tưới, cơ giới hóa và phòng trừ sâu bệnh
Tăng cường công tác thông tin tuyên
truyền, hướng dẫn, phổ biến các quy định về quản lý vật tư nông nghiệp và an
toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá
nhân tham gia sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và
nông sản thực phẩm. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc
tuân thủ các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật
tư nông nghiệp; nhất là tăng cường kiểm tra đột xuất, sớm phát hiện và xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm; đồng thời công bố trên các phương tiện thông tin
đại chúng những cơ sở vi phạm.
Phối hợp chặt chẽ giữa Sở Nông nghiệp
và PTNT với các ngành có liên quan và các địa phương trong việc thực hiện công
tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.
Các đơn vị tham gia cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cần có kế hoạch cung ứng đủ vật tư phục vụ sản xuất đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, kịp thời vụ, giá
cả hợp lý. Tăng cường các hoạt động dịch cơ giới hóa
trong sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất, tập trung vào các khâu: làm đất,
gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch; đối với cây lúa tập trung phát triển mạnh hình thức cơ giới hóa đồng bộ; phát triển các hệ thống sấy, chế biến
và bảo quản sau thu hoạch.
Các công ty quản lý và khai thác công
trình thủy lợi thường xuyên kiểm tra, phát hiện hư hỏng, sửa
chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi để đáp ứng kịp thời nhu cầu nước cho làm đất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Xây dựng và triển khai thực hiện phương
án tưới, tiêu hợp lý phục vụ sản xuất. Trước mắt, phối hợp với các cấp thực hiện
tốt công tác ra quân làm thủy lợi mùa khô; nạo vét kênh mương, để phát huy tốt
năng lực tưới của các công trình.
Hệ thống Bảo vệ thực vật cần thường
xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết, sâu bệnh và tình hình sinh trưởng, phát
triển của cây trồng; thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo và dịch vụ phòng trừ
sâu bệnh, đảm bảo kịp thời, hiệu quả và an toàn; không để sâu bệnh phát sinh
thành dịch, đặc biệt lưu ý các đối tượng sâu bệnh chính như sâu cuốn lá, sâu đục
thân, rầy nâu, rầy lung trắng, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá lúa, bệnh đốm sọc vi
khuẩn,...
Các địa phương cần chủ động, tăng cường
công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất nông sản đảm bảo an
toàn thực phẩm; xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an
toàn.
7. Triển khai, thực hiện có hiệu
quả các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản
xuất trồng trọt
Triển khai thực hiện có hiệu quả các
cơ chế, chính sách của Trung ương như Nghị định 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về
quản lý và sử dụng đất trồng lúa; Quyết định số 915/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về hỗ trợ việc chuyển từ trồng lúa sang trồng ngô; Nghị
định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông
thôn; Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ
nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định 68/2013/QĐ-TTg
ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Tiếp tục triển khai thực hiện các
chính sách hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi và chính sách tái cơ cấu nông nghiệp
theo các Quyết định số 5637/QĐ-UBND và Quyết định số 5643/QĐ-UBND, ngày
31/12/2015 của UBND tỉnh.
Ngoài các chính sách của Trung ương,
của tỉnh, các địa phương cần bố trí ngân sách để xây dựng các chính sách khuyến
khích phát triển trồng trọt và khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư vào sản xuất trồng trọt trên địa bàn.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây
dựng triển khai kế hoạch sản xuất năm 2018; theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết,
sinh trưởng phát triển của cây trồng để kịp thời chỉ đạo sản xuất, có phương án
chủ động đối phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh; phối hợp với các
ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch;
thực hiện tốt công quản lý nhà nước đối với các loại vật tư nông nghiệp.
Xây dựng và triển khai phương án sản
xuất các vụ trong năm và chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt các khâu dịch vụ phục
vụ sản xuất trồng trọt; tập trung vào công tác thủy lợi đảm bảo tưới tiêu kịp
thời, công tác phòng trừ sâu bệnh, thực hiện các phương án
giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu trên địa
bàn.
