Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT . Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
5111/KH-UBND
Loại văn bản:
Kế hoạch
Nơi ban hành:
Tỉnh Lâm Đồng
Người ký:
Trần Hồng Thái
Ngày ban hành:
14/05/2025
Ngày hiệu lực:
Đã biết
Ngày công báo:
Đang cập nhật
Số công báo:
Đang cập nhật
Tình trạng:
Đã biết
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 5111/KH-UBND
Lâm Đồng, ngày 14
tháng 5 năm 2025
KẾ HOẠCH
NÂNG
CAO CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
PHẦN 1.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PII TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2024
Ngày 30/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố
Chỉ số đổi mới sáng tạo (PII) 63 tỉnh, thành phố. Chỉ số PII phản ánh hiện trạng
mô hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương dựa trên khoa học, công nghệ
và đổi mới sáng tạo. Qua đó cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định, lựa
chọn các định hướng, giải pháp phù hợp cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1. Kết quả đánh giá tổng thể
Năm 2024, tỉnh Lâm Đồng đạt vị trí thứ 21 trong bảng
xếp hạng Chỉ số PII. Năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu các tỉnh thuộc khu vực Tây
Nguyên. Tuy nhiên, kết quả PII năm 2024 giảm 6 bậc so với năm 2023. Cụ thể:
STT
Nội dung đánh
giá
Kết quả năm
2023
Kết quả năm
2024
Ghi chú
(so sánh với năm 2023: tăng (+); giảm (-))
1
Dân số trung bình (người)
1.344.998
1.362.471
+ 17.473
2
Quy mô GRDP (tỷ đồng)
116.179 (xếp thứ
27 toàn quốc)
134.289 (xếp thứ
21 toàn quốc)
+18.110 (tăng 6 bậc)
3
Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/năm)
58,29
66,03
+ 7,74
4
Điểm số PII 2024
Trong đó:
43,58
39,06
-4,52
Điểm số đầu vào
40,56
40,44
Điểm số đầu ra
46,59
37,69
5
Xếp hạng/63 tỉnh, thành phố
15 toàn quốc, thứ
1 vùng Tây Nguyên
21 toàn quốc, thứ
1 vùng Tây Nguyên
-6
II. Kết quả đánh giá 07 trụ cột
và 52 chỉ số thành phần
1. Kết quả đánh giá 7 trụ cột
- Nhóm 05 trụ cột đầu vào - phản ánh những yếu tố tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong nhóm xếp hạng 20
- 50 tỉnh/thành phố, trong đó: Thể chế xếp vị trí 31, giảm 25 bậc so với năm
2023; 03 trụ cột có sự cải thiện về vị trí xếp hạng (tăng từ 2-7 bậc). Trình độ
phát triển của doanh nghiệp tiếp tục bị đánh giá là trụ cột yếu nhất của tỉnh
Lâm Đồng, xếp vị trí thứ 42 cả nước.
- Nhóm 02 trụ cột đầu ra - phản ánh kết quả tác động
của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, tiếp tục năm trong nhóm 10-20 tỉnh/ thành, tuy nhiên đang thể hiện xu hướng
giảm tác động của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sản phẩm tri thức,
sáng tạo và công nghệ xếp hạng 13 (giảm 2 bậc so với năm 2023), tác động xếp hạng
19 (giảm 7 bậc so với năm 2023)[1] .
Cụ thể:
STT
Trụ cột
Xếp hạng năm
2023
(so với 63 tỉnh, thành)
Xếp hạng năm
2024
(so với 63 tỉnh, thành)
Tăng (+)/ Giảm
(-)
(so với năm 2023)
Nhóm xếp hạng
Nhóm đầu vào
1
Thể chế
6
31
- 25 bậc
Trung bình
2
Vốn con người và nghiên cứu phát triển
18
16
+ 2 bậc
Khá
3
Cơ sở hạ tầng
28
21
+ 7 bậc
Trên trung bình
4
Trình độ phát triển của thị trường
32
29
+ 3 bậc
Trên trung bình
5
Trình độ phát triển của doanh nghiệp
40
42
-2 bậc
Dưới trung bình
Nhóm đầu ra
6
Sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ
11
13
- 2 bậc
Khá
7
Tác động
12
19
- 7 bậc
Khá
2. Kết quả đánh giá 52 chỉ số
thành phần
a) Trong số 52 tiêu số thành phần:
- 09 chỉ số nằm trong nhóm 10 tỉnh/thành phố dẫn đầu:
Là điểm mạnh.
- 09 chỉ số nằm trong nhóm 10-20 tỉnh/thành phố
(nhóm khá).
- 14 chỉ số nằm trong nhóm 20-30 tỉnh/thành phố
(nhóm trên trung bình).
- 06 chỉ số nằm trong nhóm 30-40 tỉnh/thành phố
(nhóm trung bình).
- 05 chỉ số nằm trong nhóm 40-50 tỉnh/thành phố:
(nhóm dưới trung bình).
- 09 chỉ số nằm trong nhóm cuối 50-63 tỉnh/thành phố:
Là điểm yếu.
b) So sánh với năm 2023:
- 21 chỉ số tăng vị trí xếp hạng. Tăng nhiều nhất
là chỉ số cơ sở hạ tầng cơ bản (tăng 30 bậc), Chi cho khoa học và công nghệ
(tăng 21 bậc), liên kết hợp tác giữa tổ chức khoa học công nghệ và doanh nghiệp
(tăng 38 bậc).
- 21 chỉ số giảm vị trí xếp hạng. Giảm nhiều nhất
là nhóm chỉ số về Môi trường chính sách và Môi trường kinh doanh: Thiết chế
pháp lý và an ninh trật tự (giảm 48 bậc), Cải cách hành chính (giảm 31 bậc)[2] , tính năng động của chính quyền địa
phương (giảm 19 bậc).
- 10 chỉ số giữ nguyên vị trí xếp hạng.
III. Kết quả đánh giá điểm mạnh
Trong 05 điểm mạnh được chỉ ra của năm 2024, có 03
chỉ tiêu tiếp tục kế thừa từ danh sách xếp hạng năm 2023, cụ thể:
STT
5 điểm mạnh năm
2023 khi so sánh với năm 2024
Ghi chú
Năm 2023
Năm 2024
1
7.2.2 Tỷ lệ lao động có việc làm trong nền kinh tế
trên tổng số dân (%)
Tiếp tục được đánh giá là điểm mạnh
2
7.2.1 Số sản phẩm OCOP 4 sao trở lên/tổng số xã
Thay thế bằng: 1.1.1 Chính sách thúc đẩy khoa học,
công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
3
1.2.1 Chi phí gia nhập thị trường
Tiếp tục được đánh giá là điểm mạnh
4
1.1.2 Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự
Thay thế bằng: 6.3.2 Số doanh nghiệp KH&CN và
DN đủ điều kiện là DN KH&CN/1.000 DN
5
2.2.3 Chi cho Nghiên cứu và Phát triển/GRDP
Tiếp tục được đánh giá là điểm mạnh
Ngoài ra, theo dữ liệu từ báo cáo tổng thể, 04 chỉ
số khác được đánh giá thuộc nhóm 10 tỉnh/thành phố dẫn đầu cả nước, gồm: Tỷ lệ
đất công nghiệp đã được xây dựng kết cấu hạ tầng (3.2.2); tín dụng cho khu vực
tư nhân (4.1.1); hợp tác nghiên cứu giữa tổ chức khoa học công nghệ và doanh
nghiệp (5.2.1) và đơn đăng ký giống cây trồng mới (6.1.2).
IV. Kết quả đánh giá điểm yếu
Trong 05 điểm yểu được chỉ ra của năm 2024, có 03
chỉ tiêu tiếp tục kế thừa từ danh sách xếp hạng năm 2023, cụ thể:
STT
5 điểm yếu năm
2023 khi so sánh với năm 2024
Ghi chú
Năm 2023
Năm 2024
1
3.2.3 Quản trị môi trường
Tiếp tục đánh giá là điểm yếu
2
5.2.2 Tỷ lệ dự án đầu tư đang hoạt động trong các
khu công nghiệp
Thay thế bằng: 1.1.2 Thiết chế pháp lý và an ninh
trật tự
3
4.1.4 Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính
dài hạn của doanh nghiệp
Tiếp tục đánh giá là điểm yếu
4
4.1.3 Vốn SXKD bình quân hàng năm của các doanh
nghiệp
Tiếp tục đánh giá là điểm yếu
5
5.3.1 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài/GRDP
Thay thế bằng: 6.2.4 Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý/tổng
số xã
Ngoài ra, theo dữ liệu báo cáo tổng thể, 02 chỉ số
khác thuộc nhóm cuối 50-63 tỉnh/thành phố: Tỷ lệ chi đào tạo lao động trong tổng
chi của doanh nghiệp (5.1.1); giá trị xuất khẩu/GRDP (7.1.3).
V. Đánh giá chung
Nhìn chung, các kết quả đánh giá chỉ số PII của năm
2024 cơ bản cho thấy sự phù hợp của thực trạng phát triển kinh tế - xã hội với
vị trí địa lý, điều kiện tài nguyên thiên nhiên và mức độ đầu tư, ứng dụng khoa
học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong những năm tới, tỉnh cần tập trung có các giải
pháp cải thiện đối với các trụ cột đầu vào hiện có kết quả còn thấp/ bị tụt vị
trí xếp hạng nhiều như: Thể chế, trình độ phát triển của doanh nghiệp, trình
độ phát triển của thị trường. 02 trụ cột đầu ra, cũng cần được quan tâm duy
trì, tránh việc bị tụt hạng, giảm tác động của khoa học, công nghệ và đổi mới
sáng tạo vào phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.
PHẦN
2.
KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHỈ SỐ
PII TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
nhanh và bền vững, dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong thời
gian tới cần có các giải pháp tiếp tục duy trì, phát huy đối với các nhóm chỉ số
thành phần có vị trí cao - điểm mạnh, cải thiện đối với các chỉ số thuộc nhóm xếp
hạng thấp (nhóm 40-50, nhóm 50-63 tỉnh/thành phố), nhất là đối với các chỉ số một
hoặc nhiều năm được xác định là điểm yếu. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
cải thiện, nâng cao Chỉ số PII năm 2025 và các năm tiếp theo, với các nội dung
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường nhận thức và nâng cao trách nhiệm của
các cấp, các ngành, địa phương về Chỉ số PII, về phát triển khoa học, công nghệ
và đổi mới sáng tạo; đồng thời triển khai nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp thiết
thực, hiệu quả nhằm cải thiện, nâng cao các chỉ số thuộc lĩnh vực sở, ngành, địa
phương quản lý.
- Duy trì, phát huy đối với các nhóm chỉ số thành
phần có vị trí cao - được xác định là điểm mạnh; cải thiện đối với các chỉ số
có điểm số thấp, được xác định là điểm yếu (một hoặc nhiều năm), các chỉ tiêu
thuộc nhóm xếp hạng thấp (nhóm 40-50, nhóm 50-63 tỉnh/thành phố).
- Xác định được các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng nhanh, bền vững, chủ yếu dựa trên khoa học,
công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
2. Yêu cầu
- Triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch số
1780/KH-UBND ngày 25/01/2025 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP
ngày 09/01/2025 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát
triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
- Xác định việc đánh giá, cải thiện và nâng cao chỉ
số đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ chính trị của các sở, ban, ngành và địa phương,
qua đó lựa chọn được các định hướng, giải pháp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
- Các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể, phân công rõ
cơ quan chịu trách nhiệm và kết quả thực hiện.
- Tăng cường chia sẻ dữ liệu, phối hợp liên thông
giữa các sở, ngành trong công tác cập nhật, đánh giá chỉ số.
II. MỤC TIÊU
1. Năm 2025, chỉ số PII tỉnh Lâm Đồng nằm trong
nhóm 20 - 30 tỉnh/thành phố của cả nước; đến năm 2030 thuộc nhóm 20 tỉnh/thành
phố.
2. Có ít nhất 01 trụ cột của tỉnh Lâm Đồng nằm
trong nhóm 10 tỉnh/thành phố dẫn đầu cả nước; không có trụ cột nào nằm trong
nhóm từ 40-63 tỉnh/thành phố.
3. Tăng dần vị trí của các chỉ số, đặc biệt quan
tâm nhóm các chỉ số được xác định là điểm yếu (một và nhất là nhiều năm liền),
các chỉ số nằm trong nhóm xếp hạng thấp (nhóm 50-63 tỉnh/thành phố).
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
Nhiệm vụ và giải pháp chi tiết tại Phụ lục đính
kèm.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên
quan tổ chức tuyên truyền, tập huấn nội dung, ý nghĩa, phương pháp tính toán,
nguồn dữ liệu của Bộ chỉ số; tổng hợp, cập nhật đầy đủ, chính xác dữ liệu trên
phần mềm tính toán của Bộ Khoa học và Công nghệ trước 30/7 hàng năm.
- Hàng năm, căn cứ vào kết quả đánh giá, xếp hạng
Chỉ số PII do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố; thực hiện phân tích, đánh giá kết
quả Chỉ số PII của tỉnh và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này;
làm đầu mối giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực
hiện.
2. Các sở, ban, ngành
- Căn cứ các nhiệm vụ, giải pháp chi tiết được giao
tại Kế hoạch này thường xuyên theo dõi các chỉ số thành phần thu thập từ dữ liệu
của Trung ương và địa phương, triển khai các giải pháp nâng cao các chỉ số
thành phần được phân công đảm bảo hiệu quả; duy trì, cải thiện, nâng cao chỉ số
đổi mới sáng tạo của tỉnh, đặc biệt là các chỉ số có điểm số thấp, được xác định
là điểm yếu.
