Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1490/QĐ-BNN-KH 2018 Kế hoạch kịch bản tăng trưởng ngành nông nghiệp

Số hiệu: 1490/QĐ-BNN-KH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Xuân Cường
Ngày ban hành: 27/04/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1490/QĐ-BNN-KH

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG NĂM 2018 CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2018;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Kịch bản tăng trưởng năm 2018 của ngành Nông nghiệp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Phó TTg Vươn
g Đình Huệ;
- Phó TTg Trịnh Đình Dũn
g;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh
đạo Bộ NN và PTNT:
- Đản
g ủy Bộ NN & PTNT;
- VP BCS Đ
ng Bộ;
- Website Bộ NN và PTNT;
- Lưu VT
, KH, M (200).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Cường

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG NĂM 2018 NGÀNH NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1490/QĐ-BNN-KH ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2018 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kịch bản tăng trưởng năm 2018 từng lĩnh vực theo quý, có kế hoạch, giải pháp, phân công nhiệm vụ cụ thể. Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa và tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết với các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU CHÍNH

STT

Chỉ tiêu

Kết quả năm 2017

Mục tiêu 2018

Chính phủ giao tại NQ 01

Phương án của Bộ

1

Tốc độ tăng trưởng GDP

2,90%

2,8% - 3,0%

3,05%

 

- Nông nghiệp

2,07%

2,15 - 2,25%

2,31%

 

- Lâm nghiệp

5,14%

6,0%

6,0%

 

- Thy sn

5,54%

4,5 - 5,1 %

5,1%

2

Kim ngạch xuất khẩu

36,5 tỷ USD

36 - 37 tỷ USD

40 - 40.5 t USD

3

Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM

34,38%

37%

39,8%

4

Số huyện đạt chuẩn NTM

43 huyện

52 huyện

54 huyện

5

Tỷ lệ che phủ rừng

41,45%

41,6%

41,65%

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp như sau:

1. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Tiếp tục rà soát, đánh giá lợi thế, tiềm năng để xây dựng cơ cấu sản phẩm theo 3 trục sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia: Nhóm sản phẩm cấp tỉnh/thành phố và Nhóm đặc sản làng/xã để có giải pháp chỉ đạo cụ thể; đồng thời, chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ nông sản kịp thời, hiệu quả.

Nhiệm vụ cụ thể đối với từng lĩnh vực như sau:

1.1. Trồng trọt

a) Mục tiêu

Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản lượng khoảng 2,5%, giá trị gia tăng khoảng 2,35% so với năm 2017, cụ thể:

- Cây hàng năm: Sản lượng lúa cá năm ước khoảng 43,49 triệu tấn, tăng 656.7 nghìn tấn (tăng 1,5%) so với năm 2017; sản lượng ngô khoảng 5,1 triệu tấn, giảm 1,0%; sắn khoảng 10,5 triệu tấn, tăng 206,8 nghìn tấn (tăng 2,0%); rau khoảng 17,3 triệu tấn, tăng 824,7 nghìn tấn (tăng 5,0%); hoa, cây cảnh các loại có giá trị khoảng 16,2 nghìn tỷ đồng, tăng 914,9 tỷ đồng (tăng 6,0%).

- Cây lâu năm: Cà phê nhân sản lượng khoảng 1,55 triệu tấn, tăng 22,9 nghìn tấn (tăng 1,5%); chè khoảng 1,06 triệu tấn, tăng 20,8 nghìn tấn (tăng 2,0%); cao su khoảng 1,1 triệu tấn, tăng 32,6 nghìn tấn (tăng 3,0%); hồ tiêu khoảng 248,7 nghìn tấn, tăng 7,2 nghìn tấn (tăng 3,0%); điều khoảng 305,8 nghìn tấn, tăng 94,9 nghìn tấn (tăng 45%); dừa khoảng 1,55 triệu tấn, tăng 73,7 nghìn tấn (tăng 5%).

- Cây ăn quả: Tổng diện tích dự kiến khoảng 960 nghìn ha, sản lượng ước khoảng 10 triệu tấn, tăng gần 6% so với năm 2017. Trong đó: Xoài khoảng 788 nghìn tấn, tăng 6,0%; chuối khoảng 2,1 triệu tấn, tăng 3,0%; thanh long khoảng 1,0 triệu tấn, tăng 6,0%; bưởi khoảng 586,5 nghìn tấn, tăng 2,0%; nhãn khoảng 523,7 nghìn tấn, tăng 6,0%; vải khoảng 280,2 nghìn tấn, tăng 20,0%.

b) Giải pháp chủ yếu

- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác có thị trường và hiệu quả hơn (cây ăn quả, các loại rau, hoa theo hướng công nghệ cao) và sang nuôi trồng thủy sản, các sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả và ổn định sản xuất.

- Tiếp tục tăng cường sử dụng giống tốt, giống chất lượng cao phù hợp với vùng sinh thái kết hợp với các quy trình thâm canh tốt, ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng cơ giới hóa để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng nhanh giá trị và khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm.

- Bám sát diễn biến thời tiết, thông tin thị trường để kịp thời điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất (thời vụ gieo trồng, cơ cấu và diện tích cây trồng), đảm bảo hạn chế tối đa thiệt hại do diễn biến bất thường của thời tiết, nhất là ở những vùng thường xuyên bị thiên tai như Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tăng cường dự báo và phòng trừ kịp thời, không để sâu bệnh phát sinh thành dịch, gây hại trên diện rộng, đặc biệt đối với những loại sâu bệnh gây hại trên lúa, cây điều,...

1.2. Chăn nuôi

a) Mục tiêu

Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản lượng khoảng 2,3%, giá trị gia tăng khoảng 2,2%. Trong đó: chăn nuôi lợn tăng 2,0%, gia cầm tăng 6,0%. Tổng sản lượng thịt các loại khoảng 5,39 triệu tấn, tăng 3,7% so với năm 2017; sữa khoảng 985,7 triệu tấn, tăng 11,9%; trứng các loại khoảng 11,67 tỷ quả, tăng 8,8%; thức ăn chăn nuôi khoảng 21,2 triệu tấn, tăng 2,9%.

b) Giải pháp

- Tiếp tục chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại; nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng áp dụng kỹ thuật tiên tiến, có kiểm soát; tăng tỷ lệ gia súc được chăn nuôi theo hình thức trang trại, công nghiệp đạt 38 - 40%, gia cầm đạt 50,5%; gà được nuôi theo quy trình VietGAP đạt 18%, lợn đạt 2%.

- Chỉ đạo các địa phương, phối hợp với một số doanh nghiệp và các cơ sở giống thống nhất và triển khai những giải pháp tăng cường hoạt động sản xuất, cung ứng đủ nhu cầu giống cho sản xuất; kiểm soát giá giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, hỗ trợ người dân tái dàn gia súc, gia cầm.

- Cải tạo giống, nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi; phát triển thống chất lượng cao; ưu tiên nhập khẩu giống tốt, chọn tạo đàn giống thích hợp cho mỗi vùng sinh thái;

- Tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là các thị trường tiềm năng, thị trường mới ở cả khu vực biên mậu và chính ngạch. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thịt gà sang thị trường Nhật Bản và Hà Lan; đàm phán với Trung Quốc để xuất khẩu thịt lợn, trứng, sữa chính ngạch và ổn định hơn.

- Tập trung chỉ đạo các biện pháp giám sát, chủ động phòng chống dịch bệnh; tăng cường quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, các loại chất phụ gia, an toàn vệ sinh thực phẩm.

1.3. Thủy sản

a) Mục tiêu

Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản khoảng 5,29%, giá trị gia tăng khoảng 5,1% so với năm 2017; tổng sản lượng thủy sản khoảng 7,56 triệu tấn, tăng 4,7% so với năm 2017, trong đó: sản lượng khai thác khoảng 3,5 triệu tấn, tăng 4,5%; sản lượng nuôi trồng dự kiến khoảng 4,0 triệu tấn, tăng 4,8%.

b) Giải pháp

- Đẩy mạnh khai thác vùng biển xa, vùng nước sâu (tập trung khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao1) gắn với bảo vệ nguồn lợi và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo; ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong khai thác, bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ sản phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch. Thực hiện nghiêm quy định về đánh bắt và truy xuất nguồn gốc thủy sản, sớm giải quyết vấn đề áp “thẻ vàng” của EU; đồng thời hài hòa hóa các quy định về kiểm soát thủy sản theo thông lệ quốc tế.

- Khuyến khích nuôi thâm canh, công nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và nuôi theo các tiêu chuẩn chứng nhận (GAPs). Tập trung nâng cao lượng giống cá tra và mở rộng thị trường tiêu thụ cá tra; phát huy lợi thế của tôm thẻ chân trắng ở các vùng có điều kiện phù hợp; phát triển nuôi cá rô phi thâm canh trong ao ở Đồng bằng Bắc Bộ, nuôi lồng bè ở Nam Bộ; nuôi nhuyễn thể, rong biển, cá biển và các loại thủy sản khác phù hợp với từng vùng, miền và thị trường.

+ Đối với cá tra: Nâng cao năng suất, sản lượng gắn với kiểm soát chặt điều kiện cơ sở nuôi, chế biến, xuất khẩu và chất lượng sản phẩm; phát triển dòng sản phẩm mới, giá trị kinh tế cao; cải thiện chất lượng con giống để nâng cao hiệu quả sản xuất.

+ Đối với tôm: Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam, đề án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bạc Liêu,... Nhân rộng các mô hình, các quy trình nuôi tốt, hiệu quả đã được chứng nhận.

Tôm sú: Duy trì diện tích nuôi, nâng cao năng suất, sản lượng bằng ứng dụng công nghệ nuôi tiên tiến; đẩy mạnh nuôi có chứng nhận (tôm rừng, tôm hữu cơ,...) để nâng cao giá trị; hỗ trợ phát triển sản xuất, cung ứng giống tôm sú sạch bệnh chất lượng cao; quản lý chặt chẽ các chợ buôn bán giống nhỏ lẻ.

Tôm thẻ chân trắng: Mở rộng diện tích và nâng cao sản lượng nuôi thâm canh, siêu thâm canh. Áp dụng các quy trình nuôi tôm công nghệ cao, không sử dụng hóa chất kháng sinh để tăng năng suất, đảm bảo an toàn thực phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các dự án, khu phức hợp công nghệ cao về chuỗi giá trị tôm ở Kiên Giang, Vũng Tàu để làm đầu tàu dẫn dắt phát triển chuỗi sản xuất.

- Đẩy mạnh phát triển công nghệ chế biến thủy sản theo công nghệ cao bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của các thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc... cũng như phục vụ cho tiêu dùng trong nước.

- Kiểm soát chặt chẽ và khống chế tốt dịch bệnh trên tôm; kịp thời cảnh báo để hạn chế rủi ro. Kiểm soát chặt chất lượng giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu, ngăn chặn việc tiêm chích tạp chất và tồn dư kháng sinh trong thủy sản nuôi; hỗ trợ các địa phương xây dựng vùng nuôi an toàn dịch bệnh để đáp ứng, tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

1.4. Lâm nghiệp

a) Mục tiêu

Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2018 khoảng 6,12%, giá trị gia tăng khoảng 6,0%; tỷ lệ che phủ rừng năm 2018 đạt 41,65% và khai thác gỗ từ rừng trồng đạt 12,94 triệu m3, tăng 13,0% so với năm 2017.

b) Giải pháp

- Triển khai đồng bộ thực hiện các chương trình, kế hoạch về bảo vệ và phát triển rừng, trong đó tập trung trồng và chăm sóc rừng. Thực hiện nghiêm Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tới từng đơn vị và địa phương;

- Sử dụng bền vững, hiệu quả diện tích rừng hiện có. Quản lý chặt chẽ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn; khôi phục hệ thống rừng ven biển và thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên. Bảo vệ phát triển quỹ đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp để tăng độ che phủ rừng.

- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2016-2020; tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong tổng diện tích rừng; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị từng loại rừng, hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng đa chức năng, trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý và lâm sản ngoài gỗ; đảm bảo nguồn cung gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng, trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển mạnh các loại lâm đặc sản có giá trị kinh tế cao, phục vụ xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho ngành dược (quế, hồi, dược liệu, cánh kiến... )

- Tổ chức thực hiện tốt Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật, quản trị rừng và thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam với EU, tạo điều kiện phát triển và mở cửa thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

1.5. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản

a) Mục tiêu

Phấn đấu đến hết năm 2018, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất cây hàng năm dạt 95%, khâu gieo trồng lúa đạt 45% và khâu thu hoạch lúa đạt 55%. Hỗ trợ doanh nghiệp khẩn trương khánh thành và đưa vào hoạt động một các nhà máy chế biến rau, quả, sản phẩm chăn nuôi.

b) Giải pháp

- Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại lĩnh vực công nghiệp chế biến, bảo quản và giảm tổn thất sau thu hoạch; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến sản phẩm ăn liền để nâng cao giá trị gia tăng.

- Đẩy mạnh cơ giới hóa để giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm; nhân rộng các mô hình cơ giới hóa đồng bộ.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện để các nhà máy chế biến rau, quả, sản phẩm chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ hiện đại khởi công và đi vào hoạt động ngay trong năm 2018, như: nhà máy chế biến thịt lợn với quy trình và công nghệ cao Công ty CP Tập đoàn Masan tại Hà Nam, của Công ty Biển Đông tại Nam Định, Tập đoàn DABACO tại Bắc Ninh; Trung tâm chế biến rau quả DOVECO của Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tại Gia Lai; Nhà máy chế biến rau, củ quả tại Sơn La và Long An của Công ty CP Nafoods Group;...

- Phát triển công nghiệp phụ trợ, tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sản xuất.

2. Phát triển mạnh thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản

a) Mục tiêu

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt khoảng 40 - 40,5 tỷ USD; trong đó: xuất khẩu nhóm sản phẩm trồng trọt đạt 20 - 20,5 tỷ USD; lâm sản chính đạt 9 tỷ USD; thủy sản đạt 10 tỷ USD; chăn nuôi và các mặt hàng khác khoảng 01 tỷ USD.

b) Giải pháp

- Nâng cao chất lượng thu thập, phân tích thông tin, dự báo thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc,...), kịp thời cảnh báo các quy định về rào cản, vấn đề phát sinh có thể gặp đối với hàng xuất khẩu; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm NLTS tại thị trường nước ngoài.

- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế, đàm phán và ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong kiểm dịch, bảo vệ thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung gỡ “Thẻ vàng” của EC đối với đánh bắt hải sản Việt Nam; tháo gỡ vướng mắc về Đạo luật Farmbill của Hoa Kỳ đối với cá tra; thúc đẩy xuất khẩu thịt gà (Nhật Bản, Hà Lan); xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang Trung Quốc theo chính ngạch; đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Ấn Độ, xoài sang Mỹ,...

- Đẩy mạnh tiêu thụ nông, lâm, thủy sản tại thị trường trong nước; tiêu thụ kịp thời nông sản cho người dân, khắc phục tình trạng dư thừa, giá giảm gây thiệt hại cho người sản xuất; dự báo và xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ nông sản chính (vải, nhãn, cam, thanh long,… ); xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

- Xử lý nghiêm và công khai các hành vi gian lận thương mại, vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, cạnh tranh không lành mạnh làm mất uy tín nông sản Việt Nam.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông thủy sản thông qua các biện pháp quản lý theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, GMP, HACCP, ISO 22000...).

3. Phát triển nông thôn, trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

a) Mục tiêu

Năm 2018, cả nước có ít nhất 39,8% số xã (3.553 xã) và 54 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM; giảm số xã chưa đạt 5 tiêu chí xuống còn 56 xã; cơ bản giải quyết xong nợ đọng.

b) Giải pháp

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nông thôn mới gắn với tuyên truyền kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Tiếp tục rà soát, hoàn thiện tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình; hướng dẫn và đôn đốc các địa phương triển khai hiệu quả các Đề án.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung đột phá, thực hiện các tiêu chí, trong đó:

+ Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch - an toàn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn để tăng thu nhập cho người dân một cách bền vững; Đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên phạm vi cả nước; Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; hoàn thành và tổ chức thực hiện Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.

+ Chú trọng bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, hiện đại, hợp lý và giữ gìn được những đặc trưng và bản sắc nông thôn truyền thống; đẩy mạnh xử lý môi trường ở những nơi gây ô nhiễm nghiêm trọng (Làng nghề, bãi tập trung chôn lấp, xử lý rác, nước thải...).

+ Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự; phát huy vai trò, sức mạnh của hệ thống chính trị trên địa bàn.

- Tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện Chương trình theo hướng xã hội hóa; ưu tiên bố trí ngân sách giao về cho địa phương và của địa phương để tập trung thực hiện các nội dung trọng tâm của Chương trình.

4. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất

- Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm cải thiện, chất lượng và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông, lâm, thủy sản theo chuỗi giá trị; xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các sản phẩm chủ lực xuất khẩu; nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để tận dụng tối đa cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ sinh học... Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai; phòng, chống, quản lý rủi ro thiên tai.

5. Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Tập trung xây dựng và trình Quốc hội khóa XIV xem xét thông qua Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi trong năm 2018.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục và thực thi pháp luật, nhất là Luật Thủy lợi, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản (sửa đổi) và các luật, pháp lệnh, nghị quyết có liên quan. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, kỹ thuật đầu tư xây dựng và khai thác công trình thủy lợi.

6. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại

- Tập trung triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu lĩnh vực thủy lợi và Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi; tiến hành rà soát để điều chỉnh phù hợp hơn với tình hình mới.

- Tăng cường quản lý chất lượng, đầu tư xây dựng công trình, nhất là công trình thủy lợi và áp dụng khoa học công nghệ để năng lực tưới của hệ thống thủy lợi tăng thêm 20 ngàn ha (tăng 11% so với năm 2017), năng lực tiêu tăng thêm 20 ngàn ha (tăng 25% so với năm 2017).

- Nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng sản xuất nông, lâm, thủy sản, ưu tiên các công trình, dự án phục vụ cơ cấu lại ngành.

- Đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư, chủ dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư được giao; kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, nhất là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

7. Tăng cường công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai, phát triển bền vững

- Phối hợp quản lý tốt nguồn nước của các lưu vực sông và hệ thống thủy lợi, nhất là các hồ chứa, bảo đảm các quá trình khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, phục vụ có hiệu quả sự phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Nghiên cứu giải pháp về lâu dài để hạn chế, khắc phục hậu quả lũ lụt tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo; xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo chuyên dùng phục vụ phòng chống thiên tai; đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp dịch vụ công về quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn. Chủ động xây dựng và thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Tham gia thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; tăng cường đổi mới và sử dụng công nghệ tiên tiến tiết kiệm tài nguyên, chi phí đầu vào cho sản xuất;

- Tập trung đầu tư các chương trình đã được phê duyệt (các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung; tưới tiết kiệm cho cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao; hệ thống đê sông, đê biển, hồ đập xung yếu, khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão, công trình chống sạt lở bờ sông, bờ biển, trạm quan trắc, cảnh báo thiên tai;...). Khẩn trương ổn định dân cư vùng thiên tai; sửa chữa khẩn cấp công trình đê điều, hồ đập bị sự cố và xử lý cấp bách các trọng điểm về sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển.

- Sử dụng tiết kiệm, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất; hình thành hệ thống các khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa nhằm bảo vệ, phục hồi, tái tạo nguồn lợi, nhất là các loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh.

- Tăng diện tích trồng rừng mới, đẩy mạnh khôi phục rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển; tiếp tục thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư trồng rừng sản xuất và chế biến lâm sản, phát triển du lịch sinh thái rừng.

- Thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao các Lãnh đạo Bộ chủ trì, đôn đốc các đơn vị được giao phụ trách triển khai nghiêm túc Kịch bản tăng trưởng của ngành năm 2018.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, căn cứ vào nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trên để xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện.

2. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và cuối năm các đơn vị tiến hành rà soát, báo cáo Bộ (qua Vụ Kế hoạch) kết quả thực hiện trong đó nêu rõ: những mục tiêu phải đạt theo Quý, các nhiệm vụ, giải pháp đã hoàn thành, chưa hoàn thành và nguyên nhân; đánh giá khó khăn, vướng mắc thời gian tới và đề xuất những giải pháp mới, mang tính đột phá đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng của lĩnh vực mình phụ trách nói riêng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của ngành. Báo cáo gửi qua đường công văn và qua thư điện tử: minhdtt.kh@mard.gov.vn trước ngày 20 tháng cuối của Quý để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Vụ Kế hoạch theo dõi tình hình thực hiện, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị tại cuộc họp giao ban Quý của Bộ.

(Chi tiết có phụ lục kèm theo)./.

 

PHỤ LỤC 1:

KẾ HOẠCH CHI TIẾT VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ CHO CÁC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG NĂM 2018 CỦA NGÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1490/QĐ-KH ngày 27 tháng 4 năm 2018)

TT

Nội dung/Hoạt động

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Ghi chú

I

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng suất chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1.

Tiếp tục rà soát, đánh giá li thế, tiềm năng đxây dựng cơ cấu sản phẩm theo 3 trục sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường và thích ng với biến đổi khí hậu: Nhóm sn phm chủ lực quốc gia; Nhóm sản phm cp tnh/thành ph và Nhóm đặc sản làng/xã.

Vụ Kế hoạch

Các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở NN và PTNT

2018

 

2.

Sơ kết 5 năm thực hiện Đán Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Vụ Kế hoạch

Các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở NN và PTNT

Tháng 10/2018

 

3.

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật; áp dụng cơ giới hóa, các quy trình sản xuất tốt.

Cục Trng trọt

Các Vụ: Kế hoạch, KHCN và MT; các đơn vị liên quan; các Sở NN và PTNT

2018 - 2020

 

4.

Tiếp tục tăng cường sử dụng giống cây trồng, vật nuôi tốt, chất lượng cao phù hợp với từng vùng sinh thái. Phối hợp với địa phương và các doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất, cung ứng đủ nhu cầu giống cho sản xuất; kiểm soát giá giống cây trồng - vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.

Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi

Vụ KHCN và MT, Cục Thú y, TT Khuyến nông QG, các Sở NN và PTNT

2018 - 2020

 

5.

Bám sát diễn biến thời tiết, thông tin thị trường để kịp thời điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất, đảm bo hạn chế tối đa thiệt hại do diễn biến bất thường của thời tiết

Các Tổng cục: LN, TS; Cục: TT, CN

Tổng cục PCTT, Thủy lợi; Cục Bảo vệ thực vật, Thú y

2018

 

6.

Tăng cường công tác bo vệ thực vật, giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh; quản lý tt việc sn xuất, lưu thông và sử dụng các loại phân n, thuốc bảo vệ thực vật

Cục Bo vệ thực vật

Cục Trng trọt, Các S Nông nghiệp và PTNT

2018 - 2020

 

7.

Tiếp tục chuyển chăn nuôi nh l, phân tán sang phát trin chăn nuôi: tập trung theo mô hình trang trại, gia trại; nâng cao hiệu quchăn nuôi nông hộ theo hướng áp dụng kthuật tiên tiến, có kiểm soát.

Cục Chăn nuôi

Cục Thú y, các đơn vị liên quan, các Sở NN và PTNT

2018

 

8.

Tập trung chỉ đạo các biện pháp giám sát, chủ động phòng chống dịch bệnh; tăng cường quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, các loại chất phụ gia, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cục Thú y, Cục Chăn nuôi

Các đơn vị liên quan

2018

 

9.

Đẩy mạnh khai thác vùng bin xa, vùng nước sâu gn với bảo vệ nguồn lợi và góp phần bảo vệ chủ quyền bin đảo; ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong khai thác, bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ sản phẩm để nâng cao giá trị sn phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch.

Tổng cục Thủy sản

Vụ KHCN và MT, các đơn vị liên quan và các Sở NN và PTNT

2018 – 2020

 

10.

Khuyến khích nuôi thâm canh, công nghiệp, áp dụng KHCN tiên tiến và nuôi theo tiêu chuẩn GAPs; tổ chức liên kết chuỗi từ nuôi, chế biến đến xuất khu cá tra; đẩy mạnh nuôi có chứng nhận (tôm rừng, tôm hữu cơ…) đnâng cao giá trị.

Tổng cục Thủy sản

Vụ KHCN và MT, Cục KTHT và các Sở NN và PTNT

2018 – 2020

 

11.

Kiểm soát chặt chẽ và khống chế tốt dịch bệnh trên tôm; kịp thời cảnh báo đhạn chế rủi ro. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu, ngăn chặn việc tiêm chích tạp chất và tồn dư kháng sinh trong thủy sản nuôi; hỗ trợ các địa phương xây dựng vùng nuôi an toàn dịch bệnh để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

Cục Thú y

Tổng cục Thủy sản, các đơn vị liên quan và các Sở NN và PTNT

2018 – 2020

 

12.

Bảo vệ, phát triển, sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có; khôi phục hệ thống rừng ven biển; kiểm soát chặt chẽ chuyn mục đích sử dụng rừng và phát triển DVMTR. Thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên. Phát triển mạnh các loại lâm đặc sản có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu tốt và là nguồn nguyên liệu quý cho ngành dược (quế, hồi, dược liệu, cánh kiến...);

Tổng cục Lâm nghiệp

Các đơn vị liên quan; các Sở Nông nghiệp và PTNT

2018 – 2020

 

13.

Tổ chức thực hiện tốt Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật, quản trị rừng và thương mại gỗ và sản phẩm g(VPA/FLEGT) giữa Việt Nam với EU

Tổng cục Lâm nghiệp

Các đơn vị liên

2018

 

14.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại lĩnh vực công nghiệp chế chế biến, bảo quản và giảm tổn thất sau thu hoạch; tiếp tục mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao giá trị gia tăng. Phát triển công nghiệp phụ trợ, tận dụng triệt đphế phụ phẩm

Cục Chế biến và PTTTNS

Các đơn vị liên quan, các Sở NN và PTNT, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam, doanh nghiệp

2018 - 2020

 

15.

Hỗ trvà tạo điều kiện đcác doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến rau, quả, sản phẩm chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ hiện đại sớm khởi công và đi vào hoạt động ngay trong năm 2018

Cục Chế biến và PTTTNS

Cục Chăn nuôi, Trồng trọt và Sở NN và PTNT

2018

 

16.

Hoàn thành Đề án: “Nâng cao năng lực chế biến sản phẩm nông sản

Cục Chế biến và PTTTNS

Các Tổng cục: LN, TS; Cục: CN, TT, Vụ KHCN & MT

Tháng 11

 

II

Phát triển mạnh thị trường, tháo grào cản, tạo thuận li cho tiêu thụ nông sản

17.

Nâng cao chất lượng thu thập, phân tích thông tin, dự báo thị trường, kịp thời cảnh báo các quy định về rào cản, vấn đề phát sinh có thgặp đối với hàng xuất khẩu.

Cục Chế biến và PTTTNS

Viện Chính sách và CL phát triển NN, NT; Trung tâm Tin học và TK

2018

 

18.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm NLTS tại thị trường nước ngoài; tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cn thương mại; đàm phán và ký kết các tha thuận công nhận lẫn nhau trong kim dịch, bảo vệ thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, mở thị trường mới cả khu vực biên mậu và chính ngạch.

Cục Chế biến và PTTTNS

Các Tổng cục: TS, LN; Các Cục: Quản lý CL NLS&TS, BVTV, TY; Trung tâm XTTM nông nghiệp; các Sở NN và PTNT

2018

 

19.

Đẩy mạnh tiêu thụ nông, lâm, thủy sản tại thị trường trong nước; trin khai giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản (vi, nhãn, cam, thanh long,...); xây dựng hình nh sn phẩm thông qua chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Cục Chế biến và PTTTNS

Các Cục: TT, CN, Trung tâm XTTM NN: các Sở NN và PTNT

2018

 

20.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn VSTP: xử lý nghiêm và công khai các hành vi gian lận thương mại, vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Cục Quản lý CLNL&TS

Các Tổng cục, Cục liên quan

Kế hoạch năm 2018 và theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016

 

III

Phát triển nông thôn, trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

21.

Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất theo chui giá trị, nhất là sản xut nông nghiệp sạch - an toàn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn để tăng thu nhập cho người dân một cách bền vững; bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, an ninh xã hội

Văn phòng ĐPTW NTM, Cục KTHT và PTNT

Các Sở Nông nghiệp và PTNT

2018 – 2020

 

22.

Đa dng hóa nguồn vốn, cơ bn giải quyết xong n đng XDCB trong năm 2018

Văn phòng ĐPTW NTM

Các Sở Nông nghiệp và PTNT

2018

 

IV

Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất

23.

Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhm cải thiện chất lượng và nâng cao sức cạnh tranh ca sản phẩm nông, lâm, thủy sản theo chuỗi giá trị; đặc biệt là đối với các sn phẩm xuất khẩu chủ lc

Vụ KHCN và MT

Các Tổng cục, Cục, các Sở NN và PTNT

2018

 

24.

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đtận dụng tối đa cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ sinh học...

Vụ KHCN và MT

Trung tâm TT và TK, các Tổng cục, Cục, Sở NN và PTNT

2018 - 2020

 

25.

Tăng cường ng dụng khoa học công nghệ trong phòng chng thiên tai; quản lý rủi ro thiên tai.

Tổng cục PCTT, TL

Các Sở NN và PTNT

2018 - 2020

 

V

Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách

26.

Tập trung xây dựng và trình Quốc hội khóa XIV xem xét thông qua Luật Trng trọt, Luật Chăn nuôi, Tăng cường công tác tun truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là Luật Thủy lợi, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản (sửa đổi) và các luật, pháp lệnh, nghị quyết có liên quan.

Vụ Pháp chế

Các Tổng cục, Cục liên quan

Theo Kế hoạch riêng được phê duyệt

 

VI

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đng bộ, hiện đại

27.

Xây dng kết cấu hạ tầng đồng thủy lợi đồng bộ, hiện đại

Các Tổng cục: Thủy lợi, PCTT

Cục QLXDCT; Vụ Kế hoạch: các Sở NN và PTNT

Theo tiến độ KH đầu tư công năm 2018

 

28.

Đầu tư hạ tầng công trình cấp nước sạch, nâng cao hiệu qu quản, khai thác công trình cấp nước sch nông thôn

Tổng cục Thủy lợi

Các đơn vị liên quan

2018

 

29.

Huy động các nguồn lực để phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Vụ Kế hoạch, Các Tổng cục, Cục: Văn phòng ĐPTW NTM

Cục QLXDCT; các Sở NN và PTNT

2018 và các năm tiếp theo

 

VII

Tăng cường công tác điều hòa thủy li, phòng chng thiên tai, phát triển bn vững

30.

Phối hợp qun tốt nguồn nước của các lưu vực sông và hệ thống thủy lợi bảo đảm các quá trình khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, phc v có hiu quả sphát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Thủy lợi

Các đơn vị có liên quan

2018

 

31.

Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo chuyên dùng phục vụ phòng chống thiên tai; chủ động thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH; đổi mới và sử dụng công nghệ tiên tiến tiết kiệm tài nguyên, chi phí đầu vào cho sản xuất;

Tổng cục PCTT

Tổng cục Thủy lợi; Bộ Tài nguyên và Môi trường

Kế hoạch của Bộ thực hiện Đề án nâng cao năng lực QG về PCTT

 

32.

Khẩn trương ổn định dân cư vùng thiên tai; sửa chữa khẩn cấp công trình đê điều, hồ đập bị sự cố và xử lý cấp bách các trọng điểm về sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển.

Tổng cục PCTT

Tổng cục Thủy lợi; Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

33.

Tăng diện tích trồng rừng mới, đẩy mạnh khôi phục rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển; Tiếp tục thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Tổng cục Lâm nghiệp

Các đơn vị liên quan; các Sở Nông và PTNT

2018 – 2020

 

34.

Hình thành hệ thống các khu bo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa nhm bảo vệ, phục hi, tái tạo nguồn lợi, nht là các loài thủy sn quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh.

Tổng cục Thủy sản

Các đơn vị liên quan; các Sở Nông và PTNT

2018 - 2020

 

 

PHỤ LỤC 2

TỐC ĐỘ TĂNG VA CỦA NLTS NĂM 2018 THEO QUÝ (GIÁ SO SÁNH NĂM 2010)
(Kèm theo Quyết định số: 1490/BNN-KH ngày 27 tháng 4 năm 2018)

Đơn vị: %

Ch tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Quý I

Quý II

6 tháng

Quý III

9 tháng

Quý IV

Cả năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn ngành NLTS

102,90

104,05

102,39

102,91

103,19

103,01

103,14

103,05

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Nông nghiệp

102,07

103,76

101,69

102,30

102,36

102,32

102,29

102,31

2. Lâm nghiệp

105,14

105,03

106,16

105,63

106,18

105,86

106,30

106,00

3. Thy sản

105,54

104,76

104,95

104,88

104,98

104,92

105,50

105,10

 

PHỤ LỤC 3

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NLTS NĂM 2018 THEO QUÝ (GIÁ SO SÁNH NĂM 2010)
(Kèm theo Quyết định số: 1490/BNN-KH ngày 27 tháng 4 năm 2018)

Đơn vị: tỷ đồng

Ch tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Quý I

Quý II

6 tháng

Quý III

9 tháng

Quý IV

Cả năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn ngành NETS

898.615

189.497

234.551

424.048

210.669

634.717

293.068

927.785

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Nông nghiệp

656.785

143.862

168.499

312.361

142.617

454.978

217.976

672.954

- Trng trọt

470.068

90.626

122.327

212.953

100.863

313.816

168.380

482.196

- Chăn nuôi

176.163

50.466

43.497

93.963

39.209

133.172

46.694

179.866

- Dịch vụ

10.554

2.770

2.675

5.445

2.545

7.990

2.902

10.892

2. Lâm nghiệp

30.023

7.065

8.063

15.128

8.401

23.529

8.281

31.809

3. Thủy sn

211.808

38.570

57.990

96.560

59.651

156.211

66.811

223.022

 

TỐC ĐỘ TĂNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NLTS NĂM 2018 THEO QUÝ
(Giá so sánh năm 2010)

Đơn vị: %

Ch tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Quý I

Quý II

6 tháng

Quý III

9 tháng

Quý IV

Cả năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn ngành NLTS

103,16

104,18

102,91

103,47

103,13

103,36

103,0

103,25

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Nông nghiệp

102,22

103,92

102,01

102,88

102,1

102,64

102,1

102,46

- Trng trọt

102,23

105,16

102,01

103,33

102

102,9

102

102,58

- Chăn nuôi

102,16

101,85

101,92

101,88

102,28

102

102,39

102,1

- Dịch vụ

102,97

102,36

103,67

103,00

103,37

103,12

103,42

103,2

2. Lâm nghiệp

105,17

105,15

106,27

105,75

106,4

105,98

105,87

105,95

3. Thủy sản

105,89

104,96

105,15

105,07

105,22

105,13

105,68

105,29

 

PHỤ LỤC 4

ƯỚC TÍNH SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM CHỦ YẾU NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số: 1490/BNN-KH 27 tháng 4 năm 2018)

 

Đơn vị tính

Quý I

Quý II

6 tháng

Quý III

9 tháng

Quý IV

Cnăm

So sánh 2018/2017 (%)

1. Nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lúa

Nghìn tấn

11 181,6

9 645,9

20 827,5

10 016,0

30 843,5

12 652,2

43 495,7

101,5

- Ngô

Nghìn tấn

473,7

1 982,5

2 456,2

1 107,8

3 564,0

1 516,6

5 080,6

99,0

- Cà phê nhân

Nghìn tn

 

 

 

 

 

1 552,6

1 552,6

101,5

- Chè

Nghìn tấn

42,2

414,5

456,7

470,3

927,0

134,6

1 061,6

102,0

- Cao su

Nghìn tấn

114,6

248,3

362,9

411,1

774,0

345,3

1 119,3

103,0

- Hồ tiêu

Nghìn tấn

72,3

131,9

204,2

44,5

248,7

 

248,7

103,0

- Điều

Nghìn tấn

215,0

90,8

305,8

 

305,8

 

305,8

145,0

- Thịt lợn

Nghìn tn

1 026,2

924,6

1 950,8

824,5

2 775,3

976,7

3 752,0

100,5

- Thịt gia cầm

Nghìn tấn

228,9

334,4

563,3

245,5

808,8

285,0

1 093,8

106,0

2. Lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng số gỗ khai thác

Nghìn m3

1 928,0

3 462,2

5 390,2

3 544,8

8 935,0

3 894,6

12 829,6

112,0

3. Thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản lượng thủy sản

Nghìn tấn

1 386,4

1 959,4

3 345,8

2 007,0

5 352,8

2 209,6

7 562,4

104,7

+ Sản lượng nuôi trồng

Nghìn tấn

610,8

955,4

1 566,2

1 131,8

2 698,0

1 322,5

4 020,5

104,8

* Cá tra

Nghìn tấn

222,2

339,9

562,1

329,5

891,6

400,5

1 292,1

103,3

* Tôm

Nghìn tấn

93,7

171,8

265,5

265,3

530,8

258,4

789,2

109,0

- Sản lượng khai thác

Nghìn tấn

775,6

1 004,0

1 779,6

875,2

2 654,8

887,1

3 541,9

104,5

 

PHỤ LỤC 5

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU MỘT SỐ SẢN PHẨM CHÍNH NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số: 1490/BNN-KH ngày 27 tháng 4 năm 2018)

Đơn vị: Triệu USD

Mặt hàng

Năm 2017

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Năm 2018

Tổng kim ngạch XK

36.526

8.659

10.150

10.300

11.391

40.500

Thủy sn

8.316

1.676

3.131

3.193

2.000

10.000

Lâm sản chính

8.032

1.971

2.300

2.284

2.445

9.000

Hàng rau quả

3.502

934

1.020

1.050

1.150

4.154

Hạt điều

3.517

739

958

940

962

3.599

Cà phê

3.244

1.009

940

930

960

3.839

Cao su

2.249

403

606

614

720

2.343

Gạo

2.616

669

678

682

792

2.821

Chè

228

39

57

63

73

232

Hạt tiêu

1.118

203

292

315

323

1.133

Sắn và sản phẩm từ sắn

1.029

280

286

274

290

1.130

 

PHỤ LỤC 6

DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NTM THEO QUÝ
(Kèm theo Quyết định số: 1490/BNN-KH ngày 27 tháng 4 năm 2018)

TT

Mục tiêu

ĐVT

Đến tháng 01/2018

Dự kiến tiến độ hoàn thành năm 2018

Ghi chú

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

1

Đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Huyện

44,0

49,0

51,0

53,0

54,0

 

2

Xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Sđược công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

3.069

3.289

3.374

3.464

3.353

 

2.2

Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

%

34,3

36,8

37,8

38,8

39,8

 

 



1ngừ, mực, bạch tuộc và một số loài cá, giáp xác, nhuyễn th khác.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1490/QĐ-BNN-KH về Kế hoạch hành động thực hiện kịch bản tăng trưởng ngày 27/04/2018 của ngành nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.340

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.211.116
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!