VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 305/TB-VPCP
|
Hà Nội, ngày 17
tháng 6 năm 2025
|
THÔNG BÁO
KẾT
LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN CHÍ DŨNG TẠI CUỘC HỌP VỀ ĐỀ ÁN TỔNG KẾT
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XII VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Ngày 16 tháng 6 năm 2025, tại trụ sở Chính phủ, Phó
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp về Đề án Tổng kết thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về doanh nghiệp nhà nước (Đề án tổng kết).
Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các cơ quan: Ban Chính sách và Chiến lược Trung
ương, Văn phòng Trung ương Đảng; lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Nội vụ, Khoa học
và Công nghệ, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Kiểm
toán nhà nước lãnh đạo Ủy ban nhân dân: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải
Phòng, tỉnh Bình Dương, đại diện các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và
Môi trường, Tư pháp, Công Thương, đại diện Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội,
lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần
nhà nước. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Tài chính (công văn số 8396/BTC-DNNN ngày
13 tháng 6 năm 2025) và ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Chí Dũng kết luận như sau:
1. Hoan nghềnh Bộ Tài chính đã nỗ
lực xây dựng Đề án Tổng kết và Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển
doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Bộ Tài chính hiện nay là cơ quan quản lý nhà nước
về DNNN, cần vươn lên, đổi mới tư duy, tầm nhìn, cách tiếp cận đối với DNNN. Bộ
Tài chính tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham gia tại cuộc họp và bằng văn bản,
hoàn thiện Đề án báo cáo tổng kết và Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị, trong
đó lưu ý các nội dung tại điểm 2, 3 và 4 dưới đây.
2. Về Tổng kết thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 khóa XII:
a) Rà soát, tổng hợp, hệ thống lại toàn diện, tổng
thể, đầy đủ các quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước
về DNNN, vị trí, vai trò của DNNN để xác định rõ những nội dung duy trì ổn định,
những nội dung có sự thay đổi về DNNN qua các thời kỳ. Cập nhật quy định mới của
Luật thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh tại doanh nghiệp (Luật 69): các quy định đã tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc vừa qua (phân công, phân cấp; đổi mới cơ chế tiền lương, trao quyền tự chủ
cho doanh nghiệp; đổi mới phương thức đánh giá doanh nghiệp với các quy định về
đánh giá theo tổng thể…). Xác định những nội dung cần tiếp tục tháo gỡ, làm rõ
như: định hướng cụ thể về phát triển DNNN; chiến lược phát triển DNNN; ngành,
lĩnh vực cần tập trung đầu tư, phát triển DNNN, thành lập mới DNNN (lĩnh vực
chiến lược, hạ tầng quan trọng của đất nước, công nghệ mới, sản phẩm chiến lược…).
b) Về thực trạng hoạt động của DNNN:
- Xác định phạm vi là doanh nghiệp nhà nước theo
đúng Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII và Luật Doanh nghiệp.
- Cập nhật số liệu về tình hình tài chính, kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN và các nội dung liên quan giai đoạn từ
2017 - nay. Bộ Tài chính xây dựng mẫu biểu báo cáo gửi các tập đoàn kinh tế, tổng
công ty đề nghị cung cấp số liệu phục vụ yêu cầu xây dựng báo cáo. Thực hiện
đánh giá đánh giá tổng thể, kiểm kê nguồn lực, kết quả đạt được về vốn, đất
đai, nguồn lực, thực trạng công nghệ, xu hướng phát triển…; so sánh với doanh nghiệp
FDI và doanh nghiệp tư nhân về đóng góp trong GDP, xuất khẩu, lợi nhuận, nộp
ngân sách nhà nước, số lượng lao động…; phân tích nguyên nhân, các bài học kinh
nghiệm thành công cũng như thất bại; đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa.
c) Về các giải pháp phát triển DNNN, tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung, làm rõ một số nội dung sau:
- Nêu rõ bối cảnh, yêu cầu phát triển trong tình
hình mới (cả trong nước và quốc tế).
- Đổi mới tư duy về vai trò, vị trí, sứ mệnh của
DNNN (khơi dậy tinh thần kinh doanh, sự tự tin, tự hào dân tộc và trách nhiệm với
quốc gia của các cán bộ lãnh đạo, người lao động trong doanh nghiệp để thúc đẩy
phát triển DNNN; tăng cường xây dựng văn hóa liêm chính trong DNNN…).
- Khẳng định quan điểm về DNNN và định hướng chiến
lược phát triển DNNN (Củng cố mạnh mẽ khu vực DNNN, đặc biệt là các tập đoàn
kinh tế, tổng công ty nhà nước cùng doanh nghiệp tư nhân xây dựng nền kinh tế tự
chủ, độc lập; vai trò then chốt, lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà
nước; tiên phong trong việc đầu tư phát triển trong một số ngành, lĩnh vực mới
có tính chiến lược, mô hình kinh doanh mới, có tính chất quan trọng của nền
kinh tế mà doanh nghiệp tư nhân không muốn làm hoặc không có khả năng làm…).
- Củng cố, phát huy mô hình đầu tư, kinh doanh vốn
nhà nước, mô hình của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, tiến tới
hình thành các Quỹ/Doanh nghiệp đầu tư chuyên nghiệp của Chính phủ.
- Cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp khác, có
năng lực cạnh tranh quốc tế và vươn tầm thế giới (thông qua hoạt động đầu tư ra
nước ngoài và xuất khẩu, M&A).
- Nghiên cứu DNNN tập trung làm các nhiệm vụ như:
Lĩnh vực gắn với an ninh quốc gia; Cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích mà khu vực
tư nhân không làm; Lĩnh vực công nghiệp chiến lược theo hướng bền vững, chuyển
đổi kép, chuyển đổi xanh và đổi mới sáng tạo…
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, dẫn đầu
phát triển chuỗi giá trị theo hướng: Phát huy vai trò đột phá trong công nghệ,
hạ tầng và năng lực cạnh tranh quốc gia trên cơ sở khoa học công nghệ tiên tiến
và hiện đại: thực hiện tốt Nghị quyết số 57-NQ/TW trong một số ngành (như: AI,
IoT, Blockchchain, tiền kỹ thuật số, 6G, robot và tự động hóa, công nghiệp vụ
trụ, hàng không, đường sắt…); hạ tầng và công nghiệp xanh; vật liệu mới; công
nghiệp y học, nghiên cứu sẵn sàng hình thành mới DNNN trong các lĩnh vực này nếu
cần thiết.
- Thực hiện quản trị DNNN minh bạch, phù hợp với
thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tích tụ các nguồn lực để thực hiện đầu tư vào
các lĩnh vực quan trọng, thiết yếu; xem xét, nghiên cứu xác định lại mục tiêu
doanh nghiệp như: số doanh nghiệp vào Top 500 Đông Nam Á, Top 500 thế giới giai
đoạn 2030-2045; doanh nghiệp trên 500 tỷ doanh thu có phòng nghiên cứu, doanh
thu trên 1000 tỷ có trung tâm nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo...
- Xây dựng hệ sinh thái và đổi mới sáng tạo trong
doanh nghiệp, lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng phát triển;
thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả,
bền vững trong DNNN (việc sử dụng Quỹ Khoa học công nghệ trong DNNN cho phù hợp
với đặc thù của DNNN; hình thành các quỹ đầu tư của DNNN, kể cả quỹ mạo hiểm,
quỹ đầu tư cho các sản phẩm, công nghệ chiến lược…).
- Nghiên cứu tham khảo các nội dung liên quan tại
Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân để xem xét, xây dựng các
quy định, chủ trương phù hợp đối với DNNN như: chính sách để bảo vệ cho cán bộ
DNNN đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm; chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm
tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết….
- Nghiên cứu giao nhiệm vụ cho các tập đoàn, tổng
công ty nòng cốt kèm theo các cơ chế, chính sách để thực hiện các dự án lớn,
chiến lược của đất nước như: điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi, đường sắt cao
tốc, trung tâm dữ liệu, robot….
3. Về dự thảo Nghị quyết, cần bảo
đảm ngắn gọn, súc tích, bám sát các chủ trương của Đảng, Nhà nước, các giải
pháp cần cụ thể để có thể thực hiện được ngay; có tính đột phá, thể hiện tầm
nhìn chiến lược; khơi thông các điểm nghẽn, tạo sự bứt phá cho DNNN; có sự chủ
động của doanh nghiệp trong việc đề xuất các được giao nhiệm vụ trong các lĩnh
vực then chốt.
4. Về tổ chức thực hiện:
a) Yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương phối hợp với
Văn phòng Trung ương Đảng để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định về tiến độ
đăng ký vào đầu tháng 7 năm 2025 để trình Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án và
Nghị quyết về DNNN.
b) Bộ Tài chính lựa chọn cán bộ giỏi chuyên môn, có
năng lực, kinh nghiệm để thành lập bộ phận soạn thảo, biên tập Đề án, bố trí
làm việc tập trung, chuyên trách trong thời gian xây dựng Đề án để bảo đảm tiến
độ và chất lượng.
c) Quá trình xây dựng Đề án, Bộ Tài chính cần lấy ý
kiến đầy đủ của Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương, Ủy ban Kinh tế Tài chính
của Quốc hội, các Bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp liên quan; tổ chức các
cuộc hội thảo, buổi làm việc để lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học,
các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước về Đề án.
d) Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ Đề
án tổng kết và Dự thảo Nghị quyết theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
trước 24 tháng 6 năm 2025.
5. Yêu cầu Các Bộ, cơ quan, tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp có liên quan tập trung có ý
kiến tham gia trách nhiệm đối với các nội dung xin ý kiến về Đề án tổng kết và
Dự thảo Nghị quyết, gửi Bộ Tài chính tổng hợp bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an theo chức
năng, nhiệm vụ chủ động cung cấp thông tin cho Bộ Tài chính về kinh nghiệm của
một số quốc gia trong quản lý DNNN phục vụ xây dựng Dự thảo Nghị quyết về DNNN
(ví dụ: Trung Quốc (các định hướng mới trong cải cách DNNN, mô hình “01 huyết mạch
- 02 trọng điểm”), Maylaysia (Petronas), Indonesia, Singapore (mô hình
Temasek)…).
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan, doanh
nghiệp biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTTg;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Ban Chính sách và Chiến lược Trung ương;
- Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội;
- Các Bộ: TC, XD, TP, CT, NV, KH&CN, CA, QP, NN&MT, Ngoại giao;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thanh tra Chính phủ;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các UBND: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, tỉnh
Bình Dương;
- Các tập đoàn, tổng công ty, NHTM nhà nước (danh sách kèm theo);
- Ban Chỉ đạo ĐM&PTDN;
- VPCP: BTCN, PCN Mai Thị Thu Vân;
các Vụ: KTTH, CN, NN, TH, PL, VP ĐUCP;
- Lưu: VT, ĐMDN (2b). Q
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Mai Thị Thu Vân
|
DANH
SÁCH DOANH NGHIỆP
(Gửi kèm Thông
báo)
STT
|
Tên cơ quan,
doanh nghiệp
|
Bộ Quốc phòng
|
1
|
Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Vietel
|
2
|
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
1
|
NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
|
2
|
NHTM CP Ngoại thương Việt Nam
|
3
|
NHTM CP Công thương Việt Nam
|
4
|
NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
|
5
|
Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức
tín dụng Việt Nam - VAMC
|
Bộ Tài chính
|
1
|
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt
Nam (PETROVIETNAM)
|
2
|
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
|
3
|
Tập đoàn CN Than Khoáng sản Việt Nam (TKV)
|
4
|
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)
|
5
|
Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT)
|
6
|
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
|
7
|
Tập đoàn CN Cao su VN (VRG)
|
8
|
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
(SCIC)
|
9
|
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA)
|
10
|
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC)
|
11
|
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR)
|
12
|
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt
Nam (VEC)
|
13
|
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)
|
14
|
Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1)
|
15
|
Tập đoàn Bảo Việt
|
16
|
Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam
|
17
|
Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam
|
18
|
Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe)
|
Bộ Công an
|
1
|
Tổng công ty Viễn thông MobiFone
|
UBND tỉnh Bình Dương
|
1
|
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp
|