ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 393/QĐ-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 26
tháng 02 năm 2025
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP VÀ TRỒNG TRỌT
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục
hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 5174/QĐ-BNN-VP ngày 31
tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công
bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước lĩnh vực lâm
nghiệp và trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ
trong lĩnh vực lâm nghiệp và trồng trọt thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh,
cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bãi bỏ các nội dung công bố tại số thứ tự: 2 mục I,
1 mục II, 1 mục III, phần I (Danh mục thủ tục hành chính nội bộ) và số thứ tự 2
mục I, 1 mục II, 1 mục III, phần II (Nội dung cụ thể của từng thủ tục hành
chính) được ban hành tại Quyết định số 1923/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học;
- Lưu: VT, TTPVHCC.
|
CHỦ TỊCH
Trần Hồng Thái
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP VÀ TRỒNG
TRỌT THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH, CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 393/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Chủ tịch
UBND tỉnh Lâm Đồng)
PHẦN
I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH NỘI BỘ
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Tên văn bản QPPL quy định thủ tục hành chính
|
Cơ quan thực hiện
|
I
|
Thủ tục hành chính nội bộ
tỉnh
|
1
|
Lập, triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình
809, Tiểu dự án 1 thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
Thông tư số 22/2024/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội
dung về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến
năm 2025
|
- UBND tỉnh
- Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
2
|
Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp
chứng chỉ quản lý rừng bền vững thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân
dân tỉnh
|
Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm
2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp
|
- UBND tỉnh
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
3
|
Hỗ trợ trồng cây phân tán thuộc thẩm quyền giải
quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
Nghị định số 58/2024/NĐ-CP
|
- UBND tỉnh
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
4
|
Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh
|
Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm
2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa
|
- UBND tỉnh
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- UBND cấp huyện
|
II
|
Thủ tục hành chính nội bộ
cấp huyện
|
1
|
Lập, triển khai kế hoạch thực hiện
Tiểu dự án 1 thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp huyện
|
Thông tư số 22/2024/TT-BNNPTNT
|
UBND cấp huyện
|
2
|
Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn huyện
|
Nghị định số 112/2024/NĐ-CP
|
- UBND cấp huyện
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng
Kinh tế
- UBND cấp xã
|
III
|
Thủ tục hành chính nội bộ cấp xã
|
1
|
Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi trên địa bàn xã
|
Nghị định số 112/2024/NĐ-CP
|
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã
|
PHẦN
II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TỈNH
1. Lập, triển khai kế hoạch
thực hiện Chương trình 809, Tiểu dự án 1 thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân
dân tỉnh
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Trước ngày 30 tháng
6 hằng năm, tổ chức, chủ đầu tư dự án xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình
809 và Tiểu dự án 1 năm sau, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiểu dự
án 1 của địa phương tổng hợp.
- Tổ chức, chủ đầu tư dự án trực thuộc UBND tỉnh hoặc
các Sở, ngành thuộc tỉnh tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình 809
và Tiểu dự án 1 của Sở, ngành mình.
b) Bước 2: Trước ngày 15 tháng 7 hằng năm, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình 809, Tiểu
dự án 1 năm sau của tỉnh:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kế
hoạch thực hiện Chương trình 809 năm sau của UBND tỉnh, trình UBND tỉnh xem xét
thông qua trước khi gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ Chương
trình), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
- Cơ quan, đơn vị được giao, tổng hợp kế hoạch thực
hiện Tiểu dự án 1 năm sau của địa phương mình, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tổng hợp trình UBND tỉnh (Cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc
gia tại địa phương), đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ
dự án thành phần).
c) Bước 3: Trước ngày 31 tháng 7 hằng năm, các địa
phương tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình 809 và Tiểu dự án 1 năm sau:
- Đối với Chương trình 809: Gửi Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp.
