Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT . Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
612/QĐ-UBND
Loại văn bản:
Quyết định
Nơi ban hành:
Tỉnh Lâm Đồng
Người ký:
Võ Ngọc Hiệp
Ngày ban hành:
25/03/2025
Ngày hiệu lực:
Đã biết
Ngày công báo:
Đang cập nhật
Số công báo:
Đang cập nhật
Tình trạng:
Đã biết
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 612/QĐ-UBND
Lâm Đồng, ngày 25
tháng 3 năm 2025
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN
2026 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11
năm 2020;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng
01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường;
Căn cứ Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 27 tháng
12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29 tháng
12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10
tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29
tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định
về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ;
Căn cứ Văn bản số 1068/BTNMT-KSONMT ngày 24
tháng 02 năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kỹ thuật về
lập kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt theo quy định của Luật Bảo
vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi
trường tại Tờ trình số 26/TTr-SNNMT ngày 10 tháng 3 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế
hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2026 - 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các
Sở; Thủ trưởng các Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, CN.
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Ngọc Hiệp
KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2026 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2025 của
UBND tỉnh Lâm Đồng)
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2026 - 2030 được ban hành nhằm mục đích dự
báo xu hướng, diễn biến chất lượng nước mặt nội tỉnh từ đó đề xuất được mục
tiêu, lộ trình giảm xả thải vào nguồn nước nhằm kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm
nguồn nước mặt. Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ
chức trong việc bảo vệ, quản lý, khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn
nước mặt.
I. HIỆN TRẠNG, DIỄN BIẾN, XU THẾ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
MẶT, CÁC MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC
1. Đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi
trường nước mặt đối với sông, hồ
Tỉnh thực hiện đánh giá chất lượng nước mặt đối với
các đoạn sông, hồ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thông qua chương trình quan trắc
giám sát chất lượng môi trường định kỳ hàng năm trên địa bàn tỉnh. Chất lượng
nước mặt sông được đánh giá tại 16 vị trí quan trắc nước mặt trên 09 sông và 08
vị trí quan trắc nước mặt trên 08 hồ.
Nhìn chung, chất lượng nguồn nước sông, hồ giai
đoạn 2019 - 2023 có xu hướng gia tăng mức độ ô nhiễm, thể hiện qua các thông số
BOD5 , COD, tổng Nitơ, tổng Phốt pho. Chất lượng nước các hồ trên địa
bàn tỉnh nhìn chung còn khá tốt. Vào mùa khô, sông Đạ R’Sal, Sông Da Que Yon,
Sông Da Loi, Sông Đạ Tẻh, Sông Đạ Guoay, Sông Da Ri Am có chất lượng nước tốt.
Sông Đạ Dâng, Sông Cam Ly, Sông La Ngà có chất lượng nước từ kém đến trung bình
nên cần được cải thiện để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp. Vào mùa mưa, mức độ ô nhiễm nước mặt trên địa bàn tỉnh thấp hơn.
2.
Tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành
lang bảo vệ nguồn nước mặt, khu vực sinh thủy
Nước mặt trên địa bàn tỉnh được khai thác
sử dụng cho: 444 công trình khai thác thủy lợi, tổng dung tích 254.197x106
m³; 37 công trình thủy điện đã vận hành với tổng dung tích khoảng 3.023,27x106 m³;
14 công trình cấp nước sinh hoạt đô thị với tổng lưu lượng thiết kế
105.900 m³/ngày đêm, lưu lượng khai thác 102.720 m³/ngày đêm; 64
công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn với tổng lưu lượng thiết kế 3.404 m³/ngày
đêm, lưu lượng khai thác 1.111 m³/ngày đêm.
Tỉnh thực hiện xác định, phê duyệt, công
bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình dựa trên đề
xuất của tổ chức, cá nhân đầu tư, quản lý, vận hành công trình khai thác nước
tại hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác tài nguyên nước nơi có công trình theo quy
định tại Điều 10 và Điều 12 Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT. Đến nay, có 10 công
trình cấp nước sinh hoạt được phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước
sinh hoạt.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã phê
duyệt, công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước tại Quyết
định số 2766/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 và Kế hoạch cắm mốc hành
lang bảo vệ nguồn nước số 7050/KH-UBND ngày 21/8/2020. Đến nay, đã hoàn thành
việc cắm mốc 06 đoạn sông (21,6 km) và hồ Chiến Thắng trên địa bàn thành phố Đà
Lạt; đang tiến hành xây dựng phương án cắm mốc đối với 112 đoạn sông (398,94
km), 13 hồ chứa thủy điện, 25 hồ chứa thủy lợi, 01 hồ tự nhiên trên địa bàn 11
huyện/thành phố còn lại thuộc đối tượng cắm mốc hành lang bảo vệ.
Khu vực sinh thủy: theo công bố hiện trạng
rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2023 tổng diện tích có rừng 537.969,81 ha;
trong đó, diện tích rừng tự nhiên 454.674,16 ha, diện tích rừng trồng đã thành
rừng 77.157,76 ha, diện tích rừng trồng chưa thành rừng 6.137,89 ha. Theo Quy
hoạch Lâm nghiệp tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm
2030 là 537,74 ha. Trong thời gian qua, tỉnh đã tổ chức thực hiện quyết liệt,
có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và cấp có thẩm quyền
liên quan đến công tác quản lý lâm nghiệp. Đồng thời, tỉnh thường xuyên rà soát
củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy và hoạt động của lực lượng kiểm lâm, nâng
cao trách nhiệm, năng lực, trình độ chuyên môn. Đặc biệt, tỉnh đã triển khai
đồng bộ các giải pháp bảo vệ diện tích rừng hiện có, quản lý, kiểm soát chặt
chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ
rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, ngăn chặn và xử lý kịp thời có hiệu quả các
hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; tập trung rà soát, xử lý các vụ phá
rừng.
3. Dự báo xu hướng diễn biến chất lượng nước
mặt, đề xuất các mục tiêu, chỉ tiêu chất lượng nước mặt cần đạt được cho giai
đoạn 05 năm đối với từng đoạn sông, hồ
Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,
dự báo xu hướng diễn biến chất lượng nước mặt giai đoạn 2026-2030:
- Sông Đạ R’sal, Sông La Ngà hàm lượng BOD5 nằm
trong mức cho phép ở mùa mưa, còn trong mùa khô BOD5 , COD, NO3 -
và tổng Photpho vượt cao so với QCVN.
- Sông Đạ Dâng, Sông Cam Ly, Sông Da Que Yon hàm
lượng BOD5 , COD, NO3 - và tổng Photpho vượt cao
so với QCVN đối với cả mùa mưa và mùa khô.
- Sông Đa Riam hàm lượng BOD5 , COD, NO3 -
và tổng Photpho thấp so với QCVN đối với mùa mưa. Trong mùa khô, NO3
và tổng Photpho vượt so với QCVN.
- Sông Đạ Guoay hàm lượng BOD5 , COD, NO3 -
thấp so với QCVN nhưng hàm lượng tổng Photpho lại vượt so với QCVN đối với mùa mưa.
Trong mùa khô, hàm lượng BOD5 , COD, NO3 - và
tổng Photpho vượt rất cao so với QCVN.
- Sông Đạ Tẻh, Sông Da Loi hàm lượng BOD5 ,
COD, NO3 - thấp so với QCVN nhưng hàm lượng tổng Photpho
lại vượt so với QCVN đối với mùa mưa, Trong mùa khô, hàm lượng BOD5 ,
COD, NO3 - và tổng Photpho vượt rất cao so với QCVN.
Mục tiêu chất lượng nước mặt cần đạt được cho giai
đoạn 2026-2030 được trình bày tại Phụ lục I đính kèm.
II. THỰC TRẠNG PHÂN BỐ CÁC NGUỒN THẢI VÀ TẢI
LƯỢNG Ô NHIỄM
1. Tổng hợp thực trạng phân bố và tải lượng các
nguồn ô nhiễm điểm
Các nguồn ô nhiễm điểm phát sinh chất ô nhiễm môi
trường nước mặt đối với các nguồn thải không chứa hóa chất độc hại, chất phóng
xạ có quy mô >5 m3 /ngày đêm và tất cả các nguồn chứa hóa chất độc
hại, chất phóng xạ (áp dụng theo Văn bản số 4464/BTNMT-TNN) các lưu vực sông,
hồ nội tỉnh chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Theo số liệu của hồ sơ môi
trường, trên địa bàn tỉnh có 222 nguồn điểm phát sinh nước thải bao gồm: Thành
phố Đà Lạt (64 cơ sở), thành phố Bảo Lộc (27 cơ sở), huyện Bảo Lâm (16 cơ sở),
huyện Lâm Hà (19 cơ sở), huyện Đức Trọng (35 cơ sở), huyện Di Linh (8 cơ sở),
huyện Đam Rông (4 cơ sở), huyện Lạc Dương (7 cơ sở), huyện Đơn Dương (20 cơ
sở), huyện Cát Tiên (5 cơ sở), huyện Đạ Tẻh (13 cơ sở), huyện Đạ Huoai (4 cơ
sở).
Tổng lưu lượng nước thải từ các nguồn thải điểm là
1,061 m3 /s. Tải lượng các chất ô nhiễm chính từ các nguồn thải điểm
trên địa bàn tỉnh là 12.286,199 tấn/năm, trong đó BOD5 là 2.750,642
tấn/năm, COD là 6.876,604 tấn/năm, Amoni là 458,44 tấn/năm, tổng Nitơ là
1.833,761 tấn/năm và tổng Photpho là 366,752 tấn/năm.
2. Tổng hợp thực trạng phân bố và tải lượng các
nguồn ô nhiễm diện
Các nguồn ô nhiễm diện trên địa bàn tỉnh gồm:
- Vùng tập trung hoạt động dân cư, sinh hoạt.
- Vùng hoạt động nông nghiệp trồng trọt.
- Vùng hoạt động chăn nuôi.
- Vùng hoạt động công nghiệp.
- Vùng nuôi trồng thủy sản và hoạt động của các
làng bè.
- Vùng hoạt động dịch vụ (y tế, du lịch, dịch vụ).
Tổng lưu lượng nước thải phát sinh từ nguồn diện
khoảng 2.925.593,81 m3 /ngày. Tải lượng các chất ô nhiễm trên địa bàn
tỉnh vào khoảng 297.157,06 tấn/năm, trong đó BOD5 là 55.488,77
tấn/năm, COD là 149.283,89 tấn/năm, Amoni là 21.147,81 tấn/năm, tổng Nitơ là
56.423,40 tấn/năm và tổng Photpho là 14.813,19 tấn/năm.
3. Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm
từ các nguồn thải giai đoạn 2026-2030
Theo kết quả tính toán, dự báo tình hình phát sinh
tải lượng ô nhiễm từ các nhóm nguồn thải trên địa bàn tỉnh năm 2026 vào khoảng
329.567,21 tấn/năm, trong đó BOD5 là 58.747,73 tấn/năm, COD là
158.051,63 tấn/năm, Amoni là 37.347,39 tấn/năm, tổng Nitơ là 59.737,26tấn/năm và
tổng Photpho là 15.683,20 tấn/năm; từ nguồn phân tán vào khoảng 11.336,14
tấn/năm, trong đó BOD5 là 2.537,94 tấn/năm, COD là 6.344,86 tấn/năm,
Amoni là 422,99 tấn/năm, tổng Nitơ là 1.691,96 tấn/năm và tổng Photpho là
338,39 tấn/năm.
Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các
nhóm nguồn thải trên địa bàn tỉnh năm 2030 vào khoảng 366.733,65 tấn/năm; trong
đó, BOD5 là 65.545,83 tấn/năm, COD là 176.340,84 tấn/năm, Amoni là
40.699,11 tấn/năm, tổng Nitơ là 66.649,86 tấn/năm và tổng Photpho là 17.498,01 tấn/năm;
từ nguồn phân tán vào khoảng 12.866,52 tấn/năm, trong đó BOD5 là
2.880,56 tấn/năm, COD là 7.201,41 tấn/năm, Amoni là 480,09 tấn/năm, tổng Nitơ
là 1.920,38 tấn/năm và tổng Photpho là 384,08 tấn/năm.
III. HIỆN TRẠNG KHẢ NĂNG CHỊU TẢI, HẠN NGẠCH XẢ
THẢI, PHÂN VÙNG XẢ THẢI
Sức chịu tải và khả năng chịu tải giảm dần từ hiện
trạng đến giai đoạn 2026-2030. Hầu hết đối với mục tiêu chất lượng nước ứng với
loại B, các sông Đạ R’sal, sông Da Que Yon, sông Đạ Dâng, sông Da Loi, sông Đạ
Guoay, sông Đạ Tẻh, sông Đa Ri Am vẫn còn khả năng chịu tải. Sông Cam Ly khả
năng chịu tải đối với mức B không còn, cần cắt giảm tải lượng ô nhiễm để đạt
mục tiêu chất lượng nước loại B. Đối với mục tiêu chất lượng nước ứng với loại
A, sông La Ngà vẫn còn khả năng chịu tải các đoạn sông thượng nguồn, tuy nhiên
các đoạn sông ở trung lưu và hạ nguồn cần cắt giảm tải lượng ô nhiễm một số
chất như BOD5 và COD.
Đối với các hồ, sức chịu tải và khả năng chịu tải
giảm dần từ hiện trạng đến giai đoạn 2026-2030. Hầu hết đối với mục tiêu chất lượng
nước ứng với loại A, hồ Tuyền Lâm, hồ ĐanKia, hồ Đạ Tẻh, hồ Đơn Dương, hồ Đại
Ninh, hồ Đông Nai 2 vẫn còn khả năng chịu tải. Hồ Chiến Thắng, hồ Nam Phương 2
cần cắt giảm tải lượng ô nhiễm một số chất như BOD5 và COD để chất
lượng nước hồ đạt mục tiêu loại A.
IV. MỤC TIÊU VÀ LỘ TRÌNH GIẢM XẢ THẢI
Mục tiêu đến năm 2030:
- Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đạt
quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường đối với đô thị loại I, loại II từ
60% trở lên; đô thị loại III từ 20% trở lên; đô thị loại IV, loại V từ 15%
trở lên.
- 100% các dự án đầu tư mới, doanh nghiệp, bệnh
viện, doanh trại, khu chung cư và khu dân cư mới hoạt động phải đạt cột A quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng hiện hành.
- Các doanh nghiệp, doanh trại, cơ
sở, khu chung cư và khu dân cư đang hoạt động phải đầu tư, cải tiến công trình
xử lý để đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành và phù
hợp với quy định phân vùng tiếp nhận nước thải theo lộ trình cắt giảm xả thải.
- Tổng tải lượng ô nhiễm cần cắt giảm là 11.567,460
tấn/năm; tải lượng ô nhiễm cần cắt giảm đối với từng thông số ô nhiễm mà môi
trường nước mặt không còn khả năng chịu tải bao gồm BOD5 là
4.410,252 tấn/năm, COD là 6.130,294 tấn/năm, Amoni là 365,180 tấn/năm, tổng Nitơ
là 608,166 tấn/năm và tổng Photpho là 53,569 tấn/năm.
Chi tiết tổng tải lượng ô nhiễm cần cắt giảm và lộ
trình cắt giảm xả thải vào các đoạn sông không còn khả năng tiếp nhận kết hợp
đảm bảo đạt được các mục tiêu chất lượng nước và hài hòa phát triển kinh tế -
xã hội giai đoạn 2026-2030 theo Phụ lục II và Phụ lục III đính kèm.
1.
Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý, bảo vệ an toàn các nguồn nước
- Tổ chức tuyên truyền chính sách và các văn bản,
quy định liên quan đến khai thác sử dụng hiệu quả, bảo vệ và chống thoái hóa
nguồn tài nguyên nước đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận
thức đến: người dân, các tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không vứt rác và
xả nước thải trực tiếp ra sông, suối, ao, hồ; các hộ dân sản xuất nông nghiệp
khu vực thượng nguồn và dọc theo suối và các nhánh suối khác đổ vào các hồ chứa
nước, không vứt chất thải xuống suối, ao, hồ; duy trì công tác ra quân của các
ngành, đơn vị về dọn dẹp vệ sinh hạn chế rác thải lòng hồ, hạn chế chăn nuôi
thả rông trong lưu vực hồ.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ
biến chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, phổ biến các giải pháp, thành
tựu bảo vệ môi trường rộng rãi, nhanh chóng đến mọi đối tượng, tầng lớp nhân
dân, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
- Triển khai đến các cơ quan báo, đài đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường; nêu gương
người tốt, việc tốt; thông tin rộng rãi đến người dân các xu hướng, phong trào,
chương trình bảo vệ môi trường trong nước và trên thế giới nhằm khuyến khích,
vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.
- Nâng cao chất lượng các chương trình tuyên truyền
và giáo dục môi trường về hình thức và nội dung, chú trọng đến các đối tượng
tuyên truyền cụ thể, nhất là giới trẻ; lồng ghép đưa nội dung giáo dục môi
trường vào môn học chính ở các cấp giáo dục; chú trọng tuyên truyền về các vấn
đề môi trường bức xúc đang diễn ra như: thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật,
bảo vệ chất lượng nước đầu nguồn, phân loại rác thải tại nguồn, giảm rác thải
nhựa…
2.
Triển khai hiệu quả các giải pháp công trình để bảo vệ, cải thiện chất lượng
các nguồn nước mặt
- Tập trung hoàn thiện hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, chợ truyền thống, bệnh viện,
các trung tâm y tế; cải tạo nâng cấp các bãi rác và hệ thống xử lý nước rỉ rác.
- Ưu tiên đầu tư hoàn thiện các công trình: hồ chứa
nước thượng nguồn Đan Kia 2 tại huyện Lạc Dương, hồ Ta Hoét tại huyện Đức
Trọng, hồ Ka Zam tại huyện Đơn Dương, hồ Đông Thanh tại huyện Lâm Hà; hệ thống
thu gom xử lý nước thải thành phố Đà Lạt giai đoạn 3, thành phố Bảo Lộc, trung
tâm huyện Đức Trọng, Khu Du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm, các thị trấn Lạc Dương,
Di Linh, Đinh Văn, Lộc Thắng, Mađaguôi, Đạ Tẻh, Thạnh Mỹ; đầu tư, nâng cấp, cải
tạo hệ thống kênh, mương thoát nước, hồ điều hoà tại các đô thị.
- Tăng cường đầu tư xây dựng công trình bảo vệ,
kiểm soát nguồn nước, cấp, trữ nước, chuyển nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, miền núi, vùng khan hiếm nước bằng nhiều hình thức công trình với chi phí
thấp nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả như: đào ao hồ nhỏ, công trình dâng nước bằng
rọ đá trên suối nhỏ,...
- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây mới hệ thống công
trình thủy lợi, thủy điện bảo đảm chủ động trữ nước, điều hòa, phân phối nguồn
nước trong nội tỉnh; xây dựng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động các
công trình cấp, thoát nước sinh hoạt nông thôn, đô thị, ưu tiên đầu tư cho khu
vực chịu ảnh hưởng của thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện
giải pháp tích trữ nước quy mô nhỏ, hộ gia đình phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
- Xác định phạm vi và cắm mốc vùng bảo hộ vệ sinh
khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Tổ chức cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo
danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh đã được
UBND tỉnh phê duyệt tại: Quyết định số 2766/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 về phê
duyệt danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh, Kế
hoạch số 7050/KH-UBND ngày 21/8/2020 về cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước
trên địa bàn tỉnh;
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống quan trắc môi
trường nước mặt; đầu tư, xây dựng bổ sung trạm quan trắc tự động liên tục tại
Cầu Phước Cát, Thị trấn Phước Cát 1, huyện Cát Tiên (nay là huyện Đạ Huoai).
3.
Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, xác nhận đăng ký môi
trường đối với các dự án đầu tư mới; tăng cường công tác hậu kiểm sau khi cấp
phép môi trường.
- Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc kết nối và
truyền dữ liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với các nguồn xả thải
có lưu lượng lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao để có biện pháp xử lý
kịp thời khi phát hiện nước thải chưa xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi
trường.
- Tăng cường kiểm tra đột xuất đối với các nguồn xả
thải có nguy cơ gây ô nhiễm cao tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở
sản xuất phân tán, cơ sở y tế, trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc gia
cầm, cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp, khu xử lý chất thải rắn,…
- Tăng cường kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nguồn
thải, chất thải xả vào nguồn nước, đặc biệt là nước thải công nghiệp; kiên
quyết xử lý đối với hành vi xả thải không đạt quy chuẩn ra môi trường.
- Rà soát cập nhật đánh giá khả năng chịu tải, phân
vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định mục tiêu, lộ trình giảm xả thải
vào nguồn nước không còn khả năng chịu tải.
- Ngăn chặn hành vi xâm chiếm sông, suối, lòng hồ;
bảo vệ hành lang an toàn nguồn nước; bố trí kinh phí hằng năm để xử lý rác thải
trong lòng hồ; tăng cường trách nhiệm quản lý toàn diện của chủ quản lý công
trình thủy lợi, hồ đập.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát xử lý đối
với hành vi lấn chiếm diện tích đất bán ngập để canh tác sản xuất nông nghiệp
ven hồ, đầu nguồn, đặc biệt là các hồ cấp nước sinh hoạt.
- Vận động, khuyến khích, hỗ trợ người dân: áp dụng
các giải pháp công nghệ tiên tiến để xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải chăn
nuôi, nước thải nuôi trồng thủy sản quy mô hộ gia đình; áp dụng đúng các biện
pháp kỹ thuật canh tác nông nghiệp, thu gom triệt để các bao bì vật tư nông
nghiệp không để phát tán vào môi trường nước.
- Từng bước đầu tư các dự án, công trình thu gom
nước thải sinh hoạt khu vực đô thị, khu dân cư; tăng mật độ điểm thu gom bao bì
thuốc bảo vệ thực vật nhất là khu vực thượng nguồn hồ và dọc theo các nhánh
suối khác đổ vào các hồ.
4.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý các nguồn nước mặt nội tỉnh
- Hoàn thiện các quy định, chính sách quản lý và
đầu tư lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các thành phần
kinh tế phát triển tài nguyên nước và các dịch vụ về nước (điều tra cơ bản,
quan trắc, công trình đầu tư, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về
nước) theo phương thức xã hội hóa.
- Tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
tại Kế hoạch số 5743/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về triển khai thi
hành Luật Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Triển khai thực hiện các quy hoạch liên quan đến
khai thác hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo cân
bằng các nguồn nước, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách hợp lý theo
không gian, thời gian đặc biệt là quy định các phương án phân bổ nguồn nước
trong trường hợp hạn hán, thiếu nước.
