ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
35/2025/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 16
tháng 6 năm 2025
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH, ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG TÁC QUẢN
LÝ VẬN HÀNH CÁC QUỸ NHÀ THUỘC TÀI SẢN CÔNG (BAO GỒM QUỸ NHÀ ĐỂ Ở, QUỸ NHÀ KHÔNG
ĐỂ Ở VÀ TRỤ SỞ, CÔNG SỞ) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 27
tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ các Nghị định của
Chính phủ: Số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số
điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; số 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 9
năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày
26 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công; số 50/2025/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2025 sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công;
Căn cứ Nghị định số
32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt
hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ
nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số
60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài
chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số
95/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số
108/2024/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử
dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao
cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác;
Căn cứ Thông tư số
13/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp
xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Xây dựng tại Tờ trình số 43/TTr- SXD(KTXD) ngày 20 tháng 02 năm 2025 và văn bản
số 6730/SXD-KTXD ngày 04 tháng 6 năm 2025;
Ủy ban nhân dân Thành phố
quyết định ban hành quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật công tác quản lý vận
hành các quỹ nhà thuộc tài sản công (bao gồm quỹ nhà để ở, quỹ nhà không để ở
và trụ sở, công sở) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
1. Quyết định này ban hành quy
trình, định mức kinh tế - kỹ thuật công tác quản lý vận hành các quỹ nhà thuộc
tài sản công (bao gồm quỹ nhà để ở, quỹ nhà không để ở và trụ sở, công sở) trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Quỹ nhà thuộc tài sản công
trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm:
a) Quỹ nhà để ở: nhà ở phục vụ
tái định cư; nhà ở xã hội; nhà ở cho học sinh, sinh viên; nhà công nhân; nhà
cho đối tượng thu nhập thấp; nhà ở cũ; nhà ở công vụ.
b) Quỹ nhà không để ở: diện
tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà chung cư tái định cư; diện tích kinh doanh
dịch vụ tại nhà ở công nhân; diện tích kinh doanh dịch vụ tại nhà ở cho học
sinh, sinh viên; Cung Trí thức Thành phố; diện tích kinh doanh dịch vụ tại các
chung cư thương mại phải bàn giao cho Thành phố quản lý; nhà chuyên dùng.
c) Trụ sở, công sở: Khu liên cơ
Võ Chí Công; Khu liên cơ Vân Hồ; các Sở, ngành; UBND các xã, phường (chính quyền
cấp cơ sở).
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Cơ quan quản lý nhà nước:
Các Sở, ngành; UBND các xã, phường (chính quyền cấp cơ sở).
2. Tổ chức, cá nhân có liên
quan tới công tác quản lý, vận hành các quỹ nhà thuộc tài sản công trên địa bàn
Thành phố.
Điều 3. Nội
dung quy trình, định mức
1. Quy trình quản lý, vận hành
các quỹ nhà thuộc tài sản công (bao gồm quỹ nhà ở, quỹ nhà không để ở và trụ sở,
công sở) trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm:
a) Công tác kiểm tra thường
xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà: 13 quy trình.
b) Công tác vệ sinh: 20 quy
trình.
(Chi
tiết tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này)
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật
công tác quản lý, vận hành các quỹ nhà thuộc tài sản công (bao gồm quỹ nhà ở,
quỹ nhà không để ở và trụ sở, công sở) trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm:
a) Công tác kiểm tra thường
xuyên hệ thống trang thiết bị tòa nhà: 13 định mức kinh tế - kỹ thuật;
b) Công tác vệ sinh: 21 định mức
kinh tế - kỹ thuật.
(Chi
tiết tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này)
Điều 4. Tổ
chức thực hiện
1. Sở Xây dựng: chủ trì cùng
các Sở ngành có liên quan hướng dẫn Trung tâm Quản lý nhà thành phố Hà Nội thực
hiện quyết định này, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc (nếu có); thường xuyên
tổ chức rà soát các nội dung còn chưa hợp lý để tham mưu, báo cáo UBND Thành phố
xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Trung tâm Quản lý nhà thành
phố Hà Nội: xây dựng đơn giá trên cơ sở quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật
được phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý vận hành các quỹ
nhà thuộc tài sản công; báo cáo Sở Xây dựng những nội dung phát sinh vượt thẩm
quyền.
Điều 5. Điều
khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực
thi hành từ ngày 26 tháng 6 năm 2025.
2. Chánh Văn phòng UBND Thành
phố; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài chính, Nội vụ; Chủ tịch UBND các xã, phường
(chính quyền cấp cơ sở); Giám đốc Trung tâm Quản lý nhà thành phố Hà Nội và các
tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Các Bộ: Xây dựng, Tư pháp;
- Thường trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Cục kiểm tra VB QPPL - Bộ Tư pháp;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- VPUBTP: các PCVP, các phòng chuyên môn;
- Trung tâm TTDL&CNS;
- Lưu: VT, KT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Sỹ Thanh
|
PHỤ LỤC I
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC QUỸ NHÀ
THUỘC TÀI SẢN CÔNG (BAO GỒM QUỸ NHÀ Ở, QUỸ NHÀ KHÔNG ĐỂ Ở VÀ TRỤ SỞ, CÔNG SỞ)
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 35/2025/QĐ-UBND ngày 16/6/2025 của UBND thành phố
Hà Nội)
Công tác quản lý vận hành nhà (bao gồm: quỹ nhà ở,
quỹ nhà không để ở và trụ sở, công sở) gồm nhiều nội dung công việc, cụ thể:
- Điều khiển, kiểm tra thường xuyên thường xuyên hệ
thống thang máy, hệ thống thiết bị điện, máy phát điện, hệ thống cấp thoát nước,
hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy, các thiết bị
dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung của tòa
nhà.
- Cung cấp các dịch vụ như: bảo vệ, vệ sinh, thu
gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh và các dịch vụ khác bảo đảm cho tòa
nhà hoạt động bình thường;
Tuy nhiên đối với một số công tác gồm:
- Công tác bảo vệ: Công tác bảo vệ được triển khai
3 ca làm việc trong ngày đảm bảo trực 24/24 với mục đích đảm bảo an toàn, an
ninh về con người cũng như tài sản trong tòa nhà, đảm bảo kiểm tra thường xuyên
bình thường của tòa nhà. Công tác bảo vệ tại các tòa nhà thường bố trí các vị
trí trực theo các vị trí như: vị trí trực cổng chính, vị trí trực tầng hầm, vị
trí sảnh, vị trí tuần tra, vị trí giám sát camera (nếu có). Do đó, phương án sắp
xếp, bố trí bảo vệ trực tòa nhà sẽ phụ thuộc vào đặc điểm công trình, đặc điểm
địa bàn khu vực và thực trạng trang bị hệ thống kỹ thuật giám sát của từng công
trình nên việc tính định mức chung cho công tác bảo vệ là không khả thi. Để xác
định chi phí cho công tác bảo vệ, đơn vị quản lý nhà sẽ căn cứ theo phương án bố
trí nhân sự, yêu cầu cụ thể của công tác đối với từng tòa nhà để xác định cho
phù hợp.
- Công tác nạo vét hố ga, rãnh thoát nước; công tác
chăm sóc vườn hoa, cây cảnh: UBND Thành phố ban hành định mức tại Quyết định số
33/2020/QĐ-UBND và Quyết định số 34/2020/QĐ-UBND ngày 08/12/2020, do khối lượng
thực hiện tại các quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Thành phố không
lớn nên sẽ vận dụng theo các định mức đã được ban hành.
- Công tác vệ sinh mái đón: Qua quá trình khảo sát,
xét thấy khối lượng công việc thực hiện rất ít do đặc điểm công trình trong quỹ
nhà hầu như không có mái đón nên không đủ cơ sở về số liệu khảo sát thực tế và
không hiệu quả đối với việc xây dựng định mức.
Đối với các công tác còn lại, quy trình thực hiện
quản lý vận hành nhà cụ thể như sau:
STT
|
Số hiệu
|
Tên quy trình
|
Trang
|
I
|
Quy trình thực hiện công tác điều khiển, kiểm
tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà:
|
|
1
|
01/QTTB
|
Hệ thống thang máy
|
|
2
|
02/QTTB
|
Hệ thống điện
|
|
3
|
03/QTTB
|
Hệ thống cấp, thoát nước
|
|
4
|
04/QTTB
|
Hệ thống trang thiết bị PCCC
|
|
5
|
05/QTTB
|
Hệ thống thông gió
|
|
6
|
06/QTTB
|
Hệ thống chống sét
|
|
7
|
07/QTTB
|
Bình nóng lạnh
|
|
8
|
08/QTTB
|
Hệ thống thang cuốn
|
|
9
|
09/QTTB
|
Hệ thống điều hòa không khí
|
|
10
|
10/QTTB
|
Thiết bị điện nhẹ (gồm: camera, loa, kích sóng điện
thoại gắn trần; tủ mạng INTERNET)
|
|
11
|
11/QTTB
|
Hệ thống xử lý nước thải
|
|
12
|
12/QTTB
|
Hệ thống cửa tự động
|
|
13
|
13/QTTB
|
Hệ thống thiết bị hội trường
|
|
II
|
Quy trình thực hiện các công tác vệ sinh:
|
|
1
|
01/QTVS
|
Công tác quét và lau sảnh, hành lang
|
|
2
|
02/QTVS
|
Công tác vệ sinh hành lang, sảnh bằng máy đánh
sàn
|
|
3
|
03/QTVS
|
Quy trình thực hiện công tác vệ sinh thang máy
|
|
4
|
04/QTVS
|
Công tác quét cầu thang bộ
|
|
5
|
05/QTVS
|
Công tác lau cầu thang bộ
|
|
6
|
06/QTVS
|
Vệ sinh cửa đi kính, vách kính, cửa sổ kính
|
|
7
|
07/QTVS
|
Vệ sinh cửa đi bằng kim loại (cửa thang thoát hiểm,
cửa phòng kỹ thuật, ...)
|
|
8
|
08/QTVS
|
Quy trình thực hiện công tác vệ sinh phòng vệ
sinh chung của tòa nhà
|
|
9
|
09/QTVS
|
Quy trình thực hiện công tác vệ sinh phòng rác
|
|
10
|
10/QTVS
|
Quét tầng hầm, dốc hầm
|
|
11
|
11/QTVS
|
Phun rửa tầng hầm và dốc hầm bằng máy
|
|
12
|
12/QTVS
|
Công tác vệ sinh quét dọn vỉa hè, sân bãi, lối đi
xung quanh
|
|
13
|
13/QTVS
|
Công tác vệ sinh phun rửa vỉa hè, sân bãi, lối đi
xung quanh
|
|
14
|
14/QTVS
|
Quy trình thực hiện công tác vệ sinh mái tòa nhà
|
|
15
|
15/QTVS
|
Quy trình thực hiện công tác thau rửa bể nước ngầm
|
|
16
|
16/QTVS
|
Quy trình thực hiện công tác thau rửa bể nước mái
|
|
17
|
17/QTVS
|
Quy trình thực hiện công tác vệ sinh phòng hội
trường
|
|
18
|
18/QTVS
|
Quy trình thực hiện công tác vệ sinh cửa gỗ công
nghiệp
|
|
19
|
19/QTVS
|
Quy trình thực hiện công tác vệ sinh thang cuốn
|
|
20
|
20/QTVS
|
Quy trình thực hiện công tác vệ sinh tường, cột ngoài
nhà ốp gạch, đá
|
|
I. Quy trình thực hiện công
tác kiểm tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà
1. Quy trình thực hiện công
tác kiểm tra thường xuyên hệ thống thang máy (01/QTTB)
1.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Đèn pin, bộ đàm, bút thử
điện, đồng phục bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, găng tay, ủng cao su ...);
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
- Biểu mẫu kiểm tra.
1.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
■ Bước 1: Kiểm tra hệ thống kỹ thuật theo biểu mẫu
có sẵn
- Kiểm tra tổng quan trạng thái làm việc để phát hiện
tiếng ồn, rung máy, quá nhiệt hoặc các hư hỏng khác của thang.
- Kiểm tra an toàn trong buồng thang: kiểm tra lại
nút lệnh trên bảng điều khiển để chắc chắn rằng vẫn nhận tín hiệu tốt, nút gọi
khi khẩn cấp, tay vịn, thiết bị chiếu sáng và thông gió điều hòa để đảm bảo
phòng thang không bị ngộp; kiểm tra điện thoại cứu hộ nội bộ.
- Kiểm tra phòng máy thang máy:
+ Kiểm tra kỹ phòng máy luôn thông thoáng và không
có bất cứ chướng ngại vật gây cản trở sự hoạt động.
+ Kiểm tra thiết bị, bộ phận, linh kiện cần để đảm
bảo an toàn thang máy như: các thiết bị điện đóng cắt bảo vệ hệ thống thang
máy, cầu dao điện của phòng máy, nhớt trong hộp số, hệ thống cứu hộ ....
+ Kiểm tra nguồn điện cung cấp.
+ Vệ sinh phòng máy, thiết bị.
■ Bước 2: Sau khi quá trình kiểm tra được hoàn
thành, cần ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết quả của việc kiểm
tra.
Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu
phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách
nhiệm.
1.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
- Nhân viên vận hành thang máy phải có tay nghề, đã
qua đào tạo;
- Chỉ cho phép sử dụng thang máy có tình trạng kỹ
thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn;
- Thực hiện việc dán bảng nội quy, bảng hướng dẫn
cách sử dụng thang máy bên trong buồng thang;
- Cần có biển thông báo tạm dừng hoạt động ở các tầng
khi mất điện hoặc sửa chữa;
- Sử dụng thang máy đúng mục đích, đúng công dụng.
Tuyệt đối không dùng thang máy sai khác mục đích so với dòng thang máy đang được
sử dụng;
- Khi sử dụng hay vệ sinh cần chú ý tuyệt đối không
để nước xâm nhập vào bên trong cabin thang máy; tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động.
- Thực hiện các biện pháp cảnh báo/ngăn cản những
người không có trách nhiệm tự ý vào các vị trí: buồng máy, hố giếng (hố thang
máy), tủ cầu dao cấp điện cho thang máy, đứng trên nóc cabin hoặc dùng chìa khóa
mở các cửa tầng, cửa quan sát, cửa buồng máy.
- Kiểm tra, điều khiển, kiểm tra thường xuyên của hệ
thống thang máy được thực hiện vào thời điểm ít người sử dụng thang máy.
Ghi chú:
Không áp dụng quy trình thực hiện công tác kiểm
tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà trong thời gian đơn vị triển
khai công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất để tránh trùng
lặp công việc.
1.4. Yêu cầu chất lượng:
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, hệ thống thang máy
hoạt động bình thường theo thiết kế, tuân thủ quy định của nhà cung cấp và pháp
luật có liên quan, không gặp các sự cố bất thường như rung, lắc, kêu, chập điện,
mất tín hiệu...; công tác vệ sinh và công tác an toàn lao động đảm bảo theo quy
định. Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu phát hiện hư hỏng phải
báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách nhiệm.
2. Quy trình thực hiện công
tác kiểm tra thường xuyên hệ thống điện (02/QTTB)
2.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Đèn pin, bộ đàm, đồng hồ
đo điện vạn năng, bút thử điện, dầu mỡ bôi trơn, đồng phục bảo hộ lao động (quần
áo bảo hộ, găng tay, ủng cao su);
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp;
- Biểu mẫu kiểm tra.
2.2. Nội dung quy trình:
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
■ Bước 1: Kiểm tra hệ thống kỹ thuật theo biểu mẫu
có sẵn
* Tủ hạ áp của Tòa nhà:
- Công tác kiểm tra được thực hiện hàng ngày, bao gồm:
+ Kiểm tra tổng quan trạng thái làm việc để phát hiện
tiếng ồn, quá nhiệt hệ thống, hoặc các hỏng hóc khác;
+ Kiểm tra hệ thống thiết bị bảo vệ, đóng cắt máy cắt
điện, aptomat...;
+ Kiểm tra thiết bị đo, đếm, ghi chỉ số công tơ tổng;
+ Kiểm tra hệ thống cáp điện;
+ Kiểm tra các UPS cấp nguồn cho ATS;
+ Kiểm tra trạng thái làm việc giữa lưới điện và
máy phát điện;
+ Kiểm tra ghi lại các thông số dòng điện, điện áp.
