Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Dùng tài khoản LawNet
Quên mật khẩu?   Đăng ký mới

MỤC LỤC VĂN BẢN

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2803/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 22 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 703/QĐ-TTG NGÀY 28/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT GIỐNG PHỤC VỤ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2030

Thực hiện Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản (sau đây gọi tắt là giống cây trồng, vật nuôi) theo hướng hiện đại nhằm cung cấp cho sản xuất giống có năng suất, chất lượng, thích ứng với điều kiện sinh thái địa phương và biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021-2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Lưu giữ, bảo tồn và phát triển nguồn gen Cam Mật Hiền Ninh, Cam voi, Nếp cau, Lúa Nước hai, Lạc cúc, Ngô nếp Trường Sơn, cây Hương Giáng; gà Ri, gà Lạc Sơn, gà Cụp đuôi, Lợn Khùa; tôm Sú, Sò huyết sông Ròon, cá Bọp, cá Trẻn và một số loài cây bản địa như: Huê mộc, Lim xanh, Dẻ gai.

2.2. Nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng, bình tuyển đưa vào sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu, bệnh hại và dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện Quảng Bình.

2.3. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, quản lý giống nhằm tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống đúng tiêu chuẩn cho sản xuất, tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm; đảm bảo cung ứng đủ giống cho nhu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh (tập trung vào các giống chủ lực, đặc sản, chất lượng cao).

- Lĩnh vực trồng trọt: Đến năm 2025, tỷ lệ sử dụng giống xác nhận, giống mới, giống tiến bộ đạt 75% đối với giống lúa, 65% đối với giống ngô, lạc; sản xuất, cung ứng giống nội tỉnh đáp ứng 70% nhu cầu giống lúa và 60% nhu cầu giống ngô, lạc. Đến năm 2030, tỷ lệ sử dụng giống mới, giống tiến bộ đạt 85% đối với giống lúa, 75% đối với giống ngô, lạc; sản xuất, cung ứng giống nội tỉnh đáp ứng 85% nhu cầu giống lúa và 80% nhu cầu giống ngô, lạc.

- Lĩnh vực chăn nuôi: Đưa các giống vật nuôi mới, có năng suất chất lượng vào sản xuất (bò cao sản BBB, bò Brahman…; các giống lợn ngoại, lợn ngoại lai 3 máu, 4 máu; Gà Ri lai, Ri vàng rơm, Gà Lạc Sơn, Vịt Star 53, Vịt Super, Vịt Biển, Ngan Pháp,…); nâng cao chất lượng đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo, nâng tỷ lệ bò lai trong cơ cấu đàn lên trên 60%, bò lai chuyên thịt trên 20% tổng đàn; tỷ lệ lợn hướng nạc đạt trên 95% tổng đàn lợn. Phát triển một số giống vật nuôi đặc sản, có giá trị cao và có thị trường tiêu thụ như: Lợn rừng, Dê, Kỳ đà, Nhím, Ong, Thỏ,... nhằm đa dạng hóa cơ cấu giống vật nuôi.

- Lĩnh vực thủy sản: Đến năm 2030, đảm bảo chủ động cung cấp 100% nhu cầu giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng cho sản xuất trên địa bàn tỉnh; 100% giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng xuất bán được kiểm soát chất lượng và sạch một số bệnh; phát triển nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực, đặc sản, bản địa.

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Nâng cao năng lực sản xuất giống theo phương pháp nuôi cấy mô. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ giống nuôi cấy mô đạt 30%; tỷ lệ cây giống cung cấp cho trồng rừng được kiểm soát nguồn gốc giống đạt 95%. Sử dụng các giống cây trồng rừng chủ lực như Keo, Thông nhựa, Thông Caribê và các loài cây bản địa có giá trị như Huê mộc, Lim xanh, Dẻ gai, Huỷnh, Giổi xanh… để phục vụ sản xuất giống trồng rừng trên địa bàn tỉnh.