- Rà soát, cập nhật kiểm kê tài nguyên nước, hiện
trạng khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước theo quy định; đẩy
mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường giám sát việc khai thác sử dụng
nước, xả nước thải vào nguồn nước thông qua hình thức giám sát tự động, trực
tuyến.
- Nâng cao trách nhiệm của các sở, ngành, địa
phương và người dân trong việc giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo
vệ tài nguyên nước, bảo vệ chất lượng nước các sông, hồ để cấp cho sinh hoạt.
- Hoàn thiện cơ chế, thống nhất chức năng và nhiệm
vụ quản lý tài nguyên nước giữa các sở, ngành; tăng cường hiệu quả sử dụng
nước, giải quyết các vấn đề ô nhiễm tài nguyên nước trên các lưu vực sông; đảm
bảo sử dụng nước bền vững, đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh
tế xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu.
5.
Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa và huy động sự tham gia của
cộng đồng
- Cân đối nguồn ngân sách và huy động các nguồn
lực, lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch trung hạn, ngắn hạn để đầu tư.
- Thực hiện huy động đầu tư từ nguồn ngân sách
Trung ương, ngân sách tỉnh, vốn ODA, vốn tư nhân để đầu tư các công trình thủy
lợi đầu mối, hồ chứa nước....; xã hội hóa theo phương thức Nhà nước và Nhân dân
cùng làm đối với công trình thủy lợi nội đồng, các cống nhỏ.
- Ngân sách nhà nước, vốn ODA và nguồn xã hội hóa
để đầu tư các nhà máy, trạm xử lý nước thải tập trung ở các khu đô thị, khu dân
cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.
- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ
chất lượng môi trường nước, huy động tối đa các nguồn vốn từ các tổ chức quốc
tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các dự án, các doanh nghiệp để nâng
cấp và đầu tư mới cho mạng lưới thông tin dữ liệu, các công trình bảo vệ môi
trường.
6.
Quan hệ hợp tác vùng và quốc tế
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế;
tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế và các tổ chức
phi chính phủ; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường;
khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi
trường.
- Tiếp nhận sự hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ và đào tạo trong hoạt động quản lý chất lượng nước mặt.
- Chủ động phối hợp với các tỉnh có chung nguồn
nước nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, điều tiết dòng chảy, ngăn ngừa các
tác hại đối với các nguồn nước liên tỉnh.
- Phối hợp giải quyết các tranh chấp về nguồn nước,
môi trường đối với các nguồn nước liên tỉnh.
- Chia sẻ thông tin về nguồn nước, chất lượng nước
mặt đối với các nguồn nước liên tỉnh với các tỉnh giáp ranh.
- Tăng cường đầu tư tài lực và nhân lực cho hợp tác
quốc tế về an ninh nguồn nước, tham gia phối hợp tích cực các hoạt động bảo vệ
môi trường của các tổ chức quốc tế, bố trí kinh phí tham gia thực hiện các sáng
kiến, sự kiện do Việt Nam chủ trì. Tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác bền
vững với các đối tác truyền thống và mở rộng hợp tác với các nước, các tổ chức
quốc tế khác nhằm huy động nguồn lực quốc tế cho hoạt động bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ môi trường của địa phương.
VI.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Sở Nông nghiệp và Môi trường
a) Là cơ quan đầu mối; chủ trì, phối hợp với các
sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo
cáo kết quả thực hiện; đề xuất tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Kế
hoạch; xây dựng và trình phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước
mặt cho giai đoạn tiếp theo.
b) Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng
đồng về khai thác sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả, an toàn gắn với
việc bảo vệ, chống suy thoái nguồn nước, về khai thác, sử dụng công trình thủy
lợi, phòng chống thiên tai; phối hợp tuyên truyền bảo vệ chất lượng môi trường
trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
c) Tham mưu xây dựng hoàn thiện chương trình quan
trắc chất lượng môi trường, cơ sở dữ liệu môi trường nước mặt; triển khai các
nhiệm vụ bảo vệ chất lượng môi trường nước mặt cấp tỉnh theo quy định pháp luật.
d) Chủ trì kiểm soát các nguồn thải điểm, đặc biệt
là các nguồn thải có lưu lượng lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như khu
công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở phân tán; phối hợp với các địa phương
và cơ quan liên quan kiểm soát và giảm thải các nguồn diện.
đ) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp, phát triển
nông thôn phù hợp với khả năng tiếp nhận nguồn thải, sức chịu tải của các tuyến
sông.
e) Tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn
việc sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và thu gom rác thải nông nghiệp
đảm bảo an toàn, hiệu quả; nghiên cứu áp dụng các mô hình canh tác nông nghiệp thân
thiện với môi trường.
g) Tăng cường công tác kiểm tra, quản
lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp san gạt, lấn chiếm đất
rừng.
h) Quản lý, khai thác có hiệu quả,
đồng bộ các công trình thủy lợi (cống, đập, kênh, hồ chứa nước,…); thường xuyên
rà soát, kiểm tra việc đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi; huy động các nguồn
lực đầu tư các công trình thủy lợi đầu mối, các công trình cấp nước nông thôn,
thủy lợi nội đồng.
2.
Sở Xây dựng
Xây dựng và triển khai thực hiện
Kế hoạch phát triển thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 hiệu quả,
tập trung đầu tư nhà máy, trạm xử lý nước thải tập trung tại các khu đô thị và
khu dân cư tập trung đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.
3.
Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chỉ đạo cơ quan báo chí, truyền
thông, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý, bảo vệ chất lượng môi trường nước.
b) Phối hợp triển khai các nhiệm
vụ cập nhật hoàn thiện cơ sở dữ liệu môi trường nước mặt.
c) Tiếp tục nghiên cứu triển khai các
đề tài, ứng dụng các giải pháp khoa học nhằm giảm ô nhiễm nguồn nước, tăng cường
khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các tuyến sông.
d) Phối hợp với sở, ngành chuyên
môn thẩm định, có ý kiến về công nghệ các dự án đầu tư theo Luật Chuyển giao
công nghệ và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4.
Sở Công Thương
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi
trường; địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các giải pháp
kiểm soát nguồn thải từ các hoạt động công nghiệp.
b) Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp
cận nguồn vốn vay của tỉnh, Trung ương để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống xử
lý nước thải tại các cơ sở, quan tâm đối với các chợ đầu mối và chợ truyền
thống, các trung tâm thương mại.
c) Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám
sát kế hoạch/biện pháp ứng phó sự cố hoá chất, việc thực hiện các quy định yêu
cầu đối với việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng hóa chất nguy hiểm,
độc hại.
5.
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi
trường và các đơn vị liên quan quản lý hoạt động xả thải của các doanh nghiệp
trong các khu công nghiệp; đảm bảo các trạm xử lý nước thải tập trung xử lý đạt
quy chuẩn môi trường và phù hợp với khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải
của nguồn tiếp nhận.
b) Đôn đốc, giám sát các chủ đầu
tư hạ tầng các khu công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
6.
Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành,
địa phương liên quan cân đối bố trí ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp
khác để thực hiện các nhiệm vụ, dự án, hoạt động của Kế hoạch; thẩm định, báo
cáo đề xuất chủ trương đầu tư, tham mưu UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư
công để triển khai thực hiện các dự án liên quan đến giảm thiểu ô nhiễm và bảo
vệ môi trường nước mặt theo quy định của Luật Đầu tư công.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi
trường, các sở, ngành và địa phương liên quan trong việc tham mưu giải pháp thực
hiện tích hợp công tác quản lý chất lượng môi trường nước mặt vào Chương trình
mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh và các chương trình, chiến lược có liên
quan.
c) Chủ trì thẩm định các khoản
viện trợ không hoàn lại, viện trợ không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, để thực hiện các chương trình, dự án (nếu có) theo
lộ trình dự kiến của Kế hoạch.
7.
Sở Y tế
a) Tăng cường phổ biến các quy
định của Nhà nước và của ngành y tế cho các cơ sở y tế về công tác bảo vệ môi
trường và thu gom, xử lý chất thải y tế. Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện đúng
quy định về quản lý chất thải y tế, ưu tiên bố trí cán bộ phụ trách về môi
trường tại các bệnh viện, trung tâm y tế đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu về sử
dụng, vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế đảm bảo yêu cầu trước khi thải ra
môi trường.
b) Quản lý chặt chẽ việc thu gom,
xử lý chất thải y tế của các cơ sở y tế theo đúng quy định; chủ trì, phối hợp
các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tập trung triển khai các dự án xử lý
nước thải và chất thải rắn phát sinh trong lĩnh vực y tế.
c) Tiếp tục triển khai các dự án nâng
cấp, sửa chữa, xây mới công trình thu gom, xử lý chất thải tại các bệnh viện,
trung tâm y tế, trạm y tế xã, phường trên địa bàn tỉnh.
8.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Tăng cường công tác tuyên
truyền, vận động, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị kinh doanh dịch vụ
khu vực đầu nguồn lưu vực các sông, hồ và khách du lịch nâng cao nhận thức, ý
thức bảo vệ nguồn nước theo quy định tại Quyết định số 1066/QĐ-BVHTTDL ngày
28/3/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
b) Chủ trì, phối hợp với địa
phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các giải pháp kiểm
soát nguồn thải từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch.
9. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
a) Tiếp tục đầu tư công trình cấp nước
sạch khu vực nông thôn đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn thích
ứng với biến đổi khí hậu; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động cấp nước
sạch nông thôn, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
b) Phối hợp các sở, ngành triển
khai thực hiện các nhiệm vụ, nội dung kế hoạch phù hợp điều kiện địa phương;
thường xuyên thực hiện truyền thông nâng cao ý thức của người dân địa phương.
c) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên
địa bàn kiểm tra, giám sát các hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý; kiểm soát công tác bảo vệ môi trường đối
với các nguồn thải trên các tuyến sông, suối thuộc phạm vi quản lý.
d) Chủ động đề xuất các nhiệm vụ
góp phần thực hiện mục tiêu, lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước mặt
không còn khả năng chịu tải trên địa bàn.
đ) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn kiểm soát các hoạt động dân sinh xả thải xuống các tuyến sông,
kênh mương, ao hồ. Rà soát và có kế hoạch di dời, giải tỏa các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, hộ gia đình xây dựng công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông
đường bộ, lấn chiếm lòng sông, cản trở lưu thông dòng nước.
e) Tổ chức quản lý bảo vệ mốc giới,
phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, xử lý các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ
nguồn nước. Triển khai ký cam kết không vi phạm các nội dung về bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng lưu vực các
sông, hồ. Kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp ven hồ,
xây dựng phương án xử lý theo quy định.
10.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Tham gia giám sát, phản biện xã
hội các hoạt động, vấn đề chất lượng môi trường nước mặt của tỉnh; phối hợp
tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận
thức, thực hiện bảo vệ chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh.
11.
Chủ quản lý các công trình, chủ khai thác, sử dụng nguồn nước
a) Trực tiếp quản lý bảo vệ mốc
giới hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh đối với công trình cấp
nước sinh hoạt; giám sát các hoạt động, báo cáo kịp thời các trường hợp vi phạm
trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh.
b) Đầu tư lắp đặt các thiết bị
quan trắc, giám sát khai thác, sử dụng nước, chất lượng nguồn nước theo quy
định.
12.