- Thường xuyên rà soát, đánh giá kết quả thực hiện,
tính khả thi và hiệu quả của các chính sách hiện tại, kịp thời tham mưu UBND tỉnh
(qua Sở Khoa học và Công nghệ) các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương dựa trên khoa học, công
nghệ và đổi mới sáng tạo.
- Đối với các chỉ số thành phần được cung cấp tại địa
phương, các sở, ngành căn cứ phân công, hằng năm, cung cấp thông tin, số liệu
và tài liệu minh chứng, báo cáo theo yêu cầu của Sở Khoa học và Công nghệ, hoàn
thành trước ngày 15/7 để phục vụ tính toán chỉ số Đổi mới sáng tạo của tỉnh.
3. UBND các cấp
Trên cơ sở báo cáo kết quả, phân tích đánh giá chỉ
số PII hàng năm và các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Kế hoạch này, chủ động
nghiên cứu, rà soát, lồng ghép vào các nhiệm vụ, kế hoạch của ngành, đơn vị; phối
với các cơ quan, đơn vị triển khai, áp dụng phù hợp với tình hình thực tiễn tại
địa phương, đảm bảo việc định hướng mô hình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp,
dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Trên đây là Kế hoạch nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo
(PII) tỉnh Lâm Đồng năm 2025 và những năm tiếp theo. Yêu cầu Giám đốc/Thủ trưởng
các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các cấp nghiêm
túc triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra./.
Nơi nhận:
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các cấp;
- Lưu: VT, GD.
CHỦ TỊCH
Trần Hồng Thái
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
NÂNG
CAO CHỈ SỐ PII TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 5111/KH-UBND ngày 14/5/2025 của UBND tỉnh
Lâm Đồng)
STT
Các chỉ số chủ
trì theo dõi
Giải pháp
Nhiệm vụ cụ thể
Thời gian
I
Sở Khoa học và Công
nghệ
18 chỉ số:
- 1.1.1 Chính sách thúc đẩy KHCN&ĐMST phục vụ
phát triển KT-XH
- 2.2.1 Nhân lực NC&PT (toàn thời
gian)/10,000 dân
- 2.2.2 Chi cho khoa học và công nghệ/GRDP (%)
- 2.2.3 Chi cho NC&PT/GRDP (%)
- 2.2.4 Số tổ chức KH&CN/10,000 dân
- 3.1.1 Hạ tầng số
- 3.1.2 Quản trị điện tử
- 5.1.3 Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động NC&PT
(%)
- 5.2.1 Hợp tác NC giữa tổ chức KH&CN và DN
(%)
- 5.3.2 Tỷ lệ DN có hoạt động ĐMST (%)
- 5.3.3 Số DN có chứng chỉ ISO/ 1,000 DN (%)
- 6.1.1 Đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích/10,000
dân
- 6.2.1 Đơn đăng ký nhãn hiệu/1,000 DN
- 6.2.2 Đơn đăng kí nhãn hiệu tập thể/10,000 dân
- 6.2.3 Đơn đăng ký thiết kế kiểu dáng công nghiệp/10,000
dân
- 6.2.4 Chỉ dẫn địa lý đã được cấp giấy chứng nhận
bảo hộ/tổng số xã
- 6.3.2 số DN KH&CN và DN đủ điều kiện là DN
KH&CN/1,000 DN
- 6.3.3 Tỷ lệ DN khởi nghiệp sáng tạo trong tổng
số DN mới thành lập (%)
Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách của
các cấp về hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng
phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Có chính sách thu hút nguồn lực xã
hội đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhất là từ doanh nghiệp;
tiếp tục đầu tư để phát triển, hiện đại hóa hạ tầng và tiềm lực khoa học,
công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao vị trí, vai trò và đóng góp của
khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Triển khai các nhiệm vụ và giải pháp theo Kế hoạch
của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và
Nghị quyết của Chính phủ
- Tham mưu phân bổ kinh phí chi cho khoa học và
công nghệ ≥ 3% và tăng dần theo yêu cầu phát triển theo Kế hoạch số 151-KH/TU
của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 1780/KH-UBND của UBND tỉnh
- Đào tạo, thu hút nhân lực NC&PT năm 2025 đạt
300 người, 30 tổ chức KH&CN. Giai đoạn nhân lực NC&PT 2026-2030:
>600 người; 35 tổ chức KH&CN
2025 - 2030
Bảo hộ, thực thi phát triển và khai thác tài sản
trí tuệ phù hợp với các hiệp định thương mại mới; xây dựng các văn bản hướng
dẫn bảo đảm hiệu quả việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khắc phục
tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường các hoạt động nhằm khuyến
khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích,
kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý
- Đẩy mạnh triển khai Quyết định 892/QĐ-UBND ngày
24/5/2022 của UBND tỉnh và tổng kết Chương trình thúc đẩy phát triển tài sản
trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, xây dựng định hướng và nhiệm
vụ, giải pháp cho giai đoạn 2026-2030.
- Tăng cường đôn đốc, quản lý, triển khai các nhiệm
vụ KH&CN đăng ký bảo hộ NHCN, NHTT, Chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh; sản
phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh, sản phẩm OCOP.
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về văn hoá sở hữu trí tuệ, từng bước hình thành
văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.
2025 - 2030
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và khuyến khích
các doanh nghiệp tham gia các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và
công nghệ; tổ chức các hoạt động trao đổi, tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp
có đủ điều kiện thành lập tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN theo quy
định
- Triển khai Kế hoạch Kế hoạch số 8206/KH-UBND hỗ
trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Tổ chức đa dạng các hình thức thông tin, tuyên
truyền, lớp tập huấn về ISO cho các doanh nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí
cho doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng và chứng nhận tiêu chuẩn về hệ thống quản
lý an toàn thực phẩm và VietGAP.
- Xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO giai đoạn
2026-2030.
- Thực hiện Kế hoạch số 5267/KH-UBND ngày
15/6/2020 hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường, đổi mới hoạt động quản lý đo lường.
2025 - 2030
Thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển hệ
sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh. Định kỳ tổ chức cuộc thi về
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh
- Triển khai kế hoạch số 9025/KH-UBND ngày
10/12/2021 của UBND tỉnh phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
tỉnh Lâm Đồng; tổng kết và xây dựng định hướng, nhiệm vụ giải pháp cho giai
đoạn 2026 - 2030.
- Tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng năm 2025 và các năm tiếp theo, theo Kế
hoạch.
- Tiếp tục hỗ trợ phát triển các doanh
nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được UBND tỉnh công nhận hằng năm.
2025 - 2030
- Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin quản lý
hạ tầng viễn thông, thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước,
khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển hạ tầng số; tăng cường
dùng chung hạ tầng viễn thông, dùng chung hạ tầng viễn thông với hạ tầng của
các ngành khác
- Đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số trên địa bàn
của tỉnh
- Tăng cường hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp
cận các nội dung chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thanh
toán không dùng tiền mặt. Nâng cao chất lượng thường xuyên đổi mới, cập nhật
phong phú nội dung trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị. Bố
trí đăng tải các mục thông tin liên quan đến doanh nghiệp ở những vị trí dễ
tìm kiếm.
- Triển khai kế hoạch số 10004/KH-UBND
ngày 18/11/2024 của UBND tỉnh Lâm Đồng phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- Tiếp tục nâng cao chất lượng, các tiện
ích phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của
địa phương đảm bảo theo Quy định tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP ngấy 24/6/2022 của
Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của
cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Công khai minh bạch thông tin tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thông tin.
2025 - 2030
II
Sở Tư pháp
1 chỉ số:
- 1.1.2 Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự
- Tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng dự thảo
các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền; bảo đảm các văn bản quy phạm
pháp luật thuộc lĩnh vực ngành được giao dự thảo và trình ban hành đúng trình
tự, thủ tục; thường xuyên thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật
thuộc chức năng quản lý nhà nước lĩnh vực giao thông vận tải để kịp thời kiến
nghị sửa đổi, bổ sung đối với các văn bản còn thiếu, chưa rõ ràng, gây khó
khăn trong quá trình triển khai thực hiện
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đa dạng hóa
hình thức phổ biến kiến thức về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước
cho cộng đồng doanh nghiệp; nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người địa
diện pháp luật doanh nghiệp để chủ động bảo vệ quyền lợi của mình
- Tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề luật
sư, các tổ chức tư vấn pháp lý trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý
cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đồng thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho doanh
nghiệp; khuyến khích các đoàn thể, Hiệp hội, tổ chức tham gia và đa dạng hoá
các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- Lãnh đạo Sở tham gia đầy đủ các buổi Hội nghị
tiếp xúc các doanh nghiệp do UBND tỉnh chủ trì để tiếp nhận các kiến nghị của
doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn trong phạm vi, lĩnh vực
phụ trách; đồng thời, giới thiệu, cung cấp thông tin về các chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp quan tâm.