- Đối với Tiểu dự án 1: Gửi Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổng hợp kế hoạch, nhu cầu kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1, gửi
Ủy ban Dân tộc tổng hợp.
d) Bước 4: Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm, Văn phòng
Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Chương trình 809, cơ quan chuyên môn được giao
tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kế hoạch và phương án
phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình 809 năm sau, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính.
e) Bước 5: Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, các địa
phương thực hiện Chương trình 809 giao các cơ quan, đơn vị trực thuộc mục tiêu,
nhiệm vụ, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi tiết theo nội dung, hạng mục
thực hiện Chương trình 809.
- Đối với Tiểu dự án 1, việc giao kế hoạch, triển
khai thực hiện kế hoạch theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, Nghị định số 38/2023/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 1719/QĐ-TTg liên quan khác.
1.2. Cách thức thực hiện: Qua
hệ thống quản lý văn bản điện tử
1.3. Thành phần hồ sơ: Kế hoạch thực
hiện Chương trình 809 và Tiểu dự án 1 năm sau.
1.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính).
1.5. Thời hạn giải quyết:
a) Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương
trình 809 và Tiểu dự án 1 gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiểu dự
án 1 của địa phương: trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình 809, Tiểu dự án 1: trước ngày 15
tháng 7 hằng năm.
c) UBND tỉnh tổng hợp kế hoạch thực
hiện Chương trình 809 và Tiểu dự án 1: trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
d) Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn kế hoạch và phương án phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình 809, gửi
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính: trước ngày 15 tháng 8 hằng năm.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, chủ đầu tư dự án trực thuộc UBND tỉnh hoặc các Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường.
1.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
UBND tỉnh.
1.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
a) Kế hoạch và phương án phân bổ kinh phí thực hiện.
b) Thực hiện Chương trình 809, Tiểu dự án 1.
1.9. Phí, lệ phí: Không quy định.
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính: Không quy định.
1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông
tư số 22/2024/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về lâm nghiệp thực hiện Chương
trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
2. Xây dựng phương án quản lý
rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững thuộc thẩm quyền giải quyết
của Ủy ban nhân dân tỉnh
2.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn xây dựng dự án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền
vững trên địa bàn tỉnh, trong đó xác định rõ quy mô, địa điểm, diện tích, danh
sách chủ rừng, nguồn kinh phí hỗ trợ trình UBND tỉnh phê duyệt.
b) Bước 2: Hằng năm, UBND tỉnh giao dự
toán kinh phí hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ
quản lý rừng bền vững theo dự án được duyệt quy định tại Bước 1 cho Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ rừng là tổ chức
và giao dự toán kinh phí hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp
chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho Ủy ban nhân cấp cấp huyện để cấp kinh phí hỗ
trợ cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thông qua UBND cấp
xã.
2.2. Cách thức thực hiện: Qua
hệ thống quản lý văn bản điện tử.
2.3. Thành phần hồ sơ: Dự thảo
dự án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn
tỉnh (xác định rõ quy mô, địa điểm, diện tích, danh sách chủ rừng, nguồn kinh
phí hỗ trợ).
2.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.5. Thời hạn giải quyết: Không quy định.
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
UBND tỉnh.
2.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
a) Phê duyệt dự án quản lý rừng bền vững và cấp chứng
chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh.
b) Cấp kinh phí và giao dự toán kinh phí hỗ trợ xây
dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho
UBND cấp huyện để cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ rừng.
2.9. Phí, lệ phí: Không quy định.
2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính: Không quy định.
2.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về một số
chính sách đầu tư trong lâm nghiệp.
3. Hỗ trợ trồng cây phân tán
thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh
3.1. Trình tự thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ
trồng cây phân tán của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia
trồng cây phân tán, đáp ứng điều kiện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư có đất và nhu cầu trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch
trồng cây phân tán kèm theo dự toán kinh phí hỗ trợ trồng cây phân tán, trình
UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức triển khai kế hoạch, nghiệm thu, tổng hợp kết quả
thực hiện, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy
định.
3.2. Cách thức thực hiện: Không
quy định.
3.3. Thành phần hồ sơ: Dự thảo
kế hoạch trồng cây phân tán kèm theo dự toán kinh phí hỗ trợ trồng cây phân
tán.
3.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3.5. Thời hạn giải quyết: Không quy định.
3.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
UBND tỉnh.
3.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Phê duyệt kế hoạch trồng cây phân tán kèm theo kinh phí hỗ trợ
trồng cây phân tán.
3.9. Phí, lệ phí: Không quy định.
3.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
3.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính: Không quy định.
3.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về một số
chính sách đầu tư trong lâm nghiệp.
4. Ban hành
Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn
tỉnh
4.1. Trình tự thực hiện:
a) Hằng năm, căn cứ vào quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của
pháp luật và tình hình thực tế của địa phương, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch trên phạm
vi toàn tỉnh.
b) UBND tỉnh căn cứ vào quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của
pháp luật, đề xuất của UBND cấp huyện và đề nghị của cơ quan chuyên môn về nông
nghiệp tỉnh, ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất
trồng lúa phạm vi toàn tỉnh; thời gian ban hành trước 30 tháng 11 năm trước của
năm kế hoạch.
4.2. Cách thức thực hiện: Qua hệ thống quản lý văn bản điện tử.
4.3. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ trình ban hành kế hoạch của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
b) Dự thảo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh.
4.4. Số lượng hồ sơ:
01 bộ.
4.5. Thời hạn giải quyết: Thời gian
ban hành trước 30 tháng 11 năm trước của năm kế hoạch
4.6. Đối tượng thực hiện
TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện.
4.7. Cơ quan giải quyết
TTHC: UBND tỉnh.
4.8. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định
ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm
vi toàn tỉnh (theo mẫu tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐ-CP).
4.9. Phí, lệ phí: Không quy định.
4.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không quy định.
4.11. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện TTHC:
Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
trên đất trồng lúa:
a) Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng
trọt năm 2018.
b) Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại.
c) Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
d) Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành.
đ) Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa;
không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều,
công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa.
e) Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện
tích đất trồng lúa liền kề.
4.12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Nghị định
số 112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất
trồng lúa.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
CẤP HUYỆN
1. Lập, triển khai kế hoạch
thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp huyện
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Trước ngày 30 tháng
6 hằng năm, tổ chức, chủ đầu tư dự án xây dựng kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1
năm sau, gửi cơ quan thường trực Tiểu dự án 1 của địa phương tổng hợp, cụ thể:
UBND cấp huyện tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 của các tổ chức,
chủ đầu tư dự án trực thuộc, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.
b) Bước 2: Trước ngày 15 tháng 7 hằng năm, cơ quan chuyên
môn, đơn vị được giao, tổng hợp kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 năm sau của Bộ,
ngành, địa phương, cụ thể: Cơ quan, đơn vị được giao, tổng hợp kế hoạch thực hiện
Tiểu dự án 1 năm sau của địa phương mình, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tổng hợp trình UBND tỉnh (Cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia
tại địa phương), đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ dự
án thành phần).
c) Bước 3: Trước ngày 31 tháng 7 hằng năm, các địa
phương tổng hợp kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 năm sau, cụ thể: gửi Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kế hoạch, nhu cầu kinh phí thực hiện Tiểu
dự án 1, gửi Ủy ban Dân tộc tổng hợp.
Đối với Tiểu dự án 1, việc giao kế hoạch, triển
khai thực hiện kế hoạch theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, Nghị định
số 38/2023/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg
liên quan khác.
1.2. Cách thức thực hiện: Qua
hệ thống quản lý văn bản điện tử.
1.3. Thành phần hồ sơ: Kế hoạch thực
hiện Tiểu dự án 1.