Các tổ chức, cá nhân có liên quan
Tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật
về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước mặt, thực hiện các biện pháp bảo vệ an
toàn các nguồn nước mặt, phòng, chống ô nhiễm nguồn nước mặt trên các sông suối
theo quy định; chủ động cải thiện quy trình, công nghệ sản xuất phù hợp với xu
thế phát triển, kiểm soát nguồn phát sinh ô nhiễm, quản lý chặt chẽ các nguồn
thải trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; xử lý nước thải
đạt quy chuẩn môi trường cho phép trước khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận; thực
hiện đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc tự động kết nối truyền dữ
liệu về Sở Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đối với đối
tượng quy định theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022
của Chính phủ.
VII.
GIÁM SÁT, BÁO CÁO VÀ ĐÔN ĐỐC THỰC HIỆN
1. Tiến độ của kế hoạch được giám sát dựa trên các
kết quả của các hoạt động, nhiệm vụ, dự án cụ thể trong kế hoạch và danh mục
kèm theo.
2. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm tích hợp trong nội dung báo cáo
công tác bảo vệ môi trường gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường trước ngày 31 tháng
01 năm sau.
3. Sở Nông nghiệp và Môi trường tổng hợp, báo cáo
kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm tích hợp trong nội dung báo cáo công tác
bảo vệ môi trường gửi UBND tỉnh trước ngày 10 tháng 02 năm sau.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó
khăn, vướng mắc các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Môi trường để
tổng hợp báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
VIII.
DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ƯU TIÊN
Các nhiệm vụ, dự án ưu tiên giai đoạn 2026-2030
được trình bày tại Phụ lục IV đính kèm.
IX.
NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
- Nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp
luật.
- Nguồn kinh phí lồng ghép trong các Chương trình
mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác có liên quan.
- Đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài trợ từ tổ chức, cá
nhân.
- Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp
luật./.
PHỤ LỤC I.
MỤC TIÊU CHẤT
LƯỢNG NƯỚC MẶT CẦN ĐẠT ĐƯỢC TRONG GIAI ĐOẠN 2026-2030 ĐỐI VỚI CÁC ĐOẠN SÔNG, HỒ
NỘI TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2025 của UBND tỉnh Lâm
Đồng)
Bảng
1. Mục tiêu chất lượng nước mặt cần đạt được trong giai đoạn 2026 - 2030 đối
với các đoạn sông nội tỉnh Lâm Đồng
STT
Đoạn sông
Mã sông
Mục đích sử
dụng nước
Yêu cầu chất
lượng nước cần đạt
Tên đoạn sông
Tọa độ điểm đầu
Tọa độ điểm
cuối
Hiện trạng
2026 - 2030
X
Y
X
Y
1
Sông Đạ R'Sal đoạn qua xã Đạ K'Nàng đến xã Phi
Liêng huyện Đam Rông
545841
1318046
544026,1
1320040,7
08 13 24 13 11
Đảm bảo cấp nước
nông nghiệp (NN)
Mức B
Mức B
2
Sông Đạ R'Sal đoạn từ xã Phi Liêng đến xã Liêng
S'Rônh huyện Đam Rông
544026,1
1320040,7
541291,8
1328089,4
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
3
Sông Đạ R'Sal đoạn từ xã Liêng S'Rônh qua xã Rô
Men đến xã Đạ R'Sal huyện Đam Rông
541291,8
1328089,4
542044,9
1334871,1
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt, NN
Mức A
Mức A
4
Sông Đạ R'Sal đoạn trong xã Đạ R'Sal huyện Đam
Rông
542044,9
1334871,1
539009
1343378
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
5
Sông Da Que Yon đoạn nằm trong xã Đa Quyn huyện
Đức Trọng
587504
1286407
585630,1
1283039,4
07 14
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
6
Sông Da Que Yon đoạn nằm từ xã Đa Quyn đến xã Tà
Năng huyện Đức Trọng
585630,1
1283039,4
577671,8
1281591,6
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
7
Sông Da Que Yon đoạn nằm từ xã Tà Năng đến xã Đà
Loan huyện Đức Trọng
577671,8
1281591,6
573751,3
1279414
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
8
Sông Da Que Yon đoạn chảy từ xã Đà Loan đến xã Tà
Hine huyện Đức Trọng
573751,3
1279414
567856,5
1281679,1
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
9
Sông Da Que Yon đoạn chảy từ xã Tà Hine qua xã
Ninh Gia đến xã Phú Hội huyện Đức Trọng
567856,5
1281679,1
561288
1288789
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
10
Sông Đạ Dâng đoạn nằm trong xã Lát huyện Lạc Dương
574944
1340834
574154,7
1337345,4
07 16
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
11
Sông Đạ Dâng đoạn chảy ven ranh giới thị trấn Lạc
Dương đến xã Lát huyện Lạc Dương
574154,7
1337345,4
570250,5
1331274
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
12
Sông Đạ Dâng đoạn nằm trong xã Lát huyện Lạc Dương
570250,5
1331274
566013,7
1326839,6
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
13
Sông Đạ Dâng đoạn nằm trong xã Lát huyện Lạc Dương
566013,7
1326839,6
560354,8
1324814,5
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
14
Sông Đạ Dâng đoạn chảy từ xã Lát huyện Lạc Dương
đến ven ranh giới giữa xã Phi Tô và xã Phú Sơn huyện Lâm Hà
560354,8
1324814,5
554589
1321396,5
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
15
Sông Đạ Dâng đoạn chảy từ ven ranh giới giữa xã
Phi Tô và xã Phú Sơn đến xã Phú Sơn huyện Lâm Hà
554589
1321396,5
551872
1317840,9
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
16
Sông Đạ Dâng đoạn chảy từ xã Phú Sơn đến ven ranh
giới giữa xã Phi Tô và xã Phú Sơn huyện Lâm Hà
551872
1317840,9
550902
1312054,1
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
17
Sông Đạ Dâng đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Phi
Tô và xã Phú Sơn đến xã Đạ Đờn huyện Lâm Hà
550902
1312054,1
550693,5
1306500,9
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
18
Sông Đạ Dâng đoạn chảy từ xã Đạ Đờn đến ven ranh
giới giữa thị trấn Đinh Văn và xã Tân Văn huyện Lâm Hà
550693,5
1306500,9
554078,7
1302369,9
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt, thủy điện, NN
Mức A
Mức A
19
Sông Đạ Dâng đoạn chảy ven ranh giới giữa thị
trấn Đinh Văn và xã Tân Văn huyện Lâm Hà đến ven ranh giới giữa xã Tân Hà
huyện Lâm Hà và xã Tân Thành huyện Đức Trọng đến xã Đan Phượng huyện Lâm Hà
và xã Tân Thành huyện Đức Trọng
554078,7
1302369,9
553688
1293266
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt, thủy điện, NN
Mức A
Mức A
20
Sông Cam Ly đoạn từ Phường 2 đến Phường 9 và đến
Phường 1 thành phố Đà Lạt
577700
1326798
578984,6
1322180,7
07 16 11
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN, du lịch cảnh quan
Mức B
Mức B
21
Sông Cam Ly đoạn từ Phường 1 đến Phường 5 và ven
ranh giới giữa Phường 5 với Phường 6, Phường 7 thành phố Đà Lạt
578984,6
1322180,7
573214,5
1321425
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN, du lịch cảnh quan
Mức B
Mức B
22
Sông Cam Ly đoạn từ Phường 5 đến xã Tà Nung thành
phố Đà Lạt
573214,5
1321425
567113,1
1321908,5
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN, du lịch cảnh quan
Mức B
Mức B
23
Sông Cam Ly đoạn từ xã Tà Nung thành phố Đà Lạt
đến xã Mê Linh huyện Lâm Hà
567113,1
1321908,5
564621,9
1315697,4
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN, du lịch cảnh quan
Mức B
Mức B
24
Sông Cam Ly đoạn xã Mê Linh chảy qua thị trấn Nam
Ban đến xã Đông Thanh huyện Lâm Hà và ven ranh giới giữa thị trấn Nam Ban, xã
Đông Thanh và xã Gia Lâm huyện Lâm Hà
564621,9
1315697,4
564854,9
1308574,3
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN, du lịch cảnh quan
Mức B
Mức B
25
Sông Cam Ly đoạn từ thị trấn Nam Ban đến xã Gia
Lâm và chảy qua ranh giới giữa xã Gia Lâm huyện Lâm Hà và xã N'Thôn Hạ huyện
Đức Trọng
564854,9
1308574,3
561706,1
1303103,2
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN, du lịch cảnh quan
Mức B
Mức B
26
Sông Cam Ly đoạn từ xã Bình Thạnh huyện Đức Trọng
đến thị trấn Đinh Văn huyện Lâm Hà
561706,1
1303103,2
553812
1298254
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN, du lịch cảnh quan
Mức B
Mức B
27
Sông Da Loi đoạn nằm trong xã Lộc Bắc huyện Bảo
Lâm
485974
1302463
484003,7
1302414,2
07 40
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
28
Sông Da Loi đoạn nằm trong xã Lộc Bắc huyện Bảo
Lâm
484003,7
1302414,2
481386
1299141,7
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
29
Sông Da Loi đoạn nằm trong xã Lộc Bắc huyện Bảo
Lâm
481386
1299141,7
477459,3
1295483,2
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
30
Sông Da Loi đoạn chảy từ xã Lộc Bắc huyện Bảo Lâm
đến xã Đồng Nai Thượng đến xã An Nhơn huyện Đạ Huoai.