2.4. Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

II. PHẠM VI, QUY MÔ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi: Ưu tiên triển khai thực hiện trên những đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực quốc gia theo văn bản quy định của cấp có thẩm quyền và đối tượng cây trồng, vật nuôi thuộc Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Đối với các cây trồng, vật nuôi khác, căn cứ yêu cầu thực tiễn và khả năng của ngân sách Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định bổ sung theo từng giai đoạn cụ thể.

2. Quy mô: Triển khai thực hiện bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, nghiên cứu chọn tạo giống, phát triển sản xuất giống, hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến hết năm 2030, chia theo 2 kỳ kế hoạch (2021-2025 và 2026-2030).

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Phát triển khoa học công nghệ về giống

1.1. Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen:

- Nhiệm vụ: Thu thập, bảo tồn, lưu giữ, đánh giá, tư liệu hóa, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn gen cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Đánh giá, tư liệu hóa, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn gen Cam Mật Hiền Ninh, Cam voi, Nếp cau, lúa Nước hai, Lạc cúc, Ngô nếp Trường Sơn, cây Hương Giáng; Gà ri, gà Lạc Sơn, Gà cụp đuôi, Lợn Khùa; tôm Sú, Sò huyết sông Ròn, Hàu cửa sông, cá Bọp, cá Trẻn; Huê mộc, Lim xanh, Dẻ gai, Huỷnh, Giổi xanh và một số cây dược liệu phân bố trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân

1.2. Nuôi giữ giống gốc:

- Nhiệm vụ: Tăng cường năng lực quản lý, chọn lọc và nuôi giữ đàn giống gốc vật nuôi; ưu tiên các giống vật nuôi chủ lực, giống bản địa; nâng cao năng suất, chất lượng đàn giống gốc; nhập nội các giống tiên tiến, có tiềm năng di truyền cao, phù hợp điều kiện tỉnh Quảng Bình.

- Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

1.3. Nghiên cứu chọn tạo giống:

- Nhiệm vụ: Đánh giá, lựa chọn, xây dựng cơ cấu giống cây lương thực mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với dịch hại và thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu chọn tạo giống lúa mới năng suất, chất lượng cao; chọn lọc, phục tráng giống gốc, giống siêu nguyên chủng lúa, ngô, lạc; chọn tạo giống ngô nếp Trường Sơn, giống cây ăn quả; giống cây công nghiệp và một số giống cây trồng năng suất, chất lượng cao chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận; chọn tạo các vật nuôi bản địa, đặc sản; các giống lợn ngoại, lợn ngoại lai, Gà Ri, Ri lai, Gà Lạc Sơn, Gà cụp đuôi, Vịt Star 53, Vịt Super, Vịt Biển, Ngan Pháp, bò lai Brahman, bò BBB, Red Angus, Charolais,....

Nghiên cứu làm chủ và phát triển công nghệ chọn tạo giống bố mẹ và kỹ thuật sản xuất giống sạch bệnh đối với một số giống thủy sản có giá trị kinh tế cao (tôm Sú, tôm Thẻ chân trắng, cá Lăng chấm, cá Bỗng, Hàu cửa sông….); chọn tạo giống cây lâm nghiệp bản địa, nhập nội giống cây lâm nghiệp sinh khối lớn, chu kỳ ngắn cho phát triển rừng trồng gỗ lớn làm nguyên liệu chế biến gỗ xuất khẩu.

- Nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ, vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân

2. Phát triển sản xuất giống

- Nhiệm vụ: Bình tuyển cây đầu dòng, chọn lọc cây trội; mua bản quyền giống lúa và giống lạc mới; sản xuất giống lúa siêu nguyên chủng, giống cây lâm nghiệp năng suất, chất lượng cao; phát triển sản xuất giống các cấp, các giống vật nuôi chủ lực và đặc sản; sản xuất giống cây lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô; xây dựng và chăm sóc vườn cây đầu dòng, rừng giống, vườn giống; đào tạo, tập huấn quy trình công nghệ sản xuất giống; nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng giống.

- Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế theo cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án đầu tư công; vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

3. Hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất giống

- Nhiệm vụ: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất tập trung giống lúa siêu nguyên chủng; công nghệ sấy công nghiệp hạt giống lúa, nâng cấp trang thiết bị phòng kiểm nghiệm hạt giống cây trồng. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của Trại giống vật nuôi Phương Hạ, Trại giống thủy sản mặn, lợ Quang Phú, Trại cá giống nước ngọt Đại Phương để nghiên cứu sản xuất giống theo hướng hiện đại. Hỗ trợ xây dựng cơ sở nuôi cây mô giống cây lâm nghiệp với quy mô khoảng 3 triệu cây giống/năm. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các vườn ươm cây giống, các vùng sản xuất giống tập trung tại các địa phương. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường cho doanh nghiệp có dự án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, trồng thử nghiệm cây trồng mới có giá trị kinh tế cao được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

- Nguồn vốn đầu tư phát triển theo cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án đầu tư công; vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

IV. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng vốn dự kiến thực hiện kế hoạch khoảng 1.060 tỷ đồng, trong đó:

1. Ngân sách Nhà nước 160 tỷ đồng (chiếm 15,1%), bao gồm: Vốn sự nghiệp khoa học công nghệ 25 tỷ đồng, vốn sự nghiệp kinh tế 35 tỷ đồng (hàng năm bố trí lồng ghép trong nguồn chính sách nông nghiệp của tỉnh), vốn đầu tư phát triển 100 tỷ đồng chia theo giai đoạn:

- Giai đoạn: 2021-2025: 94 tỷ đồng, trong đó: Vốn sự nghiệp khoa học công nghệ 14 tỷ đồng, vốn sự nghiệp kinh tế 20 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển 60 tỷ đồng.

- Giai đoạn: 2025-2030: 66 tỷ đồng, trong đó: Vốn sự nghiệp khoa học công nghệ 11 tỷ đồng, vốn sự nghiệp kinh tế 15 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển 40 tỷ đồng.

2. Vốn lồng ghép các cơ chế, chính sách và của các tổ chức, cá nhân 900 tỷ đồng (chiếm 84,9%), chia theo giai đoạn:

- Giai đoạn: 2021-2025: 400 tỷ đồng.

- Giai đoạn: 2025-2030: 500 tỷ đồng.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Cơ chế chính sách

Tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách thuộc Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 được phê duyệt tại Quyết định 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn tỉnh.

2. Công tác quản lý Nhà nước về giống

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao năng lực quản lý giống cây trồng, vật nuôi về điều kiện sản xuất, kinh doanh, chất lượng giống cây trồng, vật nuôi theo quy định của Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về các quy định của pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Công khai danh sách các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cung ứng giống đúng quy định và danh sách các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống không đúng quy định trên trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về giống cây trồng, giống vật nuôi của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố, thị xã.

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý; đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ; thiết lập cơ sở dữ liệu số về giống cho cơ quan quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý giống cây trồng, vật nuôi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Nâng cao chất lượng nguồn lực nghiên cứu, sản xuất giống

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiên cứu, sản xuất giống cho lực lượng cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Giống vật nuôi, Trung tâm giống Thủy sản, các Ban quản lý rừng, các Công ty TNHH một thành viên nông, lâm nghiệp tỉnh và cán bộ các đơn vị có liên quan của tỉnh. Tăng cường công tác khuyến nông về giống, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, phối hợp với các Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo... để đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ cho các đơn vị sự nghiệp nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo cho mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh hiệu quả, bền vững.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư dự án sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp đề xuất nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Kế hoạch gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Chủ trì triển khai cơ chế, chính sách thuộc Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 và các cơ chế, chính sách có liên quan về phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Trên cơ sở đề án, cơ chế, chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố, tổng hợp, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn để tổ chức thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công có trong Kế hoạch. Phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối nguồn lực thực hiện đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình đã được phê duyệt

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính

- Căn cứ đề án, cơ chế, chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng hợp, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có trong Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí nguồn ngân sách sự nghiệp thực hiện Kế hoạch vào dự toán ngân sách hàng năm.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi theo Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác liên kết đề xuất, xây dựng danh mục đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ về bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt danh mục và cân đối kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ về nghiên cứu chọn tạo giống.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ về nghiên cứu chọn tạo giống theo Kế hoạch.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo triển khai Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.

