ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 53/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 16
tháng 02 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TUYÊN
TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHONG TRÀO TOÀN DÂN THAM GIA
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình
hình mới với quan điểm lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, đặt an toàn,
tính mạng của người dân là trên hết; làm tốt công tác phòng cháy để giảm công
tác chữa cháy với phương châm “Từng nhà an toàn - Từng nhà máy, xí nghiệp,
doanh nghiệp an toàn - Từng khu phố an toàn - Từng xã, phường, thị trấn an
toàn”. Huy động tối đa các lực lượng tại chỗ và nhân dân tham gia chữa cháy
với phương châm “Lực lượng ở trong dân - Phương tiện ở trong dân - Hậu cần ở
trong dân - Chỉ huy ở trong dân”, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch
tuyên truyền, phổ biến pháp luật và xây dựng mô hình phong trào toàn dân tham
gia PCCC và CNCH cho cộng đồng như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ
năng về PCCC và CNCH sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, người dân, người lao động;
vận động mỗi hộ gia đình phải có ít nhất 01 người tham gia lớp tuyên truyền, huấn
luyện nghiệp vụ về PCCC và CNCH; được trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy và dụng
cụ, phương tiện phục vụ phá dỡ, thoát nạn.
- Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các
mô hình an toàn về PCCC và CNCH đáp ứng theo phương châm 4 tại chỗ “Lực lượng ở
trong dân - Phương tiện ở trong dân - Hậu cần ở trong dân - Chỉ huy ở trong
dân”; vận động ít nhất 2% hộ gia đình có cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động
PCCC và CNCH.
2. Yêu cầu
- Phải huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị, các cấp, các ngành và người dân cùng chung tay vào cuộc trong công
tác PCCC và CNCH; cơ quan quản lý nhà nước các cấp, người đứng đầu phải phát
huy được vai trò, trách nhiệm, tâm huyết, nhiệt tình từ UBND cấp huyện, UBND cấp
xã, lực lượng Công an, dân phòng, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố và các đoàn thể
xã hội khác.
- Việc lựa chọn, xây dựng các mô hình an toàn về
PCCC và CNCH phải phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, thiết thực, hiệu quả
và tiết kiệm; phải phát huy thực sự có hiệu quả phương châm bốn tại chỗ khi có
cháy, nổ xảy ra.
- Huy động và sử dụng các nguồn lực xã hội hóa từ
các cơ quan, tổ chức, cá nhân để đầu tư, trang bị phương tiện trong việc xây dựng
các mô hình trên địa bàn.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp
luật, kiến thức, kỹ năng và huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và CNCH
1.1. Đối tượng:
Chủ hộ gia đình (nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp sản
xuất kinh doanh, căn hộ nhà chung cư, nhà tập thể,...); cá nhân, thành viên
của hộ gia đình.
1.2. Nội dung:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và
CNCH; chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về công tác PCCC và CNCH trong
tình hình mới;
- Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác
PCCC và CNCH;
- Trách nhiệm của chủ hộ gia đình, cá nhân trong
công tác PCCC và CNCH;
- Các điều kiện an toàn PCCC và CNCH; nguy cơ,
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy, nổ;
- Các biện pháp phòng cháy; kỹ năng thoát nạn, xử
lý, sử dụng phương tiện PCCC và CNCH khi có cháy, nổ xảy ra.
(Có tài liệu hướng
dẫn tham khảo)
1.3. Mục Tiêu:
- Mỗi hộ gia đình phải có ít nhất 01 người tham gia
lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH; nắm
chắc được cách thức sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu, phương pháp, kỹ năng
xử lý sự cố cháy ban đầu, kỹ năng thoát nạn khi có cháy xảy ra.
- Tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình trang bị
các phương tiện chữa cháy, CNCH; phấn đấu mỗi hộ gia đình được trang bị ít nhất
01 bình chữa cháy và dụng cụ, phương tiện CNCH cần thiết (xà beng, kìm cộng
lực, mặt nạ lọc độc, đèn pin...).
2. Duy trì, xây dựng, nhân rộng
mô hình toàn dân tham gia PCCC và CNCH
2.1. Các mô hình toàn dân tham gia PCCC và
CNCH
a) Mô hình phải triển khai thực hiện và đưa
vào hoạt động đồng bộ theo chỉ tiêu của Bộ Công an (hoàn thành trước
ngày 20/6/2023) gồm:
(1) Tổ liên gia an toàn PCCC;
(2) Điểm chữa cháy công cộng.
b) Mô hình triển khai thực hiện và đưa vào hoạt
động căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương (hoàn thành trước
ngày 15/12/2023)
Căn cứ vào đặc điểm của từng địa bàn, khu dân cư,
loại hình cơ sở để lựa chọn và xây dựng mô hình an toàn về PCCC, tránh để sót lọt
đối tượng thuộc diện xây dựng mô hình, cụ thể như sau:
(1) Khu chung cư, tập thể an toàn PCCC;
(2) Cụm liên kết Làng nghề an toàn;
(3) Cụm liên kết an toàn trong Khu/Cụm công nghiệp;
(4) Cụm liên kết an toàn PCCC rừng.
2.2. Tiêu chí xây dựng mô hình
(1) Mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”
* Đối tượng: Người dân thường xuyên sinh sống,
làm việc tại hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa
bàn, khu dân cư.
* Tiêu chí xây dựng, duy trì mô hình
- Có quy chế hoạt động của tổ liên gia (phân công
nhiệm vụ tổ trưởng, tổ viên, chủ hộ gia đình, người dân sinh sống tại các hộ
gia đình; chế độ hoạt động,..);
- Mỗi hộ gia đình phải có ít nhất 01 người tham gia
lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng, huấn luyện nghiệp vụ về
PCCC và CNCH;
- Trang bị phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH: Vận
động mỗi hộ gia đình trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy xách tay (loại bình
bột ABC hoặc bình khí CO2) và tối thiểu 01 dụng cụ phá dỡ (xà
beng, kìm cộng lực, búa, rìu,...); ngoài ra có thể trang bị thêm dụng cụ phục
vụ thoát nạn như đèn pin, mặt nạ phòng độc,... Các phương tiện để ở nơi quy định
(dễ thấy, dễ lấy); Có hệ thống nút ấn (sử dụng công tắc điện hoặc nút
ấn báo cháy), thiết bị báo sự cố cháy bằng âm thanh, ánh sáng.
(Có Phụ lục 01 hướng
dẫn chi tiết kèm theo)
(2) Mô hình “Điểm chữa cháy công cộng”
* Đối tượng: Các ngõ, hẻm sâu tập trung nhiều
nhà (nhà ở hộ gia đình hoặc hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh) có
chiều sâu từ 50m trở lên, xe chữa cháy không tiếp cận được.
* Tiêu chí xây dựng, duy trì mô hình
- Bố trí các điểm chữa cháy thuận lợi cho việc sử dụng
các phương tiện để chữa cháy, CNCH; không cản trở lối đi lại của người dân,
tránh mưa, nắng và có biển thông báo (khoảng cách giữa 02 điểm đặt phương tiện
khoảng 50m). Phải có quy định về quản lý, sử dụng phương tiện PCCC, CNCH tại
các điểm chữa cháy công cộng (trong đó quy định rõ việc sử dụng, quản lý, kiểm
tra, bảo dưỡng, thay thế phương tiện khu hỏng hóc hoặc sau khi sử dụng).
- Số lượng, chủng loại phương tiện tại mỗi điểm: 01
biển thông báo bằng tôn, nền màu đỏ, chữ màu vàng tiếng việt “ĐIỂM CHỮA CHÁY
CÔNG CỘNG” và tiếng anh “PUBLIC FIRE-FIGHTING EQUIPMENT”; 02 bình bột chữa cháy
loại ABC; nội quy quản lý, sử dụng phương tiện PCCC, CNCH; tối thiểu 01 xà beng
hoặc kìm cộng lực (căn cứ điều kiện thực tế).
- Ban hành, niêm yết quy trình xử lý sự cố cháy, nổ,
cứu nạn, cứu hộ (các bước xử lý cháy, nổ, sự cố; số điện thoại liên hệ: Lực
lượng Cảnh sát PCCC và CNCH qua số 114 hoặc App báo cháy 114, Đội Cảnh sát PCCC
và CNCH trên địa bàn, UBND hoặc Công an cấp xã, Lực lượng dân phòng,...) và
hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ (Căn cứ vào điều kiện thực tế, khu vực có trụ nước chữa cháy
có thể trang bị lăng, vòi, đầu nối, thiết bị mở khóa; khu vực có ao, hồ, bể nước
có thể trang bị máy bơm chữa cháy khiêng tay, lăng vòi chữa cháy).
(Có Phụ lục 02 hướng
dẫn chi tiết kèm theo)
(3) Mô hình “Khu chung cư, tập thể an toàn
PCCC”
* Đối tượng: Các hộ gia đình sinh sống và
làm việc tại các nhà chung cư, nhà tập thể, nhà có nhiều hộ trên địa bàn Thành
phố.
* Tiêu chí xây dựng, duy trì mô hình
+ Ban hành, niêm yết các nội quy, biển cấm, biển
báo, biển chỉ dẫn an toàn về PCCC và CNCH;
+ Đội PCCC cơ sở được trang bị các phương tiện, dụng
cụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp theo quy định và đáp ứng trong công tác
xử lý các tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố.
+ 100% người dân sinh sống và làm việc trong các
khu chung cư, nhà tập thể, nhà có nhiều hộ phải được phổ biến kiến thức, kỹ
năng an toàn về PCCC và CNCH; Đảm bảo mỗi hộ gia đình có ít nhất 01 thành viên
được huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và CNCH;
+ Mỗi hộ gia đình trang bị ít nhất 01 bình chữa
cháy xách tay (loại bình bột ABC hoặc bình khí CO2), ít nhất
01 dụng cụ phá dỡ (căn cứ theo điều kiện thực tế, có thể trang bị thêm mặt nạ
phòng độc, dây cứu người, thang dây,...).
(Có Phụ lục 03 hướng
dẫn chi tiết kèm theo)
(4) Mô hình “Cụm liên kết Làng nghề an toàn
PCCC”
* Đối tượng:
Các cơ sở sản xuất, nhà ở kết hợp sản xuất kinh
doanh trong các khu dân cư, khu vực được công nhận là “Làng nghề”; địa bàn nhiều
ngõ nhỏ xe chữa cháy khó tiếp cận khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra. Gồm từ
05 đến 10 cơ sở sản xuất, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh liền kề hoặc
nằm cùng trên 01 tuyến đường bên trong “Làng nghề”.
* Tiêu chí xây dựng mô hình
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi công tác PCCC và CNCH;
Ban hành, niêm yết các nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn về
PCCC và CNCH.
- 100% người lao động làm việc trong cơ sở thuộc mô
hình cụm liên kết phải được phổ biến kiến thức, kỹ năng an toàn về PCCC và
CNCH; Người đứng đầu cơ sở, 100% Đội viên đội PCCC cơ sở phải được tập huấn, huấn
luyện và được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và CNCH.
- Có hệ thống nút ấn (sử dụng công tắc điện hoặc
nút ấn báo cháy), thiết bị báo sự cố cháy bằng âm thanh, ánh sáng.
- Tùy vào điều kiện, mô hình có thể trang bị 01
phương tiện vận chuyển các thiết bị phục vụ công tác chữa cháy và CNCH như: 01
máy bơm chữa cháy khiêng tay; 01 cuộn vòi chữa cháy; 01 lăng B chữa cháy;...
(Có Phụ lục 04 hướng
dẫn chi tiết kèm theo)
(5) Mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC trong
Khu/Cụm công nghiệp”
* Đối tượng: Các cơ sở nằm trong các Khu, cụm
công nghiệp trên địa bàn Thành phố; Mỗi Cụm liên kết gồm từ 05 đến 10 cơ sở sản
xuất liền kề hoặc nằm cùng trên 01 tuyến đường nội bộ bên trong khu/cụm công
nghiệp.
* Tiêu chí xây dựng mô hình
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi công tác PCCC và CNCH;
Ban hành, niêm yết các nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn về
PCCC và CNCH.
- 100% người lao động làm việc trong cơ sở thuộc mô
hình cụm liên kết phải được phổ biến kiến thức, kỹ năng an toàn về PCCC và
CNCH; Người đứng đầu cơ sở, 100% Đội viên đội PCCC cơ sở phải được tập huấn, huấn
luyện và được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và CNCH.
- Có hệ thống nút ấn (sử dụng công tắc điện hoặc
nút ấn báo cháy), thiết bị báo sự cố cháy bằng âm thanh, ánh sáng được lắp
đặt tại phòng bảo vệ của các cơ sở nằm trong cụm liên kết.
(Có Phụ lục 05 hướng
dẫn chi tiết kèm theo)
(6) Cụm liên kết an toàn PCCC rừng
* Đối tượng: Các huyện, thị xã có rừng trên
địa bàn Thành phố.
* Tiêu chí xây dựng mô hình
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đảm
bảo an toàn PCCC rừng trên địa bàn (Lực lượng kiểm lâm và các đơn vị PCCCR
thuộc phạm vi quản lý, Ban quản lý rừng, Đội PCCC rừng và các hộ gia đình sinh
sống, làm việc trong rừng, ven rừng) phải được tuyên truyền, huấn luyện
nghiệp vụ về PCCCR. Có quy chế hoạt động, phối hợp trong công tác phòng cháy,
chữa cháy rừng giữa các lực lượng (phân công nhiệm vụ tổ trưởng, tổ viên; chế
độ hoạt động...).
- Trang bị các phương tiện PCCCR phù hợp với đặc điểm,
tính cháy cháy của từng loại rừng (Thiết bị, phương tiện cơ giới, dụng cụ thủ
công,...)
- Tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình sinh sống
trong, ven rừng được bị ít nhất 01 bình chữa cháy xách tay (loại bình bột
ABC hoặc bình khí CO2), ít nhất 01 dụng cụ phá dỡ (căn cứ
theo điều kiện thực tế, có thể trang bị thêm máy bơm, máy thổi gió, máy
cưa...); trang bị ít nhất 01 kẻng hoặc loa báo động, tại vị trí phù hợp để
khi có sự cố, có thể báo động cho thành viên lân cận biết, nghe được âm thanh
báo động.
(Có các Phụ lục
06 hướng dẫn chi tiết kèm theo)
III. LỘ TRÌNH, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện
- Trước ngày 28/02/2023: Ban hành Kế hoạch và tổ chức
Hội nghị triển khai, tập huấn cho các đối tượng tham gia triển khai Kế hoạch;
- Trước ngày 30/3/2023: Hoàn thành công tác điều
tra cơ bản, lập danh sách các mô hình và địa bàn triển khai thực hiện;
- Trước ngày 30/4/2023: Tổ chức tuyên truyền, tập
huấn nghiệp vụ về PCCC VÀ CNCH, vận động 100% hộ gia đình tự trang bị phương tiện
PCCC và CNCH;
- Trước ngày 20/6/2023: Hoàn thành việc triển khai
thực hiện nhân rộng Mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” và “Điểm chữa cháy công
cộng” trên toàn địa bàn quản lý. Tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện
06 tháng đầu năm;
- Trước 15/12/2023: Lựa chọn, triển khai 04 mô hình
còn lại cho phù hợp với đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy nổ trên địa bàn. Tổng
hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch năm 2023.
2. Lộ trình, chỉ tiêu thực hiện
2.1. Lộ trình thực hiện
- Bước 1: Xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai, tập
huấn cho các đối tượng tham gia triển khai Kế hoạch gồm: lực lượng Công an, lực
lượng dân phòng, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn ...(Biên soạn tài liệu
tuyên truyền, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng về PCCC và CNCH phù hợp với
từng đối tượng; Xây dựng Clip tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn triển khai các
mô hình phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH);
- Bước 2: Điều tra cơ bản, nắm bắt thông tin, từ đó
lựa chọn các mô hình phù hợp đặc điểm, tính chất nguy hiểm về cháy, nổ đối với
từng địa bàn khu dân cư;
- Bước 3: Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, vận động
người dân, hộ gia đình tự trang bị phương tiện PCCC và CNCH;
- Bước 4: Thành lập và triển khai mô hình (Trên
cơ sở kết quả điều tra cơ bản, gắn với tình hình thực tế để vận dụng, triển
khai các mô hình cho phù hợp với từng khu vực, địa bàn).
2.2. Chỉ tiêu thực hiện
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật; kiến thức,
kỹ năng về PCCC&CNCH:
+ Trước ngày 20/6/2023: 100% hộ gia đình sản xuất
kinh doanh có ít nhất 01 người tham gia lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH.
+ Năm 2024: 50% hộ gia đình riêng lẻ trên địa bàn
Thành phố có ít nhất 01 người tham gia lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến
thức, kỹ năng về PCCC&CNCH.
+ Năm 2025: 100% hộ gia đình riêng lẻ trên địa bàn
Thành phố có ít nhất 01 người tham gia lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến
thức, kỹ năng về PCCC&CNCH.
- Trang bị các phương tiện chữa cháy, CNCH:
Trước ngày 20/6/2023, tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình trang bị các
phương tiện chữa cháy, CNCH; phấn đấu mỗi hộ gia đình được trang bị ít nhất 01
bình chữa cháy và dụng cụ, phương tiện CNCH cần thiết (xà beng, kìm cộng lực, mặt
nạ lọc độc, đèn pin...).
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Công an Thành phố
(1) Tham mưu UBND Thành phố tổ chức Hội nghị triển
khai thực hiện Kế hoạch.
(2) Xây dựng tài liệu, Clip phục vụ công tác tuyên
truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH; xây dựng tài liệu, Clip hướng
dẫn triển khai các mô hình phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH theo Kế hoạch
này.
(3) Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển
khai thực hiện Kế hoạch của UBND các quận, huyện, thị xã; định kỳ hàng tháng,
06 tháng, 01 năm tổng hợp kết quả, báo cáo UBND Thành phố.
(4) Phối hợp Sở Thông tin Truyền thông, Cổng Thông
tin điện tử của UBND Thành phố, các báo, đài đăng tải công khai tài liệu tuyên
truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH; tài liệu, clip hướng dẫn
triển khai các mô hình phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH theo Kế hoạch
này.
(5) Phối hợp Sở tài chính và các đơn vị có liên
quan hướng dẫn các đơn vị lập dự toán, bố trí kinh phí để triển khai Kế hoạch.
2. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của các sở, ban ngành, đoàn thể,
Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố cân đối,
bố trí kinh phí chi thường xuyên cho các đơn vị trên địa bàn Thành phố để thực
hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn Đài Phát thanh và Truyền hình Hà
Nội, các cơ quan báo chí của Thành phố, hệ thống truyền thanh các quận, huyện,
thị xã dành thời lượng phù hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và kỹ
năng PCCC và CNCH.
4. UBND các quận, huyện, thị xã
4.1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc:
- Tham mưu ban hành Kế hoạch, văn bản chỉ đạo UBND
xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan tăng cường tổ chức tuyên truyền,
phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng PCCC và CNCH cho cộng đồng trên địa bàn đảm
bảo theo đúng Kế hoạch này (hoàn thành xong trước ngày 28/02/2023).
- Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đảm bảo chất
lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, xây dựng mô hình phong trào toàn dân
tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.
- Đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp
ngân sách và theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Đăng tải công khai chỉ tiêu, tiến độ và kết quả
thực hiện của Kế hoạch trên Cổng Thông tin điện tử của quận, huyện, thị xã, báo
đài, phương tiện truyền thông đại chúng để người dân trên địa bàn biết, hưởng ứng.
4.2. Chỉ tiêu và thời hạn thực hiện:
- Chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã tập hợp
danh sách đăng ký xây dựng, duy trì và nhân rộng đơn vị điển hình tiên tiến
trong phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH năm 2023 gửi về Công an Thành
phố (qua Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH) để tập hợp.
(Hoàn thành
xong trước ngày 30/02/2023)
- Tổ chức khảo sát, thống kê, lập danh sách các hộ
gia đình, hộ gia đình để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy,
nổ liền kề; các khu phố trong khu dân cư, làng nghề, ngõ, hẻm tập trung đông
dân cư (hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, nhà trọ, tập thể
cũ,...); các ngõ, ngách, hẻm sâu có chiều sâu từ 50m trở lên, xe chữa cháy
không tiếp cận được; cơ sở trong khu, cụm công nghiệp; địa bàn có rừng.
(Hoàn thành
xong trước ngày 30/4/2023)
- Bảo đảm 100% nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh
doanh hàng hóa dễ cháy, nổ và liền kề nhau phải tham gia Tổ liên gia an toàn
PCCC. Mỗi hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh có ít nhất 01 người
đã tham gia lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, tập huấn kỹ năng,
nghiệp vụ về PCCC và CNCH; 100% các ngõ, hẻm sâu tập có chiều sâu từ 50m trở
lên, xe chữa cháy không tiếp cận được phải bố trí “Điểm chữa cháy công cộng”
theo đúng tiêu chí.
(Hoàn thành
xong trước ngày 20/06/2023)
- Tổ chức xây dựng, duy trì và nhân rộng đơn vị điển
hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH năm 2023 trên địa
bàn quản lý (Có Phụ lục 07 hướng dẫn chi tiết kèm theo).
(Hoàn thành
xong trước ngày 30/9/2023)
- Vận động 100% nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh
doanh từ 02 tầng trở lên mở lối thoát nạn thứ 2, đồng thời vận động mỗi hộ gia
đình trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy xách tay, 01 dụng cụ phá dỡ; cá nhân,
thành viên trong hộ gia đình biết cách sử dụng phương tiện PCCC và CNCH ban đầu.
Ít nhất 20% dân số trên địa bàn quản lý đã cài đặt App Báo cháy 114, quan tâm
tài khoản Zalo của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH - Bộ Công an.
(Hoàn thành
xong trước ngày 15/12/2023)
- Căn cứ vào đặc điểm của từng địa bàn, khu dân cư,
loại hình cơ sở để lựa chọn triển khai 04 mô hình còn lại cho phù hợp với đặc
điểm, tính chất nguy hiểm cháy nổ trên địa bàn, tránh để sót lọt đối tượng thuộc
diện xây dựng mô hình mà không tham gia mô hình theo đúng tiêu chí.
(Hoàn thành
xong trước ngày 15/12/2023)
- Tăng tỷ lệ cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động
PCCC và CNCH trên địa bàn: Số cá nhân tình nguyện, đăng ký tham gia hoạt động
PCCC và CNCH đạt 02% so với tổng số hộ gia đình trên địa bàn.
(Hoàn thành
xong trước ngày 15/12/2023)
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Căn cứ nhiệm vụ được phân công, các đơn vị triển
khai lập dự toán, đề xuất bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước phân cấp
và huy động nguồn kinh phí xã hội hóa hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch.
Bên cạnh đó, vận động các hộ gia đình tự trang bị
các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy, dụng cụ phá dỡ phục vụ
công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ban đầu.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập các tổ công tác để trực tiếp chỉ
đạo, tham mưu triển khai thực hiện Kế hoạch theo 03 cấp:
- Cấp Thành phố: Đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách,
theo dõi trong lĩnh vực PCCC trực tiếp chỉ đạo thực hiện Kế hoạch này. Giao
Công an Thành phố là đơn vị thường trực, phối hợp các đơn vị có liên quan giúp
việc UBND Thành phố trong việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển
khai thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ, đột xuất tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện
theo quy định.
- Cấp huyện: Giao đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách,
theo dõi trong lĩnh vực PCCC trực tiếp chỉ đạo thực hiện Kế hoạch này, trong đó
phân công Công an cấp huyện là đơn vị thường trực, giúp việc UBND cấp huyện
trong việc tham mưu, đôn đốc UBND cấp xã triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Cấp xã: Giao đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã trực
tiếp chỉ đạo thực hiện Kế hoạch này, trong đó phân công Công an cấp xã là đơn vị
thường trực, phối hợp với các đơn vị có liên quan (Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng
Tổ dân phố, Trưởng thôn, bản, Đội dân phòng và các đoàn thể như Đoàn thanh
niên, Hội phụ nữ,..) để tham mưu, đôn đốc, triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Căn cứ nhiệm vụ được phân công (tại Kế
hoạch và các phụ lục kèm theo) các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị
xã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, gửi về Công an Thành phố (qua
Phòng PC07) trước ngày 28/02/2023. Trong quá trình thực hiện
có khó khăn vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Công an Thành phố (qua Phòng
PC07) để được hướng dẫn, giải đáp, báo cáo đề xuất giải pháp tháo gỡ./.
Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- Bộ Tư pháp;
- Đ/c Thứ trưởng BCA Nguyễn Văn Long;
- TT. Thành ủy, HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Các Đ/c PCT UBND TP;
- Ban Nội chính Thành ủy;
- Ban Pháp chế HĐND TP;
- UBMTTQVN Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Thành viên Hội đồng PBGDPL TP;
- Các Báo, Đài: Đài PT&TH Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị,
Hà Nội mới, Lao động Thủ đô, An ninh Thủ đô;
- CVP, PVP Cù Ngọc Trang; NC, KT, TH;
- Lưu: VT, NC (Trung).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|
PHỤ LỤC 1
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MÔ HÌNH “TỔ LIÊN GIA AN TOÀN PCCC”
TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI
(ban hành kèm theo Kế hoạch số: 53/KH-UBND ngày 16/02/2023)
I. Lực lượng tại chỗ:
* Đối tượng, lực lượng để xây dựng mô hình:
- Đối tượng: Người dân thường xuyên sinh sống, làm
việc tại hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, khu dân
cư, có đủ sức khỏe và đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:
+ Có kiến thức PCCC và CNCH, kỹ năng chữa cháy,
thoát nạn và sử dụng phương tiện, thiết bị PCCC được trang bị tại hộ gia đình
(người tham gia lực lượng dân phòng có Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC và
CNCH theo quy định);
+ Tích cực tham gia hoạt động PCCC tại địa bàn, khu
dân cư.
- Tiêu chí thành lập Tổ liên gia: Mỗi tổ liên gia gồm
từ 05 hộ gia đình để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh liền kế trở lên, trong đó
có 100% hộ gia đình để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, nổ
tại khu dân cư.
II. Phương tiện tại chỗ:
2.1. Đối với các hộ gia đình tham gia tổ
liên gia:
- Trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy xách tay (loại
bình bột ABC hoặc bình khí CO2), ít nhất 01 dụng cụ phá dỡ (căn
cứ theo điều kiện thực tế, có thể trang bị thêm mặt nạ phòng độc, dây cứu người,
thang dây, máy bơm nước,...);
- Đối với các hộ gia đình để ở, kết hợp sản xuất,
kinh doanh trang bị phương tiện thiết bị PCCC và CNCH bảo đảm theo quy định của
TCVN 3890:2009.
2.2. Điều kiện xây dựng, duy trì mô hình:
- Có quy chế hoạt động của tổ liên gia (phân
công nhiệm vụ tổ trưởng, tổ viên, chủ hộ gia đình, người dân sinh sống tại các
hộ gia đình; chế độ hoạt động...).
- Trang bị phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH:
(1) Vận động mỗi hộ gia đình trang bị ít nhất 01
bình chữa cháy xách tay (loại bình bột ABC hoặc bình khí CO2) và
tối thiểu 01 dụng cụ phá dỡ (xà beng, kìm cộng lực, búa, rìu,...). Các
phương tiện để ở nơi quy định (dễ thấy, dễ lấy).
(2) Có hệ thống nút ấn (sử dụng công tắc điện hoặc
nút ấn báo cháy), thiết bị báo sự cố cháy bằng âm thanh, ánh sáng:
* Nút ấn:
a) Nút ấn lắp ở bên trong hộ gia đình:
- Có ít nhất 01 nút ấn tại khu vực sản xuất, kinh
doanh (gian phòng, khu vực thường xuyên có người làm việc; trên đường, hành
lang thoát nạn);
- Có ít nhất 01 nút ấn tại khu vực sử dụng để ở
(trên đường, hành lang, sảnh thoát nạn; gần cửa vào phòng ngủ hoặc trong phòng
ngủ).
b) Nút ấn lắp ở bên ngoài hộ gia đình:
Căn cứ điều kiện thực tế, có thể lắp đặt nút ấn tại
cửa của từng hộ gia đình hoặc 01 nút ấn dùng chung cho nhiều hộ gia đình trong
tổ liên gia (mỗi nút ấn sử dụng chung cho không quá 05 hộ gia đình).
c) Yêu cầu lắp đặt:
- Nút ấn được lắp đặt trên tường, cấu kiện xây dựng
của nhà ở độ cao từ 1,5m - 2m.
- Vị trí lắp đặt phải bảo đảm dễ thao tác; có biện
pháp chống mưa hắt cũng như các tác động từ môi trường, tác động ngoài ý muốn.
* Chuông, còi báo sự cố cháy bằng âm thanh
(chuông hoặc còi báo động)
- Có ít nhất 01 chuông (còi) lắp ở bên trong nhà tại
vị trí phù hợp (sảnh, hành lang tầng gần khu vực phòng ngủ, thường xuyên tập
trung đông người...) để người ở bất kỳ gian phòng, tầng nhà nghe được âm thanh
báo động. Chiều cao lắp đặt thiết bị từ 2,5m - 3m.
Lưu ý: Mức cường độ âm ở tất cả các vị trí cần lớn
hơn mức áp suất âm thanh của môi trường xung quanh ít nhất 10 dBA; đối với các
khu vực ngủ phải lớn hơn mức áp suất âm thanh của môi trường xung quanh ít nhất
15 dBA (với điều kiện các cửa ra vào đều đóng).
- Nguyên tắc hoạt động: Khi nhấn 01 nút ấn của bất
kỳ trong tổ liên gia, tất cả chuông (còi) báo động tại các hộ gia đình cùng hoạt
động, chỉ ngắt cưỡng bức bằng tay (đối với nút ấn ngoài nhà có thể sử dụng loại
nút ấn chuông ngắt ngay sau khi ngừng tác động).
* Đèn báo sự cố (đèn chiếu sáng, đèn chớp, đèn
báo cháy...)
- Có 01 đèn chiếu sáng lắp ở bên ngoài của hộ gia
đình (phía trên cửa ra vào tại tầng 1 hoặc lô gia, ban công tầng trên); vị trí
lắp đặt đèn bảo đảm dễ nhận biết, có biện pháp chống mưa hắt cũng như các tác động
từ môi trường.
- Nguyên tắc hoạt động: Khi nhấn nút ấn bên trong hộ
gia đình nào thì đèn báo sự cố tại hộ gia đình đó hoạt động.
* Dây dẫn, nguồn cấp cho hệ thống
- Tính toán, lựa chọn tiết diện dây dẫn điện phải bảo
đảm cấp nguồn cho tất cả chuông (còi) và đèn báo cháy của hộ gia đình trong tổ
liên gia cùng hoạt động, nhất là chuông (còi), đèn của hộ gia đình ở cuối tuyến.
- Nguồn điện cấp cho hệ thống được đấu nối trước cầu
dao tổng của hộ gia đình.
* Hệ thống nút ấn, thiết bị báo sự cố cháy không
dây (hệ thống chuông báo không dây hoặc hệ thống báo cháy không dây)
- Việc lắp đặt hệ thống nút ấn, thiết bị báo sự cố
cháy không dây tương tự như hướng dẫn tại mục 2.3.1 đến mục 2.3.2 Phụ lục này,
trong đó hệ thống gồm 2 bộ phận là bộ phát tín hiệu (nút nhấn) và bộ thu tín hiệu
(chuông báo):
+ Bộ phát tín hiệu là 1 thiết bị có nút ấn và bộ
phát tín hiệu
+ Bộ thu tín hiệu là một thiết bị có bộ thu tín hiệu
và chuông phát ra âm thanh hoặc có đèn báo sự cố kèm theo.
+ Khoảng cách lắp đặt giữa bộ phận phát và thu tín
hiệu phải thực hiện theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất; sau khi lắp đặt phải
kiểm tra, thử nghiệm để bảo đảm để bộ phận thư tín hiệu tại hộ gia đình xa nhất
nhận được tín hiệu và chuông, đèn hoạt động tốt.
- Nguồn điện: Hệ thống hoạt động nhờ pin nhỏ với điện
áp 1 chiều 12V và độ tĩnh điện nhỏ hơn 0,45 mA, nên sẽ giúp tiết kiệm pin, đây
là mức điện năng thấp, giúp cho tuổi thọ của pin được lâu hơn.
- Cơ chế hoạt động:
+ Hệ thống nút ấn, thiết bị báo sự cố cháy không
dây của các hộ gia đình trong tổ liên gia được cài đặt chung 01 tần số hoạt động.
+ Khi nhấn 01 nút ấn của bất kỳ trong tổ liên gia,
tín hiệu sẽ được truyền từ bộ phát tới bộ thu lắp đặt tại các hộ gia đình và bộ
thu sẽ phát ra tín hiệu âm thanh, ánh sáng báo động.
(3) Thành viên trong hộ gia đình chủ động học tập,
nghiên cứu kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH; thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định,
quy chế hoạt động của tổ liên gia, biết cách sử dụng phương tiện chữa cháy, cứu
nạn, cứu hộ, biết cách thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra; cài đặt và sử dụng
thành thạo ứng dụng Báo cháy 114 (lưu ý: Cập nhật danh sách thành viên trong Tổ
liên gia để sử dụng tính năng “Tôi an toàn”, thông báo an toàn khi xảy ra cháy,
nổ, tai nạn, sự cố).
2.3. Thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC
và CNCH:
- Mỗi hộ gia đình thực hiện tốt các điều kiện an
toàn PCCC) bố trí mặt bằng, hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng đảm bảo an
toàn về PCCC; sắp xếp vật dụng, thiết bị, chất cháy gọn gàng, không cản trở lối
và đường thoát nạn, không để gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, ổ cắm điện, aptomat, cầu
dao, thiết bị tiêu thụ điện có sinh nhiệt).
- Mỗi hộ gia đình chuẩn bị sẵn sàng các phương án
thoát nạn (qua cửa chính, cửa phụ, qua ban công, qua nhà hàng xóm liền kề, lối
lên mái, sử dụng thang dây,...) phòng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra và phổ biến
đến tất cả các thành viên trong gia đình.
- Thành viên trong các hộ gia đình chủ động học tập,
nghiên cứu kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH; thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định,
quy chế hoạt động của Tổ liên gia, biết cách sử dụng phương tiện chữa cháy, cứu
nạn, cứu hộ, biết cách thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
III. Chỉ huy tại chỗ
3.1. Chỉ huy chữa cháy
- Chủ hộ gia đình, Tổ trưởng tổ liên gia, Tổ trưởng
Tổ dân phố hoặc Đội trưởng Đội dân phòng (tại khu dân cư) hoặc người được ủy
quyền chịu trách nhiệm trong thời gian những người này vắng mặt để thực hiện
công tác PCCC và CNCH, chỉ huy chữa cháy...
- Người chỉ huy chữa cháy phải được huấn luyện nghiệp
vụ PCCC và CNCH theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP .
3.2. Về tổ chức hoạt động:
- Chủ hộ gia đình và các thành viên trong tự tổ chức
kiểm tra an toàn PCCC và thoát nạn đối với hộ gia đình mình. Tổ trưởng tổ liên
gia định kỳ (06 tháng/lần) kiểm tra việc thực hiện các điều kiện PCCC tại các hộ
gia đình tỏng tổ liên gia.
- Định kỳ (06 tháng hoặc 01 năm/lần) tổ chức họp tổ
liên gia để phổ biến kiến thức PCCC, CNCH và năm tình hình thực hiện công tác
PCCC của các hộ gia đình. Tổ chức họp đột xuất rút kinh nghiệm khi có sự cố
cháy, nổ xảy ra tại Tổ liên gia.
IV. Về hậu cần tại chỗ
4.1. Sự chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí, điều
kiện cần thiết phục vụ công tác PCCC và CNCH, cụ thể:
- Đối với nhà ở riêng lẻ, nhà để ở kết hợp sản xuất,
kinh doanh: Thực hiện và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại
Điều 7 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và quy định của UBND cấp tỉnh về điều kiện
PCCC đối với nhà ở riêng lẻ, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.
- Đối với cơ sở hoạt động trong khu dân cư: Thực hiện
và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Điều 5 Nghị định số
136/2020/NĐ-CP , tham gia chữa cháy khi được huy động.
- Đối với khu dân cư: Thực hiện và duy trì các điều
kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Duy
trì hoạt động của lực lượng dân phòng để chữa cháy kịp thời các vụ cháy, nổ tại
khu dân cư.
V. Xử lý tình huống cháy, nổ
Khi xảy ra cháy, nổ tại hộ gia đình bất kỳ trong tổ
liên gia, các bước xử lý cụ thể như sau:
- Người phát hiện cháy, nổ, tai nạn, sự cố ấn
chuông báo động cho các hộ gia đình biết; báo cháy cho lực lượng cảnh sát PCCC
và CNCH (qua số máy 114 hoặc App báo cháy 114), UBND hoặc Công an cấp xã.
- Thành viên của các hộ gia đình trong tổ liên gia
sử dụng phương tiện chữa cháy, dụng cụ phá dỡ của gia đình tham gia chữa cháy,
cứu người bị nạn.
- Tổ trưởng Tổ liên gia chỉ huy chữa cháy, cứu người
bị nạn, thông báo cho lực lượng dân phòng, Công an cấp xã, lực lượng Cảnh sát
PCCC và CNCH; báo cáo tình hình vụ việc và bàn giao lại quyền chỉ huy khi lực
lượng dân phòng, Công an cấp xã hoặc lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt.
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MÔ HÌNH “ĐIỂM CHỮA CHÁY CÔNG CỘNG”
TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI
(Kèm theo kế hoạch số: 53/KH-UBND ngày 16/02/2023)
I. Lực lượng tại chỗ
* Đối tượng:
- Tại các ngõ, hẻm sâu tập trung nhiều nhà (nhà ở
hộ gia đình hoặc nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh) có chiều sâu từ 50m
trở lên, xe chữa cháy không tiếp cận được.
- Người sử dụng phương tiện tại mô hình “Điểm chữa
cháy công cộng” là người dân thường xuyên sinh sống, làm việc tại hộ gia đình,
nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hoặc người dân từ 18 tuổi trở lên có đủ sức
khỏe và có kiến thức PCCC và CNCH; kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và sử dụng
phương tiện, thiết bị PCCC trong các khu dân cư có bố trí, lắp đặt mô hình “Điểm
chữa cháy công cộng”.
II. Phương tiện tại chỗ
2.1. Điều kiện đối với mô hình:
Phải có quy định về quản lý, sử dụng phương tiện
PCCC, CNCH tại các điểm chữa cháy công cộng (trong đó quy định rõ việc sử dụng,
quản lý, kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế phương tiện khu hỏng hóc hoặc sau khi sử
dụng).
2.2. Bố trí, trang bị phương tiện PCCC và
CNCH tại điểm chữa cháy công cộng:
- Bố trí các điểm chữa cháy thuận lợi cho việc sử dụng
các phương tiện để chữa cháy, CNCH; không cản trở lối đi lại của người dân,
tránh mưa, nắng và có biển thông báo. Khoảng cách giữa 02 điểm đặt phương tiện
là 50m.
- Số lượng, chủng loại phương tiện tại mỗi điểm:
+ 01 biển thông báo bằng tôn, nền màu đỏ, chữ màu vàng
tiếng việt “ĐIỂM CHỮA CHÁY CÔNG CỘNG” và tiếng anh “PUBLIC FIRE FIGHTING
VEHICLE POINT”
+ 02 bình bột chữa cháy loại ABC;
+ Nội quy quản lý, sử dụng phương tiện PCCC, CNCH;
+ Tối thiểu 01 xà beng hoặc kìm cộng lực (căn cứ
điều kiện thực tế).
+ Ban hành, niêm yết quy trình xử lý sự cố cháy, nổ,
cứu nạn, cứu hộ (các bước xử lý cháy, nổ, sự cố; số điện thoại liên hệ: Lực
lượng Cảnh sát PCCC&CNCH qua số 114 hoặc App báo cháy 114, Đội Cảnh sát
PCCC&CNCH trên địa bàn, UBND hoặc Công an cấp xã, Lực lượng dân phòng,...)
và hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ.
+ Căn cứ vào điều kiện thực tế, khu vực có trụ
nước chữa cháy có thể trang bị lăng, vòi, đấu nối, thiết bị mở khóa; khu vực có
ao, hồ, bể nước có thể trang bị máy bơm chữa cháy khiêng tay, lăng vòi chữa
cháy.
III. Tổ chức hoạt động
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong
khu vực có duy trì mô hình nắm rõ vị trí lắp đặt các điểm lắp đặt phương tiện
chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; nội quy, quy định về bảo quản, bảo dưỡng phương tiện;
các trường hợp được sử dụng phương tiện; Quy trình chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
và cách sử dụng các phương tiện có hiệu quả;
- Kiểm tra, duy trì chế độ thường trực của phương
tiện; thay thế kịp thời các phương tiện hư hỏng hoặc mất tác dụng.
IV. Xử lý tình huống khi có cháy, nổ, sự cố cứu
nạn, cứu hộ
- Người phát hiện cháy, nổ, sự cố, tai nạn hô hoán
cho mọi người trong ngõ, hẻm biết; báo cháy cho lực lượng Cảnh sát
PCCC&CNCH (qua số 114 hoặc App báo cháy 114), UBND hoặc Công an cấp
xã;
- Sử dụng các phương tiện tại các điểm chữa cháy
công cộng để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
PHỤ LỤC 3
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MÔ HÌNH “KHU CHUNG CƯ, TẬP THỂ AN
TOÀN PCCC”
(ban hành kèm theo Kế hoạch số: 53/KH-UBND ngày 16/02/2023)
I. Lực lượng tại chỗ
- Đối tượng: Các chung cư, nhà tập thể, nhà có nhiều
hộ trên địa bàn Thành phố.
- Lực lượng: Gồm tổ trưởng tổ dân phố, Ban quản trị,
Chủ đầu tư (trường hợp chưa thành lập ban quản trị), chủ hộ gia đình tại
các Khu chung cư, nhà tập thể, nhà có nhiều hộ. Trong đó phải đáp ứng các tiêu
chí sau:
+ Có quyết định thành lập lực lượng PCCC&CNCH tại
chỗ (Đội PCCC cơ sở); Các thành viên Đội PCCC cơ sở phải được huấn luyện nghiệp
vụ, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC&CNCH đảm bảo theo quy định;
+ Có phương án huy động lực lượng tham gia chữa
cháy, cứu nạn cứu hộ phù hợp với tính chất, đặc điểm của khu chung cư, nhà tập
thể, nhà có nhiều hộ và tổ chức thực tập định kỳ hoặc khi có yêu cầu.
II. Trang bị kiến thức, kỹ năng và phương tiện tại
chỗ
2.1. Đối với Khu chung cư, nhà tập thể, nhà ở
có nhiều hộ
- Đội PCCC cơ sở tại các khu chung cư, nhà tập thể,
nhà có nhiều hộ được trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ đảm bảo theo quy định; Ban hành, niêm yết các nội quy, biển cấm, biển báo,
biển chỉ dẫn an toàn về PCCC&CNCH;
- Trang bị các hệ thống, phương tiện PCCC&CNCH
cho công trình đảm bảo theo quy định (Quy chuẩn, tiêu chuẩn thời điểm đưa
công trình vào hoạt động; theo Nghị quyết số 05/NQ-HĐND năm 2022 của HĐND Thành
phố).
- 100% người dân sinh sống và làm việc trong các
khu chung cư, nhà tập thể, nhà có nhiều hộ phải được phổ biến kiến thức, kỹ
năng an toàn về PCCC&CNCH.
2.2. Đối với các hộ gia đình:
- Trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy xách tay (loại
bình bột ABC hoặc bình khí CO2), ít nhất 01 dụng cụ phá dỡ (căn
cứ theo điều kiện thực tế, có thể trang bị thêm mặt nạ phòng độc, dây cứu người,
thang dây,...);
- Thành viên trong hộ gia đình thực hiện nghiêm túc
nội quy, quy định, quy chế hoạt động của tổ liên gia, biết cách sử dụng phương
tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, biết cách thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy
ra; cài đặt và sử dụng thành thạo ứng dụng Báo cháy 114 (lưu ý: Cập nhật danh
sách thành viên trong Tổ liên gia để sử dụng tính năng “Tôi an toàn”, thông báo
an toàn khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố).
- Thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH:
+ Mỗi hộ gia đình thực hiện tốt các điều kiện an
toàn PCCC) bố trí mặt bằng, hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng đảm bảo an
toàn về PCCC; sắp xếp vật dụng, thiết bị, chất cháy gọn gàng, không cản trở lối
và đường thoát nạn, không để gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, ổ cắm điện, aptomat, cầu
dao, thiết bị tiêu thụ điện có sinh nhiệt).
+ Mỗi hộ gia đình chuẩn bị sẵn sàng các phương án
thoát nạn (qua cửa chính, cửa phụ, qua ban công, qua nhà hàng xóm liền kề, lối
lên mái, sử dụng thang dây,...) phòng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra và phổ biến
đến tất cả các thành viên trong gia đình.
III. Chỉ huy tại chỗ
3.1. Chỉ huy chữa cháy
- Chủ hộ gia đình, Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc Đội
trưởng Đội PCCC cơ sở, dân phòng (tại khu dân cư) hoặc người được ủy quyền chịu
trách nhiệm trong thời gian những người này vắng mặt để thực hiện công tác PCCC
và CNCH, chỉ huy chữa cháy...
- Người chỉ huy chữa cháy phải được huấn luyện nghiệp
vụ PCCC và CNCH theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP .
3.2. Về tổ chức hoạt động:
- Chủ hộ gia đình và các thành viên trong gia đình
tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC và thoát nạn đối với hộ gia đình mình. Người đứng
đầu cơ sở, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp các đơn vị có liên quan (Công an cấp
xã, Đội dân Phòng,...) định kỳ (06 tháng/lần) kiểm tra việc thực hiện các điều
kiện PCCC tại cơ sở và các hộ gia đình.
- Định kỳ (06 tháng hoặc 01 năm/lần) tổ chức họp để
phổ biến kiến thức PCCC, CNCH và năm tình hình việc triển khai thực hiện công
tác PCCC của các hộ gia đình. Tổ chức họp đột xuất rút kinh nghiệm khi có sự cố
cháy, nổ xảy ra.
IV. Về hậu cần tại chỗ
4.1. Sự chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí, điều
kiện cần thiết phục vụ công tác PCCC và CNCH, cụ thể:
- Đối với hộ gia đình: Thực hiện và duy trì các điều
kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 1 - Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa
cháy.
- Đối với cơ sở hoạt động trong khu dân cư: Thực hiện
và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Điều 5 Nghị định số
136/2020/NĐ-CP , tham gia chữa cháy khi được huy động.
- Đối với khu dân cư: Thực hiện và duy trì các điều
kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Duy
trì hoạt động của lực lượng dân phòng để chữa cháy kịp thời các vụ cháy, nổ tại
khu dân cư.
V. Xử lý tình huống cháy, nổ
Khi xảy ra cháy, nổ tại hộ gia đình bất kỳ trong
Các chung cư, nhà tập thể, nhà có nhiều hộ, các bước xử lý cụ thể như sau:
- Người phát hiện cháy, nổ, tai nạn, sự cố ấn
chuông báo động cho các hộ gia đình biết; báo cháy cho lực lượng cảnh sát PCCC
và CNCH (qua số máy 114 hoặc App báo cháy 114), UBND hoặc Công an cấp xã.
- Thành viên của các hộ gia đình trong Các chung
cư, nhà tập thể, nhà có nhiều hộ sử dụng phương tiện chữa cháy, dụng cụ phá dỡ
của gia đình tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn.
- Tổ trưởng Các chung cư, nhà tập thể, nhà có nhiều
hộ chỉ huy chữa cháy, cứu người bị nạn, thông báo cho lực lượng dân phòng, Công
an cấp xã, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH; báo cáo tình hình vụ việc và bàn
giao lại quyền chỉ huy khi lực lượng dân phòng, Công an cấp xã hoặc lực lượng Cảnh
sát PCCC và CNCH có mặt.
PHỤ LỤC 4:
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MÔ HÌNH “CỤM LIÊN KẾT LÀNG NGHỀ AN
TOÀN PCCC” TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI
(Kèm theo Kế hoạch số: 53/KH-UBND ngày 16/02/2023)
I. Lực lượng tại chỗ:
- Đối tượng: Thành lập mô hình “Làng nghề an toàn
PCCC” tại khu dân cư, khu vực được công nhận là “Làng nghề”, tập trung nhiều có
nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy; địa bàn nhiều ngõ nhỏ
ô tô không vào được, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH khó tiếp cận hiện trường
khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra.
- Lực lượng để xây dựng mô hình:
- Người tham gia vào mô hình là Chủ cơ sở, các
thành viên đội PCCC cơ sở, cán bộ công nhân viên của cơ sở sản xuất, kinh doanh
và lực lượng dân phòng trên địa bàn, khu dân cư, có đủ sức khỏe và đáp ứng các
tiêu chí cơ bản sau:
+ Có kiến thức PCCC và CNCH, kỹ năng chữa cháy, thoát
nạn và sử dụng phương tiện, thiết bị PCCC được trang bị tại cơ sở và được cấp
chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC&CNCH đảm bảo theo quy định;
+ Tích cực tham gia hoạt động PCCC tại địa bàn, khu
dân cư.
- Tổ chức lễ ra mắt, ký cam kết, giao ước thực hiện,
ban hành quy chế phối hợp trong công tác PCCC&CNCH giữa các cơ sở thuộc mô
hình Làng nghề (phân công nhiệm vụ; chế độ hoạt động, họp, báo cáo định kỳ...).
II. Trang bị kiến thức, kỹ năng và phương tiện tại
chỗ:
2.1. Đối với mỗi cơ sở tham gia Làng nghề an
toàn PCCC:
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi công tác
PCCC&CNCH; Ban hành, niêm yết các nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn
an toàn về PCCC&CNCH.
- 100% người lao động làm việc trong cơ sở thuộc mô
hình cụm liên kết phải được phổ biến kiến thức, kỹ năng an toàn về
PCCC&CNCH; Người đứng đầu cơ sở, 100% Đội viên đội PCCC cơ sở phải được tập
huấn, huấn luyện và được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC&CNCH.
- Trang bị các hệ thống, phương tiện PCCC&CNCH
cho công trình đảm bảo theo quy định (Quy chuẩn, tiêu chuẩn thời điểm đưa
công trình vào hoạt động; theo Nghị quyết số 05/NQ-HĐND năm 2022 của HĐND Thành
phố).
- Có hệ thống nút ấn (sử dụng công tắc điện hoặc
nút ấn báo cháy), thiết bị báo sự cố cháy bằng âm thanh, ánh sáng:
* Nút ấn:
- Nút ấn lắp đặt tại phòng bảo vệ tại mỗi cơ sở bên
trong cụm liên kết (có người thường trực 24/24h):
+ Nút ấn được lắp đặt trên tường, cấu kiện xây dựng
của nhà ở độ cao từ 1,5m - 2m.
+ Vị trí lắp đặt phải bảo đảm dễ thao tác; có biện
pháp chống mưa hắt cũng như các tác động từ môi trường, tác động ngoài ý muốn.
* Chuông, còi báo sự cố cháy bằng âm thanh
(chuông hoặc còi báo động)
- Có ít nhất 01 chuông (còi) lắp tại phòng bảo vệ tại
mỗi cơ sở bên trong cụm liên kết. Chiều cao lắp đặt thiết bị từ 2,5m - 3m.
Lưu ý: Mức cường độ âm ở tất cả các vị trí cần lớn
hơn mức áp suất âm thanh của môi trường xung quanh ít nhất 10 dBA; đối với các
khu vực ngủ phải lớn hơn mức áp suất âm thanh của môi trường xung quanh ít nhất
15 dBA (với điều kiện các cửa ra vào đều đóng).
- Nguyên tắc hoạt động: Khi nhấn 01 nút ấn của bất
kỳ, tất cả chuông (còi) báo động tại các cơ sở thuộc cụm liên kết cùng hoạt động,
chỉ ngắt cưỡng bức bằng tay.
2.2. Phương tiện PCCC&CNCH khác chung
cho mô hình:
Lực lượng dân phòng trong khu vực có Làng nghề là lực
lượng nòng cốt sử dụng và quản lý các trang thiết bị sau:
- Nghiên cứu, cải tiến 01 xe chở hàng (gỗ, thành phẩm,...)
của người dân tự chủ động xã hội hóa thành 01 “xe chữa cháy lưu động” được
trang bị phương tiện trên mỗi xe gồm: 01 téc nước có dung tích 1200 lít; 01 máy
bơm chữa cháy khiêng tay; 05 cuộn vòi chữa cháy; 02 lăng B chữa cháy; 03 bình
chữa cháy MFZ4; 03 bình chữa cháy MT3; 01 thang nhôm; 01 kìm cộng lực.
- Bể nước phục vụ chữa cháy có khối tích từ 15 ÷
50m³ nằm rải rác tại ở khu vực Làng nghề;
III. Về chỉ huy tại chỗ:
3.1. Chỉ huy chữa cháy
- Chủ cơ sở hoặc Đội trưởng Đội dân phòng (tại khu
vực Làng nghề), người được ủy quyền chịu trách nhiệm trong thời gian những người
này vắng mặt để thực hiện công tác PCCC và CNCH, chỉ huy chữa cháy...
- Người chỉ huy chữa cháy phải được huấn luyện nghiệp
vụ PCCC và CNCH theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP .
3.2. Về tổ chức hoạt động:
- Chủ cơ sở, các thành viên đội PCCC cơ sở, công
nhân viên của cơ sở và các thành viên trong trong Làng nghề an toàn PCCC phải tự
tổ chức kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC và thoát nạn đối với cơ sở của
mình. Làng nghề an toàn PCCC phải định kỳ (06 tháng/lần) kiểm tra việc thực hiện
các điều kiện PCCC tại các cơ sở trong Làng nghề.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng
về PCCC&CNCH cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại các cơ sở tham gia
Làng nghề an toàn PCCC; định kỳ tổ chức thực tập phương án xử lý tình huống
cháy, nổ, CNCH tại các cơ sở trong mô hình Làng nghề an toàn PCCC, trong đó nêu
rõ cơ chế hỗ trợ về lực lượng và phương tiện PCCC&CNCH giữa các đơn vị cơ sở
trong Làng nghề an toàn PCCC (thực hiện định kỳ tối thiểu 01 lần/năm).
- Định kỳ (06 tháng hoặc 01 năm/lần) tổ chức họp
Làng nghề an toàn PCCC để phổ biến kiến thức PCCC, CNCH và nắm tình hình thực
hiện công tác PCCC&CNCH của các cơ sở. Tổ chức họp đột xuất rút kinh nghiệm
khi có sự cố cháy, nổ xảy ra tại Làng nghề an toàn PCCC.
IV. Về hậu cần tại chỗ:
4.1. Sự chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí, điều
kiện cần thiết phục vụ công tác PCCC và CNCH, cụ thể:
Thực hiện và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC
theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP , tham gia chữa cháy khi được
huy động. Thực hiện đúng cam kết, giao ước thực hiện, quy chế phối hợp.
4.2. Xử lý tình huống cháy, nổ:
Khi xảy ra cháy, nổ tại nhà ở bất kỳ trong cụm liên
kết được xử lý như sau:
- Người phát hiện cháy, nổ, tai nạn, sự cố ấn
chuông báo động cho các cơ sở biết; báo cháy cho lực lượng cảnh sát PCCC và
CNCH (qua số máy 114 hoặc app báo cháy 114), UBND hoặc Công an cấp xã; báo cáo
tình hình vụ việc và bàn giao lại quyền chỉ huy khi lực lượng Cảnh sát PCCC và
CNCH có mặt.
- Thành viên của các cơ sở trong Cụm liên kết huy động
lực lượng, phương tiện được trang bị tại cơ sở (hệ thống cấp nước chữa cháy,
phương tiện chữa cháy ban đầu, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ,...) để phối
hợp tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn.
PHỤ LỤC 5
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MÔ HÌNH “CỤM LIÊN KẾT AN TOÀN PCCC
TRONG KHU/CỤM CÔNG NGHIỆP.…..” TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI
(Kèm theo kế hoạch số: 53/KH-UBND ngày 16/02/2023)
I. Lực lượng tại chỗ:
- Đối tượng: Mỗi Cụm liên kết gồm từ 05 đến 10 cơ sở
sản xuất liền kề hoặc nằm cùng trên 01 tuyến đường nội bộ bên trong khu/cụm
công nghiệp.
- Lực lượng: Gồm Chủ cơ sở, các thành viên đội PCCC
cơ sở, cán bộ công nhân viên của cơ sở. Người tham gia vào mô hình là người thường
xuyên có mặt, làm việc tại cơ sở; có kiến thức PCCC và CNCH, kỹ năng chữa cháy,
thoát nạn và sử dụng phương tiện, thiết bị PCCC được trang bị tại cơ sở và được
cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC&CNCH đảm bảo theo quy định.
- Tổ chức lễ ra mắt, ký cam kết, giao ước thực hiện,
ban hành quy chế phối hợp trong công tác PCCC&CNCH giữa các cơ sở thuộc mô
hình Cụm liên kết (phân công nhiệm vụ; chế độ hoạt động, họp, báo cáo định kỳ...).
II. Trang bị kiến thức, kỹ năng và phương tiện tại
chỗ
2.1. Đối với mỗi cơ sở tham gia cụm liên kết:
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi công tác
PCCC&CNCH; Ban hành, niêm yết các nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn
an toàn về PCCC&CNCH.
- 100% người lao động làm việc trong cơ sở thuộc mô
hình cụm liên kết phải được phổ biến kiến thức, kỹ năng an toàn về
PCCC&CNCH; Người đứng đầu cơ sở, 100% Đội viên đội PCCC cơ sở phải được tập
huấn, huấn luyện và được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC&CNCH.
- Trang bị các hệ thống, phương tiện PCCC&CNCH
cho công trình đảm bảo theo quy định (Quy chuẩn, tiêu chuẩn thời điểm đưa
công trình vào hoạt động; theo Nghị quyết số 05/NQ-HĐND năm 2022 của HĐND Thành
phố).
- Có hệ thống nút ấn (sử dụng công tắc điện hoặc
nút ấn báo cháy), thiết bị báo sự cố cháy bằng âm thanh, ánh sáng:
* Nút ấn:
- Nút ấn lắp đặt tại phòng bảo vệ tại mỗi cơ sở bên
trong cụm liên kết (có người thường trực 24/24h):
+ Nút ấn được lắp đặt trên tường, cấu kiện xây dựng
của nhà ở độ cao từ 1,5m - 2m.
+ Vị trí lắp đặt phải bảo đảm dễ thao tác; có biện
pháp chống mưa hắt cũng như các tác động từ môi trường, tác động ngoài ý muốn.
* Chuông, còi báo sự cố cháy bằng âm thanh
(chuông hoặc còi báo động)
- Có ít nhất 01 chuông (còi) lắp tại phòng bảo vệ tại
mỗi cơ sở bên trong cụm liên kết. Chiều cao lắp đặt thiết bị từ 2,5m - 3m.
Lưu ý: Mức cường độ âm ở tất cả các vị trí cần lớn
hơn mức áp suất âm thanh của môi trường xung quanh ít nhất 10 dBA; đối với các
khu vực ngủ phải lớn hơn mức áp suất âm thanh của môi trường xung quanh ít nhất
15 dBA (với điều kiện các cửa ra vào đều đóng).
- Nguyên tắc hoạt động: Khi nhấn 01 nút ấn của bất
kỳ, tất cả chuông (còi) báo động tại các cơ sở thuộc cụm liên kết cùng hoạt động,
chỉ ngắt cưỡng bức bằng tay.
2.2. Về tổ chức hoạt động:
- Chủ cơ sở, các thành viên đội PCCC cơ sở, công
nhân viên của cơ sở và các thành viên trong trong cụm liên kết phải tự tổ chức
kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC và thoát nạn đối với cơ sở của mình. Cụm trưởng
cụm liên kết định kỳ (06 tháng/lần) kiểm tra việc thực hiện các điều kiện PCCC
tại các cơ sở trong cụm liên kết.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng
về PCCC&CNCH cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại các cơ sở tham gia cụm
liên kết; định kỳ tổ chức thực tập phương án xử lý tình huống cháy, nổ, CNCH tại
các cơ sở trong mô hình Cụm liên kết, trong đó nêu rõ cơ chế hỗ trợ về lực lượng
và phương tiện PCCC&CNCH giữa các đơn vị cơ sở trong cụm liên kết (thực
hiện định kỳ tối thiểu 01 lần/năm).
- Định kỳ (06 tháng hoặc 01 năm/lần) tổ chức họp Cụm
liên kết để phổ biến kiến thức PCCC, CNCH và nắm tình hình thực hiện công tác
PCCC&CNCH của các cơ sở. Tổ chức họp đột xuất rút kinh nghiệm khi có sự cố
cháy, nổ xảy ra tại Cụm liên kết.
III. Về chỉ huy tại chỗ
Chỉ huy chữa cháy
- Người đứng đầu cơ sở, Đội trưởng Đội PCCC cơ sở,
người được ủy quyền chịu trách nhiệm trong thời gian những người này vắng mặt để
thực hiện công tác PCCC và CNCH, chỉ huy chữa cháy...
- Người chỉ huy chữa cháy phải được huấn luyện và cấp
giấy chứng nhận nghiệp vụ PCCC và CNCH theo quy định tại Nghị định số
136/2020/NĐ-CP .
IV. Về hậu cần tại chỗ:
4.1. Sự chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí, điều
kiện cần thiết phục vụ công tác PCCC và CNCH, cụ thể:
Thực hiện và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC
theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP , tham gia chữa cháy khi được
huy động. Thực hiện đúng cam kết, giao ước thực hiện, quy chế phối hợp.
4.2. Xử lý tình huống cháy, nổ:
Khi xảy ra cháy, nổ tại nhà ở bất kỳ trong cụm liên
kết được xử lý như sau:
- Người phát hiện cháy, nổ, tai nạn, sự cố ấn
chuông báo động cho các cơ sở biết; báo cháy cho lực lượng cảnh sát PCCC và
CNCH (qua số máy 114 hoặc app báo cháy 114), UBND hoặc Công an cấp xã;
báo cáo tình hình vụ việc và bàn giao lại quyền chỉ huy khi lực lượng Cảnh sát
PCCC và CNCH có mặt.
- Thành viên của các cơ sở trong Cụm liên kết huy động
lực lượng, phương tiện được trang bị tại cơ sở (hệ thống cấp nước chữa cháy,
phương tiện chữa cháy ban đầu, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ,...) để
phối hợp tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn.
PHỤ LỤC 6
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MÔ HÌNH “PCCC RỪNG” TRÊN ĐỊA BÀN TP
HÀ NỘI
(ban hành kèm theo Kế hoạch số: 53/KH-UBND ngày 16/02/2023)
I. Đối tượng:
Đối tượng, lực lượng để xây dựng mô hình: Lực lượng
kiểm lâm, cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động chữa
cháy rừng trên địa bàn, đội dân phòng.
II. Lực lượng, phương tiện PCCCR:
2.1. Đối với lực lượng Kiểm lâm có trách nhiệm
thành lập, quản lý hoạt động của các đơn vị PCCCR thuộc phạm vi quản lý của
mình; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
PCCCR chuyên ngành; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và lực lượng
bảo vệ rừng của cơ sở.
2.2. Đối với chủ rừng có trách nhiệm thành lập,
quản lý hoạt động của đội PCCCR; bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các
điều kiện để duy trì hoạt động của đội PCCCR.
2.3. Đối với các hộ gia đình tham gia mô
hình: Trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy xách tay (loại bình bột ABC hoặc
bình khí CO2), ít nhất 01 dụng cụ thủ công (cuốc, xẻng, thùng
nước...) (căn cứ theo điều kiện thực tế, có thể trang bị thêm máy bơm, máy thổi
gió, máy cưa...).
2.4. Điều kiện xây dựng, duy trì mô hình:
- Có quy chế hoạt động (phân công nhiệm vụ tổ
trưởng, tổ viên; chế độ hoạt động...).
- Các thành viên trong mô hình đều được huấn luyện
nghiệp vụ PCCC&CNCH.
- Các thành viên tham gia mô hình trang bị ít nhất
01 kẻng hoặc loa báo động tại vị trí phù hợp để khi có sự cố, có thể báo động
cho thành viên lân cận biết, nghe được âm thanh báo động. Lập danh sách các
thành viên, chủ rừng, hộ gia đình, lực lượng Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát
PCCC&CNCH để có thể kịp thời thông báo thông tin, tình hình cháy rừng.
2.5. Thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC
và CNCH:
- Mỗi chủ rừng, hộ gia đình thực hiện tốt các điều
kiện an toàn PCCC:
+ Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng:
Có quy định, nội quy về PCCCR; có biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị
trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng; Có
phương án PCCCR; Có các công trình PCCCR phù hợp với đặc điểm và tính chất của
từng loại rừng; Trang bị phương tiện, dụng cụ PCCCR phù hợp với đặc điểm và
tính chất cháy của từng loại rừng theo phương án PCCCR”; Có lực lượng phòng
cháy và chữa cháy được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCCR và tổ chức thường
trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt
động PCCCR theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
+ Đối với các khu rừng có đường sắt, đường dây điện
cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đi qua và công trình
có nguy cơ gây cháy rừng phải có đường băng cản lửa, hành lang an toàn phù hợp
với từng loại công trình theo quy định của pháp luật và thường xuyên kiểm tra,
dọn sạch vật liệu cháy trong đường băng cản lửa.
+ Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để
chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa
phải thực hiện: Biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy; Không đốt vào những
ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng,
đốt xử lý thực bì để trồng rừng, đốt vệ sinh rừng sau khai thác hoặc các trường
hợp đốt xử lý khác phải phát dọn toàn bộ thực bì, phơi khô và vun thành dải rộng
từ 2 - 3m, dải nọ cách dải kia từ 5 - 6m và cách xa bìa rừng từ 6 - 8m, đốt
lúc gió nhẹ (tốc độ gió dưới 10km/giờ) vào buổi sáng từ 6 - 8 giờ hoặc buổi chiều
tối từ 16 - 18 giờ; đốt lần lượt từng dải, thứ tự từ trên sườn đồi xuống chân đồi;
cứ 10 - 15m có một người canh gác trên băng, tuyệt đối không để lửa cháy lan
vào rừng. Đốt xong, kiểm tra lại toàn bộ diện tích đốt cho tới khi lửa tắt hẳn
mới ra về; Những người có sử dụng lửa để đốt dọn thực bì trong và gần rừng phải
đăng ký đầy đủ về thời gian, địa điểm, diện tích, loại thực bì cần đốt với Trưởng
thôn, lực lượng hợp đồng bảo vệ rừng và PCCCR, Kiểm lâm địa bàn để được hướng dẫn,
theo dõi và kiểm soát; Khuyến khích sử dụng các biện pháp xử lý thực bì khác
thay thế biện pháp xử lý thực bì truyền thống (sử dụng lửa đốt thực bì) để hạn
chế phá vỡ cấu trúc đất và ngăn chặn nguy cơ cháy rừng xảy ra.
+ Sử dụng lửa ở những cơ sở, công trình, công trường
và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng phải bảo đảm không để cháy lan vào rừng;
sau khi sử dụng lửa phải dập tắt hết tàn lửa.
- Mỗi chủ rừng, hộ gia đình chuẩn bị sẵn sàng các
phương án thoát nạn phòng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra và phổ biến đến tất cả
các thành viên trong gia đình.
- Thành viên trong các hộ gia đình chủ động học tập,
nghiên cứu kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH; thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định,
quy chế hoạt động của Tổ liên gia; vị trí các trang bị, phương tiện PCCC và biết
cách sử dụng phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, biết cách thoát nạn khi có
sự cố cháy, nổ xảy ra.
III. Chỉ huy tại chỗ
3.1. Chỉ huy chữa cháy
* Khi xảy ra cháy, người có chức vụ cao nhất của
đơn vị Cảnh sát PCCC&CNCH có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa
cháy.
* Trong trường hợp không có lực lượng Cảnh sát
PCCC&CNCH:
- Chủ rừng (người đứng đầu hoặc người được ủy quyền
của cơ quan, tổ chức), chủ hộ gia đình, đội trưởng đội dân phòng là người chỉ
huy chữa cháy rừng; Trưởng thôn, bản tại nơi xảy ra cháy rừng có trách nhiệm
tham gia chỉ huy chữa cháy; nếu chủ rừng là hộ gia đình hoặc cá nhân thì Trưởng
thôn, bản hoặc người được ủy quyền tại nơi xảy ra cháy rừng là người chỉ huy chữa
cháy.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có mặt tại
đám cháy là người chỉ huy chữa cháy rừng.
- Người đứng đầu đơn vị Kiểm lâm hoặc người được ủy
quyền tại nơi xảy ra cháy rừng chịu trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy.
3.2. Về tổ chức hoạt động:
- Chủ rừng, các hộ gia đình tự tổ chức kiểm tra an
toàn PCCC đối với khu vực rừng mình quản lý, phụ trách.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ rừng trong
phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về PCCCR theo
quy định.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện trở lên trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức
kiểm tra an toàn PCCCR theo chế độ định kỳ và đột xuất.
- Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra an toàn
về PCCCR định kỳ đối với các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy; kiểm tra đột xuất
khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy rừng hoặc vi phạm quy định an toàn PCCCR và khi
có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
- Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn
cứu hộ có trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCCR 06 tháng hoặc 01 năm đối với rừng
có nguy cơ xảy ra cháy, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy hoặc
vi phạm quy định an toàn PCCCR và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
- Định kỳ (06 tháng hoặc 01 năm/lần) tổ chức họp tổ
để phổ biến kiến thức PCCC, CNCH và năm tình hình thực hiện công tác PCCC của
các chủ rừng, hộ gia đình. Tổ chức họp đột xuất rút kinh nghiệm khi có sự cố
cháy, nổ xảy ra.
IV. Xử lý tình huống cháy, nổ
Khi xảy ra cháy, nổ tại khu vực rừng bất kỳ trong
mô hình, các bước xử lý cụ thể như sau:
- Người phát hiện cháy, nổ, sự cố qua chuông, kẻng
báo động cho các chủ rừng và hộ gia đình lân cận biết; báo cháy cho lực lượng cảnh
sát PCCC và CNCH (qua số máy 114 hoặc App báo cháy 114), UBND hoặc Công an cấp
xã.
- Thành viên của mô hình sử dụng phương tiện chữa cháy,
dụng cụ thủ công tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn (nếu có).
- Tổ trưởng mô hình chỉ huy chữa cháy, cứu người bị
nạn, thông báo cho lực lượng dân phòng, UBND cấp xã, lực lượng Kiểm lâm, lực lượng
Cảnh sát PCCC và CNCH; báo cáo tình hình vụ việc và bàn giao lại quyền chỉ huy
khi lực lượng dân phòng, UBND cấp xã, lực lượng Kiểm lâm hoặc lực lượng Cảnh
sát PCCC và CNCH có mặt.
PHỤ LỤC 07
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, DUY TRÌ, NHÂN RỘNG NHỮNG ĐIỂN HÌNH
TIÊN TIẾN VỀ PCCC VÀ CNCH NĂM 2023
(ban hành kèm theo Kế hoạch số: 53/KH-UBND ngày 16/02/2023)
I. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đối tượng xét, công nhận đơn vị điển hình
tiên tiến
- Đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm xã, phường, thị
trấn).
- Các cơ sở (theo quy định của Luật Phòng cháy và
chữa cháy), kể cả cơ sở quốc phòng hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
2. Thủ tục và thẩm quyền xét, công nhận đơn vị
điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia PCCC
2.1. Hồ sơ đề nghị xét, công nhận danh hiệu
“Đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia PCCC” gồm:
- Đơn đăng ký trở thành đơn vị điển hình tiên tiến
hoặc đăng ký giữ vững đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham
gia PCCC năm 2023;
- Báo cáo thành tích thực hiện công tác PCCC (có
chữ ký và đóng dấu của người đứng đầu đơn vị địa phương, cơ sở);
- Bảng chấm điểm của Công an cấp quận, huyện, thị
xã (có Mẫu Phiếu chấm điểm cụ thể kèm theo);
- Tờ trình đề nghị khen thưởng của Công an cấp quận,
huyện, thị xã;
- Bảng trích ngang thành tích có xác nhận (ký và
đóng dấu của Công an cấp quận, huyện, thị xã).
Ghi chú: Giám đốc Công an Thành phố chỉ xét
công nhận danh hiệu “Đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham
gia PCCC” đối với những đơn vị địa phương và cơ sở có bản đăng ký từ đầu năm.
2.2. Thẩm quyền và thời gian nhận hồ sơ, xét
công nhận
2.2.1. Thời gian tiếp nhận đăng ký và báo
cáo thành tích
- Thời gian nhận đơn đăng ký: Công an các quận, huyện,
thị xã tập hợp danh sách đăng ký gửi về Phòng PC07 trước ngày 30/02/2023;
- Thời gian nhận báo cáo thành tích và thẩm định hồ
sơ:
+ Báo cáo thành tích và hồ sơ đề nghị công nhận đơn
vị điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia PCCC của các đơn vị
đã đăng ký từ đầu năm do Công an các quận, huyện, thị xã tập hợp xong trước
ngày 15/9/2023; Công an các quận, huyện, thị xã lập hồ sơ đề nghị xét,
công nhận đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia PCCC
năm 2023 gửi về Công an Thành phố (qua Phòng PC07 - Đội 2) trước
ngày 20/9/2023.
+ Thời gian thẩm định hồ sơ: Căn cứ bản đăng ký,
báo cáo thành tích, bảng chấm điểm, Phòng PC07 chủ trì, phối hợp với Công an
các quận, huyện, thị xã tiến hành thẩm định hồ sơ, tập hợp tài liệu và gửi danh
sách các đơn vị địa phương, cơ sở đã đăng ký trong năm 2023 không để xảy ra
cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng và đạt từ 80 điểm trở lên về Phòng PV05 trước
ngày 15/11/2023 để báo cáo, đề nghị đồng chí Giám đốc Công an Thành phố
quyết định công nhận và cấp Chứng nhận đơn vị điển hình tiên tiến.
2.2.2. Thẩm quyền tiếp nhận, thẩm định hồ sơ,
báo cáo, đề xuất công nhận
- Đơn vị nhận và kiểm tra đánh giá, chấm điểm kết
quả hồ sơ đề nghị công nhận: Công an các quận, huyện, thị xã và Phòng PC07;
- Đơn vị thẩm định hồ sơ: Phòng PC07 là đơn vị chủ
trì, phối hợp Công an các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện thẩm định hồ
sơ;
- Đơn vị báo cáo, đề xuất: Phòng PV05 chủ trì, phối
hợp với Phòng PC07 tổ chức rà soát, báo cáo, đề nghị đồng chí Giám đốc Công an
Thành phố quyết định công nhận và cấp Chứng nhận đơn vị điển hình tiên tiến về
PCCC.
II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Giao Công an Thành phố chỉ đạo, phân công nhiệm vụ
đến các phòng, ban nghiệp vụ, Công an cấp huyện, cụ thể như sau:
1. Phòng PC07
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc Công an các
quận, huyện, thị xã; các đơn vị hành chính cấp xã và cơ sở triển khai thực hiện
kế hoạch này.
- Tập hợp danh sách các đơn vị đăng ký; tiến hành
kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị Hội đồng Thi đua - khen thưởng Công an Thành
phố cấp Chứng nhận đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham
gia PCCC đối với các đơn vị đạt được theo các tiêu chí đã đề ra.
- Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiến hành kiểm
tra công tác chuẩn bị, sẵn sàng “4 tại chỗ” về PCCC&CNCH tại một số địa
phương và cơ quan, doanh nghiệp theo danh sách đã đăng ký.
- Tham mưu Ban Giám đốc Công an Thành phố xây dựng
một số mô hình điển hình tiên tiến về phòng cháy và chữa cháy và mô hình an
toàn về phòng cháy và chữa cháy như: khu chung cư, tổ dân phố an toàn PCCC, chợ
kiểu mẫu đạt chuẩn về PCCC, trường học an toàn PCCC,...
- Phối hợp với Công an các quận, huyện, thị xã tổ
chức trao Chứng nhận đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham
gia PCCC đối với đơn vị đủ tiêu chuẩn (có thể lồng ghép vào các hoạt động như:
Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy - 04/10, Hội nghị tổng
kết phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc hàng năm,…).
2. Phòng PV05
- Là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua -
khen thưởng Công an Thành phố, căn cứ kết quả đề xuất của phòng PC07, đề nghị
Giám đốc Công an Thành phố cấp Chứng nhận đơn vị điển hình tiên tiến trong
phong trào toàn dân tham gia PCCC đối với các đơn vị đạt được theo các tiêu chí
đã đề ra.
- Phối hợp với phòng PC07 và các đơn vị nghiệp vụ
tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị, sẵn sàng “4 tại chỗ” về PCCC&CNCH tại
một số địa phương và cơ quan, doanh nghiệp theo danh sách đã đăng ký.
3. Phòng PV01
- Chủ động phối hợp với các đơn vị xây dựng nội
dung, thông tin liên quan đến các hoạt động của lực lượng Cảnh sát PC&CC Thủ
đô, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC; các gương điển
hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia PCCC; các khuyến cáo, cảnh
báo, các biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn về PCCC để đăng tải trên Cổng
Thông tin điện tử, fanpage của Công an Thành phố.
- Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiến hành kiểm
tra công tác chuẩn bị, sẵn sàng “4 tại chỗ” về PCCC&CNCH tại một số địa
phương và cơ quan, doanh nghiệp theo danh sách đã đăng ký.
4. Phòng PH01
- Bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch.
- Hàng năm dự trù kinh phí trong việc xét, công nhận
cho các đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia PCCC.
5. Công an các quận, huyện, thị xã
- Tham mưu UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo việc
tổ chức thực hiện đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức
phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn quản lý; hàng năm phê duyệt hỗ trợ kinh phí
tổ chức các hoạt động tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC;
tổ chức các cuộc mít tinh, hội thao chữa cháy, cứu nạn cứu hộ cho lực lượng dân
phòng, lực lượng PCCC cơ sở.
- Hướng dẫn các đơn vị, cơ sở xây dựng điển hình
tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia PCCC; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết
quả theo phụ lục bảng chấm điểm kèm theo Quyết định số 256/QĐ-C07-P2 ngày
05/5/2021 của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH.
- Phối hợp Phòng PV01, PV05, PC07 tiến hành kiểm
tra công tác chuẩn bị, sẵn sàng “4 tại chỗ” về PCCC&CNCH tại một số đơn vị
xã, phường và cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý theo danh sách đã đăng
ký điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia PCCC.
- Phối hợp Phòng PV05, PC07 tổ chức trao Chứng nhận
đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia PCCC đối với đơn
vị đủ tiêu chuẩn (có thể lồng ghép vào các hoạt động như: Lễ mít tinh kỷ niệm
Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy - 04/10, Hội nghị tổng kết phong trào
toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc hàng năm,…).