477459,3
1295483,2
472880,7
1295143,9
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
31
Sông Da Loi đoạn chảy ven ranh giới xã Đồng Nai
Thượng và xã An Nhơn và chảy ven ranh giới xã Tiên Hoàng và xã An Nhơn; và
chảy ven ranh giới giữa xã Tiên Hoàng và xã Nam Ninh huyện Đạ Huoai
472880,7
1295143,9
468298,9
1291675,1
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
32
Sông Da Loi đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Tiên
Hoàng và xã Nam Ninh chảy qua xã Nam Ninh đến ven ranh giới giữa xã Mỹ Lâm và
xã Đạ Lây huyện Đạ Huoai
468298,9
1291675,1
465132,5
1287342,6
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
33
Sông Da Loi đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Mỹ
Lâm và xã Đạ Lây huyện Đạ Huoai; đến chảy ven ranh giới giữa xã Tư Nghĩa và
xã Đạ Lây huyện Đạ Huoai; chảy qua xã Đạ Lây đến chảy ven ranh giới giữa xã
Đạ Lây và xã Hương Lâm huyện Đạ Huoai
465132,5
1287342,6
464909,9
1283161,7
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
34
Sông Da Loi đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Đạ
Lây và xã Hương Lâm huyện Đạ Huoai
464909,9
1283161,7
465230.1
1277111
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
35
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy từ xã Lộc Bảo đến ven ranh
giới giữa xã Lộc Bắc và xã Lộc Bảo huyện Bảo Lâm
496100.0
1298185.2
490321.9
1294116
07 42
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
36
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Lộc
Bảo và xã Lộc Bắc đến xã Lộc Bắc huyện Bảo Lâm
490321.9
1294116
487484.8
1287392
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
37
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy từ xã Lộc Bắc đến ven ranh
giới giữa xã Mỹ Đức huyện Đạ Huoai và xã Lộc Tân huyện Bảo Lâm; đến chảy ven
ranh giới giữa xã Mỹ Đức và xã Quảng Trị huyện Đạ Huoai
487484.8
1287392
483775.1
1283411.7
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
38
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Mỹ
Đức và xã Quảng Trị huyện Đạ Huoai
483775.1
1283411.7
477992.9
1278614.9
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
39
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Mỹ
Đức và xã Quảng Trị đến xã Quảng Trị huyện Đạ Huoai
477992.9
1278614.9
471880.0
1272702.2
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
40
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy qua xã Quảng Trị; đến ven
ranh giới giữa xã Hà Đông và xã Quảng Trị; đến ven ranh giới giữa thị trấn Đạ
Tẻh đến xã Quảng Trị; đến ven ranh giới giữa thị trấn Đạ Tẻh và xã Đạ kho
huyện Đạ Huoai
471880.0
1272702.2
469139
1269633
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
41
Sông Đạ Guoay đoạn nằm trong xã B' Lá huyện Bảo
Lâm
498704
1298580
498388,4
1295032,6
07 43
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
42
Sông Đạ Guoay đoạn chảy từ xã B' Lá qua xã Lộc
Quảng huyện Bảo Lâm đến xã Đạm Bri TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã Lộc
Tân huyện Bảo Lâm và xã Đạm Bri TP Bảo Lộc
498388,4
1295032,6
500023,5
1288174,9
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
43
Sông Đạ Guoay đoạn chảy từ xã Lộc Tân huyện Bảo
Lâm đến ven ranh giới của xã Đạ Pal huyện Đạ Huoai và thị trấn Đạ' Mri huyện
Đạ Huoai
500023,5
1288174,9
494134,7
1282777,6
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
44
Sông Đạ Guoay đoạn chảy ven ranh giới của xã Đạ
Pal huyện Đạ Huoai và thị trấn Đạ' Mri huyện Đạ Huoai; đến ven ranh giới của
xã Phước Lộc và thị trấn Đạ M'ri huyện Đạ Huoai
494134,7
1282777,6
489225,8
1277303,9
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
45
Sông Đạ Guoay đoạn nằm trong xã Phước Lộc huyện
Đạ Huoai
489225,8
1277303,9
486168,8
1270248,3
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
46
Sông Đạ Guoay đoạn nằm trong xã Phước Lộc; đến
ven ranh giới của xã Phước Lộc và xã Hà Lâm; đến ven ranh giới của xã Phước
Lộc và thị trấn Ma Đa Guôi; đến xã Đạ Tồn huyện Đạ Huoai
486168,8
1270248,3
482674,2
1263204,3
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
47
Sông Đạ Guoay đoạn chảy từ xã Đạ Tồn; đến ven
ranh giới của xã Đạ Tồn và xã Đạ Oai; đến xã Đạ Oai huyện Đạ Huoai
482674,2
1263204,3
475037,9
1265709,1
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
48
Sông Đạ Guoay đoạn chảy từ xã Đạ Oai huyện Đạ
Huoai; đến ven ranh giới của xã Đạ Kho và xã Đạ Oai huyện Đạ Huoai
475037,9
1265709,1
464958
1263545
Đảm bảo cấp nước NN
Mức B
Mức B
49
Sông La Ngà đoạn nằm trong xã B' Lá huyện Bảo Lâm
500459,2
1297808,9
504166,2
1292909,2
07 45
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt, thủy điện, NN
Mức A
Mức A
50
Sông La Ngà đoạn chảy qua xã B' Lá; đến ven ranh
giới giữa xã B' Lá và xã Lộc Phú; đến ven ranh giới của xã Lộc Phú và thị
trấn Lộc Thắng huyện Bảo Lâm
504166,2
1292909,2
508964,1
1288154,1
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt, thủy điện, NN
Mức A
Mức A
51
Sông La Ngà đoạn chảy qua xã B' Lá; đến ven ranh
giới của xã Lộc Ngãi và thị trấn Lộc Thắng huyện Bảo Lâm
508964,1
1288154,1
512891,1
1284372,7
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt, thủy điện, NN
Mức A
Mức A
52
Sông La Ngà đoạn chảy qua xã Lộc Ngãi; đến ven
ranh giới của xã Lộc Ngãi huyện Bảo Lâm và xã Lộc Thanh TP Bảo Lộc
512891,1
1284372,7
514092,1
1279794
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt, thủy điện, NN
Mức A
Mức A
53
Sông La Ngà đoạn chảy qua ven ranh giới của xã
Lộc Ngãi huyện Bảo Lâm và xã Lộc Thanh TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã
Lộc Đức huyện Bảo Lâm và xã Lộc Thanh TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã
Lộc An huyện Bảo Lâm và xã Lộc Thanh TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã
Lộc An huyện Bảo Lâm và xã Lộc Nga TP Bảo Lộc
514092,1
1279794
513985,9
1273411,9
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt, thủy điện, NN
Mức A
Mức A
54
Sông La Ngà đoạn chảy qua ven ranh giới giữa xã
Lộc An huyện Bảo Lâm và xã Lộc Nga TP Bảo Lộc; ven ranh giới giữa xã Tân Lạc
huyện Bảo Lâm và xã Lộc Nga TP Bảo Lộc
513985,9
1273411,9
510605,9
1269572,4
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt, thủy điện, NN
Mức A
Mức A
55
Sông La Ngà đoạn chảy qua ven ranh giới giữa xã
Tân Lạc huyện Bảo Lâm và xã Lộc Nga TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã Lộc
Thành và xã Tân Lạc huyện Bảo Lâm
510605,9
1269572,4
512244,2
1264706,3
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt, thủy điện, NN
Mức A
Mức A
56
Sông La Ngà đoạn chảy qua ven ranh giới giữa xã
Lộc Thành và xã Tân Lạc; đến ven ranh giới giữa xã Tân Lạc và xã Lộc Nam; và
chảy qua xã Lộc Nam; đến chảy qua ven ranh giới giữa xã Lộc Nam huyện Bảo Lâm
và xã Hòa Nam huyện Di Linh
512244,2
1264706,3
517156,8
1259775,5
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt, thủy điện, NN
Mức A
Mức A
57
Sông La Ngà đoạn chảy qua ven ranh giới giữa xã
Lộc Nam huyện Bảo Lâm và xã Hòa Nam huyện Di Linh; đến ven ranh giới giữa xã
Lộc Nam huyện Bảo Lâm và xã Hòa Bắc huyện Di Linh
517156,8
1259775,5
519674
1256265
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt, thủy điện, NN
Mức A
Mức A
58
Sông Đa Riam đoạn nằm trong xã Bảo Thuận huyện Di
Linh
538347
1269643
540827,2
1268513,4
07 45 06
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
59
Sông Đa Riam đoạn nằm trong xã Bảo Thuận huyện Di
Linh
540827,2
1268513,4
538963,6
1275789,1
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
60
Sông Đa Riam đoạn chảy từ xã Bảo Thuận đến xã
Gung Ré; đến ven ranh giới giữa xã Gung Ré và thị trấn Di Linh huyện Di Linh
538963,6
1275789,1
534270
1278825,3
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
61
Sông Đa Riam đoạn chảy từ xã Gung Ré đến xã Liên
Đầm huyện Di Linh
534270
1278825,3
528162,1
1279162,1
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
62
Sông Đa Riam đoạn nằm trong xã Liên Đầm; đến ven
ranh giới giữa xã Liên Đầm và xã Đinh Trang Hòa; chảy qua xã Đinh Trang Hòa
đến xã Hòa Ninh huyện Di Linh
528162,1
1279162,1
523256,3
1275530,1
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
63
Sông Đa Riam đoạn chảy từ xã Hòa Ninh đến ven
ranh giới giữa xã Hòa Ninh huyện Di Linh và xã Lộc An huyện Bảo Lâm; đến ven
ranh giới giữa xã Lộc An và Tân Lạc huyện Bảo Lâm.
523256,3
1275530,1
514170
1274028
Đảm bảo cấp nước
thủy điện, NN
Mức B
Mức B
Bảng
2. Mục tiêu chất lượng nước mặt cần đạt được trong giai đoạn 2026 - 2030 đối
với các hồ nội tỉnh Lâm Đồng
STT
Hồ
Mục đích sử
dụng nước
Yêu cầu chất
lượng nước cần đạt
Ghi chú
Tên hồ
Vị trí
Tọa độ
HT
2026 - 2030
1
Hồ Tuyền Lâm
Suối Tía
X: 573394,67
Y: 1315485,22
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt
Mức A
Mức A
2
Hồ Chiến Thắng
Giữa hồ
X: 577682,73
Y: 1324305,89
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt
Mức B
Mức A
3
Hồ ĐanKia
Giữa hồ
X: 567099,77
Y: 1327375,42
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt
Mức A
Mức A
4
Hồ Nam Phương
Đầu vào hồ
X: 506981,31
Y: 1279570
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt
Mức B
Mức A
5
Hồ Đạ Tẻh
Đầu ra hồ
X: 479354,96
Y: 1279645,13
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt
Mức A
Mức A
6
Hồ Đơn Dương
Đầu vào hồ
X: 593867,62
Y: 1312571,45
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt
Mức A
Mức A
7
Hồ Đại Ninh
Đầu vào hồ
X: 562025,25
Y: 1285739,28
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt
Mức A
Mức A
8
Hồ Đồng Nai 2
Đầu vào hồ
X: 535702,31
Y: 1294113,86
Đảm bảo cấp nước
sinh hoạt
Mức A
Mức A
PHỤ LỤC II.