- Tập trung rà soát các TTHC, nhóm TTHC liên quan
đến chỉ số cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, các TTHC liên
quan đến chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong giải
quyết TTHC để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình
thực hiện.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào đổi mới
quá trình quản lý. Từng cơ quan, đơn vị thiết lập và duy trì dây nóng (số điện
thoại, địa chỉ email,...) để tiếp nhận phản ánh của tổ chức, cá nhân liên
quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực được phân công. Định
kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động của đường dây nóng để
có giải pháp điều chỉnh phù hợp.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với
xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trong lĩnh vực ngành
2025 - 2030
III
Sở Giáo dục và Đào tạo
4 chỉ số:
- 2.1.1 Điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT (5
môn)
- 2.1.2 Tỷ lệ HSTH tham gia các cuộc thi nghiên cứu
KH&KT (%)
- 2.1.3 Chi cho GD&ĐT bình quân 1 người đi học
(triệu đồng)
- 5.1.2 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua
đào tạo (%)
- Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy
và học trên địa bàn tỉnh, tiếp tục nâng cao điểm trung bình thi tốt nghiệp
- Tích cực hưởng ứng và phối hợp với các đơn vị
có liên quan để tham gia có hiệu quả Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật cấp tỉnh, Cuộc
thi Sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng các cấp; khuyến khích các đơn vị và cá
nhân tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp tỉnh.
Chỉ đạo các trường đưa hoạt động nghiên cứu khoa
học và cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) vào nhiệm vụ năm học, xem đây là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học và là hoạt động thường xuyên đối với
các cơ sở giáo dục; chú trọng triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học trong
trường, duy trì, bồi dưỡng, khuyến khích và phát triển các ý tưởng, các đề
tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có tính khả thi.
2025 - 2030
IV
Sở Xây dựng
1 chỉ số:
- 3.2.1 Cơ sở hạ tầng cơ bản
Lồng ghép các nguồn lực đầu tư; chú trọng đầu tư
các công trình trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vào đầu
tư. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích đầu tư do Chính phủ ban hành để thu
hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước có năng lực và kinh nghiệm đầu tư hạ tầng
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách
tỉnh gắn với tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để đầu tư cơ sở hạ tầng đồng
bộ theo quy hoạch của tỉnh; thực hiện tốt việc quy hoạch các khu chức năng và
giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư
2025 - 2030
V
Sở Nông nghiệp và Môi
trường
4 chỉ số:
- 3.2.3 Quản trị Môi trường
- 6.1.2 Đơn đăng kí giống cây trồng/10,000 dân
- 7.1.2 số sản phẩm OCOP 4 sao trở lên/tổng số xã
- 7.2.1 Tốc độ giảm nghèo
- Tăng cường phát triển sản phẩm OCOP theo quy
trình, tiêu chuẩn của Bộ tiêu chí OCOP bao gồm: các đặc sản, sản phẩm chủ lực
gắn với lợi thế của từng địa phương; các sản phẩm mới hình thành dựa trên ứng
dụng khoa học công nghệ, nền tảng lợi thế, có chất lượng nổi trội
- Mục tiêu đến hết năm 2030, toàn tỉnh có 525 sản
phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 125 sản phẩm 4 sao,
389 sản phẩm 3 sao và 11 sản phẩm quốc gia (sản phẩm 5 sao).
- Tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh
Lâm Đồng trong phát triển các cơ sở nhân giống, sản xuất kinh doanh giống cây
trồng phục vụ nhu cầu sản xuất trong tỉnh cũng như cung cấp cây giống cho các
vùng sản xuất trong khu vực và xuất khẩu.
Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã
được đánh giá và phân hạng; phấn đấu có 30% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 50%
chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa; 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi
giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định;
30% - 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng: siêu thị, cửa hàng tiện
lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...; phấn đấu mỗi huyện, thành phố có ít
nhất 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Hỗ trợ xúc tiến thương mại các
sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP; 100% sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
được đưa lên sàn thương mại điện tử postmart.vn; voso.vn và
www.nongsandalatlamdong.vn.
2025 - 2030
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về bảo vệ môi trường đến mọi đối tượng người dân và doanh nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh thông tin công bố công khai đường
dây nóng phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường
2025 - 2030
Triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình Mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển
kinh tế, tăng thu nhập cho người dân
Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế, xã
hội và giảm nghèo nhằm giảm nghèo bền vững. Hỗ trợ hộ nghèo về kiến thức và kỹ
năng xây dựng kế hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm gắn với giải pháp hỗ
trợ vốn, tăng thu nhập bền vững. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề để hỗ trợ
giải quyết việc làm cho người nghèo, ưu tiên thanh niên nghèo, người nghèo
thiếu đất sản xuất, dân tộc thiểu số; quan tâm đối tượng mới thoát nghèo và cận
nghèo.
