Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Phương án 01/PA-UBND 2022 thu gom chất thải lây nhiễm tại điểm cách ly Covid19 Hà Nội

Số hiệu: 01/PA-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Trọng Đông
Ngày ban hành: 06/01/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/PA-UBND

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2022

 

PHƯƠNG ÁN

PHÂN LOẠI, THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LÂY NHIỄM PHÁT SINH TẠI ĐIỂM CÁCH LY, QUẢN LÝ, THEO DÕI, KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca mắc mới tăng nhanh; để chủ động đáp ứng trong trường hợp dịch bùng phát với số lượng người mắc lớn, Ủy ban nhân dân thành phố đã xây dựng phương án số 263/PA-UBND ngày 23/11/2021 về đáp ứng thu dung, điều trị “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn thành phố Hà Nội và Phương án số 276/PA-UBND ngày 02/12/2021 về việc cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

Do vậy việc xây dựng phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh tại các điểm cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn Thành phố phù hợp với thực trạng; đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường, tránh lây lan dịch bệnh trong quá trình thu gom, vận chuyển là rất cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

- Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 5/8/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19;

- Công văn số 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 ngoài cng đồng;

- Công văn số 439/MT-YT ngày 3/8/2021 của Bộ Y tế về việc xử lý chất thải khu vực phong tỏa phòng, chống dịch COVID-19;

- Công văn số 2743/BTNMT-TCMT ngày 21/5/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường phối hợp trong xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch bệnh COVID-19;

- Công văn số 4119/BTNMT-TCMT ngày 23/7/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch bệnh COVID-19;

- Phương án s263/PA-UBND ngày 23/11/2021 của UBND Thành phố về phương án đáp ứng thu dung, điều trị “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Phương án số 276/PA-UBND ngày 02/12/2021 của UBND Thành phố về việc cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn Thành phố;

- Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 9617/TTr-STNMT-CCBVMT ngày 22/12/2021 và Tờ trình số 9977/TTr-STNMT-CCBVMT ngày 31/12/2021 về việc phê duyệt Phương án phân loại, thu gom, vận chuyn và xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh tại điểm cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích:

- Kiểm soát tốt công tác quản lý chất thải, đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh tại nơi cách ly, điều trị F0 tại nhà; đảm bảo an toàn cho người cách ly, nhân viên y tế, người tham gia quản lý chất thải.

- Chủ động kiểm soát, điều tiết trong công tác xử lý chất thải y tế lây nhiễm khi dịch diễn biến phức tạp làm gia tăng khối lượng chất thải y tế lây nhiễm cần xử lý.

2. Yêu cầu:

- Đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải hiện hành phù hợp với điều kiện thực tế tại từng quận, huyện, thị xã và trên địa bàn toàn thành phố, đặc biệt chất thải y tế lây nhiễm.

IV. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

Hướng dẫn phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động phòng, chng dịch bệnh Covid-19

1. Tại các Trạm Y tế lưu động.

Việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải phát sinh từ khu thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo mô hình Trạm Y tế lưu động được thực hiện như trong các khu cách ly tập trung.

Phân loi: Chất thải là khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng, trang phục phòng hộ cá nhân phát sinh từ Trạm Y tế lưu động phải được phân ngay vào thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh. Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-COV-2”. Trường hợp xuất hiện ca mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 thì tất cả chất thải tại phòng cách ly của người này phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-COV-2”. Các chất thải khác thực hiện thu gom và xử lý theo quy định về quản lý chất thải của Chính phủ tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015. Sau đó phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thu gom chất thải: Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải được buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm. Thùng thu gom chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín, có đạp chân, có lắp bánh xe, có dán nhãn “CHT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Thu gom riêng thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 từ khu vực/phòng cách ly về khu lưu giữ chất thải tạm thời trong cơ sở ít nhất 2 lần/ngày hoặc khi cần. Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.

Khu tập kết rác thải lây nhiễm nên bố trí tại vị trí cuối hướng gió, thuận tiện trong tuyến đường vận chuyển; phải có mái che, nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn đảm bảo tránh lây lan dịch bệnh ra môi trường.

Thùng, dụng cụ đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phải được vệ sinh và khử khuẩn ngay sau khi sử dụng bằng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,5% Clo hoạt tính.

Vn chuyển chất thải:

Thực hiện vận chuyển thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 đến cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế gần nhất bằng xe chuyên dụng để xử lý trong ngày. Thùng đựng chất thải phải có thành cứng chịu được va đập, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.

Xử chất thải:

Chất thải lây nhiễm thu gom được xử lý bằng phương pháp thiêu hủy hoặc phương pháp hấp,... đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép (ưu tiên lựa chọn phương pháp thiêu hủy để xử lý triệt để chất thải lây nhiễm, hạn chế diện tích phải chôn lấp). Ưu tiên xử lý chất thải y tế tại các cơ sở xử lý chất thải y tế tại địa phương để đảm bảo khoảng cách thu gom ngắn nhất từ nơi phát sinh đến cơ sở xử lý.

Các đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử lý chất thải lây nhiễm có địa điểm xử lý trên địa bàn Thành phố Hà Nội với mã CTNH: 13 01 01 gồm: Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp Bắc Sơn (tên cũ là Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO 10); Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 13 - URENCO 13.

Ngoài ra còn có các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế (gửi kèm danh sách các cơ sở theo văn bản số 2743/BTNMT-TCMT ngày 21/5/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Tại nhà/phòng có trường hợp mắc COVID-19 (F0)

Phân loại chất thải: tất cả các loại chất thải phát sinh của nhà bệnh nhân COVID-19 phải được coi là chất thải lây nhiễm.

Thu gom chất thải: Rác thải được thu gom vào túi đựng chất thải lây nhiễm màu vàng, buộc chặt miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm màu vàng thứ 2, buộc kín miệng túi. Các túi màu vàng đều phải dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

Vn chuyển chất thải:

- Vận chuyển chất thải từ nhà có người mắc F0

+ Đơn vị thực hiện: Đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn phối hợp với tổ covid cộng đồng được thành lập tại các xã, phường, thị trấn

+ Phương tiện vận chuyển: phương tiện cơ động (thùng 240 lít, thùng 660 lít, xe gắn máy, xe chuyên dụng,...) đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.

+ Điểm tiếp nhận: điểm lưu giữ chất thải lây nhiễm (có sẵn) tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn hoặc các Trạm Y tế lưu động, các khu lưu giữ tạm thời chất thải lây nhiễm do địa phương bố trí trên địa bàn

- Vận chuyển chất thải từ các điểm lưu giữ tạm thời:

Thực hiện vận chuyển thùng đựng chất thải từ các trạm y tế xã, phường, thị trấn, Trạm Y tế lưu động, các khu lưu giữ tạm thời chất thải lây nhiễm do địa phương bố trí đến cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế gần nhất bằng xe chuyên dụng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép để xử lý. Thùng đựng chất thải phải có thành cứng chịu được va đập, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-COV-2”. Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài. Tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương (khối lượng chất thải, mức độ đáp ứng của hạ tầng lưu giữ trạm y tế xã, phường, thị trấn, bố trí nhân lực thực hiện) để quy định tần suất thu gom phù hợp đảm bảo theo quy định.

- Các thùng đựng, phương tiện vận chuyển chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn bằng dung dịch khử trùng có chứa 0,5% Clo hoạt tính ngay sau khi sử dụng.

- Người trực tiếp tham gia thu gom, vận chuyển phải đeo khẩu trang y tế và mặc đồ bảo hộ y tế trong quá trình thu gom, vận chuyển; rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

Xử lý chất thải:

Chất thải lây nhiễm thu gom được xử lý bằng phương pháp thiêu hủy hoặc phương pháp hấp,... đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép (ưu tiên lựa chọn phương pháp thiêu hủy để xử lý triệt để chất thải lây nhiễm, hạn chế diện tích phải chôn lấp). Ưu tiên xử lý chất thải y tế tại các cơ sở xử lý chất thải y tế tại địa phương để đảm bảo khoảng cách thu gom ngắn nhất từ nơi phát sinh đến cơ sở xử lý.

Các đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử lý chất thải lây nhiễm có địa điểm xử lý trên địa bàn Thành phố Hà Nội với mã CTNH: 13 01 01 gồm: Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp Bắc Sơn (tên cũ là Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO 10); Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 13 - URENCO 13.

Ngoài ra còn có các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế (gửi kèm danh sách các cơ sở theo văn bản số 2743/BTNMT-TCMT ngày 21/5/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Là cơ quan thường trực, giúp UBND Thành phố đôn đốc, hướng dẫn trong công tác bảo vệ môi trường; đặc biệt thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh trong hoạt động phòng, chống, điều trị người bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

- Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế của các đơn vị trên địa bàn trong quá trình hành nghề vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn thành phố Hà Nội đảm bảo theo đúng quy định pháp luật.

- Phối hợp với Sở Y tế để nắm bắt, cập nhật diễn biến dịch bệnh và các kịch bản kích hoạt phòng, chống dịch bệnh để lập các phương án ứng phó, huy động các cơ sở xử lý tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn Thành phố.

- Chủ trì, phối hợp các Sở ngành, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố phương án xây dựng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải có nguy cơ chứa Sars-CoV-2 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. SY tế

- Chỉ đạo Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã giao Trạm y tế xã, phường, thị trấn hướng dẫn công tác phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm phát sinh tại các điểm cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn Thành phố; bố trí khu lưu giữ tạm thời chất thải lây nhiễm tại Trạm theo quy định đảm bảo khả năng lưu chứa, tạo điều kiện để tiếp nhận, lưu giữ chất thải thu gom từ các điểm cách ly, điều trị F0 tại nhà và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý đã được UBND quận, huyện, thị xã ký hợp đồng theo quy định; chịu trách nhiệm nghiệm thu khối lượng làm cơ sở thanh quyết toán theo quy định.

- Chỉ đạo các Bệnh viện được giao phụ trách về chuyên môn y tế trong các phương án thành lập cơ sở thu dung, điều trị người bệnh của UBND Thành phố tổ chức lựa chọn đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội để thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở thu dung, điều trị; đảm bảo sử dụng ngân sách nhà nước đúng quy định của pháp luật, hiệu quả, tiết kiệm và tổ chức giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán theo quy định; báo cáo kết quả lựa chọn đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm trên địa bàn để Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế của các đơn vị trên địa bàn trong quá trình hành nghề vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn thành phố Hà Nội đảm bảo theo đúng quy định pháp luật.

3. Sở Thông tin và truyền thông

- Phối hợp với UBND các quận huyện thị xã tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức khác nhau để người dân nắm bắt và thực hiện các hướng dẫn trong phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải lây nhiễm phát sinh trong hoạt động phòng, chống dịch Covid-19; góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh.

- Phối hợp với Công an Thành phố đưa tin các trường hợp vi phạm trong hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải Covid-19.

4. Sở Tài chính

Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã bố trí nguồn kinh phí bổ sung trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh tại các điểm cách ly, điều trị F0 tại nhà, các Trạm y tế lưu động.

Căn cứ phương án dược UBND Thành phố phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, tổng hợp nhu cầu kinh phí của UBND các quận, huyện, thị xã; tham mưu UBND Thành phố bố trí nguồn kinh phí thực hiện đảm bảo theo quy định.

5. Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã

Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, lập phương án cụ thể và chỉ đạo thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển và chỉ đạo thực hiện chất thải lây nhiễm phát sinh tại các điểm cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn Thành phố theo định hướng như sau:

- Trạm y tế xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm hướng dẫn công tác phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm phát sinh tại các điểm cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn Thành phố; bố trí khu lưu giữ tạm thời chất thải lây nhiễm tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn và Trạm y tế lưu động, tạo điều kiện để tiếp nhận, lưu giữ chất thải thu gom từ các điểm cách ly, điều trị F0 tại nhà và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý đã được UBND quận, huyện, thị xã ký hợp đồng theo quy định; chịu trách nhiệm nghiệm thu khối lượng làm cơ sở thanh quyết toán theo quy định.

- Đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn phối hợp với tổ covid cộng đồng được thành lập tại các xã, phương, thị trấn để nắm bắt địa điểm, thời gian và xây dựng phương án tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải lây nhiễm phát sinh tại các hộ gia đình có người cách ly, điều trị F0 tại nhà đến điểm lưu giữ chất thải lây nhiễm (có sẵn) tại các Trạm y tế xã phường thị trấn và Trạm y tế lưu động, các khu lưu giữ tạm thời chất thải lây nhiễm do địa phương bố trí.

- UBND các quận huyện thị xã chịu trách nhiệm ký hợp đồng hoặc giao bộ phận chuyên môn ký hợp đồng với đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử lý chất thải y tế nguy hại để vận chuyển chất thải từ các điểm lưu giữ tại các trạm y tế xã phường thị trấn về x lý và chịu trách nhiệm giám sát, nghiệm thu thanh quyết toán theo quy định; báo cáo kết quả lựa chọn đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm trên địa bàn để Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế của các đơn vị trên địa bàn trong quá trình hành nghề vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn thành phố Hà Nội đảm bảo theo đúng quy định pháp luật.

- UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm hoặc giao UBND xã, phường, thị trấn chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn đội thu gom chất thải lây nhiễm phát sinh tại các hộ gia đình có người cách ly, điều trị F0 tại nhà đảm bảo đúng quy định, an toàn môi trường; Đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm trên địa bàn (đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử lý chất thải nguy hại và được UBND quận, huyện, thị xã ký hợp đồng để vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm) có trách nhiệm tham gia phối hợp hỗ trợ địa phương thực hiện.

- UBND các quận huyện thị xã chịu trách nhiệm rà soát, cung cấp đầy đủ túi, thùng đựng chất thải lây nhiễm theo đúng quy định cho các hộ gia đình cách ly, điều trị F0 tại nhà; phối hợp với đơn vị thu gom lập danh mục và bổ sung, cung cấp thiết bị, phương tiện thu gom, bảo hộ lao động cần thiết cho lực lượng thu gom để đáp ứng quy trình thu gom, vận chuyển đảm bo theo quy định, tránh phát tán dịch bệnh trong quá trình vận chuyển.

- Đơn giá thu gom chất thải lây nhiễm từ các hộ gia đình có F0 điều trị tại nhà: Tạm thời vận dụng theo đơn giá duy trì vệ sinh ngõ xóm bằng cơ giới kết hợp thủ công mã hiệu MT02.02 quy định tại Quyết định số 453/QĐ-UBND ngày 21/01/2021 của UBND Thành phố về việc ban hành đơn giá duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội. UBND các quận, huyện, thị xã phải khảo sát và lựa chọn phương án thực hiện với mức độ thu gom, theo yêu cầu thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương đảm bảo sử dụng nguồn ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, đúng theo quy định.

UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện phương án. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc; báo cáo kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy (để b/cáo);
- Chủ tịch UBND Thành phố (để b/cáo);
- Các Bộ: TN&MT, YT (để b/cáo);
- PCT UBND TP Nguyễn Trọng
Đông;
- PCT UBND TP Chử Xuân Dũng;
- PCT UBND TP Hà Minh Hải;
- VP
UB: CVP, các PCVP;
- Bộ Tư lệnh Thủ đô;
- Công an Thành phố;
- Các Sở: YT,TC,TT&TT;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Lưu: VT, ĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trọng Đông

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Phương án 01/PA-UBND ngày 06/01/2022 về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh tại điểm cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.555

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.31.17
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!