TỔNG HỢP TẢI LƯỢNG Ô
NHIỄM CẦN GIẢM ĐỐI VỚI TỪNG THÔNG SỐ Ô NHIỄM GIAI ĐOẠN 2026-2030
(Kèm theo Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2025 của UBND tỉnh
Lâm Đồng)
Bảng
1. Tổng hợp tải lượng ô nhiễm cần giảm đối với từng thông số ô nhiễm của các
đoạn sông nội tỉnh Lâm Đồng
Sông
Đoạn sông
Hiện trạng
Tải lượng ô
nhiễm cần cắt giảm đến năm 2030 (kg/ngày)
BOD5
COD
N-NH4 +
Tổng N
Tổng P
BOD5
COD
N-NH4 +
Tổng N
Tổng P
Sông Đạ Rsal
Sông Đạ R'Sal đoạn qua xã Đạ K'Nàng đến xã Phi
Liêng huyện Đam Rông
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ R'Sal đoạn từ xã Phi Liêng đến xã Liêng
S'Rônh huyện Đam Rông
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ R'Sal đoạn từ xã Liêng S'Rônh qua xã Rô
Men đến xã Đạ R'Sal huyện Đam Rông
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ R'Sal đoạn trong xã Đạ R'Sal huyện Đam
Rông
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Da Que Yon
Sông Da Que Yon đoạn nằm trong xã Đa Quyn huyện
Đức Trọng
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Da Que Yon đoạn nằm từ xã Đa Quyn đến xã Tà
Năng huyện Đức Trọng
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Da Que Yon đoạn nằm từ xã Tà Năng đến xã Đà
Loan huyện Đức Trọng
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Da Que Yon đoạn chảy từ xã Đà Loan đến xã Tà
Hine huyện Đức Trọng
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,00
Sông Da Que Yon đoạn chảy từ xã Tà Hine qua xã
Ninh Gia đến xã Phú Hội huyện Đức Trọng
0,000
0,000
0,000
0,000
5,021
0,000
0,000
0,000
0,000
5,802
Sông Đạ Dâng
Sông Đạ Dâng đoạn nằm trong xã Lát huyện Lạc Dương
0,000
0,000
0,000
0,000
2,778
0,000
0,000
0,000
0,000
2,876
Sông Đạ Dâng đoạn chảy ven ranh giới thị trấn Lạc
Dương đến xã Lát huyện Lạc Dương
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Dâng đoạn nằm trong xã Lát huyện Lạc Dương
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Dâng đoạn nằm trong xã Lát huyện Lạc Dương
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Dâng đoạn chảy từ xã Lát huyện Lạc Dương
đến chảy ven ranh giới giữa xã Phi Tô và xã Phú Sơn huyện Lâm Hà
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Dâng đoạn chảy từ ven ranh giới giữa xã
Phi Tô và xã Phú Sơn đến xã Phú Sơn huyện Lâm Hà
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Dâng đoạn chảy từ xã Phú Sơn đến ven ranh
giới giữa xã Phi Tô và xã Phú Sơn huyện Lâm Hà
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Dâng đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Phi
Tô và xã Phú Sơn đến xã Đạ Đờn huyện Lâm Hà
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Dâng đoạn chảy từ xã Đạ Đờn đến chảy ven
ranh giới giữa thị trấn Đinh Văn và xã Tân Văn huyện Lâm Hà
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
233,4
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Dâng đoạn chảy ven ranh giới giữa thị
trấn Đinh Văn và xã Tân Văn huyện Lâm Hà đến ven ranh giới giữa xã Tân Hà
huyện Lâm Hà và xã Tân Thành huyện Đức Trọng đến xã Đan Phượng huyện Lâm Hà
và xã Tân Thành huyện Đức Trọng
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
966,8
0,000
0,000
0,000
Sông Cam Ly
Sông Cam Ly đoạn từ Phường 2 đến Phường 9 và đến
Phường 1 thành phố Đà Lạt
264,342
866,645
0,000
6,919
3,697
340,937
942
0,000
12,80
5,510
Sông Cam Ly đoạn từ Phường 1 đến Phường 5 và chảy
ven ranh giới giữa Phường 5 với Phường 6, Phường 7 thành phố Đà Lạt
924,160
1.274,7
90,992
60,38
0,000
983,380
1.308
102,880
77,80
0,131
Sông Cam Ly đoạn từ Phường 5 đến xã Tà Nung thành
phố Đà Lạt
961,086
1.480
140,05
64,40
6,913
982,337
1.682
166,354
70,48
7,049
Sông Cam Ly đoạn từ xã Tà Nung thành phố Đà Lạt
đến xã Mê Linh huyện Lâm Hà
1.995,6
2.003
285,04
158,0
23,533
2.215,119
2.451
302,184
162,0
24,93
Sông Cam Ly đoạn xã Mê Linh chảy qua thị trấn Nam
Ban đến xã Đông Thanh; và chảy ven ranh giới giữa thị trấn Nam Ban với xã
Đông Thanh và xã Gia Lâm huyện Lâm Hà
1.570
2.049,3
36,183
91,72
6,744
1.884,616
2.224
38,324
111,3
8,840
Sông Cam Ly đoạn từ thị trấn Nam Ban đến xã Gia
Lâm và chảy qua ranh giới giữa xã Gia Lâm huyện Lâm Hà và xã N'Thol Hạ huyện
Đức Trọng
2.542
3.411
79,435
356,3
70,395
2.699,439
3.495
92,788
423,2
71,91
Sông Cam Ly đoạn từ xã Bình Thạnh huyện Đức Trọng
đến thị trấn Đinh Văn huyện Lâm Hà
0,000
152,7
0,000
0,000
18,989
0,000
364,3
0,000
0,000
19,71
Sông Da Loi
Sông Da Loi đoạn nằm trong xã Lộc Bắc huyện Bảo
Lâm
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Da Loi đoạn nằm trong xã Lộc Bắc huyện Bảo
Lâm
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Da Loi đoạn nằm trong xã Lộc Bắc huyện Bảo
Lâm
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Da Loi đoạn chảy từ xã Lộc Bắc huyện Bảo Lâm
đến xã Đồng Nai Thượng đến xã An Nhơn huyện Đạ Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Da Loi đoạn chảy ven ranh giới xã Đồng Nai
Thượng và xã An Nhơn huyện Đạ Huoai và chảy ven ranh giới xã Tiên Hoàng và xã
An Nhơn; và chảy ven ranh giới giữa xã Tiên Hoàng và xã Nam Ninh huyện Đạ
Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Da Loi đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Tiên
Hoàng và xã Nam Ninh chảy qua xã Nam Ninh đến chảy ven ranh giới giữa xã Mỹ
Lâm và xã Đạ Lây huyện Đạ Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Da Loi đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Mỹ
Lâm và xã Đạ Lây; đến chảy ven ranh giới giữa xã Tư Nghĩa và xã Đạ Lây; chảy
qua xã Đạ Lây đến chảy ven ranh giới giữa xã Đạ Lây và xã Hương Lâm huyện Đạ
Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Da Loi đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Đạ
Lây và xã Hương Lâm huyện Đạ Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Tẻh
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy từ xã Lộc Bảo đến ven ranh
giới giữa xã Lộc Bắc và xã Lộc Bảo huyện Bảo Lâm
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Lộc
Bảo và xã Lộc Bắc đến xã Lộc Bắc huyện Bảo Lâm
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy từ xã Lộc Bắc đến ven ranh
giới giữa xã Mỹ Đức huyện Đạ Huoai và xã Lộc Tân huyện Bảo Lâm; đến chảy ven
ranh giới giữa xã Mỹ Đức và xã Quảng Trị huyện Đạ Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Mỹ
Đức và xã Quảng Trị huyện Đạ Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Mỹ
Đức và xã Quảng Trị đến xã Quảng Trị huyện Đạ Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy qua xã Quảng Trị; đến ven
ranh giới giữa xã Hà Đông và xã Quảng Trị; đến ven ranh giới giữa thị trấn Đạ
Tẻh đến xã Quảng Trị; đến ven ranh giới giữa thị trấn Đạ Tẻh và xã Đạ kho
huyện Đạ Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Guoay
Sông Đạ Guoay đoạn nằm trong xã B' Lá huyện Bảo
Lâm
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Guoay đoạn chảy từ xã B' Lá qua xã Lộc
Quảng huyện Bảo Lâm đến xã Đạm Bri TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã Lộc
Tân huyện Bảo Lâm và xã Đạm Bri TP Bảo Lộc
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Guoay đoạn chảy từ xã Lộc Tân huyện Bảo
Lâm đến ven ranh giới của xã Đạ Pal huyện Đạ Huoai và thị trấn Đạ' Mri huyện
Đạ Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Guoay đoạn chảy ven ranh giới của xã Đạ
Pal huyện Đạ Huoai và thị trấn Đạ' Mri huyện Đạ Huoai; đến ven ranh giới của
xã Phước Lộc và thị trấn Đạ M'ri huyện Đạ Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Guoay đoạn nằm trong xã Phước Lộc huyện
Đạ Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Guoay đoạn nằm trong xã Phước Lộc; đến
ven ranh giới của xã Phước Lộc và xã Hà Lâm; đến ven ranh giới của xã Phước
Lộc và thị trấn Ma Đa Guôi; đến xã Đạ Tồn huyện Đạ Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Guoay đoạn chảy từ xã Đạ Tồn; đến ven
ranh giới của xã Đạ Tồn và xã Đạ Oai; đến xã Đạ Oai huyện Đạ Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đạ Guoay đoạn chảy từ xã Đạ Oai huyện Đạ
Huoai; đến ven ranh giới của xã Đạ Kho huyện Đạ Huoai và xã Đạ Oai huyện Đạ
Huoai
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông La Ngà
Sông La Ngà đoạn nằm trong xã B' Lá huyện Bảo Lâm
0,000
0,000
0,000
9,517
0,000
5,877
0,000
0,000
19,97
0,000
Sông La Ngà đoạn chảy qua xã B' Lá; đến ven ranh
giới giữa xã B' Lá và xã Lộc Phú; đến ven ranh giới của xã Lộc Phú và thị
trấn Lộc Thắng huyện Bảo Lâm
0,000
0,000
0,000
18,46
0,000
0,000
0,000
0,000
28,21
0,000
Sông La Ngà đoạn chảy qua xã B' Lá; đến ven ranh
giới của xã Lộc Ngãi và thị trấn Lộc Thắng huyện Bảo Lâm
199,322
694,033
0,000
0,000
0,000
390,419
985,9
0,000
0,000
0,000
Sông La Ngà đoạn chảy qua xã Lộc Ngãi; đến ven
ranh giới của xã Lộc Ngãi huyện Bảo Lâm và xã Lộc Thanh TP Bảo Lộc
166,310
334,516
0,000
34,78
0,000
526,505
636,9
0,000
65,01
0,000
Sông La Ngà đoạn chảy qua ven ranh giới của xã
Lộc Ngãi huyện Bảo Lâm và xã Lộc Thanh TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã
Lộc Đức huyện Bảo Lâm và xã Lộc Thanh TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã
Lộc An huyện Bảo Lâm và xã Lộc Thanh TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã
Lộc An huyện Bảo Lâm và xã Lộc Nga TP Bảo Lộc;
384,335
0,000
17,598
36,96
0,000
566,549
0,000
39,812
99,84
0,000
Sông La Ngà đoạn chảy qua ven ranh giới giữa xã
Lộc An huyện Bảo Lâm và xã Lộc Nga TP Bảo Lộc; ven ranh giới giữa xã Tân Lạc
huyện Bảo Lâm và xã Lộc Nga TP Bảo Lộc
3,550
0,000
75,933
0,000
0,000
94,531
811,9
145,283
38,5
0,000
Sông La Ngà đoạn chảy qua ven ranh giới giữa xã
Tân Lạc huyện Bảo Lâm và xã Lộc Nga TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã Lộc
Thành và xã Tân Lạc huyện Bảo Lâm
0,000
432,485
74,005
231,5
0,000
574,196
692,6
112,868
258,7
0,000
Sông La Ngà đoạn chảy qua ven ranh giới giữa xã
Lộc Thành và xã Tân Lạc; đến ven ranh giới giữa xã Tân Lạc và xã Lộc Nam; và
chảy qua xã Lộc Nam; đến chảy qua ven ranh giới giữa xã Lộc Nam huyện Bảo Lâm
và xã Hòa Nam huyện Di Linh
0,000
0,000
0,000
119,5
0,000
297,820
0,000
0,000
279,0
0,000
Sông La Ngà đoạn nằm trong xã Bảo Thuận huyện Di
Linh
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
521,157
0,000
0,000
19,23
0,000
Sông Đa Riam
Sông Đa Riam đoạn nằm trong xã Bảo Thuận huyện Di
Linh
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đa Riam đoạn nằm trong xã Bảo Thuận huyện Di
Linh
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đa Riam đoạn chảy từ xã Bảo Thuận đến xã
Gung Ré; đến ven ranh giới giữa xã Gung Ré và thị trấn Di Linh huyện Di Linh
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đa Riam đoạn chảy từ xã Gung Ré đến xã Liên
Đầm huyện Di Linh
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đa Riam đoạn nằm trong xã Liên Đầm; đến ven
ranh giới giữa xã Liên Đầm và xã Đinh Trang Hòa; chảy qua xã Đinh Trang Hòa
đến xã Hòa Ninh huyện Di Linh
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Sông Đa Riam đoạn chảy từ xã Hòa Ninh đến ven
ranh giới giữa xã Hòa Ninh huyện Di Linh và xã Lộc An huyện Bảo Lâm; đến ven
ranh giới giữa xã Lộc An và Tân Lạc huyện Bảo Lâm.
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Bảng 2. Tổng hợp tải lượng ô nhiễm cần giảm đối
với từng thông số ô nhiễm đối với các hồ nội tỉnh Lâm Đồng
Hồ
Hiện trạng
Tải lượng ô
nhiễm cần cắt giảm đến năm 2030 G (kg/ngày)
BOD5
COD
N-NH4 +
Tổng N
Tổng P
BOD5
COD
N-NH4 +
Tổng N
Tổng P
Hồ Tuyền Lâm
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
7,047
0,000
0,000
Hồ Chiến Thắng
5.600
4.200
0,000
0,000
0,000
7.174
7.034
0,000
0,000
0,000
Hồ Đankia
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
2,862
0,000
0,000
Hồ Nam Phương
3.213
7.497
0,000
0,000
0,000
4.297
10.146
0,000
0,000
0,000
Hồ Đạ Tẻh
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Hồ Đơn Dương
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Hồ Đại Ninh
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
Hồ Đồng Nai 2
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
PHỤ LỤC III.
LỘ TRÌNH GIẢM XẢ
THẢI VÀO CÁC ĐOẠN SÔNG, HỒ KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN GIAI ĐOẠN 2026 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2025 của UBND tỉnh
Lâm Đồng)
Bảng
1. Lộ trình giảm xả thải vào các đoạn sông nội tỉnh không còn khả năng tiếp
nhận đến năm 2030
STT
Sông
Đoạn sông
Đến năm 2030
1
Sông Đạ R'Sal
Sông Đạ R'Sal đoạn qua xã Đạ K'Nàng đến xã Phi
Liêng huyện Đam Rông
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ R'Sal đoạn từ xã Phi Liêng đến xã Liêng
S'Rônh huyện Đam Rông
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ R'Sal đoạn từ xã Liêng S'Rônh qua xã Rô
Men đến xã Đạ R'Sal huyện Đam Rông
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ R'Sal đoạn trong xã Đạ R'Sal huyện Đam
Rông
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
2
Sông Da Que Yon
Sông Da Que Yon đoạn nằm trong xã Đa Quyn huyện
Đức Trọng
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh và hoạt động khai thác khoáng sản vào nguồn nước.
Sông Da Que Yon đoạn nằm từ xã Đa Quyn đến xã Tà
Năng huyện Đức Trọng
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh và hoạt động khai thác khoáng sản vào nguồn nước.
Sông Da Que Yon đoạn nằm từ xã Tà Năng đến xã Đà
Loan huyện Đức Trọng
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh và hoạt động khai thác khoáng sản vào nguồn nước.
Sông Da Que Yon đoạn chảy từ xã Đà Loan đến xã Tà
Hine huyện Đức Trọng
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh và hoạt động khai thác khoáng sản vào nguồn nước.
Sông Da Que Yon đoạn chảy từ xã Tà Hine qua xã
Ninh Gia đến xã Phú Hội huyện Đức Trọng
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh và hoạt động khai thác khoáng sản vào nguồn nước.
3
Sông Đạ Dâng
Sông Đạ Dâng đoạn nằm trong xã Lát huyện Lạc Dương
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Dâng đoạn chảy ven ranh giới thị trấn Lạc
Dương đến xã Lát huyện Lạc Dương
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Dâng đoạn nằm trong xã Lát huyện Lạc Dương
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Dâng đoạn nằm trong xã Lát huyện Lạc Dương
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Dâng đoạn chảy từ xã Lát huyện Lạc Dương
đến chảy ven ranh giới giữa xã Phi Tô và xã Phú Sơn huyện Lâm Hà
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Dâng đoạn chảy từ ven ranh giới giữa xã
Phi Tô và xã Phú Sơn đến xã Phú Sơn huyện Lâm Hà
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Dâng đoạn chảy từ xã Phú Sơn đến chảy ven
ranh giới giữa xã Phi Tô và xã Phú Sơn huyện Lâm Hà
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Dâng đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Phi
Tô và xã Phú Sơn đến xã Đạ Đờn huyện Lâm Hà
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Dâng đoạn chảy từ xã Đạ Đờn đến chảy ven
ranh giới giữa thị trấn Đinh Văn và xã Tân Văn huyện Lâm Hà
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Dâng đoạn chảy ven ranh giới giữa thị
trấn Đinh Văn và xã Tân Văn huyện Lâm Hà đến ven ranh giới giữa xã Tân Hà
huyện Lâm Hà và xã Tân Thành huyện Đức Trọng đến xã Đan Phượng huyện Lâm Hà
và xã Tân Thành huyện Đức Trọng
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
4
Sông Cam Ly
Sông Cam Ly đoạn từ Phường 2 đến Phường 9 và đến
Phường 1 thành phố Đà Lạt
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ.
Sông Cam Ly đoạn từ Phường 1 đến Phường 5 và chảy
ven ranh giới giữa Phường 5 với Phường 6, Phường 7 thành phố Đà Lạt
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ.
Sông Cam Ly đoạn từ Phường 5 đến xã Tà Nung thành
phố Đà Lạt
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ.
Sông Cam Ly đoạn từ xã Tà Nung thành phố Đà Lạt
đến xã Mê Linh huyện Lâm Hà
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ.
Sông Cam Ly đoạn xã Mê Linh chảy qua thị trấn Nam
Ban đến xã Đông Thanh; và chảy ven ranh giới giữa thị trấn Nam Ban với xã
Đông Thanh và xã Gia Lâm huyện Lâm Hà
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ.
Sông Cam Ly đoạn từ thị trấn Nam Ban đến xã Gia
Lâm và chảy qua ranh giới giữa xã Gia Lâm huyện Lâm Hà và xã N'Thol Hạ huyện
Đức Trọng
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ.
Sông Cam Ly đoạn từ xã Bình Thạnh huyện Đức Trọng
đến thị trấn Đinh Văn huyện Lâm Hà
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ.
5
Sông Da Loi
Sông Da Loi đoạn nằm trong xã Lộc Bắc huyện Bảo
Lâm
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Da Loi đoạn nằm trong xã Lộc Bắc huyện Bảo
Lâm
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Da Loi đoạn nằm trong xã Lộc Bắc huyện Bảo
Lâm
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Da Loi đoạn chảy từ xã Lộc Bắc huyện Bảo Lâm
đến xã Đồng Nai Thượng đến xã An Nhơn huyện Đạ Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Da Loi đoạn chảy ven ranh giới xã Đồng Nai
Thượng và xã An Nhơn và chảy ven ranh giới xã Tiên Hoàng và xã An Nhơn; và
chảy ven ranh giới giữa xã Tiên Hoàng và xã Nam Ninh huyện Đạ Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Da Loi đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Tiên
Hoàng và xã Nam Ninh chảy qua xã Nam Ninh đến chảy ven ranh giới giữa xã Mỹ
Lâm và xã Đạ Lây huyện Đạ Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Da Loi đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Mỹ
Lâm và xã Đạ Lây; đến chảy ven ranh giới giữa xã Tư Nghĩa và xã Đạ Lây; chảy
qua xã Đạ Lây đến chảy ven ranh giới giữa xã Đạ Lây và xã Hương Lâm huyện Đạ
Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Da Loi đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Đạ
Lây và xã Hương Lâm huyện Đạ Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
6
Sông Đạ Tẻh
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy từ xã Lộc Bảo đến ven ranh
giới giữa xã Lộc Bắc và xã Lộc Bảo huyện Bảo Lâm
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Lộc
Bảo và xã Lộc Bắc đến xã Lộc Bắc huyện Bảo Lâm
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy từ xã Lộc Bắc đến ven ranh
giới giữa xã Mỹ Đức huyện Đạ Huoai và xã Lộc Tân huyện Bảo Lâm; đến chảy ven
ranh giới giữa xã Mỹ Đức và xã Quảng Trị huyện Đạ Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Mỹ
Đức và xã Quảng Trị huyện Đạ Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy ven ranh giới giữa xã Mỹ
Đức và xã Quảng Trị đến xã Quảng Trị huyện Đạ Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Tẻh đoạn chảy qua xã Quảng Trị; đến ven
ranh giới giữa xã Hà Đông và xã Quảng Trị; đến ven ranh giới giữa thị trấn Đạ
Tẻh đến xã Quảng Trị; đến ven ranh giới giữa thị trấn Đạ Tẻh và xã Đạ
kho huyện Đạ Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
7
Sông Đạ Guoay
Sông Đạ Guoay đoạn nằm trong xã B' Lá huyện Bảo
Lâm
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Guoay đoạn chảy từ xã B' Lá qua xã Lộc
Quảng huyện Bảo Lâm đến xã Đạm Bri TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã Lộc
Tân huyện Bảo Lâm và xã Đạm Bri TP Bảo Lộc
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Guoay đoạn chảy từ xã Lộc Tân huyện Bảo
Lâm đến ven ranh giới của xã Đạ Pal huyện Đạ Huoai và xã Đạ' Mri huyện Đạ
Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Guoay đoạn chảy ven ranh giới của xã Đạ
Pal huyện Đạ Huoai và xã Đạ' Mri huyện Đạ Huoai; đến ven ranh giới của xã
Phước Lộc và thị trấn Đạ M'ri huyện Đạ Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Guoay đoạn nằm trong xã Phước Lộc huyện
Đạ Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Guoay đoạn nằm trong xã Phước Lộc; đến
ven ranh giới của xã Phước Lộc và xã Hà Lâm; đến ven ranh giới của xã Phước
Lộc và thị trấn Ma Đa Guôi; đến xã Đạ Tồn huyện Đạ Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Guoay đoạn chảy từ xã Đạ Tồn; đến ven
ranh giới của xã Đạ Tồn và xã Đạ Oai; đến xã Đạ Oai huyện Đạ Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đạ Guoay đoạn chảy từ xã Đạ Oai huyện Đạ
Huoai; đến ven ranh giới của xã Đạ Kho và xã Đạ Oai huyện Đạ Huoai
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
8
Sông La Ngà
Sông La Ngà đoạn nằm trong xã B' Lá huyện Bảo Lâm
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp.
Sông La Ngà đoạn chảy qua xã B' Lá; đến ven ranh
giới giữa xã B' Lá và xã Lộc Phú; đến ven ranh giới của xã Lộc Phú và thị
trấn Lộc Thắng huyện Bảo Lâm
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp.
Sông La Ngà đoạn chảy qua xã B' Lá; đến ven ranh
giới của xã Lộc Ngãi và thị trấn Lộc Thắng huyện Bảo Lâm
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp.
Sông La Ngà đoạn chảy qua xã Lộc Ngãi; đến ven
ranh giới của xã Lộc Ngãi huyện Bảo Lâm và xã Lộc Thanh TP Bảo Lộc
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp.
Sông La Ngà đoạn chảy qua ven ranh giới của xã
Lộc Ngãi huyện Bảo Lâm và xã Lộc Thanh TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã
Lộc Đức huyện Bảo Lâm và xã Lộc Thanh TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã
Lộc An huyện Bảo Lâm và xã Lộc Thanh TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã
Lộc An huyện Bảo Lâm và xã Lộc Nga TP Bảo Lộc;
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp.
Sông La Ngà đoạn chảy qua ven ranh giới giữa xã
Lộc An huyện Bảo Lâm và xã Lộc Nga TP Bảo Lộc; ven ranh giới giữa xã Tân Lạc
huyện Bảo Lâm và xã Lộc Nga TP Bảo Lộc
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp.
Sông La Ngà đoạn chảy qua ven ranh giới giữa xã
Tân Lạc huyện Bảo Lâm và xã Lộc Nga TP Bảo Lộc; đến ven ranh giới giữa xã Lộc
Thành và xã Tân Lạc huyện Bảo Lâm
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp.
Sông La Ngà đoạn chảy qua ven ranh giới giữa xã
Lộc Thành và xã Tân Lạc; đến ven ranh giới giữa xã Tân Lạc và xã Lộc Nam; và
chảy qua xã Lộc Nam; đến chảy qua ven ranh giới giữa xã Lộc Nam huyện Bảo Lâm
và xã Hòa Nam huyện Di Linh
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp.
Sông La Ngà đoạn nằm trong xã Bảo Thuận huyện Di
Linh
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng cần giảm thải, trọng tâm
giảm xả thải từ nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp.
9
Sông Đa Riam
Sông Đa Riam đoạn nằm trong xã Bảo Thuận huyện Di
Linh
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đa Riam đoạn nằm trong xã Bảo Thuận huyện Di
Linh
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đa Riam đoạn chảy từ xã Bảo Thuận đến xã
Gung Ré; đến ven ranh giới giữa xã Gung Ré và thị trấn Di Linh huyện Di Linh
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đa Riam đoạn chảy từ xã Gung Ré đến xã Liên
Đầm huyện Di Linh
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đa Riam đoạn nằm trong xã Liên Đầm; đến ven
ranh giới giữa xã Liên Đầm và xã Đinh Trang Hòa; chảy qua xã Đinh Trang Hòa
đến xã Hòa Ninh huyện Di Linh
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN
tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Sông Đa Riam đoạn chảy từ xã Hòa Ninh đến ven
ranh giới giữa xã Hòa Ninh huyện Di Linh và xã Lộc An huyện Bảo Lâm; đến ven
ranh giới giữa xã Lộc An và Tân Lạc huyện Bảo Lâm.
- Kiểm soát các nguồn thải mới: xử lý đạt QCVN tương
ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
Bảng 2. Lộ trình giảm xả thải vào
các hồ không còn khả năng tiếp nhận đến năm 2030
STT
Tên Hồ
Đến năm 2030
1
Hồ Tuyền Lâm
- Kiểm soát các nguồn thải mới: Xử lý đạt QCVN tương
ứng cột A về nước thải tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế xả thải trực tiếp từ nguồn thải sinh
hoạt phát sinh vào nguồn nước.
2
Hồ Chiến Thắng
- Kiểm soát các nguồn thải mới: Xử lý đạt QCVN
tương ứng cột A về nước thải tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng xả thải, trọng tâm giảm xả
thải từ nguồn thải sinh hoạt phát sinh, đặc biệt đối với các chất BOD5
và COD.
3
Hồ Đankia
- Kiểm soát các nguồn thải mới: Xử lý đạt QCVN
tương ứng cột A về nước thải tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế tải lượng xả thải, trọng tâm giảm xả
thải từ nguồn thải sinh hoạt phát sinh.
4
Hồ Nam Phương
- Kiểm soát các nguồn thải mới: Xử lý đạt QCVN
tương ứng cột A về nước thải tương ứng với loại hình xả thải.
- Giảm 30% tải lượng xả thải, trọng tâm giảm xả
thải từ nguồn thải sinh hoạt phát sinh, đặc biệt đối với các chất BOD5
và COD.
5
Hồ Đạ Tẻh
- Kiểm soát các nguồn thải mới: Xử lý đạt QCVN
tương ứng cột A về nước thải tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế tải lượng xả thải, trọng tâm giảm xả
thải từ nguồn thải sinh hoạt phát sinh.
6
Hồ Đơn Dương
- Kiểm soát các nguồn thải mới: Xử lý đạt QCVN
tương ứng cột A về nước thải tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế tải lượng xả thải, trọng tâm giảm xả
thải từ nguồn thải sinh hoạt phát sinh.
7
Hồ Đại Ninh
- Kiểm soát các nguồn thải mới: Xử lý đạt QCVN
tương ứng cột A về nước thải tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế tải lượng xả thải, trọng tâm giảm xả
thải từ nguồn thải sinh hoạt phát sinh.
8
Đồng Nai 2
- Kiểm soát các nguồn thải mới: Xử lý đạt QCVN
tương ứng cột A về nước thải tương ứng với loại hình xả thải.
- Hạn chế tải lượng xả thải, trọng tâm giảm xả
thải từ nguồn thải sinh hoạt phát sinh.
PHỤ LỤC IV.
DANH MỤC CÁC
NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN 2026-2030
(Kèm theo Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2025 của UBND tỉnh
Lâm Đồng)
STT
Nhiệm vụ
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian
thực hiện
Ghi chú
I. Nâng
cao nhận thức cộng đồng về quản lý, bảo vệ an toàn các nguồn nước mặt
1
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cho các cấp lãnh đạo, chính quyền, người dân, doanh nghiệp và du khách
về ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ các nguồn nước mặt trên địa
bàn tỉnh; về khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước; phòng chống cạn kiệt,
suy thoái nguồn nước
Sở Nông nghiệp và
Môi trường
Các sở, ban ngành
tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện
Thường xuyên
2
Chỉ đạo cơ quan báo chí, cơ sở tăng cường công
tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về quản
lý, bảo vệ an toàn các nguồn nước mặt để sử dụng lâu bền
Sở Khoa học và
Công nghệ
Ủy ban nhân dân
cấp huyện
Thường xuyên
II. Các
giải pháp công trình để bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt
1
Nâng cấp, mở rộng hệ thống thu gom và xử lý nước
thải thành phố Đà Lạt
Ủy ban nhân dân
Thành phố Đà Lạt
Các đơn vị có liên
quan
2025-2030
Triển khai thực hiện trên cơ sở nguồn vốn ngân
sách phân bổ thực tế cho từng địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp
khác theo quy định.
2
Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom
và xử lý nước thải trên địa bàn huyện Lạc Dương
Ủy ban nhân dân
huyện Lạc Dương
Các đơn vị có liên
quan
2025-2030
3
Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom
và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Bảo Lộc
Ủy ban nhân dân
thành phố Bảo Lộc
Các đơn vị có liên
quan
2025-2030
4
Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom
và xử lý nước thải Đô thị Đức Trọng
Ủy ban nhân dân
huyện Đức Trọng
Các đơn vị có liên
quan
2025-2030
5
Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom
và xử lý nước thải trên địa bàn huyện Lâm Hà
Ủy ban nhân dân
huyện Lâm Hà
Các đơn vị có liên
quan
2025-2030
6
Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom
và xử lý nước thải trên địa bàn huyện Di Linh
Ủy ban nhân dân
huyện Di Linh
Các đơn vị có liên
quan
2025-2030
7
Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom
và xử lý nước thải trên địa bàn huyện Đơn Dương
Ủy ban nhân dân
huyện Đơn Dương
Các đơn vị có liên
quan
2025-2030
8
Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom
và xử lý nước thải trên địa bàn huyện Bảo Lâm
Ủy ban nhân dân
huyện Bảo Lâm
Các đơn vị có liên
quan
2025-2030
9
Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom
và xử lý nước thải trên địa bàn huyện Đạ Huoai
Ủy ban nhân dân
huyện Đạ Huoai
Các đơn vị có liên
quan
2025-2030
10
Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom
và xử lý nước thải trên địa bàn huyện Đam Rông
Ủy ban nhân dân
huyện Đam Rông
Các đơn vị có liên
quan
2025-2030
11
Xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước
thải Khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm
Ban Quản lý thải
Khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm
Các đơn vị có liên
quan
2025-2030
12
Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước
thải cho các chợ đầu mối và chợ truyền thống
Cơ quan được giao
nhiệm vụ làm chủ đầu tư
Sở Xây dựng, Sở
Tài chính và đơn vị liên quan.
2025-2030
13
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về đảm bảo an
ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Cơ quan được giao
nhiệm vụ làm chủ đầu tư
Các đơn vị có liên
quan
2025-2030
Kế hoạch
1063/KH-UBND ngày 15/02/2023
14
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về triển khai thi
hành Luật Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Cơ quan được giao
nhiệm vụ làm chủ đầu tư
Các đơn vị có liên
quan
2025-2030
Kế hoạch
5743/KH-UBND ngày 10/7/2024
III. Nhóm dự án đầu tư khác
1
Đầu tư nâng cấp hệ thống quan trắc môi trường
nước mặt tỉnh Lâm Đồng (bổ sung các trạm quan trắc tự động liên tục)
Cơ quan được giao
nhiệm vụ làm chủ đầu tư
Sở Xây dựng, Sở
Tài chính và đơn vị liên quan
2025-2030
2
Đầu tư xây dựng trạm quan trắc tự động tại Cầu
Phước Cát, Thị trấn Phước Cát 1, huyện Cát Tiên (nay là huyện Đạ Huoai)
Cơ quan được giao
nhiệm vụ làm chủ đầu tư
Các đơn vị có liên
quan
2025-2030
Quyết định số
224/QĐ/TTg ngày 07/3/2024 của Thủ tướng
Chính phủ
IV. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô
nhiễm môi trường nước mặt
1
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo
ĐTM, cấp giấy phép môi trường, xác nhận đăng ký môi trường đối với các dự án
đầu tư mới
Sở Nông nghiệp và
Môi trường UBND cấp huyện, cấp xã
Các sở, ban ngành
có liên quan
Nhiệm vụ thường
xuyên
2
Tăng cường công tác hậu kiểm sau khi cấp phép môi
trường
Sở Nông nghiệp và
Môi trường, UBND cấp huyện
Các sở, ban ngành
có liên quan
Nhiệm vụ thường
xuyên
3
Tăng cường kiểm tra đột xuất đối với các nguồn xả
thải có nguy cơ gây ô nhiễm cao (các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở
sản xuất phân tán bên ngoài Khu/cụm công nghiệp, cơ sở y tế, trang trại chăn
nuôi, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô công
nghiệp, bãi rác,…)
Sở Nông nghiệp và
Môi trường
Các sở, ban ngành
có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện
Nhiệm vụ thường
xuyên
4
Xây dựng các sổ tay hướng dẫn về kỹ thuật và công
nghệ xử lý nước thải đối với các nguồn thải phân tán, quy mô nhỏ (nước thải
sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải nuôi trồng thủy sản quy mô hộ gia
đình)
Sở Nông nghiệp và
Môi trường
Các đơn vị có liên
quan
2026
5
Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng các
công trình xử lý nước thải qui mô hộ gia đình (nước thải sinh hoạt, nước thải
chăn nuôi, nước thải nuôi trồng thủy sản quy mô hộ gia đình)
Sở Nông nghiệp và
Môi trường
Các sở, ban ngành
có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện
2026
6
Tăng cường công tác thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải công nghiệp
Sở Nông nghiệp và
Môi trường, UBND cấp huyện
Các sở, ban ngành
có liên quan
Thường xuyên
Quyết định 612/QĐ-UBND năm 2025 phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2026-2030
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 612/QĐ-UBND ngày 25/03/2025 phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2026-2030
44
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
Địa chỉ:
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Xuân Hòa, TP.HCM
Điện thoại:
(028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail:
i nf o@ThuVienPhapLuat.vn
Mã số thuế:
0315459414
TP. HCM, ngày 31/0 5/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bậ t Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này , với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng .
Là sản phẩm online, nên 25 0 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021 .
S ứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
s ử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật ,
v à kết nối cộng đồng Dân L uật Việt Nam,
nhằm :
G iúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…” ,
v à cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT .
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng