ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1744/QĐ-UBND
|
Trà Vinh, ngày 19 tháng 09 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
VÀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 623/QĐ-TTg
ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống
tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 199/QĐ-TTg
ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận
số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về việc
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội
phạm đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 424/QĐ-TTg
ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống ma
túy đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 132/TTr-CAT-PV11 ngày
16/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Tăng cường
tuyên truyền phòng, chống tội phạm và phòng, chống ma túy, giai đoạn 2018 -
2020” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Giao Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm,
tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh (Công
an tỉnh) tổ chức triển khai thực hiện Đề án nêu tại Điều 1 Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
Công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Công an (b/c);
- TT TU, TT HĐND (b/c);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các tổ chức Chính trị - xã hội
tỉnh;
- Các sở, ngành tỉnh được
phân công trong ĐA;
- Như Điều 3;
- Công an tỉnh
(03b);
- CVP, PCVP NC;
- Lưu: VT, NC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đồng Văn Lâm
|
ĐỀ ÁN
“TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY,
GIAI ĐOẠN 2018 - 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1744/QĐ-UBND ngày 19/9/2017
của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
I. SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, các cấp, các
ngành từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm và tập trung triển khai thực hiện nhiều hoạt
động tuyên truyền về phòng chống tội phạm (PCTP), phòng,
chống ma túy (PCMT) trên địa bàn, đã góp phần tạo chuyển
biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động đối với công tác PCTP, PCMT trong nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền về
PCTP, PCMT thời gian qua còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác PCTP,
PCMT trên địa bàn, cụ thể như sau:
- Hình thức, biện pháp tuyên truyền từng
lúc, từng nơi chậm đổi mới, chưa phù hợp với từng địa bàn, đối tượng. Nội dung
tuyên truyền chưa được chọn lọc, chưa sát với tình hình, chưa có trọng tâm, trọng
điểm.
- Đội ngũ làm công tác tuyên truyền
còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chủ yếu là kiêm nhiệm. Phần lớn cán bộ làm công tác
tuyên truyền còn hạn chế về nghiệp vụ, kỹ năng, một bộ phận không nhỏ vẫn chưa thực sự toàn tâm với công việc.
- Nguồn kinh phí thực hiện công tác
tuyên truyền thuộc Chương trình quốc gia phòng, chống tội
phạm; phòng, chống ma túy của Chính phủ đã cắt giảm rất nhiều, nên chưa đáp ứng yêu cầu của công tác tuyên truyền PCTP, PCMT. Chưa
huy động đầy đủ sự tham gia, đóng góp của các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp trên địa bàn để tạo sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác này.
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan,
ban ngành, đoàn thể tỉnh và giữa cấp tỉnh với cấp huyện, đặc biệt là ở xã, phường,
thị trấn trong việc tuyên truyền chưa được chặt chẽ, phân công nhiệm vụ chưa cụ
thể, rõ ràng.
- Mặt khác, nhận thức về công tác
tuyên truyền cho nhân dân của một số cơ quan quản lý nhà
nước và một bộ phận cán bộ làm công tác này chưa được chú trọng đúng mức,...
- Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế. Đặc biệt là số vụ phạm pháp hình sự, tội phạm ma
túy hàng năm có xu hướng gia tăng và ở mức cao, riêng 6 tháng đầu năm 2017, tội
phạm hình sự xảy ra 169 vụ, tăng 9 vụ so với cùng kỳ (nổi lên là tội phạm xâm hại
tình dục trẻ em và lừa đảo qua mạng); tội phạm ma túy, phát hiện 23 vụ, 44 đối
tượng, so với cùng kỳ tăng 9 vụ; số người nghiện và người
sử dụng ma túy gia tăng,...
Từ những cơ sở trên, việc xây dựng và
triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm và phòng, chống ma túy, giai đoạn 2018-2020” (sau đây gọi tắt
là Đề án) là cần thiết, có tác dụng thiết thực.
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN
1. Cơ sở chính trị
- Kết luận số
95-KL/TW, ngày 02/4/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện
Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.
- Kết luận số
05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện
Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
- Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 21/5/2017
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác phòng, chống,
kiểm soát và cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.
- Chiến lược quốc gia phòng, chống tội
phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.
- Chiến lược quốc gia phòng, chống và
kiểm soát ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của
Chính phủ.
- Chương trình phòng, chống tội phạm
đến năm 2020 của Chính phủ.
- Chương trình phòng, chống ma túy đến
năm 2020 của Chính phủ.
Theo đó, công tác tuyên truyền PCTP,
PCMT phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, sâu rộng trong cộng đồng nhằm nâng
cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân
dân, hạn chế tội phạm xảy ra, đảm bảo ANTT trên địa bàn.
2. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng Đề
án
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày
04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật (Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP
ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở,...).
III. MỤC TIÊU VÀ
PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung: Tổ chức triển khai
thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền PCTP, PCMT trên địa bàn toàn tỉnh,
thông qua các hình thức tuyên truyền phù hợp nhằm tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân
trên địa bàn tỉnh.
Từ những cơ sở trên, việc xây dựng và
triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống tội
phạm và phòng, chống ma túy, giai đoạn 2018-2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) là
cần thiết, có tác dụng thiết thực.
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN
1. Cơ sở chính trị
- Kết luận số 95-KL/TW, ngày
02/4/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số
21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo
công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.
- Kết luận số 05-KL/TW
ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị
số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
- Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 21/5/2017
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác phòng, chống,
kiểm soát và cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.
- Chiến lược quốc gia phòng, chống tội
phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.
- Chiến lược quốc gia phòng, chống và
kiểm soát ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.
- Chương trình phòng, chống tội phạm
đến năm 2020 của Chính phủ.
- Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 của Chính phủ.
Theo đó, công tác tuyên truyền PCTP,
PCMT phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, sâu rộng trong cộng đồng nhằm
nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân
dân, hạn chế tội phạm xảy ra, đảm bảo ANTT trên địa bàn.
2. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng Đề
án
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày
04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật (Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày
27/01/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử
dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở,...).
III. MỤC TIÊU VÀ
PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu
chung: Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền PCTP, PCMT
trên địa bàn toàn tỉnh, thông qua các hình thức tuyên truyền phù hợp nhằm tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể: Đến hết năm 2020, công tác tuyên truyền PCTP, PCMT phấn đấu đạt được kết
quả sau:
- 100% xã, phường, thị trấn có
ít nhất 01 chuyên mục tuyên truyền về PCTP, PCMT định kỳ hàng tuần
trên Trạm truyền thanh cấp xã; 9/9 huyện, thị xã, thành phố có chuyên mục tuyên
truyền về PCTP, PCMT định kỳ hàng tuần trên Đài truyền thanh cấp huyện.
- 100% các mô hình, câu lạc bộ tự quản
về đảm bảo ANTT ở cơ sở được tập huấn, hướng dẫn, thực hiện tốt hoạt động tuyên
truyền về PCTP, PCMT trên địa bàn.
- Từ 90% trở lên cán bộ, công chức,
viên chức của các ngành, đoàn thể, nhất là tuyên truyền viên, báo cáo viên ở cơ
sở được tập huấn, trang bị kiến thức về công tác PCTP,
PCMT.
- 100% các trường học (Trừ các trường
Tiểu học và Mẫu giáo) có chương trình sinh hoạt hoặc lồng
ghép sinh hoạt định kỳ, tuyên truyền về PCTP, PCMT trong học sinh, sinh viên.
- Định kỳ hàng tháng, Công an tỉnh
xây dựng ít nhất 01 tài liệu tuyên truyền về PCTP, PCMT (đề cương, phóng sự,
băng, đĩa...) gửi đến các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã, thành phố phục vụ công tác tuyên truyền.
- Có 90% trở lên các chủ cơ sở kinh
doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội (Khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ,
karaoke, massge, cà phê đèn mờ,... trên địa bàn được tuyên truyền về tác hại của
tệ nạn ma túy.
2. Đối tượng, phạm vi áp dụng, thời gian thực hiện
- Đối tượng: Mọi công dân cư trú trên
địa bàn tỉnh. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân được giao nhiệm vụ hoặc
liên quan đến công tác tuyên truyền PCTP, PCMT.
- Phạm vi: Đề án được triển khai thực
hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến
năm 2020.
IV. NỘI DUNG VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo
của chính quyền, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn
xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) các cấp
trong công tác tuyên truyền PCTP, PCMT
- Định kỳ hàng năm, chính quyền các cấp
phải xây dựng chương trình, kế hoạch chuyên đề công tác tuyên truyền về PCTP,
PCMT theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc lồng ghép vào nội dung các chương
trình, kế hoạch công tác của đơn vị, địa phương mình. Đồng thời, có chỉ đạo triển
khai đến cơ sở để quán triệt thực hiện nghiêm túc.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban
Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ ANTQ các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công
tác tuyên truyền PCTP, PCMT trên địa bàn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ rộng khắp gắn với tuyên truyền PCTP,
PCMT.
- Đơn vị, địa phương nào không tổ chức
triển khai thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền PCTP, PCMT để tình hình tội
phạm, tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp thì xem xét xử lý
trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị, địa phương đó.
