ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 338/KH-UBND
|
Tiền Giang, ngày
23 tháng 9 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2024/NĐ-CP NGÀY
18/5/2024 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ
55/2011/NĐ-CP NGÀY 04/7/2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔ CHỨC PHÁP CHẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Thực hiện Quyết định số
1162/QĐ-BTP ngày 24/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển
khai thực hiện Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, Công văn số
3422-CV/TU ngày 30/8/2024 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị định số
56/2024/NĐ-CP và Nghị định số 59/2024/NĐ-CP của Chính phủ, Công văn số
1176-CV/BCSĐ ngày 12/9/2024 của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
triển khai thực hiện Công văn số 3422-CV/TU ngày 30/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang với nội dung:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đảm bảo triển khai thực hiện
kịp thời, thống nhất các quy định tại Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày
04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của tổ chức pháp chế (Nghị định số 56/2024/NĐ-CP).
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác pháp chế; tạo sự chuyển biến
trong tổ chức và hoạt động của người làm công tác pháp chế tại địa phương; nâng
cao vị trí, vai trò của pháp chế, đáp ứng yêu cầu tăng cường hiệu quả quản lý
nhà nước bằng pháp luật.
- Xác định cụ thể các nội dung
công việc, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc tổ
chức triển khai thi hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP.
2. Yêu cầu
- Bám sát nội dung của Nghị định
số 56/2024/NĐ-CP; xác định đầy đủ nội dung công việc, lộ trình cụ thể, gắn
trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị; bảo
đảm tính khả thi, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, tiết kiệm và hiệu quả trong
triển khai thi hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP.
- Bảo đảm sự phối hợp có hiệu
quả giữa các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thi hành Nghị định số
56/2024/NĐ-CP và giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh trong quá trình thực
hiện, hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch.
II. NỘI DUNG
1. Tổ chức
triển khai thi hành, tổ chức quán triệt, triển khai, tuyên truyền, phổ biến Nghị
định số 56/2024/NĐ-CP và các văn bản có liên quan
- Cơ quan thực hiện: Các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp
nhà nước do UBND tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh căn cứ Công văn số 3422-CV/TU
ngày 30/8/2024 của Tỉnh ủy, Công văn số 1176-CV/BCSĐ ngày 12/9/2024 của Ban Cán
sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Kế hoạch của UBND tỉnh, Công văn số 3420/UBND-NC
ngày 07/06/2024 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số
56/2024/NĐ-CP của Chính phủ tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số
56/2024/NĐ- CP đến toàn thể công chức, viên chức, nhân viên tại cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp.
- Cơ quan phối hợp: Các
cơ quan, đơn vị liên quan.
- Sản phẩm, kết quả: Kế
hoạch, các hội nghị, văn bản, tài liệu.
- Thời gian thực hiện: Quý
III, IV năm 2024.
2. Rà soát,
kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế
a) Các sở, ngành tỉnh tổ chức
rà soát tình hình thực hiện công tác pháp chế và xây dựng phương án kiện toàn đội
ngũ pháp chế (theo Mẫu ban hành kèm theo Kế hoạch này) như sau:
- Phương án 1: Xây dựng
phương án thành lập tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có phạm
vi quản lý rộng, yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp và có đủ điều kiện thành
lập Phòng pháp chế theo quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày
04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22/11/2018
của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính.
- Phương án 2: Trường hợp
không đủ điều kiện và tiêu chí thành lập tổ chức pháp chế thì bố trí trong Văn
phòng (nếu cơ quan chuyên môn có Văn phòng) hoặc phòng chuyên môn, nghiệp vụ (nếu
cơ quan chuyên môn không có Văn phòng) ít nhất 01 công chức chuyên trách pháp
chế.
Lưu ý: Lựa chọn người
làm công tác pháp chế có trình độ cử nhân luật trở lên. Trường hợp đơn vị không
có công chức có trình độ cử nhân luật thì lựa chọn công chức đang học chương
trình đào tạo cử nhân luật hoặc tạo điều kiện cho công chức pháp chế được học
văn bằng 2 ngành luật để đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế.
- Cơ quan thực hiện: Các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội
vụ, Sở Tư pháp.
- Sản phẩm, kết quả: Phương án
sắp xếp/thành lập tổ chức pháp chế/bố trí người làm pháp chế tại cơ quan, đơn vị.
- Thời gian thực hiện: Gửi về Sở
Tư pháp chậm nhất Quý I/2025.
b) Các đơn vị sự nghiệp công lập
trên địa bàn tỉnh
Căn cứ vào yêu cầu công tác
pháp chế, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc thành lập tổ chức,
bộ phận pháp chế chuyên trách hoặc bố trí viên chức thực hiện công tác pháp chế
ở đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 56/2024/NĐ-CP.
Việc thành lập tổ chức hoặc bộ
phận pháp chế chuyên trách thực hiện theo quy định tại Nghị định số
120/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
- Sản phẩm, kết quả: Quyết định
thành lập tổ chức, bộ phận pháp chế chuyên trách hoặc bố trí viên chức thực hiện
công tác pháp chế.
- Thời gian thực hiện: chậm nhất
Quý I/2025.
c) Xây dựng Đề án thành lập, kiện
toàn tổ chức pháp chế; bố trí người làm pháp chế tại cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh
Trên cơ sở rà soát, tổng hợp
các phương án về thành lập, kiện toàn, bố trí công chức pháp chế của các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
liên quan, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Đề án thành lập, kiện toàn tổ chức
pháp chế; bố trí người làm pháp chế tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư
pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Sản phẩm, kết quả: Đề
án .
