HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
42/2024/NQ-HĐND
|
Hà Nội,
ngày 10 tháng 12 năm 2024
|
NGHỊ
QUYẾT
QUY
ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG CỦA BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHỆ CAO VÀ
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC THÀNH PHỐ QUẢN LÝ TRONG KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC
(thực
hiện điểm d và đ khoản 2 và khoản 4 Điều 24 Luật Thủ đô)
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ điểm d và đ Khoản 2 và khoản 4
Điều 24 Luật Thủ đô ngày 28 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân Thành
phố tại Tờ trình số 481/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2024 về quy định việc quản
lý, sử dụng tài sản công của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các đơn vị sự
nghiệp thuộc Thành phố quản lý trong Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Thực hiện điểm
d và đ khoản 2 và khoản 4 Điều 24 Luật Thủ đô); báo cáo thẩm tra số
158/BC-BKTNS ngày 05 tháng 12 năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng
nhân dân Thành phố; báo cáo giải trình số 483/BC-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2024
của Ủy ban nhân dân Thành phố; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của đại biểu
Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Nghị quyết này quy định chi tiết các nội
dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định tại điểm d và đ
khoản 2 Điều 24 Luật Thủ đô, bao gồm các nội dung sau:
1. Việc sử dụng tài sản công tại đơn vị
sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố trong Khu Công nghệ cao
Hòa Lạc vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
2. Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng
tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng, cho,
đóng góp, viện trợ, tài trợ và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Ban
Quản lý Khu Công nghệ cao, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của
Thành phố hoạt động trong Khu Công nghệ cao Hoà Lạc.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
1. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm
vi quản lý của Thành phố hoạt động trong Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (sau đây gọi
chung là đơn vị sự nghiệp).
2. Ban Quản lý Khu Công nghệ cao.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá
nhân có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc
chung
1. Việc sử dụng tài sản công vào mục
đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải đảm bảo nguyên tắc:
a) Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
đơn vị; không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước
giao; không làm mất quyền sở hữu về tài sản công; bảo toàn và phát triển vốn,
tài sản Nhà nước giao;
b) Sử dụng tài sản đúng mục đích được
giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm; phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài
sản; tính đủ khấu hao tài sản cố định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí,
lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản do tổ chức, cá nhân trong
nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng, cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và hình
thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Ban Quản lý Khu Công nghệ cao hoặc các
đơn vị sự nghiệp được xác định là tài sản công hợp pháp của đơn vị trực tiếp tiếp
nhận, quản lý, sử dụng tài sản và phải được quản lý, sử dụng tài sản theo đúng
quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Các nội dung không quy định tại Nghị
quyết này thực hiện theo quy định của pháp luật về tài sản công và pháp luật
khác có liên quan.
Chương II
SỬ
DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀO MỤC ĐÍCH KINH DOANH, CHO THUÊ,
LIÊN DOANH, LIÊN KẾT
Điều 4. Các trường hợp
sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
1. Đơn vị sự nghiệp sử dụng tài sản
công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ của đơn vị để cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động công nghệ
cao, cung cấp thiết bị dùng chung, cung cấp không gian làm việc, nghiên cứu,
ươm tạo, thử nghiệm và trình diễn công nghệ để hỗ trợ các hoạt động công nghệ
cao, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
2. Đơn vị sự nghiệp sử dụng tài sản
công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trong các trường hợp
được quy định tại pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công ngoài các trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 5. Quy định về
điều kiện, trình tự, thủ tục, cơ chế tài chính, biện pháp bảo vệ, giữ gìn, tu bổ
và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan khi đơn vị sự nghiệp
sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
1. Đối với trường hợp sử dụng tài sản
công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết quy định tại khoản
1 Điều 4 Nghị quyết này:
a) Điều kiện sử dụng tài sản công vào
mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết:
Phải có Đề án sử dụng tài sản công vào
mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được người có thẩm quyền
quy định tại điểm b khoản này quyết định;
Phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại
khoản 1 Điều 3 Nghị quyết này;
Không vi phạm các điều cấm của pháp luật.
b) Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp
hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp đối với nơi không tổ chức Hội đồng quản lý
quyết định Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị mình vào mục đích kinh doanh,
cho thuê, liên doanh, liên kết.
c) Trình tự, thủ tục lập, lấy ý kiến,
quyết định Đề án:
Đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm lập Đề
án hoặc thuê đơn vị tư vấn lập Đề án theo mẫu đính kèm
Nghị quyết này; tổ chức lấy ý kiến tập thể lãnh đạo đơn vị và toàn thể viên chức,
người lao động của đơn vị về các nội dung của Đề án.