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công
tác tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu công tác PCTP/PCMT
- Tổ chức rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, pháp luật, nghiệp vụ tuyên truyền, kỹ
năng xử lý tình huống, khả năng thuyết trình cho báo cáo
viên, tuyên truyền viên ở cơ sở, tuyên truyền viên, báo cáo viên là người dân tộc,...
- Củng cố, kiện toàn lực lượng nòng cốt
làm công tác vận động toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ sở, nhất là Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cấp xã, Công an cấp xã, Bảo vệ dân phố;
thành viên tổ hòa giải ở cơ sở; Ban Chủ nhiệm các câu lạc bộ tự quản về ANTT ở
cơ sở,...
3. Nghiên cứu xây dựng các tài liệu
tuyên truyền
- Nghiên cứu, chọn lọc, xây dựng nội
dung tài liệu tuyên truyền về PCTP, PCMT, gồm: Các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
về công tác PCTP, PCMT; tình hình, phương thức thủ đoạn hoạt
động của các loại tội phạm trên địa bàn cả nước và của tỉnh; đưa ra các biện
pháp PCTP, PCMT phù hợp, khuyến cáo các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, hộ
gia đình và cá nhân thực hiện.
- Tổ chức nghiên cứu, biên soạn tài
liệu phù hợp với hình thức, đối tượng, tuyên truyền (đề cương, tiểu phẩm, phóng
sự, tin bài, tờ gấp tuyên truyền,...) trên các phương tiện thông tin đại chúng
(báo, đài, trạm truyền thanh; trang thông tin điện tử; các trang mạng xã hội)
và lồng ghép tuyên truyền thông qua các cuộc họp, hội nghị chuyên đề, các hoạt
động, phong trào khác ở cơ sở.
- Phô tô, sao gửi, cấp phát tài liệu
tuyên truyền đến các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thị
xã, thành phố; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để tổ chức tuyên tuyền đến
người dân.
4. Tổ chức tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội
- Các cơ quan thông tin truyền thông
chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức xây dựng các chương trình,
chuyên mục tuyên truyền về PCTP, PCMT phát sóng, đưa tin định kỳ hàng tuần trên
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Trà Vinh, Đài truyền thanh cấp huyện, Trạm
truyền thanh cấp xã.
- Thành lập các Tổ biên tập nghiên cứu,
biên soạn và kịp thời đưa tin bài tuyên truyền trên các
trang mạng xã hội về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội
phạm trên địa bàn để mọi người biết, phòng ngừa (Bởi vì hiện nay, các trang
mạng xã hội là phương tiện thông tin nhanh nhất, số lượng người dùng rất phổ biến).
5. Tổ chức tuyên truyền miệng; lồng ghép
trong các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, buổi họp, hội nghị, sinh hoạt đầu
tuần; thi kiến thức,.,.
- Các cơ quan, đơn vị chức năng thường
xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền miệng, các cuộc nói chuyện chuyên đề về
PCTP, PCMT trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và khu dân cư. Qua tuyên
truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ,
tích cực tham gia tố giác, vây bắt tội phạm.
- Đối với các tổ chức, cơ quan, doanh
nghiệp, trường học tổ chức tuyên truyền lồng ghép thông qua các cuộc họp, hội
nghị, tập huấn, sinh hoạt đâu tuần,... nhằm vận động, giáo
dục cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên trên địa bàn chấp hành
đúng quy định của pháp luật.
- Tùy điều kiện thực tế, các cơ quan,
doanh nghiệp, nhà trường và ngành, đoàn thể cơ sở có thể tổ chức các cuộc thi
kiến thức pháp luật về PCTP, PCMT nhằm thu hút đông đảo
cán bộ, công chức, công nhân, học sinh, sinh viên và nhân
dân trên địa bàn tham gia, góp phần tạo khí thế sôi nổi trong phong trào toàn
dân bảo vệ ANTQ, tích cực tham gia tố giác, vây bắt tội phạm.
6. Củng cố, nâng cao năng lực, hiệu
quả hoạt động các mô hình, câu lạc bộ tự quản về ANTT ở cơ sở thực hiện tốt
công tác tuyên truyền PCTP, PCMT.
- Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện
toàn ban chủ nhiệm các câu lạc bộ; tổ chức tập huấn cho ban chủ nhiệm các câu lạc
bộ về kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia PCTP, PCMT,...
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về
kinh phí, tài liệu tuyên truyền cho các câu lạc bộ thực hiện tốt công tác tuyên
truyền PCTP, PCMT.
- Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm
và triển khai nhân rộng mô hình, câu lạc bộ tự quản về ANTT ở cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền PCTP, PCMT hoạt động có hiệu quả.
7. Tiếp tục xây dựng, triển khai thực
hiện các kế hoạch, quy chế phối hợp về đảm bảo ANTT, gắn với thực hiện các hoạt
động khác ở đơn vị, địa phương
- Tăng cường huy động sự tham gia của
các ngành từ tỉnh đến cơ sở trong công tác tuyên truyền PCTP, PCMT; đẩy mạnh việc
xây dựng các quy chế, kế hoạch phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành
phố, các tổ chức chính trị xã hội nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho các ngành, đoàn thể cơ sở phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền,
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt
các quy chế, kế hoạch phối hợp giữa các ngành đoàn thể trong công tác đảm bảo
ANTT trên địa bàn, nhất là Đề án của UBND tỉnh về tăng cường
quản lý, giáo dục, cảm hóa phòng ngừa thanh thiếu niên vi
phạm pháp luật ở cơ sở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.
- Ngoài ra, sử dụng linh hoạt các
hình thức tuyên truyền khác, phù hợp với đối tượng, địa
bàn và điều kiện cụ thể của đơn vị, địa phương, như: Thông qua sinh hoạt câu lạc
bộ pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát huy vai
trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc,...
8. Đầu tư kinh phí phục vụ công tác
tuyên truyền: Đảm bảo đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc tuyên truyền
PCTP, PCMT, nhất là nguồn kinh phí trực tiếp phục vụ công tác tuyên truyền,
như: Hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng báo cáo viên, tuyên truyền
viên, xây dựng tin bài, phóng sự; xây dựng đề cương tuyên truyền,... theo quy định
của pháp luật.
9. Thường xuyên tổ chức kiểm tra,
giám sát; định kỳ sơ kết, tổng kết công tác tuyên truyền PCTP, PCMT, cũng như
việc tổ chức thực hiện Đề án
- Định kỳ 6 tháng, năm trên cơ sở kế
hoạch triển khai thực hiện Đề án các sở, ngành tỉnh hội tỉnh và UBND cấp huyện
tiến hành kiểm tra, đánh giá tình
hình, kết quả việc thực hiện Đề án tại đơn vị, địa phương mình và báo cáo về Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo.
Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án vào cuối năm 2018,
2019 và tổng kết vào cuối năm 2020.
- Căn cứ vào tình hình thực tế công tác, Ủy ban nhân dân tỉnh có thể thành lập Đoàn kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Đề án tại một số đơn vị, địa phương để rút kinh
nghiệm, chấn chỉnh và kịp thời chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn.
V. PHÂN CÔNG TRÁCH
NHIỆM
1. Công an tỉnh
- Là cơ quan Thường trực giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án này trên
địa bàn tỉnh.
- Theo dõi sát diễn biến tình hình tội
phạm hình sự, tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh, kịp thời
tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề ra các chủ trương biện pháp
chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các mặt công tác tuyên truyền PCTP, PCMT góp phần đảm bảo ổn định
tình hình ANTT trên địa bàn.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban
Chỉ đạo phòng, chống tội phạm tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ ANTQ tăng cường chỉ đạo thực hiện
có hiệu quả công tác tuyên truyền về PCTP, PCMT trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ hàng tháng, thông báo tình hình ANTT, nhất là âm
mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm
nổi lên; các biện pháp giải pháp phòng ngừa cho các Sở,
ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã thành phố năm
tuyên truyền.
- Nghiên cứu, chọn lọc các nội dung
tuyên truyền PCTP, PCMT; đưa ra các biện pháp PCTP, PCMT
phù hợp; sao gửi, cấp tài liệu tuyên truyền đến sở, bộ, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; đội ngũ báo
cáo viên, tuyên truyền viên để tổ chức tuyên tuyền đến người
dân.
- Xây dựng các phóng sự, bản tin
tuyên truyền về PCTP, PCMT in thành đĩa VCD gửi Công an
các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Đài Truyền thanh cấp huyện, Trạm truyền
thanh cấp xã để tuyên truyền.
- Thành lập các Tổ biên tập nghiên cứu, biên soạn, đưa tin bài tuyên truyền trên
các trang mạng xã hội về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn
để mọi người biết, phòng ngừa.
- Tổ chức tập huấn về kỹ năng, kiến
thức công tác PCTP, PCMT cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là hội viên các
ngành, đoàn thể tỉnh và cơ sở để thực
hiện tốt công tác tuyên truyền.
- Theo dõi tình hình triển khai thực
hiện Đề án ở các đơn vị, địa phương. Kịp thời đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh sơ kết, tổng kết việc thực hiện; biểu dương, khen thưởng những nơi làm tốt.
Đồng thời, phê bình, xem xét xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu chính quyền
không tổ chức triển khai thực hiện tốt các hoạt động tuyên
truyền PCTP, PCMT để tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy diễn biển phức tạp.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh
và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyên truyền trực tiếp về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch 01/2005/NQLT ngày 17/11/2005 và Nghị quyết số 01/2008/NQLT ngày 28/8/2008 của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban
Trung ương MTTQ Việt Nam về thực hiện công tác xây dựng xã, phường, thị trấn
lành mạnh không có ma túy, mại dâm.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin và truyền
thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền PCTP, PCMT, nhất là xây dựng các chương
trình, phóng sự, tin bài phát sóng, đưa tin định kỳ trên báo, đài, cổng thông
tin điện tử,... để mọi người dân biết phòng ngừa.
- Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện,
thị xã, thành phố tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến người
dân trên địa bàn về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội
phạm; công tác PCTP, PCMT và yêu cầu Trạm truyền thanh cấp xã tăng cường tuyên
truyền PCTP, PCMT theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Chỉ đạo Đài truyền thanh huyện, thị
xã, thành phố phối hợp với Công an cấp huyện tổ chức xây dựng các chuyên mục,
chương trình tuyên truyền về PCTP, PCMT định kỳ; biên tập tin bài, tăng thời lượng,
tần suất tuyên truyền để mọi người dân biết, nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa
tội phạm, tệ nạn ma túy.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Xây dựng các tiểu phẩm, kịch bản sân khấu hóa mang tính giáo dục, tuyên truyền
PCTP, PCMT tổ chức biểu diễn tại các xã, phường, thị trấn
trên địa bàn toàn tỉnh. Thông qua các hoạt động, tổ chức lồng ghép tuyên truyền
PCTP, PCMT, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn
chế tội phạm xảy ra.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường
đại học, cao đẳng và trung học
- Thông qua thực hiện Quy chế 01 ngày
02/12/2015 giữa Công an tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội
phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành giáo dục; tổ chức các hoạt động tuyên
truyền giáo dục pháp luật, phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường và
phòng, chống ma túy, tội phạm, chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống trong
học sinh, sinh viên.
- Chỉ đạo định kỳ hàng tuần có nội
dung tuyên truyền PCTP, PCMT trong sinh hoạt Đoàn, Đội của nhà trường hoặc lồng
ghép tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần,
ngoại khóa, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp
hành pháp luật trong học sinh, sinh viên.
6. Đài Phát thanh - Truyền hình Trà
Vinh, Báo Trà Vinh: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các
chương trình, chuyên trang, chuyên mục, tọa đàm, phỏng vấn, tuyên truyền PCTP,
PCMT, phổ biến kiến thức pháp luật định kỳ trên sóng phát thanh, truyền hình để
nhân dân biết cảnh giác, phòng ngừa.
7. Sở Tư pháp: Thông qua hoạt động của
Hội đồng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo các cơ quan
thành viên và Hội đồng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện đẩy
mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật về PCTP, PCMT đến cán bộ, công chức
và Nhân dân trên địa bàn biết thực hiện; tổ chức tập huấn nâng cao trình độ,
năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở
cơ sở.
8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ
huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt
Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh
quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng. Trong đó, chú
trọng chỉ đạo lực lượng quân sự, biên phòng, dân quân tự vệ đẩy mạnh công tác
tuyên truyền PCTP, PCMT ở cơ sở.
- Tăng cường công tác nắm tình hình,
chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh các loại tội phạm
trên địa bàn liên quan đến lĩnh vực phụ trách. Đồng thời, tích cực tuyên truyền,
vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn
ma túy, mua bán người, buôn bán hàng cấm, buôn lậu khu vực biên giới biển.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo công chức,
viên chức và người lao động tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong quá trình lao động, sản xuất, nuôi trồng,... tích cực
tham gia PCTP, PCMT, nhất là các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hoạt động,
như: Quản lý tốt tài sản, dụng cụ sản xuất, không trồng cây cần sa,... gắn với
việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
10. Sở Tài nguyên và Môi trường: Theo
dõi sát tình hình, tác động của môi trường, kịp thời phát hiện những vấn đề nổi
lên tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tội phạm liên quan đến lĩnh
vực môi trường, nhất là tổ chức mít tinh, diễu hành, các đợt ra quân kêu gọi nhân dân trên địa bàn chung tay bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra và xử
lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường.
11. Sở Y tế: Tổ chức các hoạt động
tuyên truyền phòng, chống ma túy trong cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế,
tại cơ sở điều trị Methadol và trong cộng đồng dân cư.
12. Sở Tài chính: Phối hợp với Công
an tỉnh đề xuất cấp có thẩm quyền phân bổ kinh phí đảm bảo thực hiện tốt Đề án
giai đoạn 2018 - 2020 và trong từng năm 2018, 2019, 2020.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên (trừ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Tỉnh đoàn,...): Thông qua thực hiện các
phong trào thi đua, các cuộc vận động tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội
viên và các tầng lớp nhân dân tham gia PCTP, PCMT; chỉ đạo
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp,... tăng cường
phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc, Đề án Tăng cường quản lý, giáo dục, cảm hóa,
phòng ngừa thanh, thiếu niên vi phạm
pháp luật tại cơ sở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng và nhân rộng
các mô hình tự quản về ANTT ở cơ sở,...
14. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:
Chỉ đạo các cấp hội thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch số 01 giữa Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam và Bộ Công an về “Quản
lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”; thông
qua các hoạt động của các chi, tổ, hội, lồng ghép tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân tích cực tham gia
công tác PCTP, PCMT.
15. Đề nghị Tỉnh đoàn: Thông qua các
hoạt động đoàn và phong trào thanh niên tích cực tuyên truyền, vận động đoàn
viên, thanh niên tham gia PCTP, PCMT, gắn với việc xây dựng các mô hình hỗ trợ
đoàn viên, thanh niên lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống phòng ngừa tội phạm.
Tổ chức các hoạt động, chương trình phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên theo Nghị quyết liên tịch số 03/2010/NQLT giữa Bộ Công an và
Trung ương Đoàn TNCS HCM; lồng ghép tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu, xây dựng các mô hình tuyên truyền PCTP, PCMT trong đoàn viên, thanh
niên.
16. Các sở, ngành còn lại: Thông qua
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, lồng ghép tổ
chức các hoạt động tuyên truyền về
PCTP, PCMT phù hợp nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành
pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
17. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
Chỉ đạo các ngành, đoàn thể và UBND
xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện có hiệu
quả các hoạt động tuyên truyền PCTP, PCMT trên địa bàn.
Trong đó, cần tập trung vào một số công tác trọng tâm sau:
- Chỉ đạo rà soát, củng cố, kiện toàn
Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ ANTQ cấp huyện, cấp xã đảm bảo duy trì hoạt động và thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao. Củng cố, kiện toàn lực lượng nòng cốt làm công tác xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ sở, nhất là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Công an xã, Bảo vệ dân phố;
thành viên tổ hòa giải ở cơ sở; ban chủ nhiệm các câu lạc bộ tự quản
về đảm bảo ANTT ở cơ sở,...
- Xây dựng các chương trình, chuyên mục,
phóng sự, đưa tin bài tuyên truyền định kỳ trên Đài truyền thanh cấp huyện và
Trạm truyền thanh cấp xã, trang thông tin điện tử về các quy định của pháp luật
về PCTP, PCMT; tình hình, phương thức thủ đoạn hoạt động của
các loại tội phạm, tệ nạn ma túy; các biện pháp phòng ngừa để mọi người dân biết,
thực hiện.
- Định kỳ hàng năm, tổ chức tuyên
truyền về PCTP, PCMT trên địa bàn; gắn với các hình thức
tuyên truyền trực quan qua băng rol, pa nô, áp phích; tổ chức
tuyên truyền trực tiếp hoặc lồng ghép trong các cuộc họp,
diễn đàn, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt,... qua đó, đẩy mạnh thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa
bàn.
- Chỉ đạo tổ chức tập huấn công tác đảm
bảo ANTT cho ban chủ nhiệm các câu lạc bộ tự quản về ANTT ở cơ sở; hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi cho các câu lạc bộ thực hiện tốt công tác tuyên truyền
PCTP, PCMT ở xã, phường, thị trấn; tổng kết rút kinh nghiệm và triển khai nhân
rộng mô hình hoạt động có hiệu quả.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
PCTP, PCMT, gắn với thực hiện Đề án của UBND tỉnh về “Tăng cường quản lý, giáo
dục, cảm hóa phòng ngừa thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tại cơ sở trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016 - 2020”; Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về
phòng ngừa, đấu tranh chống đối tượng trộm cắp vặt trên địa bàn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng
dẫn, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, giải pháp công
tác tuyên truyền PCTP, PCMT ở cơ sở nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế để chỉ đạo thực hiện
được tốt hơn.
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết
công tác tuyên truyền PCTP, PCMT. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác; rút
kinh nghiệm và đề ra chương trình công tác trong thời gian tới.
VI. KINH PHÍ THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
1. Dự toán kinh phí thực hiện Đề án:
Ước tính tổng số kinh phí thực hiện Đề án là 7.039 triệu đồng. Trong đó:
- Chi cho hoạt động
quản lý, điều hành của Cơ quan thường trực thực hiện Đề án: 43 triệu đồng.
- Hỗ trợ các sở, ngành tỉnh thực hiện
công tác tuyên truyền: 1.758 triệu đồng.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố:
1.104 triệu đồng (gồm: Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết; tập huấn công tác
PCTP, PCMT; tổ chức các hoạt động tuyên truyền như: Xây dựng chuyên mục tuyên
truyền định kỳ qua Đài truyền thanh; tuyên truyền miệng,...).
- UBND các xã, phường, thị trấn:
4.134 triệu đồng (gồm: Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết; tập huấn công tác
PCTP, PCMT; tổ chức các hoạt động tuyên truyền như: Xây dựng chuyên mục tuyên
truyền định kỳ qua Trạm truyền thanh; tuyên truyền miệng,...)
2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án: Từ
nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ khác.
Trên cơ sở khái toán kinh phí thực hiện
Đề án giai đoạn 2018 - 2020. Hàng năm, các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán chi tiết theo đúng quy định của Luật
Ngân sách nhà nước (trong đó xác định cụ thể nguồn ngân
sách tỉnh và nguồn huy động, tài trợ khác (nếu có)) gửi Công an tỉnh xem xét thống
nhất về nội dung tuyên truyền; sau khi có ý kiến của Công an tỉnh, các cơ quan,
đơn vị, địa phương điều chỉnh lại dự toán (nếu có) và gửi
Sở Tài chính thẩm định, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí thực hiện hàng năm.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ Đề án này và chức năng, nhiệm
vụ được được giao, các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai đến cán bộ, công chức,
viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn
quán triệt thực hiện nghiêm túc.
2. Định kỳ 6 tháng, năm tổ chức sơ kết
đánh giá tình hình, kết quả thực hiện báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua
Công an tỉnh - ĐT 0693.729.003) để theo dõi, chỉ đạo.
3. Giao Công an tỉnh theo dõi, hướng
dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo về
trên theo quy định./.
PHỤ LỤC
KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN PCTP,
PCMT GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1744/QĐ-UBND ngày
19/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
Đơn vị
tính: Triệu đồng
Số
TT
|
Cơ
quan thực hiện
|
Nội
dung hoạt động
|
Kinh
phí
|
Ghi
chú
|
Năm
2018
|
Năm
2019
|
Năm
2020
|
Tổng
cộng
|
I
|
Cơ quan thường trực thực hiện Đề
án (Công an tỉnh)
|
Hoạt động chỉ đạo, quản lý, theo
dõi, triển khai thực hiện, tổng hợp, báo cáo
|
19
|
12
|
12
|
43
|
|
1
|
Xây dựng Đề án, kế hoạch, công văn
chỉ đạo, báo cáo kết quả thực hiện
|
Khảo sát, xây dựng, lấy ý kiến góp ý; xây dựng kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm
|
10
|
3
|
3
|
16
|
|
2
|
Hội nghị
|
Tổ chức hội nghị triển khai, tổng kết hàng năm
|
3
|
3
|
3
|
9
|
|
3
|
Hoạt động kiểm tra, giám sát
|
|
4
|
4
|
4
|
12
|
|
4
|
Vật tư Văn phòng
|
Phục vụ hoạt động, chỉ đạo, điều
hành
|
2
|
2
|
2
|
6
|
|
II
|
Hỗ trợ các Sở, ngành tỉnh tham gia
tuyên truyền thực hiện Đề án
|
586
|
586
|
586
|
1.758
|
|
1
|
Công an tỉnh
|
|
234
|
234
|
234
|
702
|
|
|
- Phòng Công tác chính trị
|
Xây dựng chương trình cảnh báo tội
phạm; đĩa tuyên truyền trên đài, trạm truyền thanh; tọa
đàm,...
|
30
|
30
|
30
|
90
|
|
|
- Phòng Tham mưu
|
Xây dựng tài liệu, đề cương tuyên truyền định kỳ hàng tháng
|
24
|
24
|
24
|
72
|
|
|
- Phòng Tham mưu, Phòng CS PCTP MT
|
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
khác, như: In tờ gấp, pa nô, thư ngỏ tuyên truyền trong
toàn tỉnh
|
100
|
100
|
100
|
300
|
|
|
Phòng Xây dựng phong trào toàn dân
bảo vệ ANTQ
|
Tổ chức tuyên truyền miệng
|
60
|
60
|
60
|
180
|
|
|
Phòng Công tác Đảng và công tác quần chúng
|
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
trong học sinh, sinh viên
|
20
|
20
|
20
|
60
|
|
2
|
Sở Lao động - Thương binh và XH
|
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
trực tiếp về phòng, chống ma túy
|
20
|
20
|
20
|
60
|
|
3
|
Sở Y tế
|
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
PCTP, PCMT trong bệnh nhân và trong ngành y tế
|
20
|
20
|
20
|
60
|
|
4
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
|
60
|
60
|
60
|
180
|
|
|
|
- Tổ chức mít tinh diễu hành
|
30
|
30
|
30
|
90
|
|
|
|
- Xây dựng kịch bản thông tin cổ
động
|
30
|
30
|
30
|
90
|
|
5
|
Sở Tư pháp
|
Viết tin bài trên tờ tin, trang
TTĐT
|
15
|
15
|
15
|
45
|
|
6
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Xây dựng kịch bản, tiểu phẩm về PCTP, PCMT biểu diễn tại TT Văn hóa cấp
huyện và các xã trọng điểm
|
60
|
60
|
60
|
180
|
|
7
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp
luật trong giáo viên, học sinh; tổ chức hội thi,..
|
30
|
30
|
30
|
90
|
|
8
|
Báo Trà Vinh
|
Chi trả nhuận bút
xây dựng tin bài, ảnh định kỳ trên báo
|
10
|
10
|
10
|
30
|
|
9
|
Đài Phát thanh và Truyền hình Trà
Vinh
|
Chi trả nhuận bút xây dựng chương
trình tuyên truyền PCTP, PCMT hàng tuần trên đài
|
30
|
30
|
30
|
90
|
|
10
|
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
|
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trong nội bộ và nhân dân
|
10
|
10
|
10
|
30
|
|
11
|
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
|
Tổ chức tuyên truyền trong nội bộ
|
15
|
15
|
15
|
45
|
|
12
|
Hội Nông dân tỉnh
|
Tổ chức tuyên truyền trong hội viên
|
10
|
10
|
10
|
30
|
|
13
|
Hội Cựu chiến binh tỉnh
|
Tổ chức tập huấn hội viên
|
12
|
12
|
12
|
36
|
|
14
|
Tỉnh đoàn
|
Tổ chức tuyên truyền trong đoàn
viên, thanh thiếu niên; hội thi tìm hiểu
|
30
|
30
|
30
|
90
|
|
15
|
Ban Đại diện Hội người cao tuổi tỉnh
|
Tổ chức tuyên truyền trong hội viên
|
10
|
10
|
10
|
30
|
|
16
|
Liên đoàn lao động tỉnh
|
Tổ chức tuyên truyền trong các
doanh nghiệp
|
20
|
20
|
20
|
60
|
|
III
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
|
368
|
368
|
368
|
1.104
|
|
1
|
Thường trực Ban Chỉ đạo PCTP, TNXH
và XDPT TD BV ANTQ (Công an)
|
Tổ chức hội nghị triển khai, sơ kết,
tổng kết (mỗi huyện, thị xã, thành phố 2 triệu )
|
18
|
18
|
18
|
54
|
|
|
|
Tổ chức tập huấn công tác PCTP,
PCMT cho các ngành, đoàn thể cấp huyện, cấp xã (mỗi huyện, thị xã, thành phố
15 triệu)
|
135
|
135
|
135
|
405
|
|
2
|
Đài Truyền thanh + Công an cấp huyện
|
Tổ chức tuyên truyền qua Đài truyền
thanh (mỗi huyện, thị xã, thành phố 10 triệu )
|
90
|
90
|
90
|
270
|
|
3
|
Phòng Văn hóa và Thông tin
|
Tổ chức tuyên truyền qua hoạt động
Văn hóa - Thông tin, nhất là xe lưu động (mỗi huyện, thị xã, thành phố 5 triệu)
|
35
|
35
|
35
|
105
|
|
4
|
Công an, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội
Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động
|
Lồng ghép thực hiện công tác chuyên
môn để tuyên truyền PCTP, PCMT, chủ yếu tuyên truyền miệng
(mỗi huyện, tx, tp 10 triệu)
|
90
|
90
|
90
|
270
|
|
IV
|
UBND xã, phường, thị trấn
|
|
1.378
|
1.378
|
1.378
|
4.134
|
|
1
|
Thường trực Ban Chỉ đạo PCTP, TNXH
và XDPT TD BV ANTQ (Công an chủ trì, các ngành phối hợp)
|
Tổ chức hội nghị triển khai, sơ, tổng
kết (Mỗi xã, phường, thị trấn triệu 1 triệu)
|
106
|
106
|
106
|
318
|
|
2
|
Công an và Trạm truyền thanh
|
Tuyên truyền qua Trạm truyền thanh
(Mỗi xã 5 triệu)
|
530
|
530
|
530
|
1.590
|
|
3
|
Công an, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội
Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh
|
Lồng ghép thực hiện công tác chuyên
môn để tuyên truyền PCTP, PCMT, chủ yếu tuyên truyền miệng
(Mỗi xã, phường, thị trấn 7 triệu)
|
742
|
742
|
742
|
2.226
|
|
Tổng cộng
|
|
2.351
|
2.344
|
2.344
|
7.039
|
|
Bằng
chữ: Bảy tỷ không trăm ba mươi chín triệu đồng.