1.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.5. Thời hạn giải quyết:
a) Xây dựng kế hoạch thực hiện Tiểu dự
án 1 gửi cơ quan thường trực Tiểu dự án 1 của địa phương tổng hợp: trước ngày
30 tháng 6 hằng năm.
b) Tổng hợp kế hoạch và gửi Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình UBND tỉnh, đồng thời gửi Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trình: trước ngày 15 tháng 7 hằng năm.
c) Gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tổng hợp kế hoạch, nhu cầu kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1, gửi Ủy
ban dân tộc tổng hợp: trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, chủ đầu tư dự án.
1.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
UBND cấp huyện.
1.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1.
1.9. Phí, lệ phí: Không quy định.
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính: Không quy định.
1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông
tư số 22/2024/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về lâm nghiệp thực hiện Chương
trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
2. Ban hành Kế hoạch chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn huyện
2.1. Trình tự thực hiện:
UBND cấp huyện căn cứ vào Kế hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa được UBND tỉnh phê duyệt,
đề xuất của UBND cấp xã và đề nghị của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp cấp
huyện, ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng
lúa phạm vi toàn huyện theo mẫu Phụ lục II ban
hành kèm theo Nghị định này; thời gian ban hành trước ngày 15 tháng 12 năm trước
của năm kế hoạch.
2.2. Cách thức thực hiện: Qua hệ thống
quản lý văn bản điện tử.
2.3. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ trình ban hành kế hoạch của Phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế.
b) Dự thảo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn huyện.
2.4. Số lượng hồ sơ:
01 bộ.
2.5. Thời hạn giải quyết: Thời gian
ban hành trước 30 tháng 11 năm trước của năm kế hoạch
2.6. Đối tượng thực hiện
TTHC: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế, UBND cấp
xã.
2.7. Cơ quan giải quyết
TTHC: UBND cấp huyện.
2.8. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định
ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm
vi toàn huyện (theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số
112/2024/NĐ-CP).
2.9. Phí, lệ phí: Không quy định.
2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không quy định.
2.11. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện TTHC:
Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
trên đất trồng lúa:
a) Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng
trọt năm 2018.
b) Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại.
c) Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
d) Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành.
e) Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa;
không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều,
công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa.
f) Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện
tích đất trồng lúa liền kề.
2.12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Nghị định
số 112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất
trồng lúa.
III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
CẤP XÃ
1. Ban hành Kế hoạch chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã
1.1. Trình tự thực hiện:
UBND cấp xã căn cứ Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi được UBND cấp huyện phê duyệt và nhu cầu chuyển đổi của người
sử dụng đất trồng lúa, ban hành Kế hoạch chuyển đổi trên địa bàn xã theo mẫu Phụ
lục III ban hành kèm theo Nghị định này; thời gian ban hành trước ngày 30 tháng
12 năm trước của năm kế hoạch.
1.2. Cách thức thực hiện: Qua hệ thống
quản lý văn bản điện tử
1.3. Thành phần hồ sơ:
a) Danh sách tổng hợp nhu cầu chuyển đổi của người
sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn xã.
b) Dự thảo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn xã.
1.4. Số lượng hồ sơ:
01 bộ.
1.5. Thời hạn giải quyết: Thời gian
ban hành trước
ngày 30 tháng 12 năm trước của năm kế hoạch.
1.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Người
sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu cấp chuyển đổi.
1.7. Cơ quan giải quyết
TTHC: UBND cấp xã.
1.8. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định
ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm
vi toàn huyện (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số
112/2024/NĐ-CP).
1.9. Phí, lệ phí: Không quy định.
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không quy định.
1.11. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện TTHC:
Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
trên đất trồng lúa:
a) Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng
trọt năm 2018.
b) Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại.
c) Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
d) Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành.
e) Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa;
không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều,
công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa.
f) Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện
tích đất trồng lúa liền kề.
1.12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Nghị định
số 112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất
trồng lúa.