Trên cơ sở ý kiến của tập thể lãnh đạo
và viên chức, người lao động, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm hoàn thiện Đề án,
trong đó báo cáo rõ các nội dung tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý; báo cáo
Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp đối
với nơi không tổ chức Hội đồng quản lý xem xét, quyết định Đề án.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày Đề án được quyết định, đơn vị sự nghiệp phải gửi Quyết định và Đề án được
phê duyệt cho cơ quan quản lý cấp trên và công bố công khai tại trụ sở đơn vị,
Trang thông tin của đơn vị (nếu có), thời gian công khai ít nhất là 30 ngày.
Sau khi Đề án được quyết định, người đứng
đầu đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án theo quy định của
pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, bao gồm: việc tổ chức kinh doanh;
việc tổ chức cho thuê (việc xác định hình thức cho thuê tài sản; giá cho thuê
tài sản; việc đầu tư thêm đê nâng cao giá trị sử dụng của tài sản cho thuê; việc
gia hạn thời gian cho thuê); việc tổ chức thực hiện liên doanh, liên kết (việc
xác định giá trị tài sản công sử dụng vào liên doanh, liên kết; việc tổ chức lựa
chọn đối tác để thực hiện liên doanh, liên kết; việc xác định hình thức sử dụng
tài sản công để liên doanh, liên kết; việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công
tham gia liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp và tài sản được hình thành
thông qua hoạt động liên doanh, liên kết) và các nội dung khác liên quan tổ chức
thực hiện Đề án.
Việc cho thuê tài sản công tại đơn vị
sự nghiệp; việc liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp phải được lập thành Hợp
đồng theo quy định của pháp luật. Nội dung Hợp đồng cho thuê tài sản, Hợp đồng
liên doanh, liên kết ký kết giữa đơn vị sự nghiệp và đối tác phải đảm bảo các nội
dung chủ yếu quy định tại điểm e khoản này, nội dung Đề án đã được phê duyệt và
các quy định của pháp luật. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hợp đồng
được ký kết, đơn vị sự nghiệp phải gửi bản sao Hợp đồng đã ký kết và Phụ lục hợp
đồng đã ký kết (nếu có) cho cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi, giám sát.
d) Giá cho thuê tài sản phải đảm bảo
tính đúng, tính đủ các chi phí có liên quan (cho công tác quản lý, vận hành, khấu
hao, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì đối với phần tài sản cho thuê), trả nợ
vốn vay, vốn huy động (nếu có) và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà
nước (thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định). Người đứng
đầu Đơn vị sự nghiệp quyết định giá cho thuê tài sản và niêm yết tại trụ sở đơn
vị, Trang thông tin của đơn vị, cơ quan trực tiếp quản lý (nếu có), Trang thông
tin điện tử về tài sản công của Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm về quyết định của
mình đối với việc quyết định giá cho thuê tài sản đảm bảo tính đúng, tính đủ
các chi phí có liên quan.
đ) Đơn vị sự nghiệp phải quy định cụ
thể việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh,
liên kết trong Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công. Việc xây dựng, quy định
trách nhiệm của các bên có liên quan, ban hành, tổ chức thực hiện Quy chế quản
lý, sử dụng tài sản công được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý,
sử dụng tài sản công.
e) Đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy
định tại Nghị quyết số 28/2024/NQ- HĐND ngày 19 tháng 11 năm 2024 của Hội đồng
nhân dân Thành phố quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp vào
mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (thực hiện điểm a, b khoản
4 Điều 41 Luật Thủ đô) đối với các quy định sau: Nội dung chủ yếu của Quyết định
Đề án; nội dung chủ yếu của Hợp đồng cho thuê tài sản công, Hợp đồng liên
doanh, liên kết; cơ chế tài chính khi sử dụng tài sản công để kinh doanh, cho
thuê, liên doanh, liên kết; biện pháp bảo vệ, giữ gìn, tu bổ tài sản công sử dụng
vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; trách nhiệm của các cơ
quan, đơn vị, cá nhân có liên quan khi đơn vị sự nghiệp sử dụng tài sản công
vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
2. Đối với trường hợp sử dụng tài sản
công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết quy định tại khoản
2 Điều 4 Nghị quyết này được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số
28/2024/NQ-HĐND ngày 19 tháng 11 năm 2024 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định
việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp vào mục đích kinh doanh, cho
thuê, liên doanh, liên kết (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Chương III
TRÌNH
TỰ, THỦ TỤC TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN DO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG NƯỚC
VÀ NƯỚC NGOÀI HIẾN, BIẾU, TẶNG, CHO, ĐÓNG GÓP, VIỆN TRỢ, TÀI TRỢ VÀ HÌNH THỨC
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU KHÁC
Điều 6. Tiếp nhận tài
sản
1. Điều kiện tiếp nhận tài sản:
a) Tài sản tiếp nhận để phục vụ hoạt động
của đơn vị tiếp nhận, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tiếp nhận;
b) Đơn vị tiếp nhận đủ điều kiện cơ sở
vật chất tiếp nhận, nguồn lực để vận hành;
c) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động
thường xuyên của đơn vị;
d) Tài sản tiếp nhận phải có nguồn gốc
hợp pháp, rõ ràng;
đ) Tài sản tiếp nhận phải đảm bảo có
công năng sử dụng, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn công nghệ tiên tiến;
không được phép tiếp nhận các tài sản không hữu ích, công nghệ lạc hậu.
