ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
177/KH-UBND
|
Phú
Yên, ngày 02 tháng 11 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAI XANH Ở LỢN NĂM
2018
Bệnh tai xanh
(PRRS) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở lợn mọi lứa tuổi, bệnh lây lan
nhanh, gây ốm và có thể gây chết nhiều lợn. Lợn nhiễm bệnh tai xanh thường bị
suy giảm miễn dịch, do đó tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh dịch khác kế phát
như: Dịch tả lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng, mycoplasma, E.Coli, liên cầu
khuẩn....đây là nguyên nhân kế phát gây chết nhiều lợn bệnh, gây ra những tổn
thất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Hiện nay bệnh tai xanh đã lây lan và
trở thành dịch địa phương ở nhiều tỉnh trong cả nước, gây thiệt hại nghiêm trọng
về kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh xã hội; tại tỉnh Phú Yên tình hình dịch bệnh
diễn biến phức tạp, nguy cơ tái phát dịch bệnh tai xanh tại những ổ dịch cũ và
lây lan ra diện rộng là rất lớn;
Thực hiện
Công văn số 3655/BNN-TY ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về xây dựng kế
hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa
phương; theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; UBND tỉnh Phú Yên
ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh tai xanh ở lợn năm 2018 trên địa bàn tỉnh, với
các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Tiếp tục khống chế bệnh tai
xanh ở lợn một cách bền vững trong năm 2018, nhằm phát triển chăn nuôi, đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm; giảm thiểu nguy cơ phát sinh các ổ dịch tai xanh;
không để xảy ra các ổ dịch lớn, lây lan ra diện rộng.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Nhằm bảo vệ và phát triển
chăn nuôi lợn trong toàn tỉnh.
- Nhanh chóng dập tắt dịch không
để lây lan trên diện rộng.
- Đảm bảo an toàn cho người
tham gia phòng chống dịch.
II. NỘI DUNG
CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TAI XANH:
1. Khi trên địa bàn tỉnh và
các tỉnh lân cận chưa có dịch tai xanh ở lợn.
a) Phòng bệnh bằng vắc xin:
- Đối tượng tiêm phòng: Lợn
nái, lợn đực giống.
- Phạm vi tiêm phòng: Vùng ổ dịch
cũ, địa bàn có nguy cơ cao do Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định.
- Thời gian tiêm phòng:
+ Tổ chức tiêm phòng định kỳ
theo quy trình nuôi, tiêm phòng bổ sung đối với đàn mới phát sinh, đàn đã hết
miễn dịch bảo hộ.
+ Liều lượng, đường tiêm theo
hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.
- Căn cứ vào thông báo chủng vi
rút tai xanh lưu hành tại thực địa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định đối tượng,
phạm vi tiêm phòng và chủng loại vắc xin sử dụng để phòng, chống bệnh tai xanh
cho phù hợp.
- Căn cứ vào điều kiện chăn
nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, Chi cục Chăn nuôi và Thú
y xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, đảm bảo hiệu
quả tiêm phòng.
b) Thực hiện vệ sinh tiêu độc,
khử trùng:
Sử dụng các loại hóa chất trong
danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam như: Vôi bột, xà phòng,
Iodine, Benkocide… định kỳ tiêu độc môi trường chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật,
phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, những khu vực có nguy cơ
cao…và theo hướng dẫn tại Phụ lục số 08 về hướng dẫn chung về vệ sinh, khử
trùng tiêu độc, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016
của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2. Khi trên địa bàn tỉnh
chưa có dịch và tỉnh lân cận có dịch tai xanh:
a) Mục tiêu: Ngăn chặn có hiệu
quả sự lây lan dịch tai xanh từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh.
b) Các hoạt động cụ thể: Các hoạt
động cụ thể vẫn được triển khai như khoản 1 và triển khai thêm một số nội dung
sau:
Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tham mưu đề xuất UBND tỉnh quyết định thành lập các chốt kiểm dịch động
vật tạm thời để kiểm tra việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; cấm vận
chuyển vào tỉnh lợn và sản phẩm của lợn có xuất xứ từ các địa phương có dịch.
3. Khi trên địa bàn tỉnh có ổ
dịch tai xanh, nhưng chưa lây lan ra diện rộng:
a) Mục tiêu: Nhanh chóng dập tắt
ổ dịch; bao vây khống chế ổ dịch không để lây lan bệnh dịch ra xung quanh.
b) Các hoạt động cụ thể:
- Tiêm phòng khẩn cấp khi có dịch
xảy ra:
+ Tổ chức tiêm phòng cho lợn mẫn
cảm với bệnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm
phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với lợn mẫn cảm tại các
thôn, buôn chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh với xã có
dịch.
+ Huy động lực lượng tại chỗ hỗ
trợ tiêm phòng; người trực tiếp phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập
huấn về tiêm phòng.
+ Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng
dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát tiêm phòng.
- Tiêu độc khử trùng: Chi cục
Chăn nuôi và Thú y tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh hỗ trợ thuốc
sát trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi nơi xảy ra ổ dịch và các vùng giáp ranh
với ổ dịch.
- Giám sát bệnh tai xanh: Giám
sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với đàn lợn
mới nuôi, đàn lợn trong vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản
lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
4. Khi trên địa bàn tỉnh có
dịch xảy ra trên diện rộng:
a) Mục tiêu: Nhanh chóng bao
vây, khống chế, dập tắt dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng.
b) Các hoạt động cụ thể: Tương
tự như khoản 3 nêu trên.
- Cơ
quan có thẩm quyền thực hiện công bố dịch bệnh tai xanh ở lợn theo quy
định tại Điều 26 của Luật thú y.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ
thuốc sát trùng và vắc xin tai xanh để phòng, chống dịch bệnh tai xanh.
5. Xử lý lợn mắc bệnh:
- Tiêu hủy ngay lợn chết do bệnh;
- Đối với các ổ dịch nhỏ lẻ mới
xảy ra trên địa bàn: Khuyến khích tiêu hủy lợn mắc bệnh để giảm thiểu nguy cơ dịch
lây lan rộng, cách ly triệt để lợn chưa mắc bệnh để theo dõi; khuyến khích giết
mổ tiêu thụ tại chỗ đối với lợn khỏe mạnh trong cùng đàn với lợn mắc bệnh;
- Đối với trường hợp bệnh xảy
ra trên diện rộng: Tiêu hủy toàn bộ lợn mắc bệnh nặng (là những lợn có bệnh, đã
được chăm sóc tích cực, được hỗ trợ tăng cường sức đề kháng trong vòng 07 ngày
nhưng không có khả năng bình phục), nuôi cách ly triệt để lợn mắc bệnh nhẹ để
theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh; khuyến khích giết mổ tiêu thụ tại chỗ đối với
lợn khỏe mạnh trong cùng đàn với lợn mắc bệnh, trường hợp không giết mổ phải
nuôi cách ly để theo dõi.
- Các xã, phường, thị trấn chuẩn
bị trước địa điểm chôn lấp lợn bệnh, chết khi có dịch xảy ra. Việc tiêu hủy,
chôn lấp lợn thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông
tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
6. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh:
Mẫu bệnh phẩm là dịch ngoáy
mũi, dịch nước bọt, máu của lợn đang sốt cao; phổi, lách, hạch lâm ba của lợn mắc
bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh gửi về phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ
quan có thẩm quyền công nhận.
7. Công bố hết dịch:
Công bố hết dịch tại Điều 31 của Luật
Thú y và Điều 11 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT
ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động
vật trên cạn.
III. NGUỒN
KINH PHÍ THỰC HIỆN KHI CÓ DỊCH TAI XANH XẢY RA:
1. Khi dịch xảy ra nhỏ lẻ,
diện hẹp:
a) Ngân sách tỉnh: Kinh phí mua
vắc xin, thuốc sát trùng, dụng cụ, vật tư, trang thiết bị bảo quản vắc xin, bảo
quản và vận chuyển vắc xin (tỉnh, huyện), giám sát lâm sàng, tập huấn, hội nghị,
hội thảo (cấp tỉnh), xét nghiệm, và các hoạt động phòng, chống dịch.
b) Ngân sách huyện: Kinh phí chỉ
đạo tiêm phòng, tập huấn, hội nghị (cấp huyện), triển khai tiêu độc khử trùng,
công tiêm phòng, bảo hộ lao động phòng chống dịch, bảo quản, vận chuyển vắc xin
từ huyện đến xã và trong quá trình tiêm phòng; kinh phí hỗ trợ tiêu hủy lợn, sự
cố trong và sau khi tiêm phòng, lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh (thực
hiện theo Quyết định 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định 1442/QĐ-TTg ngày
23/8/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 719/QĐ-TTg ; Thông tư số
80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để
phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và Quyết định số 1861/QĐ-UBND ngày
08/11/2011 của UBND tỉnh về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm),
những đàn lợn thuộc đối tượng tiêm phòng bắt buộc, nếu không chấp hành tiêm
phòng mà để xảy ra dịch thì buộc phải tiêu hủy toàn bộ đàn lợn và chủ chăn nuôi
sẽ không được hỗ trợ bồi thường thiệt hại.
c) Kinh phí thuộc doanh nghiệp,
chủ chăn nuôi tự đảm bảo: Chủ chăn nuôi lợn bao gồm (chủ cơ sở chăn nuôi trang
trại, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh
nghiệp quân đội) có trách nhiệm tiêm phòng toàn bộ đàn lợn của mình và phải
thanh toán toàn bộ chi phí tiêm phòng (vắc xin và các chi phí cho tiêm phòng).
d) Khái toán kinh phí thực hiện
(chưa bao gồm ngân sách huyện), khi dịch xảy ra nhỏ lẻ: Dự ước tổng kinh phí thực
hiện: 444.000.000 đồng, nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh, bao gồm:
- Kinh phí mua vắc xin: Dự kiến
mua vắc xin dự trữ 5% tổng đàn lợn, tương đương 4.500 liều tai xanh, ước khoảng
148.000.000 đồng (dự trữ bằng tiền khi có ổ dịch nhỏ lẻ xảy ra sẽ mua vắc xin
tiêm phòng khẩn cấp).
- Kinh phí mua thuốc tiêu độc
khử trùng: 2.000 lít, ước tính 250.000.000 đồng.
- Các khoản chi khác có liên
quan: 46.000.000 đồng (thẩm định giá mua, kiểm tra giám sát dịch bệnh tại các
huyện, vận chuyển thuốc sát trùng, thu mẫu gửi xét nghiệm chẩn đoán bệnh).
2. Khi có dịch xảy ra trên
diện rộng:
Dự ước tổng kinh phí thực hiện:
2.024.000.000 đồng, trong đó bao gồm:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ
10.000 liều vaccin tai xanh và 10.000 lít thuốc sát trùng Benkocide tương đương
1.580.000.000 đồng.
- Ngân sách tỉnh: Sử dụng phần
kinh phí 444.000.000 đồng đã cấp để tổ chức chống dịch.
- Ngân sách huyện, thị xã,
thành phố nơi có dịch xảy ra:
+ Bồi dưỡng cán bộ cấp huyện,
xã tham gia chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác tiêm phòng.
+ Mua dụng cụ, vật tư, văn
phòng phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
+ Tập huấn kỹ thuật bệnh tai
xanh ở lợn.
+ Chi phí vận chuyển vắc xin,
thuốc sát trùng, vật tư phòng chống dịch từ huyện đến xã.
+ Thông tin tuyên truyền, sơ kết,
tổng kết.
+ Chi phí cho lực lượng tham
gia phòng, chống dịch (tiêu hủy lợn, tiêm phòng, tiêu độc, trực chốt kiểm dịch
tạm thời và đội liên ngành phòng, chống dịch…).
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Chủ trì phối hợp với các sở,
ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, tổ chức thực
hiện Kế hoạch này; kiểm tra đôn đốc Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các địa
phương trên địa bàn tỉnh thực hiện Kế hoạch, tổng hợp tình hình báo cáo cho
UBND tỉnh.
- Chủ động làm việc với Sở Tài
chính và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện
Kế hoạch phòng, chống dịch tai xanh ở lợn.
2. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ngân sách
thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch tai xanh ở lợn.
3. Các sở, ngành có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phối
hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương trong việc triển khai, thực hiện
kế hoạch phòng, chống dịch tai xanh.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Chỉ đạo, xây dựng, tổ chức triển
khai thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch tai xanh trên địa bàn quản lý; Xây dựng
kế hoạch thật chi tiết, cụ thể về phòng, chống dịch tai xanh ở lợn của huyện,
thị xã, thành phố và tổ chức thực hiện.
Thủ trưởng các đơn vị, địa
phương có liên quan phối hợp triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT (báo cáo);
- Cục Thú y (báo cáo);
- Các Sở: NNPTNT,TC, KHĐT, CT, YT; TTTT;
- UBND các huyện,TX,TP;
- Chi cục CN và Thú y;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- CVP và PCVPUBND tỉnh;
- Cổng TTĐT-UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Đ, HK
|
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hữu Thế
|