* Hệ thống tủ điện tầng:
- Công tác kiểm tra thực hiện hàng ngày bao gồm:
+ Kiểm tra tổng quan trạng thái làm việc để phát hiện
tiếng ồn, quá nhiệt hệ thống, tủ điện, hoặc các hỏng hóc khác;
- Công tác kiểm tra thực hiện hàng tháng bao gồm:
+ Vệ sinh bên ngoài tủ điện;
+ Khảo sát tổng quan để phát hiện ra dấu hiệu quả
nhiệt, tiếng ồn bất thường hay các hỏng hóc khác;
+ Kiểm tra để đảm bảo dây dẫn, cáp ở vị trí an toàn
và trạng thái làm việc tốt;
+ Kiểm tra tình trạng tất cả các mối nối;
+ Kiểm tra thường xuyên của đèn hiển thị;
+ Kiểm tra ghi lại các thông số điện áp, dòng điện;
+ Kiểm tra các thiết bị đóng, cắt, bảo vệ;
+ Kiểm tra kiểm soát phụ tải điện.
* Hệ thống chiếu sáng công cộng:
- Công tác kiểm tra thực hiện hàng ngày bao gồm:
+ Kiểm tra các thiết bị điện chiếu sáng, nhằm đảm bảo
hệ thống điện chiếu sáng hoạt động tiết kiệm, ổn định và an toàn;
+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn sáng và các
thiết bị của hệ thống chiếu sáng để đề xuất phương án sửa chữa và thay thế kịp
thời.
* Máy phát điện dự phòng:
- Công tác kiểm tra thực hiện hàng tuần bao gồm:
+ Chạy máy phát để kiểm tra tình trạng hoạt động của
máy phát;
+ Kiểm tra hệ thống bồn chứa dầu máy phát điện cần
được vệ sinh, kiểm tra đường ống, bồn chứa, các van chặn, van xả, mức nhiên liệu
dầu trong bồn chứa ....
- Công tác kiểm tra thực hiện hàng tháng bao gồm:
+ Những phần liên quan đến động cơ: Ghi lại thông số
giờ máy chạy, áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ nước; Kiểm tra độ rung bất thường;
Xiết lại khung giá đỡ; Kiểm tra, vệ sinh ống thông hơi;
+ Dầu bôi trơn: Kiểm tra sự rò rỉ; Kiểm tra mức dầu
trong máy (khi máy dừng);
+ Hệ thống làm mát: Kiểm tra sự rò rỉ; Kiểm tra sự
tắc nghẽn bộ làm mát; Kiểm tra các đầu kết nối mềm; Kiểm tra mức nước làm mát;
+ Hệ thống gió: Kiểm tra sự rò rỉ; Kiểm tra hệ thống
gió vào; Kiểm tra sự tắc nghẽn phin lọc gió; Kiểm tra hệ thống ống và mối nối.
■ Bước 2: Sau khi quá trình kiểm tra được hoàn
thành, cần ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết quả của việc kiểm
tra.
Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu
phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách
nhiệm.
2.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
- Nhân viên vận hành hệ thống điện phải có tay nghề,
đã qua đào tạo;
- Nắm rõ chức năng nhiệm vụ và quy trình vận hành
và bảo trì của hệ thống thiết bị điện;
- Không lau chùi, vệ sinh các thiết bị khi đang có
điện. Chủ yếu chỉ làm vệ sinh các khu vực xung quanh thiết bị. Việc làm vệ sinh
bên trong sẽ do nhà thầu chuyên môn thực hiện khi đã ngắt điện;
- Phải nghiên cứu, nắm vững cấu tạo và nguyên tắc
hoạt động của hệ thống cung cấp điện;
- Khi cần ngắt điện thì cắt các phụ tải trước, ngắt
tông sau (khi mở thì ngược lại);
- Đảm bảo cửa phân cách giữa phòng đặt máy và phòng
điều khiển phải luôn được khóa để đề phòng cháy lan; cấm hút thuốc hoặc có hành
động gây cháy nổ tại khu vực máy phát điện, hầm chứa nhiên liệu, máy bơm nhiên
liệu ...;
- Thời gian kiểm tra, bảo dưỡng nên tránh làm việc
vào khung giờ cao điểm.
Ghi chú:
Không áp dụng quy trình thực hiện công tác kiểm
tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà trong thời gian đơn vị triển
khai công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất để tránh trùng
lặp công việc.
2.4. Yêu cầu chất lượng
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, hệ thống điện hoạt
động bình thường theo thiết kế, tuân thủ quy định của nhà cung cấp và pháp luật
có liên quan, không gặp các sự cố bất thường như chập điện, rò điện, mất tín hiệu
...; công tác vệ sinh và công tác an toàn lao động đảm bảo theo quy định. Ghi lại
đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời
và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách nhiệm.
2.5. Giải quyết các sự cố thường gặp
- Khi mất điện lưới toàn bộ, ca trực phải kịp thời
có mặt ở khu vực máy phát điện và thực hiện việc vận hành hệ thống máy phát.
- Trường hợp bị nhảy CB tổng ở tầng nào đó, cần kiểm
tra CB bị nhảy là do đâu (bị quá tải hay chạm mát ở đâu đó) nếu không khắc phục
kịp trong thời gian sớm nhất, thì phải báo cho Ban quản lý biết và lên kế hoạch
sửa chữa khắc phục tạm thời.
- Khi có cháy nổ xảy ra thì phải cách ly ngay hệ thống
điện khu vực cháy nổ và lân cận ra khỏi hệ thống phân phối chính.
3. Quy trình thực hiện công
tác kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp, thoát nước (03/QTTB)
3.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Đèn pin, bộ đàm, đồng hồ
đo điện vạn năng, bút thử điện, dầu mỡ bôi trơn, đồng phục bảo hộ lao động (quần
áo bảo hộ, găng tay, ủng cao su);
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp;
- Biểu mẫu kiểm tra.
3.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
■ Bước 1: Kiểm tra hệ thống kỹ thuật theo biểu mẫu
có sẵn
* Hệ thống cấp nước:
- Công tác kiểm tra hệ thống bơm nước tại phòng máy
bơm nước sinh hoạt và phòng máy bơm tăng áp bao gồm:
+ Kiểm tra tổng quan trạng thái làm việc để phát hiện
tiếng ồn, rung của máy bơm, quá nhiệt hoặc các hỏng hóc khác của máy bơm nước sạch
và tăng áp;
+ Kiểm tra tủ điều khiển máy bơm, các thiết bị điện
đóng cắt bảo vệ bơm, kiểm tra, ghi chỉ số dòng điện so với dòng định mức; vệ
sinh tủ điều khiển máy bơm và máy bơm;
+ Kiểm tra hệ thống van chặn, van giảm áp, van một
chiều khớp nối mềm;
+ Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống cấp nước sạch;
+ Hoán đổi các bơm chạy luân phiên (nếu có);
+ Quét dọn phòng máy.
- Công tác kiểm tra phòng kỹ thuật nước tại các tầng
bao gồm:
+ Kiểm tra đồng hồ, van giảm áp, van chặn;
+ Vệ sinh đường ống, thiết bị (đồng hồ, van nước);
+ Quét dọn phòng kỹ thuật.
- Kiểm tra, ghi mức nước bể ngầm và bể mái.
* Hệ thống thoát nước:
- Kiểm tra tổng quan trạng thái làm việc để phát hiện
tiếng ồn, rung của máy bơm, hoặc các hư hỏng khác của các bơm nước thải;
- Kiểm tra tủ điều khiển máy bơm, các thiết bị điện
đóng cắt bảo vệ bơm, kiểm tra, ghi chỉ số dòng điện so với dòng định mức; vệ
sinh tủ điều khiển máy bơm và máy bơm;
- Kiểm tra hệ thống van chặn, van một chiều khớp nối
mềm;
- Kiểm tra những đường ống thoát nước (như: khu vực
vệ sinh, đường thoát nước mưa và cống thoát nước thải ra khỏi tòa nhà), rãnh, hố
thu nước tầng hầm;
- Kiểm tra các thiết bị vệ sinh công cộng tại phòng
vệ sinh chung tòa nhà, các cầu chắn rác, phễu thoát nước sàn, các cửa cống, hố
ga thoát nước.
■ Bước 2: Sau khi quá trình kiểm tra được hoàn
thành, cần ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết quả của việc kiểm
tra.
Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu
phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách
nhiệm.
3.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
- Chỉ được phép đưa các hệ thống cấp thoát nước vào
hoạt động khi có đầy đủ các điều kiện kỹ thuật và các biện pháp tổ chức đảm bảo
cho hệ thống hoạt động an toàn trong điều kiện bình thường cũng như khi có sự cố;
- Phải nghiên cứu, nắm rõ sơ đồ hệ thống các đường ống
cấp, thoát nước; hồ sơ kỹ thuật của các loại máy bơm, bể chứa trong tòa nhà;
- Không gian tại những khu vực ẩm ướt của hệ thống
cấp, thoát nước phải được chiếu sáng đầy đủ khi làm việc.
Ghi chú:
Không áp dụng quy trình thực hiện công tác kiểm
tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà trong thời gian đơn vị triển
khai công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất để tránh trùng
lặp công việc.
3.4. Yêu cầu chất lượng
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, hệ thống cấp
thoát nước hoạt động bình thường theo thiết kế, tuân thủ quy định của nhà cung
cấp và pháp luật có liên quan, không gặp các sự cố bất thường như rò nước, hỏng
đường ống, tụt áp ...; công tác vệ sinh và công tác an toàn lao động đảm bảo
theo quy định. Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu phát hiện
hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách nhiệm.
3.5. Giải quyết các sự cố thường gặp
- Trường hợp phát hiện các đường ống nước thải bao
gồm đường ống ngầm, ống dẫn chất thải và ống cống ngầm rò rỉ, tắc nghẽn hoặc hư
hỏng, cần tiến hành sửa chữa ngay:
+ Nếu tắc nghẽn nhẹ hoặc một phần: cần mua chế phẩm
vi sinh ăn mỡ dạng bột để xử lý;
+ Nếu tắc nghẽn hoàn toàn: cần sử dụng các biện
pháp, thiết bị để thông tắc đường ống và thông cống, sau đó khi đường ống đã được
thông thoáng trở lại, bổ sung vào đường ống chế phẩm vi sinh ăn mỡ để các tế
bào vi sinh bảo trì đường ống lâu dài.
- Trường hợp phát hiện cửa cổng bị tắc nghẽn, thì
phải tiến hành kiểm tra xử lý ngay bằng cách dọn rác, bùn lầy trong cống. Quét
dọn các vật cản như rác hay cành cây ở khu vực cửa cống.
- Khí thải rò rỉ từ các hố ga có thể được ngăn chặn
bằng cách sử dụng loại nắp cống hai lớp, hoặc sửa chữa ở các cạnh của lỗ cống
hoặc các vết nứt ở các miệng cống.
- Trường hợp bơm hay thiết bị đồng hồ đo bị trục trặc,
phát tiếng hiệu lạ cần phải dừng ngay thiết bị đó để kiểm tra và xử lý. Khi chắc
chắn thiết bị đã được xử lý triệt để mới cho phép khởi động lại.
- Tất cả các thiết bị (như: công tơ nước, van nước,
gioăng, đệm cao su ...) khi phát hiện bị hư hỏng thì phải báo ngay cho Ban quản
lý kịp thời lên kế hoạch duy tu sửa chữa hoặc cần phải thay thế trong thời gian
sớm nhất;
- Bể xử lý nước thải không hoạt động, cần kiểm tra,
sửa chữa và thay thế thiết bị lọc, xử lý nước thải.
- Đường ống thoát nước mặt, nước thải bị tắc, cần
thông rửa sạch.
4. Quy trình thực hiện công
tác kiểm tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị PCCC (04/QTTB)
4.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Đèn pin, bộ đàm, đồng hồ
đo điện vạn năng, bút thử điện, dầu mỡ bôi trơn, đồng phục bảo hộ lao động (quần
áo bảo hộ, găng tay, ủng cao su).
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp;
- Biểu mẫu kiểm tra.
4.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
■ Bước 1: Kiểm tra hệ thống kỹ thuật theo biểu mẫu
có sẵn
* Hệ thống chữa cháy:
- Công tác kiểm tra thực hiện hàng ngày, bao gồm:
+ Kiểm tra hệ thống thiết bị bơm nước cứu hỏa: Kiểm
tra các thiết bị điện đóng cắt bảo vệ hệ thống bơm cứu hỏa và điện áp; Kiểm tra
hệ thống van chặn, van giảm áp, van một chiều khớp nối mềm; Kiểm tra áp suất nước
kiểm tra trong đường ống; Kiểm tra sự rò rỉ nước của hệ thống;
+ Kiểm tra các đầu họng nước cấp và xả ngoài Tòa
nhà;
+ Kiểm tra sự kết nối nước cấp chữa cháy mạch vòng
trong Tòa nhà;
+ Kiểm tra mức nước trong bể chứa nước chữa cháy.
- Công tác kiểm tra thực hiện hàng tháng bao gồm:
+ Kiểm tra hệ thống thiết bị bơm nước cứu hóa: Kiểm
tra tổng quan trạng thái làm việc để phát hiện tiếng ồn, rung của máy bơm, quá
nhiệt hoặc các hỏng hóc khác của bơm họng nước vách tường, bơm sprinkler, bơm
bù áp; Kiểm tra, ghi chỉ số dòng điện lúc bơm chạy so với dòng định mức; Kiểm
tra chạy định kỳ hệ thống bơm nước cứu hỏa; Vệ sinh máy bơm, phòng đặt máy bơm;
+ Kiểm tra hiện trạng họng nước vách tường, vòi
lăng phun, bình chữa cháy.
* Hệ thống báo cháy:
- Công tác kiểm tra thực hiện hàng ngày, bao gồm:
+ Kiểm tra trạng thái làm việc của tủ báo cháy
trung tâm, các tín hiệu báo về tủ trung tâm;
+ Kiểm tra các cửa chống cháy: cửa thoát hiểm tại 2
bên cầu thang, cửa kho rác, phòng kỹ thuật điện, kỹ thuật nước;
+ Kiểm tra thiết bị báo cháy (hộp chuông báo cháy,
nút ấn và đèn báo cháy, đầu báo cháy) tại các tầng.
- Công tác kiểm tra thực hiện hàng tháng: Kiểm tra
kết nối liên động giữa hệ thống báo cháy và hệ thống điện và hệ thống thang máy
của tòa nhà, trước đó cần thông báo cho người dân nắm được lịch thực hiện.
■ Bước 2: Sau khi quá trình kiểm tra được hoàn
thành, cần ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết quả của việc kiểm
tra.
Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu
phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách
nhiệm.
4.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
- Chỉ được phép đưa hệ thống phòng cháy chữa cháy
(PCCC) vào hoạt động khi có tình trạng kỹ thuật tốt và có đầy đủ các điều kiện
kỹ thuật, các biện pháp tổ chức đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn trong điều
kiện bình thường cũng như khi có sự cố;
- Tổ chức giám sát đơn vị thuê ngoài thực hiện công
tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thay thế hệ thống PCCC theo đúng quy định;
- Lập sổ theo dõi, kiểm tra định kỳ các trang thiết
bị PCCC và đề xuất thay thế các trang thiết bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn
PCCC;
Ghi chú:
Không áp dụng quy trình thực hiện công tác kiểm
tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà trong thời gian đơn vị triển
khai công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất để tránh trùng
lặp công việc.
4.4. Yêu cầu chất lượng
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, hệ thống PCCC hoạt
động bình thường theo thiết kế, tuân thủ quy định của nhà cung cấp và pháp luật
có liên quan, không gặp các sự cố bất thường như rò nước, báo cháy giả, tụt áp
...; công tác vệ sinh và công tác an toàn lao động đảm bảo theo quy định. Ghi lại
đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời
và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách nhiệm.
5. Quy trình thực hiện công
tác kiểm tra thường xuyên hệ thống thông gió (05/QTTB)
5.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Đèn pin, bộ đàm, đồng hồ
đo điện vạn năng, bút thử điện, dầu mỡ bôi trơn, đồng phục bảo hộ lao động (quần
áo bảo hộ, găng tay, ủng cao su).
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp;
- Biểu mẫu kiểm tra.
5.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
■ Bước 1: Kiểm tra hệ thống kỹ thuật theo biểu mẫu
có sẵn
- Kiểm tra hệ thống thiết bị thông gió tại tầng hầm
(thực hiện hàng ngày):
+ Kiểm tra tổng quan trạng thái làm việc để phát hiện
tiếng ồn, rung máy, quá nhiệt hoặc các hỏng hóc khác của hệ thống;
+ Kiểm tra tủ điện điều khiển: kiểm tra các thiết bị
điện đóng cắt bảo vệ và chạy thử hệ thống quạt; kiểm tra, ghi chỉ số dòng điện
so với dòng định mức; kiểm tra các mối nối, tiếp điểm luôn được siết chặt, các
công tắc nút ấn hoạt động tốt;
+ Kiểm tra hệ thống ống dẫn gió;
+ Kiểm tra các khớp nối mềm giữa đường ống và quạt
điện công nghiệp đảm bảo luôn kín và không bị lỏng;
+ Kiểm tra các cửa gió đảm bảo không bị bịt kín do
vật thể khác;
- Kiểm tra hệ thống thiết bị thông gió khu vực mái
tòa nhà (thực hiện hàng ngày);
+ Kiểm tra tổng quan trạng thái làm việc để phát hiện
tiếng ồn, rung máy, quá nhiệt hoặc các hỏng hóc khác của hệ thống;
+ Kiểm tra tủ điện điều khiển: kiểm tra các thiết bị
điện đóng cắt bảo vệ và chạy thử hệ thống quạt; kiểm tra, ghi chỉ số dòng điện
so với dòng định mức; kiểm tra các mối nối, tiếp điểm luôn được siết chặt, các
công tắc nút ấn hoạt động tốt;
+ Kiểm tra các khớp nối mềm giữa đường ống và quạt
điện công nghiệp đảm bảo luôn kín và không bị lỏng;
+ Kiểm tra các cửa gió đảm bảo không bị bịt kín do
vật thể khác;
- Vệ sinh cửa gió (thực hiện theo định kỳ) gồm cửa
gió tầng hầm, quạt tăng áp và quạt hút gió khu vực mái.
■ Bước 2: Sau khi quá trình kiểm tra được hoàn
thành, cần ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết quả của việc kiểm
tra.
Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu
phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách
nhiệm.
5.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
Chỉ được phép đưa hệ thống thông gió vào hoạt động khi
có tình trạng kỹ thuật tốt và có đầy đủ các điều kiện kỹ thuật, các biện pháp tổ
chức đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn trong điều kiện bình thường cũng
như khi có sự cố.
Ghi chú:
Không áp dụng quy trình thực hiện công tác kiểm
tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà trong thời gian đơn vị triển
khai công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất để tránh trùng
lặp công việc.
5.4. Yêu cầu chất lượng
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, hệ thống thông
gió hoạt động bình thường theo thiết kế, tuân thủ quy định của nhà cung cấp và
pháp luật có liên quan, không gặp các sự cố bất thường như quạt kêu to, không đủ
lưu lượng gió ...; công tác vệ sinh và công tác an toàn lao động đảm bảo theo
quy định. Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu phát hiện hư hỏng
phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách nhiệm.
6. Quy trình thực hiện công tác
kiểm tra thường xuyên hệ thống chống sét (06/QTTB)
6.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Thang nhôm, kìm, tua
vít, cờ lê, mỏ lết, đồng phục bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, găng tay, ủng
cao su).
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp;
- Biểu mẫu kiểm tra.
6.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
■ Bước 1: Kiểm tra hệ thống kỹ thuật theo biểu mẫu
có sẵn
- Kiểm tra cột thu sét trên mái tòa nhà:
+ Kiểm tra trực quan bằng mắt thường xem cột thu
sét có hiện tượng bất thường không;
+ Kiểm tra các dây cáp nối giữ cột chống sét;
+ Kiểm tra ốc giữ chân cột chống sét.
- Kiểm tra hộp kiểm tra tiếp địa:
+ Kiểm tra tình trạng các mối nối dây cáp tiếp địa
trong hộp kỹ thuật;
+ Kiểm tra trực quan cáp nối tiếp địa hệ thống thu
sét, mối nối cáp đồng thoát sét.
■ Bước 2: Sau khi quá trình kiểm tra được hoàn
thành, các ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết quả của việc kiểm
tra.
Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu
phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách
nhiệm.
6.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
Chỉ được phép đưa hệ thống chống sét vào hoạt động
khi có tình trạng kỹ thuật tốt và có đầy đủ các điều kiện kỹ thuật, các biện
pháp tổ chức đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn trong điều kiện bình thường
cũng như khi có sự cố.
b) Công cụ, dụng cụ hỗ trợ:
c) Tần suất thực hiện: hàng tháng.
d) Trình tự thực hiện:
Ghi chú:
Không áp dụng quy trình thực hiện công tác kiểm
tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà trong thời gian đơn vị triển
khai công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất để tránh trùng
lặp công việc.
6.4. Yêu cầu chất lượng
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, hệ thống chống
sét hoạt động bình thường theo thiết kế, tuân thủ quy định của nhà cung cấp và
pháp luật có liên quan, không gặp các sự cố bất thường như gãy, đổ kim thu, đứt
dây thoát sét ...; công tác vệ sinh và công tác an toàn lao động đảm bảo theo
quy định. Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu phát hiện hư hỏng
phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách nhiệm.
7. Quy trình thực hiện công tác
kiểm tra thường xuyên bình nóng lạnh (07/QTTB)
7.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Bút thử điện, đồng phục
bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, găng tay, ủng cao su).
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp;
- Biểu mẫu kiểm tra.
7.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
■ Bước 1: Kiểm tra bình nóng lạnh
- Kiểm tra nguồn điện cấp vào bình nóng lạnh;
- Quan sát trực quan tình trạng bình nóng lạnh để
phát hiện hiện tượng bất thường;
- Bật nguồn điện cấp vào bình nóng lạnh: Quan sát
đèn tín hiệu bình nóng lạnh; Dùng bút thử điện kiểm tra độ an toàn của bình
nóng lạnh; Chờ và kiểm tra nước có được làm nóng không.
■ Bước 2: Sau khi quá trình kiểm tra được hoàn
thành, cần ghi chép đầy đủ về tình trạng của thiết bị và kết quả của việc kiểm
tra.
Ghi lại đầy đủ tình trạng của thiết bị, nếu phát hiện
hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách nhiệm.
7.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
Chỉ được phép đưa thiết bị vào hoạt động khi có
tình trạng kỹ thuật tốt và có đầy đủ các điều kiện kỹ thuật, các biện pháp tổ
chức đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn trong điều kiện bình thường cũng
như khi có sự cố.
Ghi chú:
Không áp dụng quy trình thực hiện công tác kiểm
tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà trong thời gian đơn vị triển
khai công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất để tránh trùng
lặp công việc.
7.4. Yêu cầu chất lượng
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, bình nóng lạnh hoạt
động bình thường theo thiết kế, tuân thủ quy định của nhà cung cấp và pháp luật
có liên quan, không gặp các sự cố bất thường như rò điện, rò nước ...; công tác
vệ sinh và công tác an toàn lao động đảm bảo theo quy định. Ghi lại đầy đủ tình
trạng của hệ thống thiết bị, nếu phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất
sửa chữa với bộ phận có trách nhiệm.
8. Quy trình thực hiện công tác
kiểm tra thường xuyên hệ thống thang cuốn (08/QTTB)
8.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Đèn pin, bộ đàm, bút thử
điện, bảo hộ an toàn lao động;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp;
- Biểu mẫu kiểm tra.
8.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
■ Bước 1: Kiểm tra hệ thống kỹ thuật theo biểu mẫu
có sẵn
+ Kiểm tra tổng quan trạng thái làm việc để phát hiện
tiếng ồn máy, rung lắc hoặc các hiện tượng bất thường khác của thang, động cơ.
+ Kiểm tra tốc độ hoạt động thang cuốn có bất thường.
+ Kiểm tra tổng quát khu vực xem có bất thường, đọng
nước, hỏng hóc.
+ Kiểm tra tình trạng các răng lược bậc thang có
cong vênh, khe hở giữa bậc thang và vách bao đứng.
+ Kiểm tra tấm vách trong đảm bảo không nứt, vỡ, hư
hỏng.
+ Kiểm tra tay vịn xem bị hư hỏng, mòn hoặc không
truyền động.
+ Kiểm tra tủ điều khiển có bất thường, nút ấn, đèn
báo.
+ Kiểm tra trạng thái nút dừng khẩn cấp ở đầu và cuối
thang.
■ Bước 2: Sau khi quá trình kiểm tra được hoàn
thành, cần ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết quả của việc kiểm
tra.
Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu
phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách
nhiệm.
8.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
- Nhân viên vận hành thang cuốn phải có tay nghề,
đã qua đào tạo, có chứng chỉ nghề.
- Chỉ cho phép sử dụng thang cuốn có tình trạng kỹ
thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn.
- Thực hiện việc dán bảng nội quy, bảng hướng dẫn
cách sử dụng thang cuốn.
- Cần có biển thông báo tạm dừng hoạt động ở các tầng
có thang cuốn khi mất điện hoặc kiểm tra, sửa chữa.
- Sử dụng thang cuốn đúng mục đích, đúng công dụng.
Tuyệt đối không dùng thang cuốn sai khác mục đích.
- Khi sử dụng cần chú ý tuyệt đối không để nước xâm
nhập vào bên trong tủ điều khiển thang cuốn.
- Thực hiện các biện pháp cảnh báo/ngăn cản những
người không có trách nhiệm tự ý mở các vị trí tủ điều khiển cho thang cuốn.
Ghi chú:
Không áp dụng quy trình thực hiện công tác kiểm
tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà trong thời gian đơn vị triển
khai công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất để tránh trùng
lặp công việc.
8.4. Yêu cầu chất lượng
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, hệ thống thang cuốn
hoạt động bình thường theo thiết kế, tuân thủ quy định của nhà cung cấp và pháp
luật có liên quan, không gặp các sự cố bất thường như rung lắc, kêu to...; công
tác vệ sinh và công tác an toàn lao động đảm bảo theo quy định. Ghi lại đầy đủ
tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề
xuất sửa chữa với bộ phận có trách nhiệm.
9. Quy trình thực hiện công tác
kiểm tra thường xuyên hệ thống điều hòa không khí (09/QTTB)
9.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Đèn pin, bộ đàm, bút thử
điện, đồng phục bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, găng tay, ủng cao su ...);
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp;
- Biểu mẫu kiểm tra.
9.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
■ Bước 1 : Kiểm tra hệ thống kỹ thuật theo biểu
mẫu có sẵn.
- Đối với dàn nóng:
+ Kiểm tra điện áp nguồn cấp trong dải cho phép.
+ Kiểm tra rò điện.
+ Quan sát khả năng tản nhiệt, mùi ga bất thường.
+ Kiểm tra tổng quan trạng thái làm việc để phát hiện
tiếng ồn máy, độ rung lắc hoặc các hiện tượng bất thường khác.
- Đối với dàn lạnh, bảng điều khiển:
+ Quan sát độ rung, độ chắc chắn khi lắp đặt của
dàn lạnh và bảng điều khiển dàn lạnh.
+ Kiểm tra sự rò rỉ nước.
+ Kiểm tra khả năng nhận lệnh từ bảng điều khiển và
sự hoạt động của bảng điều khiển.
+ Kiểm tra độ làm mát, gió thổi hoặc các hiện tượng
bất thường khác.
■ Bước 2: Sau khi quá trình kiểm tra được hoàn
thành, cần ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết quả của việc kiểm
tra.
Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu
phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách
nhiệm.
9.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
- Nhân viên vận hành điều hòa phải có tay nghề, đã
qua đào tạo, có chứng chỉ nghề.
- Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, quy trình thực hiện
Ghi chú:
Không áp dụng quy trình thực hiện công tác kiểm
tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà trong thời gian đơn vị triển
khai công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất để tránh trùng
lặp công việc.
9.4. Yêu cầu Chất lượng
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, hệ thống điều hòa
không khí hoạt động bình thường theo thiết kế, tuân thủ quy định của nhà cung cấp
và pháp luật có liên quan, không gặp các sự cố bất thường như rò nước, không
mát, không có gió...; công tác vệ sinh và công tác an toàn lao động đảm bảo
theo quy định. Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu phát hiện
hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách nhiệm.
10. Quy trình thực hiện công
tác kiểm tra thường xuyên thiết bị điện nhẹ (gồm: camera, loa, kích sóng điện
thoại gắn trần; tủ mạng INTERNET) (10/QTTB)
10.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Đèn pin, bộ đàm, bút thử
điện, đồng phục bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, găng tay, ủng cao su ...).
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp;
- Biểu mẫu kiểm tra.
10.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
■ Bước 1: Kiểm tra hệ thống thiết bị kỹ thuật
theo biểu mẫu có sẵn
+ Quan sát tình trạng bên ngoài của thiết bị có hỏng,
vỡ, nứt, méo.
+ Quan sát trạng thái hoạt động của thiết bị có dấu
hiệu bất thường không.
+ Kiểm tra độ chắc chắn lắp đặt của thiết bị.
■ Bước 2: Sau khi quá trình kiểm tra được hoàn
thành, cần ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết quả của việc kiểm
tra.
Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu
phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách
nhiệm.
10.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
- Nhân viên vận hành hệ thống điện nhẹ phải có tay
nghề, đã qua đào tạo, có chứng chỉ.
- Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, quy trình thực hiện.
Ghi chú:
Không áp dụng quy trình thực hiện công tác kiểm
tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà trong thời gian đơn vị triển
khai công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất để tránh trùng
lặp công việc.
10.4. Yêu cầu chất lượng
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, hệ thống điện nhẹ
hoạt động bình thường theo thiết kế, tuân thủ quy định của nhà cung cấp và pháp
luật có liên quan, không gặp các sự cố bất thường như vỡ, hỏng, mất tín hiệu
...; công tác vệ sinh và công tác an toàn lao động đảm bảo theo quy định. Ghi lại
đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời
và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách nhiệm.
11. Quy trình thực hiện công
tác kiểm tra thường xuyên hệ thống xử lý nước thải (11/QTTB)
11.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Đèn pin, bộ đàm, bút thử
điện, đồng phục bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, găng tay, ủng cao su,...);
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp;
- Biểu mẫu kiểm tra.
11.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
■ Bước 1: Kiểm tra hệ thống kỹ thuật theo biểu mẫu
có sẵn.
+ Kiểm tra hệ thống điện: Tủ điện, tủ điều khiển,
tiếp điểm, tình trạng thiết bị đóng/cắt, đồng hồ đo, công tắc, đèn chiếu sáng, ổ
cắm (nếu có).
+ Kiểm tra phần mềm tủ điều khiển.
+ Kiểm tra thường xuyên thiết bị đo (đo lưu lượng,
đo P/H, đo DO).
+ Kiểm tra độ ồn, độ rung lắc các loại máy, quạt.
+ Kiểm tra rò rỉ nước.
+ Kiểm tra rò điện.
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động của bơm nước thải
ra môi trường.
+ Vệ sinh bề mặt tủ điện, tủ điều khiển.
■ Bước 2: Sau khi quá trình kiểm tra được hoàn
thành, cần ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết quả của việc kiểm
tra.
Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu
phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách
nhiệm.
11.3. Điều kiện vận hành
- Nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải phải
có tay nghề, đã qua đào tạo, có chứng chỉ nghề.
- Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, quy trình thực hiện
Ghi chú:
Không áp dụng quy trình thực hiện công tác kiểm
tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà trong thời gian đơn vị triển
khai công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất để tránh trùng
lặp công việc.
11.4. Yêu cầu chất lượng
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, hệ thống xử lý nước
thải hoạt động bình thường theo thiết kế, tuân thủ quy định của nhà cung cấp và
pháp luật có liên quan, không gặp các sự cố bất thường như mất tín hiệu, rò rỉ
nước ...; công tác vệ sinh và công tác an toàn lao động đảm bảo theo quy định.
Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu phát hiện hư hỏng phải báo
kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách nhiệm.
12. Quy trình thực hiện công
tác kiểm tra thường xuyên hệ thống cửa tự động (12/QTTB)
12.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Đèn pin, bộ đàm, bút thử
điện, đồng phục bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ ...).
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp;
- Biểu mẫu kiểm tra.
12.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
■ Bước 1: Kiểm tra hệ thống kỹ thuật theo biểu mẫu
có sẵn.
+ Kiểm tra sự nguyên trạng của cánh cửa: sứt, vỡ, nứt....
+ Kiểm tra nguồn cấp điện cho cửa.
+ Kiểm tra tín hiệu nguồn cấp UPS.
+ Kiểm tra độ ồn, độ nhạy sensor cảm biến.
■ Bước 2: Sau khi quá trình kiểm tra được hoàn
thành, cần ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết quả của việc kiểm
tra.
Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu
phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách
nhiệm.
12.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
- Nhân viên vận hành cửa tự động phải có tay nghề,
đã qua đào tạo, có chứng chỉ nghề.
- Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, quy trình thực hiện.
Ghi chú:
Không áp dụng quy trình thực hiện công tác kiểm
tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà trong thời gian đơn vị triển
khai công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất để tránh trùng
lặp công việc.
12.4. Yêu cầu chất lượng
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, hệ thống cửa tự động
hoạt động bình thường theo thiết kế, tuân thủ quy định của nhà cung cấp và pháp
luật có liên quan, không gặp các sự cố bất thường như mất nguồn, không tự động
mở cửa khi có sự di chuyển gần ...; công tác vệ sinh và công tác an toàn lao động
đảm bảo theo quy định. Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu
phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách
nhiệm.
13. Quy trình thực hiện công
tác kiểm tra thường xuyên hệ thống thiết bị hội trường (13/QTTB)
13.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Đèn pin, bộ đàm, bút thử
điện;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp;
- Biểu mẫu kiểm tra.
13.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
■ Bước 1: Kiểm tra hệ thống kỹ thuật theo biểu mẫu
có sẵn.
+ Kiểm tra, quan sát nguồn điện vào hệ thống.
+ Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng chung, đèn sân
khấu.
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động hệ thống âm thanh,
máy chiếu, màn chiếu.
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động của tivi.
+ Kiểm tra hệ thống Mic (loại cầm tay, Mic bục).
+ Kiểm tra các cổng đấu nối và hệ thống trình chiếu.
■ Bước 2: Sau khi quá trình kiểm tra được hoàn
thành, cần ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết quả của việc kiểm
tra.
Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu
phát hiện hư hỏng phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách
nhiệm.
13.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
- Nhân viên vận hành cửa tự động phải có tay nghề,
đã qua đào tạo, có chứng chỉ nghề.
- Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, quy trình thực hiện.
Ghi chú:
Không áp dụng quy trình thực hiện công tác kiểm
tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà trong thời gian đơn vị triển
khai công tác kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất để tránh trùng
lặp công việc.
13.4. Yêu cầu chất lượng
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, hệ thống thiết bị
hội trường hoạt động bình thường theo thiết kế, tuân thủ quy định của nhà cung cấp
và pháp luật có liên quan, không gặp các sự cố bất thường như mất nguồn, mất
tín hiệu kết nối...; công tác vệ sinh và công tác an toàn lao động đảm bảo theo
quy định. Ghi lại đầy đủ tình trạng của hệ thống thiết bị, nếu phát hiện hư hỏng
phải báo kịp thời và đề xuất sửa chữa với bộ phận có trách nhiệm.
II. Quy trình thực hiện các
công tác vệ sinh
Để đảm bảo môi trường được sạch sẽ cũng như bộ mặt
cảnh quan, văn minh đô thị, công tác vệ sinh cần phải thực hiện đảm bảo luôn sạch
sẽ bên trong cũng như bên ngoài thuộc phạm vi tòa nhà, bao gồm:
- Vệ sinh trong tòa nhà: vệ sinh sảnh, hội trường,
hành lang, cầu thang bộ, cầu thang thoát hiểm, thang máy, cửa, vách, nhà vệ
sinh chung, tầng hầm, buồng chứa rác,...
- Vệ sinh ngoài nhà: quét vỉa hè, sân bãi lối đi xung
quanh; vệ sinh mái tòa nhà; thau rửa, vệ sinh bể ngầm, bể nước mái,...
Dưới đây là quy trình cụ thể của các công tác vệ
sinh trong công tác quản lý vận hành (bao gồm: quỹ nhà ở, quỹ nhà không để ở và
trụ sở, công sở):
1. Quy trình thực hiện công
tác vệ sinh sảnh, hành lang
1.1. Công tác quét và lau sảnh, hành lang
(01/QTVS)
1.1.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ:
+ Quét sảnh, hành lang: Chổi, hót rác, dụng cụ thu
chứa rác.
+ Lau sảnh, hành lang: Giẻ lau, cây lau nhà, hóa chất
lau sàn.
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
1.1.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
* Công tác quét sảnh, hành lang:
- Bước 1: Quét rác, bụi bẩn trên bề mặt sảnh, hành
lang;
- Bước 2: Dọn rác, thu gom rác từ các thùng rác đặt
tại khu vực sảnh, hành lang (nếu có) và vận chuyển tới địa điểm tập kết;
- Bước 3: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định;
* Công tác lau sảnh, hành lang:
- Bước 1: Lau sàn bằng nước và hóa chất lau sàn; giặt
giẻ lau, cây lau nhà đã bẩn trong quá trình thực hiện;
- Bước 2: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
1.1.3. Điều kiện vệ sinh
Công tác vệ sinh sảnh, hành lang được thực hiện hàng
ngày bằng cách quét và lau bằng thủ công. Đây là những khu vực được sử dụng thường
xuyên, do vậy, việc vệ sinh cần tránh những thời điểm có nhiều người qua lại, đặc
biệt là khu vực sảnh phải luôn được làm sạch trước giờ đi làm việc buổi sáng và
giờ tan tầm buổi chiều của cư dân.
Trong trường hợp vệ sinh hành lang với quy mô diện
tích lớn, nền sàn chưa kịp khô ngay thì nhân viên phải chia đôi dọc theo chiều
dài hành lang, vệ sinh từng nửa, sau khi kết thúc nửa thứ nhất, chờ cho hành
lang khô trở lại mới tiếp tục lau nửa còn lại. Đồng thời phải sử dụng biển báo,
dây chặn để thông báo cho mọi người biết khu vực dễ bị trơn, trượt. Đặc biệt,
tuyệt đối không dùng xà phòng để làm sạch sàn sảnh, sàn hành lang.
1.1.4. Yêu cầu chất lượng
Sảnh, hành lang sau khi được vệ sinh không còn bụi,
vết bẩn bám, khô ráo. Các góc chân tường phải được xử lý sạch, phải làm kỹ ở những
góc tường giao nhau, góc cửa, hẻm cửa.
1.2. Công tác vệ sinh hành lang, sảnh bằng
máy đánh sàn (02/QTVS)
1.2.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Chổi, hót rác, dụng cụ
thu chứa rác, cây lau nhà, xô, hóa chất lau sàn, hóa chất đánh sàn chuyên dụng,
máy đánh sàn;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
1.2.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Đặt biển cảnh báo;
- Bước 2: Dọn rác nổi và vận chuyển tới địa điểm tập
kết;
- Bước 3: Đánh sàn bằng máy đánh sàn với hóa chất
chuyên dụng. Lưu ý, dùng máy chà chà đều trên mặt sàn làm bong các chất dơ trên
bề mặt sàn;
- Bước 4: Lau lại sàn vàng nước và hóa chất lau
sàn;
- Bước 5: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
1.2.3. Điều kiện vệ sinh
- Nhân viên sử dụng máy đánh sàn phải có tay nghề,
đã qua đào tạo; việc pha hóa chất cần dùng theo đúng chỉ dẫn.
- Máy đánh sàn phải luôn giữ sạch sẽ; khi không sử
dụng tránh để máy đứng trên bàn chải và nước còn trong bình dung dịch; khi máy
đang sử dụng không để máy cán lên dây điện; khi máy vừa sử dụng xong, motor còn
nóng, không tạt nước lên máy.
1.2.4. Yêu cầu chất lượng
Sảnh, hành lang sau khi vệ sinh bằng máy đánh sàn
không còn vết bẩn bám, sàn được đánh bóng, sạch sẽ, khô ráo. Các góc chân tường
phải được xử lý sạch, phải làm kỹ ở những góc tường giao nhau, góc cửa, hẻm cửa.
Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
2. Quy trình thực hiện công
tác vệ sinh thang máy (03/QTVS)
2.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Chổi, hót rác, giẻ lau,
cây lau kính, cây lau nhà, xô, dụng cụ thu chứa rác, hóa chất phù hợp lau bề mặt
inox, hóa chất lau sàn gạch, đá;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
2.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
■ Công tác vệ sinh buồng thang máy
- Bước 1: Vệ sinh buồng thang máy
+ Xử lý vết bẩn khó sạch (nếu có), quét sơ bộ sàn
thang máy;
+ Lau thành, cửa trong buồng thang, tay vịn bằng
hóa chất phù hợp để lau bề mặt inox; lau hết chất tẩy rửa bằng nước sạch và lau
lại bằng giẻ khô;
+ Lau bảng điều khiển thang máy và các thiết bị (nếu
có), Lau sàn buồng thang bảng nước và hóa chất lau sàn;
- Bước 2: Lau cửa thang máy, bảng điều khiển thang
máy tại các tầng bằng hóa chất phù hợp để lau bề mặt inox; lau hết chất tẩy rửa
bằng nước sạch và lau lại bằng giẻ khô;
- Bước 3: Lau tường ốp (gạch, đá) ngoài cửa thang
máy tại các tầng;
- Bước 4: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
■ Công tác vệ sinh bề mặt tường ốp (gạch, đá)
ngoài cửa thang máy và cửa thang máy tại các tầng
- Bước 1: Lau mặt đá bằng nước và hóa chất chuyên dụng;
- Bước 2: Lau lại bằng nước sạch và lau khô;
- Bước 3: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
2.3. Điều kiện vệ sinh
Thang máy là khu vực có mật độ người ra vào, đi lại
nhiều nhất trong tòa nhà. Do vậy, công tác vệ sinh thang máy phải được thực hiện
hàng ngày tại các bề mặt bên trong cũng như bên ngoài thang (buồng thang, cửa
thang, bề mặt gạch/đá ốp ngoài cửa thang tại các tầng). Thời gian tiến hành vệ
sinh thang máy cũng cần nhanh chóng mà vẫn đảm bảo về chất lượng để không làm
gián đoạn quá trình sử dụng thang.
Công tác lau vách buồng thang, tường ốp ngoài cửa
thang và cửa thang các tầng cần thực hiện từ trên xuống dưới; công tác lau sàn
thang cần thực hiện từ nơi xa nhất đến nơi gần nhất theo chiều ngang; ở những vị
trí góc cạnh cần làm kỹ và tỉ mỉ hơn.
2.4. Yêu cầu chất lượng
Thang máy là phải luôn sạch sẽ, không có vết bẩn và
rác nổi. Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
3. Công tác vệ sinh cầu thang
bộ
3.1. Công tác quét cầu thang bộ (04/QTVS)
3.1.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Chổi quét, gầu hót rác,
dụng cụ thu chứa rác;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
3.1.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Quét rác, bụi bẩn trên bề mặt;
- Bước 2: Thu gom, dọn rác và tập kết đến nơi quy định;
- Bước 3: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
3.1.3. Điều kiện vệ sinh
Công tác vệ sinh cầu thang bộ được thực hiện bằng
cách quét dọn, lau chùi bằng thủ công, bắt đầu từ tầng trên cùng xuống các tầng
dưới.
Nhân viên vệ sinh quét cầu thang, sau đó lau sạch bề
mặt cầu thang, tay vịn, lan can, các vết bẩn trên tường cũng như các thiết bị gắn
trên tường khu vực cầu thang (nếu có).
Cầu thang thoát hiểm trong các tòa nhà có thang máy
rất ít khi được sử dụng trong việc di chuyển giữa các tầng. Do vậy, công tác vệ
sinh cầu thang thoát hiểm không cần thực hiện thường xuyên hàng ngày.
3.1.4. Yêu cầu chất lượng
Cầu thang bộ sau khi quét phải sạch sẽ, không bị bụi
bẩn, không có rác nổi. Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
3.2. Công tác lau cầu thang bộ (05/QTVS)
3.2.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Giẻ lau, cây lau nhà,
xô, hóa chất lau sàn;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
3.2.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác: Sau khi quét, nhân viên vệ
sinh thực hiện công tác lau cầu thang theo trình tự sau:
- Bước 1: Lau tay vịn, lan can cầu thang, lau các vết
bẩn trên tường và các thiết bị gắn trên tường khu vực cầu thang (nếu có) bằng
giẻ ẩm;
- Bước 2: Lau bề mặt bậc thang, chiếu nghỉ với hóa
chất lau sàn;
- Bước 3: Vệ sinh, thu dọn làm sạch dụng cụ, tập
trung dụng cụ về nơi quy định.
3.2.3. Điều kiện vệ sinh
Công tác vệ sinh cầu thang bộ được thực hiện bằng
cách quét dọn, lau chùi bằng thủ công, bắt đầu từ tầng trên cùng xuống các tầng
dưới.
Nhân viên vệ sinh quét cầu thang, sau đó lau sạch bề
mặt cầu thang, tay vịn, lan can, các vết bẩn trên tường cũng như các thiết bị gắn
trên tường khu vực cầu thang (nếu có).
Cầu thang thoát hiểm trong các tòa nhà có thang máy
rất ít khi được sử dụng trong việc di chuyển giữa các tầng. Do vậy, công tác vệ
sinh cầu thang thoát hiểm không cần thực hiện thường xuyên hàng ngày.
3.2.4. Yêu cầu chất lượng
Cầu thang bộ sau khi lau phải sạch sẽ, khô ráo,
không còn vết bẩn; tay vịn, lan can, các vết bẩn trên tường phải được làm sạch.
Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
4. Quy trình thực hiện công
tác vệ sinh cửa đi, cửa sổ, vách kính
4.1. Vệ sinh cửa đi kính, vách kính, cửa sổ
kính (06/QTVS)
4.1.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Xô đựng nước, giẻ lau,
cây gạt kính, hóa chất lau kính;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
4.1.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Phủi bụi qua bề mặt, cạo vết bẩn khó sạch
(nếu có).
- Bước 2: Lau phần khung vách, khung cửa kính bằng
giẻ ẩm, lau bề mặt kính bằng nước lau chuyên dụng;
- Bước 3: Lau lại bề mặt bằng giẻ khô;
- Bước 4: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
4.1.3. Điều kiện vệ sinh
Khi lau kính, nhân viên cần làm ướt kính với dung dịch
đặc biệt. Dùng khăn lau ướt kính hoặc dùng bình xịt tay xịt lên kính hoặc cây
chà nhúng vào xô đựng dung dịch hóa chất rồi chà theo đường dích dắc ngang từ
trên xuống cho đến hết tấm kính. Tiếp theo, gạt kính theo một trong bốn cách: gạt
dọc, gạt chiều ngang, gạt theo hình góc vuông hoặc gạt theo đường dích dắc
ngang từ trên xuống; làm sạch từ hàng kính trên xuống hàng kính dưới.
Lưu ý, khi lau lại kính (nếu cần thiết) bắt buộc phải
dùng khăn khô. Nhân viên không để dung dịch hóa chất bắn vào tường, đồ đạc và
rơi vãi xuống sàn, nếu hóa chất rơi xuống sàn phải lau khô ngay lập tức. Phải đảm
bảo an toàn lao động trong suốt quá trình tác nghiệp;
4.1.4 Yêu cầu chất lượng
Đảm bảo nhìn bằng mắt thường không thấy bụi, vết
vân tay, vết ố bẩn trên bề mặt kính. Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
4.2. Vệ sinh cửa đi bằng kim loại (cửa thang
thoát hiểm, cửa phòng kỹ thuật, ...) (07/QTVS)
4.1.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Giẻ lau, xô đựng nước,
hóa chất chuyên dụng;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
4.1.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Phủi bụi, lau bề mặt cửa bằng nước và hóa
chất phù hợp để lau bề mặt cửa kim loại; lau lại bằng giẻ khô, lau tay nắm cửa;
- Bước 2: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
4.2.3. Điều kiện vệ sinh
Lau cửa từ trên xuống dưới, lau sạch tay cầm, tay nắm.
Sử dụng hóa chất chuyên dụng lau bề mặt kim loại cho các loại cửa.
4.2.4. Yêu cầu chất lượng
- Tất cả các vị trí cửa trong tòa nhà đều được vệ
sinh đảm bảo sạch sẽ;
- Đảm bảo nhìn bằng mắt thường không thấy bụi, vết
vân tay, vết ố bẩn trên bề mặt.
- Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
5. Quy trình thực hiện công
tác vệ sinh phòng vệ sinh chung của tòa nhà (08/QTVS)
5.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Giẻ lau, bàn chải, chổi
cọ bồn cầu, chổi nhựa, cây lau nhà, dụng cụ thu chứa rác, hóa chất cọ rửa thiết
bị vệ sinh;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
5.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Làm vệ sinh các thiết bị trong nhà vệ
sinh: cọ rửa bồn rửa, bồn cầu, bồn tiểu bằng hóa chất, lau kính, vòi inox và
các thiết bị khác bằng giẻ ẩm;
- Bước 2: Dọn rác, thu gom rác, cọ rửa thùng rác;
- Bước 3: Lau tường, cọ rửa sàn nhà vệ sinh;
- Bước 4: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
5.3. Điều kiện vệ sinh
Thực hiện vệ sinh từ trên cao xuống thấp, từ trong
ra ngoài.
5.4. Yêu cầu chất lượng
Tất cả các vị trí, thiết bị trong phòng vệ sinh
chung đều được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo nhìn bằng mắt thường không thấy các vết
bẩn trên bề mặt. Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
6. Quy trình thực hiện công
tác vệ sinh phòng rác (09/QTVS)
6.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Giẻ lau, bàn chải, chổi
nhựa, xô đựng nước, nước tẩy rửa;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
6.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Cọ rửa thùng rác, họng rác;
- Bước 2: Quét dọn phòng rác, lau chùi tường, sàn
phòng rác bằng nước và nước tẩy rửa;
- Bước 3: Vệ sinh, thu dọn dụng cụ và tập trung về
nơi quy định.
6.3. Điều kiện vệ sinh
Vệ sinh phòng rác từ trên xuống dưới, từ trong ra
ngoài, đảm bảo việc vệ sinh thường xuyên, tránh gây mùi khó chịu tại tòa nhà,
gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh của dân cư.
Việc vệ sinh dọn dẹp được thực hiện vào thời điểm
ít người qua lại, khi rác của tòa nhà được tập trung để công ty môi trường tới
thu gom và vận chuyển.
6.4. Yêu cầu chất lượng
- Phòng rác đảm bảo nhìn bằng mắt thường không thấy
rác còn trên bề mặt sàn; họng rác, thùng rác được đánh rửa sạch, thùng rác đặt
đúng nơi quy định;
- Phòng rác không còn mùi hôi khó chịu.
- Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
7. Quy trình thực hiện công
tác vệ sinh tầng hầm
7.1. Quét tầng hầm, dốc hầm (10/QTVS)
7.1.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Chổi quét, gầu hót rác
và dụng cụ thu chứa rác;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
7.1.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Phủi bụi trần, tường, cột và hệ thống đường
ống, thiết bị trong tầng hầm (nếu có);
- Bước 2: Quét bề mặt dốc hầm và sàn tầng hầm, gom
rác thành từng đống nhỏ, khi quét tỳ chổi nhát nọ, nhát kia để sạch rác đồng thời
phủi bụi tại các vị trí kỹ thuật trong tầng hầm. Đối với các vị trí có xe đỗ sử
dụng chổi quét sâu vào gầm xe, làm sạch khu vực xung quanh xe;
- Bước 3: Thu gom rác, vận chuyển tới địa điểm tập
kết đúng nơi quy định;
- Bước 4: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
7.1.3. Điều kiện vệ sinh
Phần lớn diện tích tầng hàm là nơi trông giữ xe đạp,
xe máy, ô tô tại tòa nhà. Do vậy, đây là khu vực nhiều phương tiện và mọi người
qua lại, cần vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo môi trường tốt nhất cho sức khỏe của con
người.
Ngoài việc quét dọn tầng hầm, thu gom rác nổi, phủi
bụi trần tường và các hệ thống đường ống thiết bị, nhân viên vệ sinh có thể định
kỳ phun rửa bề mặt tầng hầm, dốc hầm bằng máy bơm hoặc máy đánh sàn với hóa chất
chuyên dụng (do khu vực trên ngoài rác nổi, bụi bẩn còn có những mảng bám của
xăng dầu xe máy, ô tô).
Lưu ý khi làm vệ sinh tầng hầm, cần tránh giờ cao
điểm, đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thực hiện.
7.1.4. Yêu cầu chất lượng
- Tất cả các vị trí trong hầm của tòa nhà đều được
vệ sinh sạch sẽ;
- Đảm bảo nhìn bằng mắt thường không còn rác nổi và
đất cát trên bề mặt;
- Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
7.2. Phun rửa tầng hầm và dốc hầm bằng máy
(11/QTVS)
7.2.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Chổi, gầu hót rác, dụng
cụ thu chứa rác, chổi nhựa, bàn chải, hóa chất lau sàn, thiết bị (máy xịt áp lực);
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
7.2.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Đặt biển cảnh báo khu vực đang làm để báo
hiệu cho người và phương tiện dưới tầng hầm biết;
- Bước 2: Làm sạch sơ bộ rác, bụi bẩn trên bề mặt
sàn tầng hầm, dốc hầm; thu gom rác và tập kết đến nơi quy định;
- Bước 3: Phun rửa bề mặt sàn tầng hầm, dốc hầm bằng
máy xịt áp lực. Đối với các khu vực có vết bẩn khó làm sạch, vết dầu mỡ cần sử
dụng thêm hóa chất lau sàn và bàn chải để làm sạch;
- Bước 4: Quét dọn nước ứ đọng trên bề mặt sàn tầng
hầm, dốc hầm;
- Bước 5: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
7.2.3. Điều kiện vệ sinh
Phần lớn diện tích tầng hầm là nơi trông giữ xe đạp,
xe máy, ô tô tại tòa nhà. Do vậy, đây là khu vực nhiều phương tiện và mọi người
qua lại, cần vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo môi trường tốt nhất cho sức khỏe của con
người.
Ngoài việc quét dọn tầng hầm, thu gom rác nổi, phủi
bụi trần tường và các hệ thống đường ống thiết bị, nhân viên vệ sinh có thể định
kỳ phun rửa bề mặt tầng hầm, dốc hầm bằng máy bơm hoặc máy đánh sàn với hóa chất
chuyên dụng (do khu vực trên ngoài rác nổi, bụi bẩn còn có những mảng bám của
xăng dầu xe máy, ô tô).
Lưu ý khi làm vệ sinh tầng hầm, cần tránh giờ cao
điểm, đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thực hiện.
7.2.4. Yêu cầu chất lượng
- Tất cả các vị trí trong hầm của tòa nhà đều được
vệ sinh sạch sẽ;
- Đảm bảo nhìn bằng mắt thường không còn các vết bẩn,
vết dầu mỡ trên bề mặt sàn tầng hầm;
- Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
8. Quy trình thực hiện công tác
vệ sinh vỉa hè, sân bãi, lối đi xung quanh
8.1. Công tác vệ sinh quét dọn vỉa hè, sân
bãi, lối đi xung quanh (12/QTVS)
8.1.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Chổi, hót rác, dụng cụ
thu chứa rác, xẻng;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
8.1.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Nhổ cỏ dại trên vỉa hè, chân cột điện
...;
- Bước 2: Quét sạch vỉa hè, sân bãi, lối đi;
- Bước 3: Thu gom, dọn rác và tập kết đến nơi quy định;
- Bước 4: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
8.1.3. Điều kiện vệ sinh
- Công tác vệ sinh vỉa hè, sân bãi, lối đi xung
quanh được thực hiện hàng ngày bằng cách quét dọn thủ công;
- Do mật độ qua lại nhiều nhất là giờ cao điểm,
nhân viên vệ sinh cần tránh những khoảng thời gian này để hạn chế gây cản trở
cho người dân cũng như tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi bớt những gián đoạn
trong quá trình làm việc. Vì vậy, nhân viên vệ sinh nên quét dọn vào buổi sáng
sớm;
- Khi quét dọn cần lựa theo chiều gió, quét tỳ chổi
nhát nọ xen kẽ nhát kia để quét sạch rác, lá cây, bụi bẩn và cả đất cát ....
8.1.4. Yêu cầu chất lượng
Tạo một cảnh quan sạch đẹp, không có rác nổi, lá
cây, nước ứ đọng (khi trời mưa). Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
8.2. Công tác vệ sinh phun rửa vỉa hè, sân
bãi, lối đi xung quanh (13/QTVS)
8.2.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Chổi, xẻng, hót rác, dụng
cụ thu chứa rác, chổi nhựa, bàn chải, máy xịt áp lực;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
8.2.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Đặt biển cảnh báo khu vực đang làm để báo
hiệu cho người và phương tiện biết;
- Bước 2: Làm sạch sơ bộ vỉa hè, sân bãi, lối đi
xung quanh; thu gom rác và tập kết đến nơi quy định;
- Bước 3: Phun rửa vỉa hè, sản bãi, lối đi bằng máy
xịt áp lực;
- Bước 4: Làm sạch các khu vực có vết bẩn khó làm sạch
như vết ố, vết rêu mốc, ... bằng bàn chải; quét dọn nước ứ đọng;
- Bước 5: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
8.2.3. Điều kiện vệ sinh
- Công tác vệ sinh vỉa hè, sân bãi, lối đi xung
quanh được thực hiện hàng ngày bằng cách quét dọn thủ công;
- Do mật độ qua lại nhiều nhất là giờ cao điểm,
nhân viên vệ sinh cần tránh những khoảng thời gian này để hạn chế gây cản trở
cho người dân cũng như tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi bớt những gián đoạn
trong quá trình làm việc. Vì vậy, nhân viên vệ sinh nên quét dọn vào buổi sáng
sớm;
- Khi quét dọn cần lựa theo chiều gió, quét tỳ chổi
nhát nọ xen kẽ nhát kia để quét sạch rác, lá cây, bụi bẩn và cả đất cát ....
8.2.4. Yêu cầu chất lượng
Tạo một cảnh quan sạch đẹp, không có rác nổi, lá
cây, không còn vết ố bẩn, rêu mốc, nước ứ đọng. Quá trình thực hiện đảm bảo an
toàn lao động.
9. Quy trình thực hiện công
tác vệ sinh mái tòa nhà (14/QTVS)
9.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Chổi, xẻng, gầu hót rác,
dụng cụ thu chứa rác, xẻng cạo sơn;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
9.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Bóc tách các mảng bám cứng trên bề mặt
sàn mái, sê nô; vệ sinh quả cầu chắn rác/tấm chắn rác và khu vực xung quanh ống,
máng thu nước mái; vệ sinh, cọ rửa mái;
- Bước 2: Thu gom rác và và tập kết đến nơi quy định;
- Bước 3: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
9.3. Điều kiện vệ sinh
Đây là điểm thu gom nước xuống hệ thống thoát nước tòa
nhà nên việc vệ sinh cần thực hiện định kỳ và thực hiện ngay trước các đợt mưa
bão để đảm bảo khả năng thoát nước của hệ thống.
9.4. Yêu cầu chất lượng
Không còn rác nổi và rêu mốc trên bề mặt, đảm bảo
các vị trí cửa thu nước sạch sẽ, nước luôn được lưu thông, không bị ứ đọng. Quá
trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
10. Quy trình thực hiện công
tác thau rửa bể nước ngầm (15/QTVS)
10.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Đèn pin, bàn chải, giẻ
lau, chổi nhựa, hót rác, dụng cụ thu chứa rác, xô, chậu;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
10.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
- Lưu ý điều chỉnh thời gian làm việc những ngày nắng
nóng hoặc mưa rét.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Cắt nguồn điện các máy bơm nước tại phòng
bơm trung tâm, khóa van cấp nước vào bể; mở nắp bể tối thiểu 30 phút để đảm bảo
lưu thông không khí thì mới chuyển sang bước tiếp theo
- Bước 2:
+ Loại bỏ hết nước đang lưu trữ trong bể ra ngoài bằng
cách sử dụng máy bơm đến mức nước theo yêu cầu;
+ Sử dụng nilon, giẻ lau để bịt lại các đường ống để
tránh các chất bẩn xâm nhập vào đường ống sau khi thau rửa bể nước xong;
- Bước 3:
+ Đánh sạch các mảng bám, rong rêu, cặn nước, đất
mùn lắng đọng ở đáy bể, thành bể; sau đó loại bỏ nước bẩn ra khỏi bể bằng bơm
và xô, chậu;
+ Rửa lại với nước sạch để đảm bảo chất bẩn không
lưu lại trên thành bể;
+ Hút hết nước bẩn ra ngoài bằng máy bơm và xô, chậu;
+ Mở van cấp nước, bơm nước vào bể, kiểm tra lưu lượng
nước cấp vào;
- Bước 4: Vệ sinh, thu dọn và tập trung thiết bị, dụng
cụ về nơi quy định.
10.3. Điều kiện vệ sinh
Đảm bảo an toàn lao động, cắt nguồn điện các máy
bơm nước tại phòng bơm trung tâm trước khi thực hiện thau rửa. Trước khi thực
hiện, cần lên kế hoạch dự trữ nước sử dụng trong khi thau rửa.
Lưu ý, chất lượng nước tại bể khi sử dụng là điều
quan trọng nhất đối với công tác thau rửa bể nước ngầm. Tòa nhà cần phải đảm bảo
chất lượng nước tốt nhất cho người sử dụng.
10.4. Yêu cầu chất lượng:
Làm sạch các mảng bám trên thành bể, đảm bảo bể
không còn cặn bẩn, mùi hóa chất. Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
11. Quy trình thực hiện công
tác thau rửa bể nước mái (16/QTVS)
11.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Đèn pin, bàn chải, giẻ
lau, chổi nhựa, xô, chậu;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
11.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
- Lưu ý điều chỉnh thời gian làm việc những ngày nắng
nóng hoặc mưa rét.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Ngắt nguồn điện của máy bơm nước lên bể
inox;
- Bước 2: Xả nước trong bể bằng van xả đáy;
- Bước 3: Cọ rửa sàn, thành bể, mở van xả đáy cho
nước cặn ra ngoài;
- Bước 4:
+ Rửa lại bể để đảm bảo chất bẩn không lưu lại trên
thành bể, xả toàn bộ lượng nước bẩn này;
+ Mở van cấp nước, bơm nước vào bể;
- Bước 5: Vệ sinh, thu dọn dụng cụ và tập trung về
nơi quy định.
11.3. Điều kiện vệ sinh
Đảm bảo an toàn lao động, chú ý cắt nguồn điện máy bơm
bơm nước lên bể khi thực hiện thau rửa. Trước khi thực hiện, cần lên kế hoạch dự
trữ nước sử dụng trong khi thau rửa.
Lưu ý, chất lượng nước tại bể khi sử dụng là điều
quan trọng nhất đối với công tác thau rửa bể nước mái. Tòa nhà cần phải đảm bảo
chất lượng nước tốt nhất cho người sử dụng.
11.4. Yêu cầu chất lượng:
Làm sạch các mảng bám trên thành bể, đảm bảo bể
không còn cặn bẩn, mùi hóa chất. Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
12. Quy trình thực hiện công
tác vệ sinh phòng hội trường (17/QTVS)
12.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Chổi, hót rác, giẻ lau,
cây lau nhà, xô, dụng cụ thu chứa rác, dao cạo vết bẩn, gắp rác, máy hút bụi
công nghiệp;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
12.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Dọn rác, xử lý vết bẩn khó sạch (nếu có)
và lau bề mặt.
- Bước 2: Hút bụi thảm sàn bằng máy hút bụi công
nghiệp.
- Bước 3: Lau bằng nước kệ phát biểu, kệ tượng Bác,
biển khẩu hiệu, ngôi sao, búa liềm, bàn, tay vịn ghế, các thiết bị hội trường,
tường ốp gỗ (nếu có),... Lau bằng giẻ khô bề mặt các loại: Công tắc, ổ cắm, thiết
bị âm thanh, ánh sáng, tượng Bác.