e) Trường hợp tài sản có nguy cơ gây tổn
hại về sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng đến môi trường, đơn vị tiếp nhận tài sản
phải thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm định, đảm bảo an toàn theo quy định
của pháp luật chuyên ngành (nếu có) khi tiếp nhận tài sản;
g) Trường hợp tài sản là công nghệ thuộc
phạm vi quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, việc tiếp nhận tài sản
được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Hồ sơ tiếp nhận tài sản:
a) Văn bản, tài liệu liên quan đến việc
hiến, biếu, tặng, cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và hình thức chuyển giao quyền
sở hữu khác giữa đơn vị nhận và đơn vị hiến, biếu, tặng, cho, đóng góp, viện trợ,
tài trợ và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác (sau đây gọi là Bên chuyển
giao);
b) Biên bản giao nhận kèm theo Bảng kê
chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản có xác nhận của
đơn vị nhận và Bên chuyển giao;
c) Các hồ sơ, tài liệu chứng minh quyền
sở hữu, quyền sử dụng của tài sản chuyển giao và hình thức chuyển giao (nếu
có).
3. Giá trị của tài sản nhận bàn giao
được xác định như sau:
a) Đối với tài sản đã được theo dõi
trên sổ kế toán, giá trị của tài sản là nguyên giá, giá của tài sản được theo
dõi trên sổ kế toán của Bên chuyển giao và các chi phí hợp lí, hợp lệ liên quan
đến quá trình tiếp nhận tài sản.
b) Đối với tài sản chưa được theo dõi
trên sổ sách kế toán và Bên chuyển giao cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ liên
quan đến quá trình hình thành tài sản, giá trị của tài sản là giá trị theo các
hóa đơn, chứng từ và các chi phí hợp lí, hợp lệ liên quan đến quá trình tiếp nhận
tài sản.
c) Đối với trường hợp tài sản chưa được
theo dõi trên sổ sách kế toán và Bên chuyển giao không cung cấp hóa đơn, chứng
từ liên quan đến việc hình thành tài sản thì thực hiện như sau: Đơn vị sự nghiệp
có trách nhiệm thuê đơn vị thẩm định giá để xác định giá trị tài sản nhận chuyển
giao đối với các tài sản chuyển giao cho đơn vị; Ban Quản lý Khu công nghệ cao
có trách nhiệm thuê đơn vị thẩm định giá để xác định giá trị tài sản nhận chuyển
giao giao hoặc xác định giá trị quy ước theo nguyên giá tối thiểu ghi nhận là
tài sản cố định đối với tài sản chuyển giao cho Ban Quản lý Khu Công nghệ cao.
Điều 7. Quản lý, sử dụng,
duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, thống kê, hạch toán và báo cáo đối với tài sản sau
khi tiếp nhận
1. Việc quản lý, sử dụng, duy tu, bảo
dưỡng, sửa chữa, thống kê, hạch toán và báo cáo tài sản tiếp nhận được thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật về tài sản công.
2. Kinh phí cho công tác tiếp nhận, quản
lý, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các tài sản do tổ chức, cá nhân trong
nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng, cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và hình
thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các đơn
vị sự nghiệp sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp từ nguồn kinh phí chi thường
xuyên và các nguồn thu hợp pháp khác.
Chương IV
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm tổ
chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố triển
khai thực hiện Nghị quyết theo quy định. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết,
nếu vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung, Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời báo cáo
Hội đồng nhân dân Thành phố để giải quyết theo thẩm quyền.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp
luật quy định viện dẫn tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng
văn bản pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân
Thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố, các tổ đại biểu và đại biểu
Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam các cấp thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tuyên
truyền và tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 9. Quy định xử
lý chuyển tiếp
1. Đối với các tài sản được sử dụng
vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trước thời điểm Nghị
quyết này có hiệu lực mà phù hợp với quy định tại thời điểm ký kết thì thực hiện
theo các thỏa thuận đã giao kết.
2. Đối với các tài sản do tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài hiến, tặng, cho, đóng góp, viện trợ và hình thức
chuyển giao quyền sở hữu khác được tiếp nhận trước ngày Nghị quyết có hiệu lực
nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân thì không phải thực
hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản đó.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân thành phố Hà Nội khoá XVI, kỳ họp thứ 20 thông qua ngày 10 tháng 12 năm
2024 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Đoàn ĐBQH Thành phố;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQ Thành phố;
- Đại biểu HĐND Thành phố;
- Các Ban Đảng Thành ủy;
- Các VP: TU, Đoàn ĐBQH&HĐND, UBNDTP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- TT HĐND, UBND quận, huyện, thị xã;
- Trang TTĐT của Đoàn ĐBQH&HĐND TP;
- Trung tâm Thông tin điện tử TP;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Tuấn
|
PHỤ
LỤC:
MẪU
ĐỀ ÁN
(Ban
hành kèm theo Nghị quyết số 42/2024/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng
nhân dân Thành phố)
TÊN CƠ QUAN
CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /....-ĐA
|
…………,ngày ....
tháng .... năm……
|
ĐỀ ÁN
Sử dụng tài sản
công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh,
liên kết
I. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Thủ đô năm 2024;
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
năm 2017;
- Nghị quyết số 42/2024/NQ-HĐND ngày
10 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định việc quản lý, sử
dụng tài sản công của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các đơn vị sự nghiệp thuộc
Thành phố quản lý trong Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (thực hiện điểm d và đ khoản
2 và khoản 4 Điều 24 Luật Thủ đô);
- Các văn bản khác có liên quan đến việc
sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công vào mục đích kinh doanh/cho
thuê/liên doanh, liên kết.
2. Cơ sở thực tiễn
a) Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
b) Cơ cấu tổ chức của đơn vị
c) Đối tượng phục vụ của đơn vị phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ
d) Các hoạt động cung cấp các dịch vụ
cho các hoạt động công nghệ cao, cung cấp thiết bị dùng chung, cung cấp không
gian làm việc, nghiên cứu, ươm tạo, thử nghiệm và trình diễn công nghệ để hỗ trợ
các hoạt động công nghệ cao, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi
nghiệp.
đ) Kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn
vị trong 3 năm gần nhất và kế hoạch phát triển trong các năm tiếp theo.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN
1. Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản
công tại đơn vị
a) Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản
công tại đơn vị theo các nhóm tài sản (Chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá
trị còn lại)
b) Tài sản đang sử dụng vào mục đích
kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết (nếu có)
- Chủng loại, số lượng, nguyên giá,
giá trị còn lại, thời hạn sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên
doanh, liên kết.
- Hình thức/phương thức sử dụng tài sản
vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết.
- Kết quả của việc sử dụng tài sản vào
mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết của 03 năm liền trước năm xây
dựng đề án (doanh thu, chi phí, nộp ngân sách nhà nước, chênh lệch thu chi; tỷ
trọng doanh thu từ việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh/cho
thuê/liên doanh, liên kết trong tổng nguồn thu của đơn vị; tỷ trọng tiền do
ngân sách nhà nước cấp trong tổng dự toán chi hằng năm của đơn vị....).
2. Phương án sử dụng tài sản công vào
mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết
2.1. Phương án sử dụng tài sản công tại
đơn vị:
a) Tài sản dự kiến sử dụng vào mục
đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết:
- Chủng loại, số lượng, nguyên giá,
giá trị còn lại; phần giá trị tài sản trực tiếp sử dụng vào mục đích kinh
doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết (nguyên giá, giá trị còn lại) được xác định
trên cơ sở tỷ lệ thời gian sử dụng, tần suất sử dụng tài sản vào mục đích kinh
doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết. Riêng đối với tài sản là thương hiệu của
đơn vị sự nghiệp công, phần giá trị thương hiệu được sử dụng vào mục đích liên
doanh, liên kết được xác định như sau:
Trong đó:
TH1: Phần giá trị thương hiệu được sử dụng vào mục
đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết.
TH: Giá trị thương hiệu của đơn vị sự
nghiệp công được xác định theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật về
sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan.
DT1: Doanh thu trung bình dự kiến từ
hoạt động kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết.
DT2: Tổng nguồn thu sự nghiệp trung
bình 03 năm liền trước năm xây dựng đề án của đơn vị sự nghiệp công.
- Tỷ lệ nguyên giá tài sản sử dụng vào
mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết so với tổng nguyên giá tài sản
đơn vị đang quản lý, sử dụng; phương án sử dụng đất (khi sử dụng tài sản gắn liền
với đất để kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết...).
b) Sự cần thiết của việc sử dụng tài sản
công vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết (nêu rõ trường hợp
áp dụng theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết này; khả năng đáp ứng việc thực hiện
nhiệm vụ do Nhà nước giao khi sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh/cho
thuê/liên doanh, liên kết;...); mục tiêu thực hiện Đề án;
c) Thời gian thực hiện kinh doanh/cho
thuê/liên doanh, liên kết;
d) Hình thức/phương thức sử dụng tài sản
công vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết, trong đó phải làm
rõ hình thức liên doanh, liên kết (thành lập pháp nhân mới hoặc không thành lập
pháp nhân mới);
đ) Phương án tài chính của việc kinh
doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết.
- Dự kiến tổng doanh thu: Doanh thu được
ước tính trên cơ sở điều tra khảo sát, thu thập các thông tin về giá cho thuê,
giá cung cấp dịch vụ và các yếu tố khác hình thành doanh thu của các khu vực có
khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương
đương tại thời điểm lập Đề án.
- Dự kiến tổng chi phí: Tổng chi phí gồm
các khoản:
+ Chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm, cải
tạo, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu
có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm.
+ Chi phí kinh doanh; chi phí quản lý;
chi phí trực tiếp cấu thành dịch vụ (như: chi phí vật tư, vật phẩm, nguyên,
nhiên vật liệu, nhân công,...).
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định (chỉ
xác định chi phí khấu hao đối với các tài sản công trực tiếp sử dụng vào mục
đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết tương ứng với phần giá trị tài sản
sử dụng vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết).
+ Mức nộp ngân sách nhà nước (2% doanh
thu trừ các đối tượng sau đây: Đơn vị sự nghiệp công thuộc lĩnh vực văn hóa, y
tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường;
Đơn vị sự nghiệp công thực hiện nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về
đất đai).
+ Chi phí lãi vay; thuế, phí, lệ phí.
+ Chi phí khác.
Các khoản mục chi phí phải phù hợp với
định mức, đơn giá kinh tế, kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành và quy định
của pháp luật, trường hợp không có định mức, đơn giá kinh tế, kỹ thuật thì phải
xác định trên cơ sở thực tế thị trường.
- Chênh lệch thu, chi.
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ
kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
e) Phương án sử dụng lao động tại đơn
vị sự nghiệp công khi sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh/cho thuê/liên
doanh, liên kết;
g) Phương án bảo đảm nguồn tài chính,
nguồn nhân lực cho hoạt động của đơn vị và cơ sở liên doanh, liên kết (đối với
Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết).
2.2. Đánh giá sơ bộ hiệu quả của phương
án kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết:
- Dự kiến chênh lệch thu chi bình quân
hằng năm của đơn vị trong thời gian sử dụng tài sản công vào mục đích kinh
doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết; so sánh với chênh lệch thu chi bình quân
03 năm trước liền kề;
- Dự kiến số tiền do ngân sách nhà nước
cấp và tỷ trọng tiền do ngân sách nhà nước cấp trong tổng dự toán chi hằng năm
của đơn vị trong thời gian sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh/cho
thuê/liên doanh, liên kết; so sánh với các chỉ tiêu tương ứng trong 03 năm trước
liền kề;
- Số lượng, chất lượng, mức giá dịch vụ
sự nghiệp công dự kiến.
3. Việc đáp ứng các nguyên tắc, điều
kiện theo quy định tại Điều 3, khoản 1 Điều 5 Nghị quyết này.
4. Điều kiện của đối tác tham gia liên
doanh, liên kết (Mục này được áp dụng khi lập Đề án sử dụng tài sản công vào mục
đích liên doanh, liên kết);
5. Phương án xử lý tài sản sau khi kết
thúc thời gian liên doanh, liên kết hoặc chấm dứt hợp đồng trước hạn (Mục này
được áp dụng khi lập Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết.
Các nội dung cần đưa vào Hợp đồng liên doanh, liên kết với đối tác).
6. Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan
liên quan;
7. Thời hạn thực hiện Đề án.
8. Thời gian Đề án có hiệu lực.
9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
CHỦ TỊCH HỘI
ĐỒNG QUẢN LÝ (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
(Ký,
ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|