- Thời gian thực hiện: Chậm
nhất Quý II/2025
3. Tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho người làm công tác pháp chế
a) Tạo điều kiện thuận lợi để
công chức, viên chức, người làm công tác pháp chế tham gia các lớp đào tạo nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; cử công chức, viên chức, người làm công tác pháp
chế tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền tổ chức để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định
số 56/2024/NĐ-CP.
- Cơ quan thực hiện: Các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà
nước do UBND tỉnh quản lý.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội
vụ, Sở Tư pháp.
- Sản phẩm, kết quả: Văn
bản cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Thời gian thực hiện: Theo
kế hoạch của Bộ Tư pháp, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
b) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ
cho công chức, viên chức, người làm công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư
pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp
nhà nước do UBND tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Sản phẩm, kết quả: Hội
nghị tập huấn.
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
4. Hướng dẫn
việc sắp xếp tổ chức pháp chế, đội ngũ công chức, viên chức, người làm công tác
pháp chế trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và đơn vị sự nghiệp công
lập
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư
pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội
vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Sản phẩm, kết quả: Văn
bản hướng dẫn.
- Thời gian thực hiện: Sau
khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
5. Hướng dẫn,
thực hiện chuyển ngạch cho công chức thực hiện công tác pháp chế sang ngạch
pháp chế viên tương ứng theo quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và
quản lý công chức
a) Hướng dẫn chuyển ngạch cho
công chức thực hiện công tác pháp chế sang ngạch pháp chế viên tương ứng theo
quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội
vụ.
- Cơ quan phối hợp: Sở
Tư pháp; các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Sản phẩm, kết quả: Văn
bản hướng dẫn.
- Thời gian thực hiện: Sau
khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên
môn, nghiệp vụ, nâng ngạch, chuyển ngạch và xếp lương đối với các ngạch pháp chế.
b) Thực hiện chuyển ngạch cho
công chức thực hiện công tác pháp chế sang ngạch pháp chế viên tương ứng theo
quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Rà soát công chức thực hiện
công tác pháp chế đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên và tương đương; công
chức thực hiện công tác pháp chế đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính,
chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
+ Cơ quan thực hiện: Các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội
vụ.
+ Sản phẩm, kết quả: Công
văn đề nghị chuyển ngạch cho công chức pháp chế gửi về Sở Nội vụ.
+ Thời gian thực hiện: Trước
ngày 02/5/2025.
- Trên cơ sở kết quả rà soát
công chức thực hiện công tác pháp chế đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên,
chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương của các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh gửi đến, Sở Nội vụ trình cấp có thẩm quyền chuyển ngạch
pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp theo quy định.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội
vụ.
- Cơ quan phối hợp: Các
cơ quan, đơn vị liên quan.
- Sản phẩm, kết quả: Các
quyết định chuyển ngạch.
- Thời gian thực hiện: Trước
ngày 02/7/2025.
6. Theo
dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện
Nghị định số 56/2024/NĐ-CP
a) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn
về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ công tác pháp chế.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư
pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp
nhà nước do UBND tỉnh quản lý.
- Sản phẩm, kết quả: Văn
bản đôn đốc, hướng dẫn.
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
b) Kiểm tra công tác pháp chế tại
các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư
pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp
nhà nước do UBND tỉnh quản lý.
- Sản phẩm, kết quả: Văn
bản kiểm tra, văn bản báo cáo kết quả kiểm tra.
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
c) Sơ kết, tổng kết thực hiện
Nghị định số 56/2024/NĐ-CP
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư
pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp
nhà nước do UBND tỉnh quản lý.
- Sản phẩm, kết quả: Hội
nghị, báo cáo sơ kết, tổng kết.
- Thời gian thực hiện: Theo
kế hoạch của Bộ Tư pháp.
III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được
bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và
các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
Người đứng đầu chuyên môn thuộc
UBND tỉnh trực tiếp chịu trách nhiệm đối với công tác pháp chế của đơn vị theo chức
năng, nhiệm vụ được giao; tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại Kế hoạch
này; đảm bảo chi chế độ hỗ trợ người làm công tác pháp chế theo quy định tại
khoản 2 Điều 4 Nghị định số 56/2024/NĐ-CP; báo cáo định kỳ hàng năm, sơ kết, tổng
kết hoặc đột xuất kết quả thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ
sung tại Nghị định số 56/2024/NĐ-CP) về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp).
2. Sở Tư
pháp
Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện
Kế hoạch này; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư
pháp theo quy định.
3. Sở Nội
vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư
pháp theo dõi, đôn đốc việc bố trí công chức, viên chức, người làm công tác pháp
chế tại các cơ quan, đơn vị; hướng dẫn rà soát, xét chuyển ngạch cho công chức
thực hiện công tác pháp chế sang ngạch pháp chế viên theo quy định.
4. Sở Tài
chính
Trên cơ sở dự toán kinh phí của
các cơ quan, đơn vị có liên quan lập, tham mưu cơ quan có thẩm quyền bố trí
kinh phí cho các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện theo quy định.
5. Các
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý
Tổ chức triển khai thực hiện tốt
các nội dung tại Kế hoạch này; phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ kiện toàn và
nâng cao năng lực đội ngũ pháp chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; vận dụng
khoản 2 Điều 4 Nghị định số 56/2024/NĐ-CP để quyết định hỗ trợ người làm công
tác pháp chế tại đơn vị, bảo đảm điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện công
tác pháp chế theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu
phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Tư
pháp) để được xem xét, giải quyết./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Diệu
|