Phối hợp với các ngành, đơn vị liên
quan, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất trồng trọt năm
2018 trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện
và các đơn vị rà soát quy hoạch các loại cây trồng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch;
triển khai nhân rộng và tổng kết các mô hình phát triển sản
xuất trồng trọt; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch
UBND Tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các địa phương xây dựng
và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2018, tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch. Chủ trì xây dựng kế hoạch khuyến khích các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định của
pháp luật để các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm trồng
trọt trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn
hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt; chủ trì phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm
tra các địa phương về quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả
cao nhất.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
Chủ trì xây dựng kế hoạch phát triển
sản xuất trồng trọt của huyện; chỉ đạo xây dựng, kế hoạch
sản xuất ở các xã, thị trấn và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đạt kết quả
cao nhất; có phương án chủ động đối phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các
cơ chế, chính sách của tỉnh để khuyến khích đầu tư phù hợp
với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương để thu
hút vốn đầu tư cho phát triển trồng trọt trên địa bàn. Đồng thời,
căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, ban hành
các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn.
Phối hợp với các cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả
công tác rà soát, quy hoạch từng loại cây trồng; chịu trách nhiệm theo phân cấp
trong công tác quản lý nhà nước đối với các loại vật tư nông nghiệp và vệ sinh
an toàn thực phẩm trên địa bàn; xây dựng kế hoạch chuyển đổi
cơ cấu cây trồng phù hợp với từng địa phương.
5. Các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan và tổ chức chính trị - xã hội có
liên quan
Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các sở,
ngành, các cơ quan và tổ chức chính trị - xã hội có liên quan căn cứ chức năng
nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, tham gia tuyên truyền
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để toàn tỉnh triển khai kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2018 thắng lợi./.
PHỤ LỤC 1:
KẾ HOẠCH DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY HÀNG
NĂM NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ-UBND ngày
27/9/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
TT
|
Đơn
vị
|
Cả
năm
|
Vụ
đông
|
Vụ
đông xuân
|
Vụ
thu - mùa
|
Tổng toàn tỉnh
|
434.000
|
50.000
|
213.000
|
171.000
|
1
|
TP Thanh Hóa
|
11.850
|
1.200
|
5.500
|
5.150
|
2
|
TX Sầm Sơn
|
3.220
|
300
|
1.500
|
1.420
|
3
|
TX Bỉm Sơn
|
2.300
|
100
|
1.600
|
600
|
4
|
Thọ Xuân
|
29.800
|
5.500
|
13.700
|
10.600
|
5
|
Đông Sơn
|
10.130
|
400
|
4.880
|
4.850
|
6
|
Nông Cống
|
28.500
|
2.200
|
13.800
|
12.500
|
7
|
Triệu Sơn
|
26.850
|
3.000
|
12.750
|
11.100
|
8
|
Quảng Xương
|
20.150
|
2.400
|
8.950
|
8.800
|
9
|
Hà Trung
|
15.220
|
800
|
7.970
|
6.450
|
10
|
Nga Sơn
|
16.010
|
1.700
|
7.210
|
7.100
|
11
|
Yên Định
|
29.670
|
5.500
|
12.650
|
11.520
|
12
|
Thiệu Hóa
|
21.500
|
3.000
|
9.500
|
9.000
|
13
|
Hoằng Hóa
|
23.650
|
4.300
|
9.700
|
9.650
|
14
|
Hậu Lộc
|
16.130
|
2.500
|
6.950
|
6.680
|
15
|
Tĩnh Gia
|
21.000
|
3.200
|
9.650
|
8.150
|
16
|
Vĩnh Lộc
|
15.550
|
3.000
|
6.750
|
5.800
|
17
|
Thạch Thành
|
21.750
|
2.000
|
12.900
|
6.850
|
18
|
Cẩm Thủy
|
18.540
|
2.500
|
9.150
|
6.890
|
19
|
Ngọc Lặc
|
21.150
|
1.300
|
12.450
|
7.400
|
20
|
Lang Chánh
|
7.420
|
600
|
4.420
|
2.400
|
21
|
Như Xuân
|
13.400
|
1.000
|
9.050
|
3.350
|
22
|
Như Thanh
|
12.710
|
950
|
7.510
|
4.250
|
23
|
Thường Xuân
|
11.370
|
700
|
6.920
|
3.750
|
24
|
Bá Thước
|
14.870
|
1.100
|
8.420
|
5.350
|
25
|
Quan Hóa
|
7.430
|
150
|
4.850
|
2.430
|
26
|
Quan Sơn
|
7.100
|
550
|
3.450
|
3.100
|
27
|
Mường Lát
|
6.730
|
50
|
820
|
5.860
|
PHỤ LỤC 2:
KẾ HOẠCH DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÁC CÂY TRỒNG
CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG LÚA NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ-UBND ngày
27/9/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
TT
|
Đơn vị
|
Diện
tích một số cây trồng chính cả năm 2018 (ha)
|
Diện
tích chuyển đổi đất trồng lúa năm 2018 (ha)
|
Lúa
|
Ngô
|
Lạc
|
Sắn
|
Mía
nguyên liệu
|
Rau
màu khác
|
Tổng toàn
tỉnh
|
240.000
|
54.550
|
9.700
|
13.500
|
27.500
|
88.750
|
5.683
|
1
|
TP Thanh Hóa
|
8.000
|
750
|
50
|
|
|
3.050
|
450
|
2
|
TX Sầm Sơn
|
2.000
|
300
|
100
|
|
|
820
|
30
|
3
|
TX Bỉm Sơn
|
1.000
|
100
|
|
|
700
|
500
|
31
|
4
|
Thọ Xuân
|
15.500
|
4.100
|
300
|
700
|
2.800
|
6.400
|
540
|
5
|
Đông Sơn
|
8.800
|
100
|
|
|
|
1.230
|
295
|
6
|
Nông Cống
|
20.900
|
1.000
|
300
|
|
750
|
5.550
|
255
|
7
|
Triệu Sơn
|
19.500
|
1.700
|
300
|
100
|
900
|
4.350
|
450
|
8
|
Quảng Xương
|
13.500
|
1.100
|
350
|
|
|
5.200
|
250
|
9
|
Hà Trung
|
11.500
|
1.100
|
100
|
|
600
|
1.920
|
252
|
10
|
Nga Sơn
|
9.100
|
900
|
1.200
|
|
|
4.810
|
150
|
11
|
Yên Định
|
17.500
|
4.000
|
50
|
|
750
|
7.370
|
500
|
12
|
Thiệu Hóa
|
16.200
|
2.500
|
100
|
|
100
|
2.600
|
330
|
13
|
Hoằng Hóa
|
13.800
|
3.300
|
1.100
|
|
|
5.450
|
400
|
14
|
Hậu Lộc
|
9.500
|
1.600
|
1.000
|
|
|
4.030
|
288
|
15
|
Tĩnh Gia
|
9.600
|
1.400
|
3.440
|
|
40
|
6.520
|
150
|
16
|
Vĩnh Lộc
|
9.000
|
3.100
|
100
|
50
|
450
|
2.850
|
107
|
17
|
Thạch Thành
|
9.400
|
3.000
|
50
|
500
|
5.100
|
3.700
|
385
|
18
|
Cẩm Thủy
|
7.700
|
5.100
|
100
|
400
|
2.200
|
3.040
|
70
|
19
|
Ngọc Lặc
|
6.800
|
4.600
|
350
|
1.800
|
3.100
|
4.500
|
50
|
20
|
Lang Chánh
|
2.500
|
1.400
|
100
|
1.400
|
500
|
1.520
|
20
|
21
|
Như Xuân
|
4.600
|
1.100
|
80
|
2.200
|
3.000
|
2.420
|
50
|
22
|
Như Thanh
|
6.300
|
1.250
|
150
|
100
|
2.760
|
2.150
|
150
|
23
|
Thường Xuân
|
5.100
|
1.300
|
150
|
1.100
|
1.750
|
1.970
|
30
|
24
|
Bá Thước
|
4.800
|
2.300
|
150
|
1.000
|
2.000
|
4.620
|
370
|
25
|
Quan Hóa
|
2.200
|
2.750
|
30
|
1.950
|
|
500
|
30
|
26
|
Quan Sơn
|
2.300
|
2.200
|
50
|
1.250
|
|
1.300
|
40
|
27
|
Mường Lát
|
2.900
|
2.500
|
|
950
|
|
380
|
10
|