- Bước 4: Lau sàn bục biểu diễn
- Bước 5: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
12.3. Điều kiện vệ sinh
Phòng Hội trường là nơi tổ chức các sự kiện, hội thảo,
chương trình, hoạt động chung của tòa nhà hoặc của từng đơn vị với sự tham gia
của nhiều người.
Thiết kế phòng hội trường bao gồm: Thảm sàn, bục biểu
diễn; hệ thống công tắc, ổ cắm, thiết bị hội trường như âm thanh, ánh sáng, máy
chiếu, ti vi,...; kệ phát biểu, biển khẩu hiệu; hệ thống trần, tường; bàn đại
biểu và ghế ngồi... với công suất ghế ngồi giao động từ khoảng 100 đến 300 ghế
cùng thiết kế hệ thống sàn phẳng hoặc sàn nâng.
Do vậy, công tác vệ sinh phòng hội trường phải được
thực hiện thường xuyên để đảm bảo luôn sạch, không ám mùi.
12.4. Yêu cầu chất lượng
Sạch sẽ, không ám mùi, không rác nổi. Quá trình thực
hiện đảm bảo an toàn lao động.
13. Quy trình thực hiện công
tác vệ sinh cửa gỗ công nghiệp (18/QTVS)
13.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Giẻ lau, xô
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
13.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Lau bằng giẻ ẩm (bề mặt, khuôn cửa và tay
cầm).
- Bước 2: Lau bằng giẻ khô (bề mặt, tay cầm và
khuôn cửa).
- Bước 3: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
13.3. Điều kiện vệ sinh
Hệ thống cửa gỗ công nghiệp thường lắp đặt tại các
phòng làm việc, phòng hội trường, phòng họp và được sử dụng làm cửa đi, do vậy
tần suất sử dụng thường xuyên nên cần thiết phải làm sạch hàng ngày. Lau cửa từ
trên xuống dưới và lau sạch tay cầm bằng giẻ ẩm;
13.4. Yêu cầu chất lượng
- Tất cả các vị trí cửa gỗ trong tòa nhà đều được vệ
sinh sạch sẽ.
- Đảm bảo bằng mắt thường không thấy bụi, vết ố bẩn.
- Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
14. Quy trình thực hiện công
tác vệ sinh thang cuốn (19/QTVS)
14.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Chổi, chổi sơn, hót rác,
giẻ lau, xô đựng nước, dụng cụ thu chứa rác, cây gạt kính, hóa chất lau kính,
máy hút bụi;
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
14.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Thông báo bộ phận kỹ thuật cho ngừng hoạt
động thang cuốn để thực hiện vệ sinh, yêu cầu ghi rõ chỉ đóng điện trở lại khi
có thông báo hoàn thành công tác vệ sinh, chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, thiết bị
và trang bị bảo hộ lao động.
- Bước 2: Đặt biển cảnh báo cả 2 đầu thang cuốn.
- Bước 3: Vệ sinh tay vịn thang cuốn bằng nước.
- Bước 4: Vệ sinh vách kính thang cuốn theo hướng từ
dưới lên.
+ Cạo vết bẩn khó sạch (nếu có).
+ Lau phần khung vách, tay vịn kính bằng nước, lau
bề mặt kính bằng nước lau chuyên dụng.
+ Lau lại bề mặt bằng giẻ khô.
- Bước 6: Vệ sinh bề mặt thang cuốn theo hướng từ
dưới lên.
+ Xử lý vết bẩn khó sạch (nếu có).
+ Hút bụi và lau ẩm bề mặt thang cuốn.
- Bước 7: Thông báo bộ phận kỹ thuật cho thang cuốn
hoạt động trở lại.
- Bước 8: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
14.3. Điều kiện vệ sinh
Thang cuốn sử dụng để di chuyển tầng khối để trong
khu nhà và sử dụng để đón khách lên hội trường khi có sự kiện, hội thảo ... do
vậy phải thường xuyên vệ sinh, quét dọn, đảm bảo công tác đón tiếp khách và di
chuyển hàng ngày để sử dụng đồng thời với thang máy. Việc vệ sinh thang cuốn có
đặc thù là phải dừng thang nên cần thực hiện vào các khung giờ có tần suất người
sử dụng thấp và đặt biển cảnh báo khi thực hiện.
Vách thang cuốn sử dụng kính cường lực. Để làm sạch
vách kính cường lực, nhân viên cần làm ướt kính với dung dịch lau kính. Dùng
bình xịt tay xịt lên kính rồi chà theo đường dích dắc ngang từ trên xuống cho đến
hết tấm kính. Tiếp theo, gạt kính theo một trong bốn cách: Gạt dọc, gạt chiều
ngang, gạt theo hình góc vuông hoặc gạt theo đường dích dắc ngang từ trên xuống;
làm sạch theo hướng từ dưới lên trên.
Lưu ý: Khi lau lại kính (nếu cần thiết) bắt buộc phải
dùng khăn khô, không để dung dịch hóa chất bắn vào tường, đồ đạc và rơi vãi xuống
sàn, nếu hóa chất rơi xuống sàn phải lau bằng giẻ khô ngay lập tức. Phải đảm bảo
an toàn lao động trong suốt quá trình tác nghiệp.
14.4. Yêu cầu chất lượng
- Bề mặt thang cuốn không có rác nổi, sạch sẽ.
- Vách kính, tay vịn không có bụi, vết vân tay, vết
ố bẩn.
- Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn lao động.
15. Quy trình thực hiện công
tác vệ sinh tường, cột ngoài nhà ốp gạch, đá (20/QTVS)
15.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân sự thực hiện phải
chuẩn bị:
- Công cụ, dụng cụ hỗ trợ: Chổi, hót rác, giẻ lau,
đầu lau, cán nối dài tùy chỉnh, dao cạo, hóa chất chuyên dụng, thang gấp hoặc
ghế.
- Chỉnh đốn trang phục bảo hộ lao động cá nhân;
- Kiểm tra thật kỹ các công cụ và dụng cụ hỗ trợ
phù hợp.
15.2. Nội dung quy trình
a) Thời gian làm việc:
- Sáng: Bắt đầu từ 07h30 đến 12h00.
- Chiều: Bắt đầu từ 13h00 đến 16h30.
- Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ trưa: Từ 12h00 đến 13h00.
+ Giữa giờ làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15
phút.
b) Thực hành thao tác:
- Bước 1: Lau bằng nước từ trên xuống dưới, từ trái
qua phải.
- Bước 2: Lau lại từ trên xuống dưới, từ trái qua
phải bề mặt gạch, đá ốp bằng giẻ khô, kết hợp cạo bỏ vết bẩn cứng đầu (nếu có).
- Bước 3: Thu gom rác, bụi tại sàn của các khu vực
vừa làm sạch.
- Bước 4: Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về
nơi quy định.
15.3. Điều kiện vệ sinh
Việc sử dụng vật liệu ốp mặt ngoài là điểm nhấn cảnh
quan tòa nhà nên cần được vệ sinh kiểm tra để đảm bảo mỹ quan (Phạm vi cao độ
lau dưới 4m).
15.4. Yêu cầu chất lượng:
Bề mặt ốp không có vết bẩn, bụi. Quá trình thực hiện
đảm bảo an toàn lao động.
MỤC LỤC
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH
CÁC QUỸ NHÀ THUỘC TÀI SẢN CÔNG (BAO GỒM QUỸ NHÀ Ở, QUỸ NHÀ KHÔNG ĐỂ Ở VÀ TRỤ SỞ)
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I. Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên hệ thống trang thiết bị của tòa nhà
1. Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên hệ thống thang máy (01/QTTB)
1.1. Công tác chuẩn bị
1.2. Nội dung quy trình
1.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
1.4. Yêu cầu chất lượng:
2. Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên hệ thống điện (02/QTTB)
2.1. Công tác chuẩn bị
2.2. Nội dung quy trình:
2.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
2.4. Yêu cầu chất lượng
2.5. Giải quyết các sự cố thường gặp
3. Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên hệ thống cấp, thoát nước (03/QTTB)
3.1. Công tác chuẩn bị
3.2. Nội dung quy trình
3.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
3.4. Yêu cầu chất lượng
3.5. Giải quyết các sự cố thường gặp
4. Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên hệ thống trang thiết bị PCCC (04/QTTB)
4.1. Công tác chuẩn bị
4.2. Nội dung quy trình
4.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
4.4. Yêu cầu chất lượng
5. Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên hệ thống thông gió (05/QTTB)
5.1. Công tác chuẩn bị
5.2. Nội dung quy trình
5.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
5.4. Yêu cầu chất lượng
6. Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên hệ thống chống sét (06/QTTB)
6.1. Công tác chuẩn bị
6.2. Nội dung quy trình
6.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
6.4. Yêu cầu chất lượng
7. Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên bình nóng lạnh (07/QTTB)
7.1. Công tác chuẩn bị
7.2. Nội dung quy trình
7.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
7.4. Yêu cầu chất lượng
8. Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên hệ thống thang cuốn (08/QTTB)
8.1. Công tác chuẩn bị
8.2. Nội dung quy trình
8.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
8.4. Yêu cầu chất lượng
9. Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên hệ thống điều hòa không khí (09/QTTB)
9.1. Công tác chuẩn bị
9.2. Nội dung quy trình
9.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
9.4. Yêu cầu chất lượng
10. Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên thiết bị điện nhẹ (gồm camera, loa, kích sóng điện thoại gắn trần; tủ mạng
INTERNET) (10/QTTB)
10.1. Công tác chuẩn bị
10.2. Nội dung quy trình
10.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
10.4. Yêu cầu chất lượng
11. Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên hệ thống xử lý nước thải (11/QTTB)
11.1. Công tác chuẩn bị
11.2. Nội dung quy trình
11.3. Điều kiện vận hành
11.4. Yêu cầu chất lượng
12. Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên
hệ thống cửa tự động (12/QTTB)
12.1. Công tác chuẩn bị
12.2. Nội dung quy trình
12.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
12.4. Yêu cầu chất lượng
13. Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên hệ thống thiết bị hội trường (13/QTTB)
13.1. Công tác chuẩn bị
13.2. Nội dung quy trình
13.3. Điều kiện vận hành, an toàn lao động
13.4. Yêu cầu chất lượng
II. Quy trình thực hiện các công tác vệ sinh
1. Quy trình thực hiện công tác vệ sinh sảnh, hành
lang
1.1. Công tác quét và lau sảnh, hành lang (01/QTVS)
1.1.1. Công tác chuẩn bị
1.1.2. Nội dung quy trình
1.1.3. Điều kiện vệ sinh
1.1.4. Yêu cầu chất lượng
1.2. Công tác vệ sinh hành lang, sảnh bằng máy đánh
sàn (02/QTVS)
1.2.1. Công tác Chuẩn bị
1.2.2. Nội dung quy trình
1.2.3. Điều kiện vệ sinh
1.2.4. Yêu cầu chất lượng
2. Quy trình thực hiện công tác vệ sinh thang máy
(03/QTVS)
2.1. Công tác chuẩn bị
2.2. Nội dung quy trình
2.3. Điều kiện vệ sinh
2.4. Yêu cầu chất lượng
3. Công tác vệ sinh cầu thang bộ
3.1. Công tác quét cầu thang bộ (04/QTVS)
3.1.1. Công tác chuẩn bị
3.1.2. Nội dung quy trình
3.1.3. Điều kiện vệ sinh
3.1.4. Yêu cầu chất lượng
3.2. Công tác lau cầu thang bộ (05/QTVS)
3.2.1. Công tác chuẩn bị
3.2.2. Nội dung quy trình
3.2.3. Điều kiện vệ sinh
3.2.4. Yêu cầu chất lượng
4. Quy trình thực hiện công tác vệ sinh cửa đi, cửa
sổ, vách kính
4.1. Vệ sinh cửa đi kính, vách kính, cửa sổ kính
(06/QTVS)
4.1.1. Công tác chuẩn bị
4.1.2. Nội dung quy trình
4.1.3. Điều kiện vệ sinh
4.1.4 Yêu cầu chất lượng
4.2. Vệ sinh cửa đi bằng kim loại (cửa thang thoát
hiểm, cửa phòng kỹ thuật,...) (07/QTVS)
4.1.1. Công tác chuẩn bị
4.1.2. Nội dung quy trình
4.2.3. Điều kiện vệ sinh
4.2.4. Yêu cầu chất lượng
5. Quy trình thực hiện công tác vệ sinh phòng vệ
sinh chung của tòa (08/QTVS)
5.1. Công tác chuẩn bị
5.2. Nội dung quy trình
5.3. Điều kiện vệ sinh
5.4. Yêu cầu chất lượng
6. Quy trình thực hiện công tác vệ sinh phòng rác
(09/QTVS)
6.1. Công tác chuẩn bị
6.2. Nội dung quy trình
6.4. Yêu cầu chất lượng
7. Quy trình thực hiện công tác vệ sinh tầng hầm
7.1. Quét tầng hầm, dốc hầm (10/QTVS)
7.1.1. Công tác chuẩn bị
7.1.2. Nội dung quy trình
7.1.3. Điều kiện vệ sinh
7.1.4. Yêu cầu chất lượng
7.2. Phun rửa tầng hầm và dốc hầm bằng máy
(11/QTVS)
7.2.1. Công tác chuẩn bị
7.2.2. Nội dung quy trình
7.2.3. Điều kiện vệ sinh
7.2.4. Yêu cầu chất lượng
8. Quy trình thực hiện công tác vệ sinh vỉa hè, sân
bãi, lối đi xung quanh
8.1. Công tác vệ sinh quét dọn vỉa hè, sân bãi, lối
đi xung quanh (12/QTVS).
8.1.1. Công tác chuẩn bị
8.1.2. Nội dung quy trình
8.1.3. Điều kiện vệ sinh
8.1.4. Yêu cầu chất lượng
8.2. Công tác vệ sinh phun rửa vỉa hè, sân bãi, lối
đi xung quanh (13/QTVS)
8.2.1. Công tác chuẩn bị
8.2.2. Nội dung quy trình
8.2.3. Điều kiện vệ sinh
8.2.4. Yêu cầu chất lượng
9. Quy trình thực hiện công tác vệ sinh mái tòa nhà
(14/QTVS)
9.1. Công tác chuẩn bị
9.2. Nội dung quy trình
9.3. Điều kiện vệ sinh
9.4. Yêu cầu chất lượng
10. Quy trình thực hiện công tác thau rửa bể nước
ngầm (15/QTVS)
10.1. Công tác chuẩn bị
10.2. Nội dung quy trình
10.3. Điều kiện vệ sinh
10.4. Yêu cầu chất lượng:
11. Quy trình thực hiện công tác thau rửa bể nước
mái (16/QTVS)
11.1. Công tác chuẩn bị
11.2. Nội dung quy trình
11.3. Điều kiện vệ sinh
11.4. Yêu cầu chất lượng:
12. Quy trình thực hiện công tác vệ sinh phòng hội trường
(17/QTVS)
12.1. Công tác chuẩn bị
12.2. Nội dung quy trình
12.3. Điều kiện vệ sinh
12.4. Yêu cầu chất lượng
13. Quy trình thực hiện công tác vệ sinh cửa gỗ
công nghiệp (18/QTVS)
13.1. Công tác chuẩn bị
13.2. Nội dung quy trình
13.3. Điều kiện vệ sinh
13.4. Yêu cầu chất lượng
14. Quy trình thực hiện công tác vệ sinh thang cuốn
(19/QTVS)
14.1. Công tác chuẩn bị
14.2. Nội dung quy trình
14.3. Điều kiện vệ sinh
14.4. Yêu cầu chất lượng
15. Quy trình thực hiện công tác vệ sinh tường, cột
ngoài nhà ốp gạch, đá (20/QTVS)
15.1. Công tác chuẩn bị
15.2. Nội dung quy trình
15.3. Điều kiện vệ sinh
15.4. Yêu cầu chất lượng:
PHỤ LỤC II
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TÁC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH QUỸ NHÀ THUỘC
TÀI SẢN CÔNG (BAO GỒM QUỸ NHÀ Ở, QUỸ NHÀ KHÔNG ĐỂ Ở VÀ TRỤ SỞ, CÔNG SỞ) TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số /2025/QĐ-UBND ngày
/ /2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Phần
I
THUYẾT MINH
1. Nội dung định mức
Định mức dự toán các công tác quản lý, vận hành tòa
nhà xác định theo mức hao phí về vật liệu, lao động và máy để hoàn thành một
đơn vị khối lượng công tác quản lý, vận hành công trình từ khi chuẩn bị đến khi
kết thúc công tác theo đúng yêu cầu kỹ thuật (kể cả những hao phí cần thiết do
yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thực hiện liên tục, đúng quy
trình).
Định mức dự toán các công tác quản lý, vận hành tòa
nhà được lập trên cơ sở các quy định, quy trình và yêu cầu đối với việc thực hiện
các công tác quản lý, vận hành nhà chung cư, trụ sở, công sở; mức độ trang bị
máy; điều kiện, biện pháp và phương án tổ chức thực hiện phổ biến của các đơn vị
quản lý vận hành.
Định mức dự toán các công tác quản lý, vận hành tòa
nhà bao gồm: mã hiệu, tên công tác, đơn vị tính, thành phần công việc, hướng dẫn
áp dụng (nếu có) và bảng các hao phí định mức; trong đó:
- Thành phần công việc bao gồm nội dung các bước
công việc từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành công tác quản lý, vận hành theo điều
kiện kỹ thuật, điều kiện và biện pháp thực hiện cụ thể.
- Bảng các hao phí định mức gồm:
+ Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính,
vật liệu phụ cần thiết cho việc hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản
lý, vận hành.
Mức hao phí vật liệu trong định mức đã bao gồm hao
hụt vật liệu ở khâu thực hiện. Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng
phù hợp với đơn vị tính của vật liệu. Mức hao phí vật liệu phụ được tính bằng tỷ
lệ % trên chi phí vật liệu chính.
+ Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của
công nhân trực tiếp và công nhân phục vụ cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối
lượng công tác quản lý, vận hành từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc. Mức hao phí
lao động được tính bằng số ngày công theo cấp bậc công nhân, cấp bậc công nhân
là cấp bậc bình quân của các công nhân trực tiếp và công nhân phục vụ tham gia
thực hiện một đơn vị khối lượng công tác quản lý, vận hành.
+ Mức hao phí máy: Là số ca sử dụng máy trực tiếp
thực hiện, máy phục vụ cần thiết (nếu có) để hoàn thành một đơn vị khối lượng
công tác quản lý, vận hành. Mức hao phí máy trực tiếp thực hiện được tính bằng
số lượng ca máy sử dụng. Mức hao phí máy phục vụ được tính bằng tỷ lệ % trên
chi phí máy trực tiếp thực hiện.
2. Kết cấu định mức
Định mức dự toán các công tác quản lý, vận hành tòa
nhà bao gồm 02 chương được mã hóa thống nhất theo nhóm, loại công tác hoặc đặc
điểm nhà, cụ thể như sau:
- Chương I: Công tác vệ sinh
- Chương II: Công tác kiểm tra thường xuyên của hệ
thống trang thiết bị tòa nhà
Phần
2
ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CÁC
CÔNG TÁC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH TÒA NHÀ
Chương
I
CÔNG TÁC VỆ SINH
VS.01000 Quét sảnh,
hành lang
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động;
- Quét rác, bụi bẩn trên bề mặt sảnh, hành lang;
- Dọn rác, thu gom rác từ các thùng rác đặt tại khu
vực sảnh, hành lang (nếu có) vào dụng cụ thu chứa rác và vận chuyển tới địa điểm
tập kết;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy
định.
Đơn vị tính: 100 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
VS.010
|
Quét sảnh, hành lang
|
Nhân công bậc 3/7
|
công
|
0,029
|
|
10
|
VS.02000 Lau sảnh,
hành lang
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động;
- Lau sàn bằng nước và hóa chất lau sàn; giặt giẻ
lau, cây lau nhà đã bẩn trong quá trình thực hiện;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy
định.
Đơn vị tính: 100 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
VS.020
|
Lau sành, hành lang
|
Vật liệu
Hóa chất lau sàn
Nước
Nhân công bậc 3/7
|
lít
lít
công
|
0,079
11,310
0,041
|
|
10
|
VS.03000 Vệ sinh sảnh,
hành lang bằng máy đánh sàn
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động, đặt biển cảnh
báo;
- Dọn rác nổi và vận chuyển tới địa điểm tập kết;
- Đánh sàn bằng máy đánh sàn với hóa chất chuyên dụng;
- Lau lại sàn bằng nước và hóa chất lau sàn;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy
định.
Đơn vị tính: 100 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
VS.030
|
Vệ sinh sảnh, hành lang bằng máy đánh sàn
|
Vật liệu
Hóa chất đánh sàn chuyên dụng
Hóa chất lau sàn
Nước
Nhân công bậc 3/7
Máy
Máy đánh sàn
|
lít
lít
lít
công
ca
|
0,232
0,059
23,624
0,122
0,061
|
|
10
|
VS.04000 Vệ sinh
thang máy
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động;
- Vệ sinh buồng thang máy
- Xử lý vết bẩn khó sạch (nếu có), quét sơ bộ sàn
thang máy;
- Lau thành, cửa trong buồng thang, tay vịn bằng
hóa chất phù hợp để lau bề mặt inox; lau hết chất tẩy rửa bằng nước sạch và lau
lại bằng giẻ khô;
- Lau bảng điều khiển thang máy và các thiết bị (nếu
có), Lau sàn buồng thang bằng nước và hóa chất lau sàn;
- Lau cửa thang máy, bằng điều khiển thang máy tại
các tầng bằng hóa chất phù hợp để lau bề mặt inox; lau hết chất tẩy rửa bằng nước
sạch và lau lại bằng giẻ khô;
- Lau tường ốp (gạch,đá) ngoài cửa thang máy tại
các tầng;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy
định.
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Buồng thang (Đơn vị
tính: buồng)
|
Cửa thang máy tại
các tầng (Đơn vị tính: cửa)
|
Tường ốp ngoài cửa
thang máy các tầng (Đơn vị tính: 10 m2)
|
VS.040
|
Vệ sinh thang máy
|
Vật liệu
Hóa chất lau bề mặt inox
Hóa chất lau sàn
Nước
Nhân công bậc 3/7
|
lít
lít
lít
công
|
0,041
0,006
1,188
0,033
|
0,011
0,396
0,007
|
0,009
1,281
0,011
|
|
10
|
20
|
30
|
VS.05000 Quét cầu thang bộ
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị công cụ, dụng cụ lao động;
- Quét rác, bụi bẩn trên bề mặt; dọn rác, thu gom
và tập kết đến nơi quy định;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy
định.
Đơn vị tính: 10 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
VS.050
|
Quét cầu thang bộ
|
Nhân công bậc 3/7
|
công
|
0,007
|
|
10
|
VS.06000 Lau cầu
thang bộ
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động;
- Lau tay vịn, lan can cầu thang, lau các vết bẩn
trên tường và các thiết bị gắn trên tường khu vực cầu thang (nếu có) bằng giẻ ẩm;
- Lau bề mặt bậc thang, chiếu nghỉ với hóa chất lau
sàn;
- Vệ sinh, thu dọn làm sạch dụng cụ, tập trung dụng
cụ về nơi quy định.
Đơn vị tính: 10 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
số lượng
|
VS.060
|
Lau cầu thang bộ
|
Vật liệu
Hóa chất lau sàn
Nước
Nhân công bậc 3/7
|
lít
lít
công
|
0,008
1,237
0,012
|
|
10
|
VS.07000 Vệ sinh cửa
đi kính, cửa sổ kính, vách kính
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động;
- Phủi bụi qua bề mặt, cạo vết bẩn khó sạch (nếu
có);
- Lau phần khung vách, khung cửa kính bằng giẻ ẩm;
lau bề mặt kính bằng nước lau chuyên dụng và lau lại bằng giẻ khô;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy
định.
Đơn vị tính: 10 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
VS.070
|
Vệ sinh cửa đi kính, cửa sổ kính, vách kính
|
Vật liệu
Hóa chất lau kính
Nước
Nhân công bậc 3/7
|
lít
lít
công
|
0,08
2,887
0,017
|
|
|
|
|
10
|
*Ghi chú: Diện tích vệ sinh cửa kính, vách kính
được tính theo diện tích bề mặt được vệ sinh, làm sạch. Trường hợp cửa kính,
vách kính được làm sạch 02 mặt thì được tính diện tích 02 lần.
VS.08000 Vệ sinh cửa
kim loại
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động;
- Lau bề mặt của bằng nước và hóa chất chuyên dụng;
lau lại bằng giẻ khô;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy
định.
Đơn vị tính: 10 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
VS.080
|
Vệ sinh cửa kim loại
|
Vật liệu
Hóa chất lau cửa kim loại
Nước
Nhân công bậc 3/7
|
lít
lít
công
|
0,11
7,152
0,024
|
|
10
|
*Ghi chú: Định mức công tác vệ sinh cửa kim loại
được xác định cho đơn vị khối lượng là 10m2 cửa, cửa được lau 02 mặt.
VS.09000 Vệ sinh
phòng vệ sinh chung của tòa nhà
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động;
- Làm vệ sinh các thiết bị trong nhà vệ sinh: Cọ rửa
bồn rửa, bệ tiểu, bồn cầu bằng hóa chất; lau rửa kính và các thiết bị khác (nếu
có);
- Thu gom rác, cọ rửa thùng rác (nếu có);
- Lau rửa tường, sàn bằng hóa chất;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy
định.
Đơn vị tính: phòng
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
Phòng vệ sinh
không có buồng toilet riêng
|
Phòng vệ sinh có 2
buồng toilet
|
Phòng vệ sinh có 3
buồng toilet
|
VS.090
|
Vệ sinh phòng vệ sinh chung của tòa nhà
|
Vật liệu
Hóa chất cọ rửa thiết bị vệ sinh
Nước
Vật liệu khác
Nhân công bậc 3/7
|
lít
lít
%
công
|
0,042
9,6
0,027
|
0,082
16,167
0,049
|
0,113
19,571
0,061
|
|
10
|
20
|
30
|
VS.10000 Vệ sinh phòng tiếp
nhận rác
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động;
- Phun nước cọ rửa họng rác hoặc thùng rác;
- Quét dọn phòng rác, lau chùi tường, sàn phòng rác
bằng nước và nước tẩy rửa;
- Khử trùng phòng rác bằng vôi bột;
- Vệ sinh, thu dọn dụng cụ và tập trung về nơi quy
định.
Đơn vị tính: phòng
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
Phòng tiếp nhận
rác các tầng
|
Phòng tiếp nhận
rác tòa nhà
|
VS.100
|
Vệ sinh phòng tiếp nhận rác
|
Vật liệu
Nước tẩy rửa
Nước
Vật liệu khác
Nhân công bậc 3/7
|
lít
lít
%
công
|
0,017
6,275
1
0,025
|
0,077
29,333
1
0,063
|
|
10
|
20
|
VS.11000 Quét khu vực
để xe tầng hầm, dốc hầm
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động:
- Phủi bụi trần, tường, cột và hệ thống đường ống,
thiết bị trong tầng hầm (nếu có);
- Quét bề mặt sàn tầng hầm và dốc hầm; thu gom rác,
vận chuyển tới địa điểm tập kết đúng nơi quy định;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy
định.
Đơn vị tính: 100 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
VS.110
|
Quét khu vực để xe tầng hầm để xe, dốc hầm
|
Nhân công bậc 3/7
|
công
|
0,019
|
|
10
|
VS.12000 Phun rửa
khu vực để xe tầng hầm, dốc hầm
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và trang bị bảo hộ lao động; Đặt
biển cảnh báo khu vực đang làm để báo hiệu cho người và phương tiện dưới tầng hầm
biết;
- Làm sạch sơ bộ rác, bụi bẩn trên bề mặt sàn tầng
hầm, dốc hầm; thu gom rác và tập kết đến nơi quy định;
- Phun rửa bề mặt sàn tầng hầm, dốc hầm bằng máy xịt
áp lực. Đối với các khu vực có vết bẩn khó làm sạch, vết dầu mỡ cần sử dụng
thêm hóa chất lau sàn và bàn chải để làm sạch;
- Quét dọn nước ứ đọng trên bề mặt sàn tầng hầm, dốc
hầm;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy
định.
Đơn vị tính: 100 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
VS.120
|
Phun rửa khu vực để xe tầng hầm, dốc hầm
|
Vật liệu
Hóa chất lau sàn
Nước
Nhân công bậc 3/7
Máy
Máy xịt áp lực
|
lít
m3
Công
ca
|
0,021
0,24
0,179
0,059
|
|
10
|
VS.13000 Quét dọn vỉa
hè, sân bãi, lối đi xung quanh
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động;
- Nhổ cỏ dại trên vỉa hè, cột điện....; quét sạch vỉa
hè, sân bãi, lối đi; thu gom, dọn rác và tập kết đến nơi quy định;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy
định.
Đơn vị tính: 100 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
VS.130
|
Quét dọn vỉa hè, sân bãi, lối đi xung quanh
|
Nhân công bậc 3/7
|
Công
|
0,021
|
|
10
|
VS. 14000 Phun rửa vỉa
hè, sân bãi, lối đi xung quanh
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và trang bị bảo hộ lao động; Đặt
biển cảnh báo khu vực đang làm để báo hiệu cho người và phương tiện biết;
- Làm sạch sơ bộ vỉa hè, sân bãi, lối đi xung
quanh; thu gom rác và tập kết đến nơi quy định;
- Phun rửa vỉa hè, sân bãi, lối đi bằng máy xịt áp
lực;
- Làm sạch các khu vực có vết bẩn khó làm sạch như
vết ố, vết rêu mốc,... bằng bàn chải; quét dọn nước ứ đọng;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy
định.
Đơn vị tính: 100 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
số lượng
|
VS.140
|
Phun rửa vỉa hè, sân bãi, lối đi xung quanh
|
Vật liệu
Nước
Nhân công bậc 3/7
Máy
Máy xịt áp lực
|
m3
Công
ca
|
0,294
0,215
0,069
|
|
10
|
VS.15000 Vệ sinh mái
tòa nhà
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và trang bị bảo hộ lao động;
- Bóc tách các mảng bám cứng trên bề mặt sàn mái,
sê nô; vệ sinh quả cầu chắn rác/tấm chắn rác và khu vực xung quanh ống, máng
thu nước mái;
- Thu gom rác và và tập kết đến nơi quy định;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy
định.
Đơn vị tính: 100 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
VS.150
|
Vệ sinh mái tòa nhà
|
Nhân công bậc 3/7
|
công
|
0,099
|
|
10
|
VS.16000 Thau rửa bể
nước ngầm
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và trang bị bảo hộ lao
động; cắt nguồn điện các máy bơm nước tại phòng bơm trung tâm, khóa van cấp nước
vào bể;
- Loại bỏ hết nước đang lưu trữ trong bể ra ngoài bằng
cách sử dụng máy bơm đến mức nước theo yêu cầu; bịt lại các đường ống để tránh
các chất bẩn xâm nhập vào đường ống sau khi chúng ta thau rửa bể nước xong;
- Đánh sạch các mảng bám, rong rêu, cặn nước, đất
mùn lắng đọng ở đáy bể, thành bể; sau đó loại bỏ nước bẩn ra khỏi bể bằng bơm
và xô, chậu;
- Rửa lại với nước sạch để đảm bảo chất vấn không
lưu lại trên thành bể; hút hết nước bẩn ra ngoài bằng máy bơm và xô, chậu;
- Mở van cấp nước, bơm nước vào bể, kiểm tra lưu lượng
nước cấp vào;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung thiết bị, dụng cụ về
nơi quy định.
Đơn vị tính: 100 m3
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
VS.160
|
Thau rửa bể nước ngầm
|
Vật liệu
Nước
Nhân công bậc 4/7
Máy
Máy bơm nước
|
m3
công
ca
|
27,547
1,689
0,302
|
|
10
|
VS.17000 Thau rửa bể
nước inox mái
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và trang bị bảo hộ lao động; ngắt
nguồn điện của máy bơm nước lên bồn inox;
- Xả nước trong bồn bằng van xả đáy;
- Cọ rửa sàn, thành bồn, mở van xả đáy cho nước cặn
ra ngoài;
- Rửa lại bồn để đảm bảo chất bần không lưu lại
trên thành bể, xả toàn bộ lượng nước bẩn này;
- Mở van cấp nước, bơm nước vào bồn; Vệ sinh, thu dọn
và tập trung dụng cụ về nơi quy định.
Đơn vị tính: bể
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
Bể inox 5m3
|
Bể inox 25m3
|
VS.170
|
Thau rửa bể nước inox mái
|
Vật liệu
Nước
Vật liệu khác
Nhân công bậc 4/7
|
m3
%
công
|
5,2
0,297
|
8,2
0,726
|
|
10
|
20
|
VS.18000 Vệ sinh phòng hội
trường
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động;
- Dọn rác, xử lý vết bẩn khó sạch (nếu có);
- Hút bụi thảm sàn;
- Lau kệ phát biểu, kệ tượng Bác, biển khẩu hiệu,
ngôi sao, búa liềm, bàn đại biểu;
- Lau sàn bục biểu diễn;
- Lau tay vịn ghế, mặt bàn gấp kèm ghế;
- Lau tường, cột ốp gỗ trong phòng hội trường (đối
với hội trường tại Khu Liên cơ Võ Chí Công);
- Lau công tắc, ổ cắm và các thiết bị hội trường
(âm thanh, ánh sáng, máy chiếu,...);
- Vệ sinh, thu dọn, tập trung dụng cụ về nơi quy định.
Đơn vị tính: phòng
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
Vệ sinh phòng hội
trường (không gồm công tác hút bụi thảm sàn)
|
Hút bụi thảm sàn
phòng hội trường
|
VS.181
|
Vệ sinh phòng hội
trường 160 chỗ sàn phẳng
|
Vật liệu
Nước
Nhân công bậc 3/7
Máy
Máy hút bụi 1600W
|
m3
công
ca
|
40,333
0,323
|
0,155
0,067
|
VS.182
|
Vệ sinh phòng hội
trường 80 chỗ sàn phẳng
|
Vật liệu
Nước
Nhân công bậc 3/7
Máy
Máy hút bụi 1600W
|
m3
công
ca
|
23,667
0,236
|
0,093
0,039
|
VS.183
|
Vệ sinh phòng hội
trường 417 chỗ sàn nâng
|
Vật liệu
Nước
Nhân công bậc 3/7
Máy
Máy hút bụi 1600W
|
m3
công
ca
|
56,000
0,348
|
0,285
0,129
|
|
10
|
20
|
VS.19000 Vệ sinh cửa
gỗ công nghiệp
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động;
- Lau bằng giẻ ẩm khuôn cửa, bề mặt cửa và tay cầm;
lau lại bằng giẻ khô;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy định.
Đơn vị tính: 10 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
VS.190
|
Vệ sinh cửa gỗ công nghiệp
|
Vật liệu
Nước
Nhân công bậc 3/7
|
lít
công
|
8,051
0,029
|
|
10
|
*Ghi chú: Định mức công tác vệ sinh cửa gỗ
được xác định cho đơn vị khối lượng là 10m2 cửa, cửa được lau 02 mặt.
VS.20000 Vệ sinh
thang cuốn
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động, đặt biển cảnh
báo:
- Xử lý vết bẩn khó sạch (nếu có), hút bụi và lau ẩm
bề mặt bậc thang cuốn:
- Vệ sinh tay vịn và khung vách, kính lan can thang
cuốn;
- Vệ sinh, thu dọn và tập trung dụng cụ về nơi quy
định.
Đơn vị tính: 10 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
VS.200
|
Vệ sinh thang cuốn
|
Vật liệu
Nước lau kính
Nước
Nhân công bậc 3/7
Máy
Máy hút bụi 1600W
|
lít
lít
công
ca
|
0,127
8,663
0,163
0,033
|
|
10
|
VS.21000 Vệ sinh tường,
cột ngoài nhà ốp gạch, đá, chiều cao<=4m
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ và công cụ lao động;
- Lau sạch bề mặt tường, cột ốp bằng nước, lau lại
bằng giẻ khô;
- Vệ sinh, thu dọn làm sạch dụng cụ, tập trung dụng
cụ về nơi quy định.
Đơn vị tính: 10 m2
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
VS.210
|
Vệ sinh tường, cột ngoài nhà ốp gạch, đá, chiều
cao<=4m
|
Vật liệu
Nước
Nhân công bậc 3/7
|
lít
công
|
4,233
0,028
|
|
10
|
Chương II
CÔNG TÁC KIỂM TRA THƯỜNG
XUYÊN HỆ THỐNG TRANG THIẾT BỊ TÒA NHÀ
TB.01000 Kiểm tra thường
xuyên hệ thống thang máy
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị điều kiện làm việc (trang phục bảo hộ,
công cụ, dụng cụ hỗ trợ);
- Kiểm tra tổng quan trạng thái làm và kiểm tra an
toàn trong buồng thang:
- Kiểm tra phòng máy thang máy:
- Ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết
quả của việc kiểm tra:
Đơn vị tính: thang
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
TB.010
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống thang máy
|
Nhân công bậc
4/7
|
công
|
0,025
|
|
10
|
TB.02000 Kiểm tra thường
xuyên hệ thống điện
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị điều kiện làm việc (trang phục bảo hộ,
công cụ, dụng cụ hỗ trợ);
- Kiểm tra tủ hạ áp hàng ngày;
- Kiểm tra tủ điện tầng hàng ngày và định kỳ hàng
tháng;
- Kiểm tra hệ thống chiếu sáng khu vực dùng chung của
tòa nhà hàng ngày;
- Kiểm tra máy phát điện dự phòng hàng tuần và định
kỳ hàng tháng;
- Ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết
quả của việc kiểm tra.
Đơn vị tính: hệ thống
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Kiểm tra tủ hạ áp
hàng ngày
|
TB.020
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống điện
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,047
|
|
10
|
Đơn vị tính: tầng
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Kiểm tra tủ điện tầng
và hệ thống chiếu sáng khu vực dùng chung của tòa nhà hàng ngày
|
TB.020
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống điện
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,018
|
|
20
|
Đơn vị tính: máy
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Kiểm tra máy phát
điện dự phòng hàng tuần
|
TB.020
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống điện
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,034
|
|
30
|
Đơn vị tính: máy
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Kiểm tra máy phát
điện dự phòng hàng tháng
|
TB.020
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống điện
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,057
|
|
40
|
Đơn vị tính: tủ
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Kiểm tra tủ điện tầng
hàng tháng
|
TB.020
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống điện
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,017
|
|
50
|
TB.03000 Kiểm tra thường
xuyên hệ thống cấp, thoát nước
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị điều kiện làm việc (trang phục bảo hộ, công
cụ, dụng cụ hỗ trợ);
- Kiểm tra hệ thống cấp nước gồm:
+ Kiểm tra hệ thống bơm nước tại phòng máy bơm nước
sinh hoạt;
+ Kiểm tra phòng kỹ thuật nước tại các tầng;
+ Kiểm tra hệ thống bơm nước tại phòng máy bơm tăng
áp;
+ Kiểm tra, ghi mức nước bể ngầm và bể mái.
- Kiểm tra hệ thống thoát nước: kiểm tra thiết bị
bơm thoát nước thải, kiểm tra đường ống thoát nước, rãnh, hố thu thoát nước tầng
hầm: Kiểm tra các thiết bị vệ sinh công cộng tại phòng vệ sinh chung tòa nhà,
các cầu chắn rác, phễu thoát nước sàn, cửa cống, hố ga.
- Ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết
quả của việc kiểm tra.
Đơn vị tính: hệ thống
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Kiểm tra hệ thống
cấp nước
|
Kiểm tra hệ thống
thoát nước
|
Kiểm tra hệ thống cấp
nước (không bao gồm phòng kỹ thuật nước các tầng)
|
Kiểm tra phòng kỹ
thuật nước các tầng (Đơn vị tính: phòng)
|
TB.030
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp thoát nước
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,067
|
0,007
|
0,050
|
|
10
|
20
|
30
|
TB.04000 Kiểm tra thường
xuyên hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị điều kiện làm việc (trang phục bảo hộ,
công cụ, dụng cụ hỗ trợ);
- Kiểm tra hệ thống chữa cháy hàng ngày gồm:
+ Kiểm tra hệ thống thiết bị bơm nước cứu hỏa;
+ Kiểm tra các đầu họng nước cấp và xả ngoài tòa
nhà;
+ Kiểm tra sự kết nối nước cấp chữa cháy mạch vòng
trong tòa nhà;
+ Kiểm tra mức nước trong bể chứa nước chữa cháy.
+ Kiểm tra hệ thống chữa cháy hàng tháng gồm:
+ Kiểm tra hệ thống thiết bị bơm nước cứu hỏa;
+ Kiểm tra họng nước vách tường, vòi lăng phun,
bình chữa cháy;
- Kiểm tra hệ thống báo cháy hàng ngày gồm: tủ báo
cháy trung tâm, cửa chống cháy và thiết bị báo cháy tại các tầng;
- Kiểm tra hệ thống báo cháy hàng tháng: kiểm tra kết
nối liên động giữa hệ thống báo cháy và hệ thống điện và hệ thống thang máy của
tòa nhà:
- Ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết
quả của việc kiểm tra.
Đơn vị tính: hệ thống
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Kiểm tra hệ thống
chữa cháy
|
|
Kiểm tra hàng ngày
|
Kiểm tra hệ thống
thiết bị bơm nước cứu hỏa hàng tháng
|
Kiểm tra tủ chữa
cháy vách tường hàng tháng (Đơn vị tính: 10 tủ)
|
|
TB.041
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị
phòng cháy chữa cháy
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,062
|
0,076
|
0,095
|
|
|
10
|
20
|
30
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Kiểm tra hệ thống
chữa cháy
|
Kiểm tra tủ báo
cháy trung tâm hàng ngày
|
Kiểm tra cửa chống
cháy, thiết bị báo cháy tại các tầng hàng ngày (Đơn vị tính: tầng)
|
Kiểm tra hàng
tháng
|
TB.042
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống trang thiết bị
phòng cháy chữa cháy
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,026
|
0,009
|
0,203
|
|
10
|
20
|
30
|
TB.05000 Kiểm tra thường
xuyên hệ thống thông gió
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị điều kiện làm việc (trang phục bảo hộ,
công cụ, dụng cụ hỗ trợ);
- Kiểm tra hệ thống thiết bị thông gió tại tầng hầm
hàng ngày gồm:
+ Kiểm tra tổng quan trạng thái làm việc của hệ thống
thiết bị;
+ Kiểm tra tủ điện điều khiển;
+ Kiểm tra hệ thống ống dẫn gió;
+ Kiểm tra các khớp nối mềm giữa đường ống và quạt
điện công nghiệp;
+ Kiểm tra các cửa gió đảm bảo không bị bịt kín do
vật thể khác.
+ Kiểm tra hệ thống thiết bị thông gió khu vực mái
tòa nhà hàng ngày gồm:
+ Kiểm tra tổng quan trạng thái làm việc của hệ thống
thiết bị;
+ Kiểm tra tủ điện điều khiển;
+ Kiểm tra các khớp nối mềm giữa đường ống và quạt
điện công nghiệp;
+ Kiểm tra các cửa gió đảm bảo không bị bịt kín do
vật thể khác.
- Vệ sinh thiết bị hàng tháng gồm: vệ sinh cửa gió
tại tầng hầm và vệ sinh quạt tăng áp khu vực mái tòa nhà.
- Ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết
quả của việc kiểm tra.
Đơn vị tính: hệ thống
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Kiểm tra hàng ngày
(Đơn vị tính: hệ thống)
|
Vệ sinh cửa gió tầng
hầm (Đơn vị tính: cửa)
|
Vệ sinh cửa gió
khu vực mái tòa nhà (quạt tăng áp, quạt hút gió) (Đơn vị tính: quạt)
|
TB.050
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống thông gió
|
Vật liệu
Nước
Nhân công bậc 4/7
|
lít
công
|
0,15
|
4,52
0,053
|
4,89
0,125
|
|
10
|
20
|
30
|
TB.06000 Kiểm tra thường
xuyên hệ thống chống sét
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị điều kiện làm việc (trang phục bảo hộ,
công cụ, dụng cụ hỗ trợ);
- Kiểm tra cột thu sét trên mái tòa nhà;
- Kiểm tra hộp kiểm tra tiếp địa:
- Ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết
quả của việc kiểm tra.
Đơn vị tính: hệ thống
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
TB.060
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống chống sét
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,045
|
|
10
|
TB.07000 Kiểm tra thường
xuyên bình nóng lạnh
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị điều kiện làm việc (trang phục bảo hộ,
công cụ, dụng cụ hỗ trợ);
- Kiểm tra nguồn điện cấp vào bình nóng lạnh; quan sát
trực quan tình trạng bình nóng lạnh để phát hiện hiện tượng bất thường:
- Bật nguồn điện cấp vào bình nóng lạnh: quan sát
đèn tín hiệu bình nóng lạnh; dùng bút thử điện kiểm tra độ an toàn của bình
nóng lạnh: chờ và kiểm tra nước có được làm nóng không.
- Ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết
quả của việc kiểm tra.
Đơn vị tính: bình
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
TB.070
|
Kiểm tra thường xuyên bình nóng lạnh
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,025
|
|
10
|
TB.08000 Kiểm tra thường
xuyên hệ thống thang cuốn
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị điều kiện làm việc;
- Kiểm tra trạng thái hoạt động và các bộ phận bậc
thang, vách lan can tay vịn, nút ấn, đèn báo, tủ điều khiển của thang cuốn;
- Ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết
quả của việc kiểm tra.
Đơn vị tính: thang
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
TB.080
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống thang cuốn
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,008
|
|
10
|
TB.09000 Kiểm tra thường
xuyên hệ thống điều hòa
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị điều kiện làm việc;
- Kiểm tra dàn nóng của hệ thống điều hòa:
- Kiểm tra dàn lạnh của hệ thống điều hòa.
- Ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết
quả của việc kiểm tra.
Đơn vị tính: 10 dàn
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Kiểm tra dàn nóng
|
Kiểm tra dàn lạnh
|
TB.090
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống điều hòa
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,017
|
0,008
|
|
10
|
20
|
TB.10000 Kiểm tra
thường xuyên hệ thống thiết bị điện nhẹ (camera, loa, kích sóng điện thoại gắn
trần; tủ mạng)
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị điều kiện làm việc;
- Quan sát tình trạng bên ngoài, trạng thái hoạt động
và độ chắc chắn lắp đặt của thiết bị;
- Ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết
quả của việc kiểm tra.
Đơn vị tính: 10 thiết
bị
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
TB.100
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống thiết bị điện nhẹ
(camera, loa, kích sóng điện thoại gắn trần; tủ mạng)
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,005
|
|
10
|
TB.11000 Kiểm tra
thường xuyên hệ thống xử lý nước thải
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị điều kiện làm việc;
- Kiểm tra hệ thống kỹ thuật;
- Vệ sinh bề mặt tủ điện, tủ điều khiển;
- Ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết
quả của việc kiểm tra.
Đơn vị tính: 1 hệ thống
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
TB.110
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống xử lý nước thải
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,035
|
|
10
|
TB.12000 Kiểm tra
thường xuyên hệ thống cửa phân làn tự động
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị điều kiện làm việc;
- Kiểm tra hệ thống kỹ thuật gồm: sự nguyên trạng của
cánh cửa, đèn báo UPS, nguồn cấp điện cho của, độ ồn, độ nhạy sensor cảm biến;
- Ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết
quả của việc kiểm tra.
Đơn vị tính: cửa
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
TB.120
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống cửa phân làn tự động
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,004
|
|
10
|
TB.13000 Kiểm tra
thường xuyên hệ thống thiết bị hội trường
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị điều kiện làm việc;
- Kiểm tra hệ thống thiết bị hội trường gồm: kiểm
tra nguồn điện, hệ thống đèn chiếu, âm thanh, máy chiếu, màn chiếu, tivi, các cổng
đấu nối hệ thống trình chiếu;
- Ghi chép đầy đủ về tình trạng của hệ thống và kết
quả của việc kiểm tra.
Đơn vị tính: phòng
Mã hiệu
|
Công tác
|
Thành phần hao phí
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
TB.130
|
Kiểm tra thường xuyên hệ thống thiết bị hội trường
|
Nhân công bậc 4/7
|
công
|
0,058
|
|
10
|