- Chủ động cân đối ngân sách địa phương, vốn lồng ghép các chương trình, dự án, thu hút doanh nghiệp đầu tư cho phát triển nghiên cứu, sản xuất giống trên địa bàn.

Yêu cầu các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (B/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành, địa phương có tên ở mục VI;
- VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CVNN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Ngọc Lâm

 


PHỤ LỤC:

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 703/QĐ-TTG NGÀY 28/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT GIỐNG PHỤC VỤ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2030
 (Kèm theo Kế hoạch số: 2803/KH-UBND ngày 22/12/2021 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Nguồn vốn

Cơ quan chủ trì thực hiện

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Phát triển khoa học công nghệ về giống

 

 

 

1

Xây dựng danh mục đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ về bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

Vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, các Sở, ngành có liên quan

Hàng năm

2

Xây dựng danh mục dự án ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao sản xuất giống Cam Mật Hiền Ninh, Nếp cau, lúa Nước hai, cây Hương Giáng; Gà ri, gà Lạc Sơn, Lợn Khùa; tôm Sú, Sò huyết sông Ròon, cá Bọp, cá Trẻn; Huê mộc, Lim xanh, Dẻ gai, Huỳnh, Giổi xanh và một số cây dược liệu phân bố trên địa bàn tỉnh.

Vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, các Sở, ngành có liên quan

Hàng năm

II

Phát triển sản xuất giống

 

 

 

 

1

Bình tuyển cây đầu dòng, chọn lọc cây trội, mua bản quyền giống lúa, lạc mới; xây dựng nguồn giống cây trồng có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vốn sự nghiệp kinh tế NS tỉnh và lồng ghép các chính sách; vốn của các tổ chức, cá nhân

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở TC, Sở KHĐT, UBND các huyện, TP, TX, các Sở, ngành có liên quan

Hàng năm

2

Chọn lọc, nuôi giữ đàn giống gốc vật nuôi và giống thủy sản; sản xuất giống bố mẹ, giống lúa siêu nguyên chủng; thu hái hạt giống từ cây trội; chăm sóc vườn cây đầu dòng, rừng giống, vườn giống

Vốn sự nghiệp kinh tế NS tỉnh và lồng ghép các chính sách; vốn của các tổ chức, cá nhân

Sở TC, Sở KHĐT, UBND các huyện, TP, TX, các Sở, ngành có liên quan

Hàng năm

3

Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi bằng công nghệ cao (nuôi cấy mô, thụ tinh nhân tạo, giống sạch bệnh...).

Vốn sự nghiệp kinh tế NS tỉnh và lồng ghép các chính sách; vốn của các tổ chức, cá nhân

Sở TC, Sở KHĐT, UBND các huyện, TP, TX, các Sở, ngành có liên quan

Hàng năm

4

Đào tạo, tập huấn quy trình công nghệ sản xuất giống cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động trực tiếp tham gia quản lý, nghiên cứu, sản xuất giống. Nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát chất lượng giống.

Vốn sự nghiệp kinh tế ngân sách tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Tài chính, các Sở, ngành có liên quan

Hàng năm

5

Bảo tồn, lưu trữ và phát triển sản xuất một số giống chủ lực, bản địa, đặc sản có giá trị kinh tế cao.

vốn sự nghiệp kinh tế NS tỉnh và lồng ghép các chính sách; vốn của các tổ chức, cá nhân

Sở Tài chính, các Sở, Ngành có liên quan

Hàng năm

6

Xây dựng mô hình sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vốn sự nghiệp kinh tế NS tỉnh và lồng ghép các chính sách; vốn của các tổ chức, cá nhân

Sở TC, Sở KHĐT, UBND các huyện, TP, TX, các Sở, ngành có liên quan

Hàng năm

III

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất giống

 

 

 

 

1

Trại giống thủy sản mặn, lợ Quang Phú

Vốn đầu tư phát triển 2021-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở KHĐT, Sở TC, các Sở ngành liên quan

2021-2030

2

Trại cá giống nước ngọt Đại Phương

Vốn đầu tư phát triển 2021-2025

Sở KHĐT, Sở TC, các Sở ngành liên quan

2021-2030

3

Trại giống vật nuôi Phương Hạ

Vốn đầu tư phát triển 2021-2025

Sở KHĐT, Sở TC, các Sở ngành liên quan

2021-2030

4

Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng kiểm nghiệm hạt giống cây trồng; đầu tư công nghệ sấy công nghiệp hạt giống lúa.

Vốn đầu tư phát triển 2021-2025

Sở KHĐT, Sở TC, các Sở ngành liên quan

2021-2030

5

Hỗ trợ xây dựng cơ sở nuôi cấy mô giống cây lâm nghiệp.

Vốn đầu tư phát triển 2021-2025

Sở KHĐT, Sở TC, các Sở ngành liên quan

2021-2030

6

Đầu tư hạ tầng sản xuất giống tập trung, giống lúa siêu nguyên chủng; các vườn ươm cây giống, các vùng sản xuất giống tập trung tại các địa phương..

Vốn đầu tư Phát triển 2021-2025

Ủy ban nhân dân các huyện, TP, TX

Sở KHĐT, Sở TC, các Sở ngành liên quan

2021-2030

7

Hỗ trợ cơ sở hạ tầng, thiết bị, xử lý môi trường cho doanh nghiệp có dự án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi.

Vốn đầu tư phát triển 2021-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở KHĐT, Sở TC, các Sở ngành liên quan

2021-2030

IV

Các dự án thu hút đầu tư

 

 

 

 

1

Dự án phát triển giống bò thịt chất lượng cao

Vốn hỗ trợ từ các cơ chế, chính sách

Sở Kế hoạch và Đầu tư

UBND các huyện, TP,TX, các Sở ngành liên quan

2021-2030

2

Dự án phát triển giống lợn ngoại năng suất, chất lượng cao.

Vốn hỗ trợ từ các cơ chế, chính sách

UBND các huyện, TP, TX, các Sở ngành liên quan

2021-2030

3

Dự án phát triển giống gà chất lượng cao.

Vốn hỗ trợ từ các cơ chế, chính sách

UBND các huyện, TP, TX, các Sở ngành liên quan

2021-2030

4.

Dự án đầu tư Trại sản sản xuất giống thủy sản theo hướng hiện đại.

Vốn hỗ trợ từ các cơ chế, chính sách

UBND các huyện, TP, TX; các Sở ngành liên quan

2021-2030

5

Dự án đầu tư sản xuất giống lúa siêu nguyên chủng.

Vốn hỗ trợ từ các cơ chế, chính sách

UBND các huyện, TP, TX; các Sở ngành liên quan

2021-2030

6

Dự án đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng kiểm nghiệm hạt giống cây trồng.

Vốn hỗ trợ từ các cơ chế, chính sách

UBND các huyện, TP, TX; các Sở ngành liên quan

2021-2030

 

Thư Viện Nhà Đất
thuviennhadat.vn

Bán nhà Lê Văn Lương (xe hơi đổ cửa); 4x7m; 2 lầu; sổ hồng 4,2 tỷ

4.2 tỷ, DT 28, Quận 7, Hồ Chí Minh

27

DMCA.com Protection Status
IP: 103.131.71.188