2025 - 2030
VI
Sở Tài chính
11 chỉ số:
- 1.2.1 Chi phí gia nhập thị trường
- 1.2.4 Cạnh tranh bình đẳng
- 4.1.3 Vốn SXKD bình quân hàng năm của các DN (tỷ
đồng)
- 4.1.4 Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài
chính dài hạn của DN (tỷ đồng)
- 4.2.1 Số DN ngành dịch vụ chuyên môn KH&CN/1.000
DN
- 4.2.2 Mật độ DN/1,000 dân
- 4.2.3 Đóng góp trong GDP cả nước (%)
- 5.3.1 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài/GRDP (%)
- 6.3.1 Số DN mới thành lập/10,000 dân
- 7.1.4 Tốc độ tăng năng suất lao động
- 7.2.3 Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/
tháng)
- Chủ động tham mưu, tăng cường bố trí vốn, đảm bảo
theo quy định về tỷ lệ chi cho cho hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục
và đào tạo; nâng cao chỉ số tài chính vi mô/GRDP.
- Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, rà
soát danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, kiến nghị các
phương án; tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh; giải
pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh
2025 - 2030
Công khai, minh bạch thông tin về các chủ trương,
chính sách, hỗ trợ đối với doanh nghiệp; công bố rộng rãi, đầy đủ và kịp thời
thông tin về quy hoạch tỉnh; quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu, cụm công
nghiệp; quy hoạch, chương trình phát triển ngành, lĩnh vực bằng nhiều hình thức
để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, khai thác và nghiên cứu
Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thông qua các biện pháp phù hợp, thiết thực, hiệu quả như: chính sách hỗ trợ
đổi mới công nghệ thiết bị cho doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động
và sản xuất kinh doanh; phối hợp các tổ chức hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
tổ chức các hội nghị gặp gỡ nhằm nắm bắt các khó khăn, vướng mắc và kịp thời
tham mưu, giải quyết cho doanh nghiệp
VII
Sở Nội vụ
5 chỉ số:
- 1.2.2 Tính năng động của chính quyền địa phương
- 1.2.3 Cải cách hành chính
- 5.1.1 Tỷ lệ chi đào tạo lao động trong tổng chi
của DN (%)
- 7.2.2 Tỷ lệ lao động có việc làm trong nền kinh
tế trên tổng dân số (%)
- 7.2.4 Chỉ số phát triển con người
Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, tạo động lực cho
phát triển bền vững kinh tế - xã hội
Các sở, ngành chủ trì công tác cải cách hành
chính của tỉnh thực hiện phân tích đánh giá kết quả Chỉ số cải cách hành
chính năm 2024 để xác định hạn chế, tồn tại, nguyên nhân từ đó đề xuất các giải
pháp khắc phục trong thời gian tới.
- Thực hiện công tác kiểm tra cải cách hành chính
tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong công tác
cải cách hành chính theo Kế hoạch giai đoạn, kế hoạch hàng năm của tỉnh.
2025 - 2030
- Tăng cường giải pháp nâng cao tỷ lệ lao động có
việc làm trong nền kinh tế
- Thực hiện phân tích, thu thập, dự báo thị trường
lao động, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận thông tin về thị trường
lao động cũng như người sử dụng lao động dễ tiếp cận nguồn cung lao động.
- Nâng cao chất lượng tổ chức các phiên giao dịch
việc làm, hội chợ việc làm tại địa bàn có đông người lao động, nhất là vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển các hình thức giao dịch
việc làm theo hướng hiện đại trên nền tảng công nghệ số.
- Triển khai các giải pháp thực hiện hiệu quả
công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và tổ chức Phiên giao dịch việc làm nhằm
kết nối cung cầu lao động, cung cấp thông tin thị trường lao động cho người
lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở đào tạo, đặc biệt là thanh niên tại
các địa phương nắm bắt thông tin và tham gia phỏng vấn tìm kiếm việc làm,
chuyển đổi nghề nghiệp, tìm việc làm sau tốt nghiệp.
- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt
chính sách đào tạo nghề cho người lao động theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP
ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
Điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo mới
và đào tạo lại trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.
- Tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập tiếp cận các
chính sách về lao động, an toàn lao động và tiếp cận nguồn cung lao động, nhất
là thông qua Sàn giao dịch, Trung tâm Dịch vụ việc làm để tư vấn, kết nối
cung - cầu lao động.
- Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại
Kế hoạch số 1217/KH-UBND ngày 22/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện
Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường
lao động linh hoạt, hiện địa, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi
nhanh kinh tế - xã hội.
2025 - 2030
VIII
Sở Công Thương
4 chỉ số:
- 1.1.3 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
- 5.2.3 Tỷ lệ các dự án đầu tư đang hoạt động
trong các cụm công nghiệp/ 1,000 DN
- 7.1.1 Chỉ số sản xuất công nghiệp
- 7.1.3 Giá trị xuất khẩu/GRDP (%)
Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh
giá tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; kịp
thời đề xuất với cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm đẩy
nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút các nhà đầu tư vào sản
xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp
- Kịp thời triển khai các quy định, hướng dẫn về
quản lý phát triển cụm công nghiệp đến Chính quyền địa phương, chủ đầu tư xây
dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
- Chỉ đạo chủ đầu tư các cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh tích cực đôn đốc, phối hợp với nhà đầu tư đẩy nhanh công tác đầu tư
xây dựng, đưa dự án vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng tiến độ
2025 - 2030
IX
Chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
2 chỉ số:
- 4,1.1 Tín dụng cho khu vực tư nhân/1,000 lao động
(Tỷ đồng)
- 4.1.2 Tài chính vi mô/GRDP (%)
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh
thực hiện có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn và mở rộng cho vay;
tập trung vốn hỗ trợ cho vay các lĩnh vực ưu tiên, nhất là các dự án, phương
án phục vụ chương trình trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của tình,
tăng cường cho vay các chương trình tín dụng, chương trình tín dụng theo các
ngành kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân.
- Tăng cường chính sách tín dụng ưu đãi riêng cho
doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khoa học công nghệ
2025 - 2030
X
Ban Quản lý các Khu
Công nghiệp tỉnh
2 chỉ số:
- 3.2.2 Tỷ lệ đất công nghiệp đã được xây dựng kết
cấu hạ tầng (%)
- 5.2.2 Tỷ lệ dự án đầu tư đang hoạt động trong
các khu công nghiệp/ 1,000 DN
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thường
xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng
khu công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh
trong các khu công nghiệp, tăng tỷ lệ đất công nghiệp đã được xây dựng kết cấu
hạ tầng
Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn tạo điều kiện để các
doanh nghiệp/nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đẩy nhanh tiến
độ triển khai dự án đầu tư. Kịp thời nắm bắt những vướng mắc, khó khăn để đề
xuất giải quyết tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư triển khai dự án và hoạt
động nhằm tăng tỷ lệ dự án đầu tư đang hoạt động trong các khu công nghiệp
- Hoàn thành công trình Trạm xử lý nước thải tập
trung tại khu công nghiệp Phú Hội và đưa vào sử dụng trong năm 2025.
- Triển khai đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng nhà
máy xử lý nước thải khu công nghiệp Lộc Sơn.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm
quyền, các đơn vị chuyên môn có liên quan và địa phương để triển khai dự án đầu
tư xây dựng hạ tầng KCN Phú Bình.
2025 - 2030
XI
Cục Thống kê
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thu thập
và cung cấp đầy đủ các dữ liệu, số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, làm cơ sở để đánh giá, xây dựng và thực thi chính sách hiệu
quả.
[1] Việc
giảm mạnh vị trí xếp hạng của trụ cột đầu vào Thể chế và việc giảm hiệu quả của
việc biến các điều kiện thuận lợi của yếu tố đầu vào để thành các sàn phẩm tri
thức, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tác động vào phát triển kinh tế-xã
hội được xác định là nguyên nhân chính gây tụt vị trí xếp hạng PII tổng thể của
tỉnh Lâm Đồng trong năm 2024.
[2] Năm
2024 Chỉ số cải cách hành chính đạt 83,11 điểm, tiếp tục giảm 16 bậc, xếp thứ
62/63 tỉnh, thành phố.
Kế hoạch 5111/KH-UBND nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo tỉnh Lâm Đồng năm 2025 và những năm tiếp theo
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Kế hoạch 5111/KH-UBND nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo tỉnh Lâm Đồng ngày 14/05/2025 và những năm tiếp theo
55
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
Địa chỉ:
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Xuân Hòa, TP.HCM
Điện thoại:
(028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail:
i nf o@ThuVienPhapLuat.vn
Mã số thuế:
0315459414
TP. HCM, ngày 31/0 5/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bậ t Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này , với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng .
Là sản phẩm online, nên 25 0 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021 .
S ứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
s ử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật ,
v à kết nối cộng đồng Dân L uật Việt Nam,
nhằm :
G iúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…” ,
v à cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT .
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng