ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
31/QĐ-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 06 tháng 01 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày
25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng
phương tiện giao thông;
Căn cứ Kế hoạch số
12885/KH-BGTVT ngày 01/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải về tiếp tục tăng cường
công tác kiểm soát tải trọng phương tiện;
Theo đề nghị của Sở Giao
thông vận tải tại Tờ trình số 2934/TTr-SGTVT ngày 29/12/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tăng cường
công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3.
Ban An toàn giao thông tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Giám đốc các sở:
Giao thông vận tải, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Tài nguyên
và Môi trường, Công Thương; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình;
Tổng biên tập Báo Quảng Bình; Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Bình; Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Quang
|
KẾ HOẠCH
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2017 của
UBND tỉnh Quảng Bình)
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số
32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm
soát tải trọng phương tiện giao thông; Kế hoạch số 12885/KH-BGTVT ngày
01/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải về tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát
tải trọng phương tiện; Thông báo số 13/TB- BCA-V11 ngày 08/9/2016 của Bộ Công
an về Kết luận hội nghị tổng kết Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA của liên Bộ
Công an - Giao thông vận tải về phối hợp kiểm soát tải trọng xe.
- Phát huy những kết quả đã
đạt được, huy động tối đa các nguồn lực, tăng cường thực hiện đồng bộ các giải
pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn một cách bền vững tình trạng xe quá tải lưu thông
trên địa bàn tỉnh.
- Thiết lập môi trường kinh
doanh vận tải bình đẳng, tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động kinh
doanh vận tải trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Các sở, ban, ngành, địa
phương trên địa bàn tỉnh tập trung tối đa nguồn lực cho công tác kiểm soát tải
trọng phương tiện giao thông đường bộ.
- Việc kiểm soát tải trọng
phương tiện phải thực hiện chặt chẽ, thường xuyên, nghiêm minh, hiệu quả, có sự
phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành và chính quyền địa phương.
- Không gây chồng chéo trong
công tác kiểm soát tải trọng xe hoặc cản trở hoạt động bình thường của các tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải; nghiêm cấm các hành vi tiêu cực của lực
lượng chức năng trong quá trình hoạt động.
II. NHIỆM
VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền:
- Tiếp tục rà soát, phối hợp
tổ chức ký cam kết không chở hàng quá trọng tải, không xếp hàng hóa lên xe quá
tải trọng cho phép đối với các doanh nghiệp vận tải, đầu mối bốc xếp hàng hóa.
Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý theo cam kết.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm soát tải trọng phương tiện
thông qua phương tiện truyền thông trên địa bàn như: Truyền hình, báo chí; tổ
chức hội nghị, hội thảo và các loại hình khác.
2.
Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm
soát tải trọng phương tiện:
-
Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc kiểm soát tải
trọng phương tiện đã được ban hành, kịp thời phát hiện các tồn tại, vướng mắc,
bất cập để đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
-
Ban hành mới các văn bản cụ thể hóa quy định về kiểm soát tải trọng phương tiện
trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện nghiêm túc, kịp thời chỉ đạo của Chính phủ, Ban
An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an về tăng cường kiểm
soát tải trọng phương tiện.
-
Tham gia xây dựng có chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về trật tự, an toàn giao thông nói chung và kiểm soát tải trọng
phương tiện giao thông nói riêng, tạo cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
3.
Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện:
-
Tập trung kiểm soát, xử lý ngay tại nơi xuất phát hoặc gần khu vực đầu nguồn
hàng, những nơi thường xuyên xảy ra tình trạng xe chở hàng quá tải trọng cho
phép như: Kho, cảng, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe
ô tô, công trường xây dựng; triển khai kiểm soát tải trọng xe lưu động và đột
xuất tại những đoạn đường bộ khi xuất hiện tình trạng nhiều xe quá tải lưu
thông.
-
Kiện toàn, tổ chức lại hoạt động, tiếp tục duy trì công tác kiểm soát tải trọng
xe tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động phù hợp với điều kiện về lực lượng,
tình hình xe quá tải trên địa bàn.
-
Tăng cường sử dụng cân tải trọng xách tay đã được trang bị cho các lực lượng chức
năng kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường bộ.
-
Thực hiện phối hợp giữa các lực lượng chức năng trên địa bàn trong công tác kiểm
soát tải trọng phương tiện theo Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và
UBND tỉnh về việc phối hợp trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tại Trạm
kiểm tra tải trọng xe lưu động; Quy chế phối hợp số 5425/QC-LN ngày 24/9/2015
giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát về việc thực hiện nhiệm vụ
bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
4.
Công tác quản lý hoạt động vận tải: Tăng
cường quản lý hoạt động vận tải, xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải theo quy
định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh
và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT ngày
21/10/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi
tham gia giao thông trên đường bộ; số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 quy định
về tổ chức, quản lý hoạt động bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định
trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban An toàn giao thông tỉnh:
-
Chỉ đạo Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác
tuyên truyền các quy định của pháp luật về tải trọng xe, xếp hàng hóa lên xe ô
tô; những thiệt hại do xe quá tải gây ra; các chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo
của Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh về kiểm soát, xử lý tải trọng
xe; biểu dương các điển hình tốt và phê phán các hành vi vi phạm; rà soát, thống
kê nắm chắc các đầu mối xuất phát hàng hóa tại địa phương (như kho, cảng, nhà
máy, bến bãi, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa) để thông tin kịp thời và phối
hợp chặt chẽ với lực lượng Thanh tra giao thông trong việc triển khai thực hiện
nhiệm vụ kiểm soát tải trọng gần hoặc tại khu vực đầu mối nơi xuất phát hàng
hóa lên xe.
-
Phối hợp hoạt động, theo dõi, đôn đốc các ngành, địa phương thực hiện theo chỉ
đạo tại văn bản này, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện hàng tháng về
công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn. Với những điểm nóng vi
phạm về tải trọng xe, giao Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng kế hoạch ngắn hạn
tổ chức các lực lượng chức năng phối hợp để kiểm soát, xử lý vi phạm.
-
Căn cứ vào tình hình thực tế thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện
kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất đối với hoạt động kiểm soát tải trọng phương
tiện trên toàn tỉnh; đề xuất biện pháp xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân nếu để xảy
ra tình trạng xe quá khổ, quá tải trong phạm vi quản lý.
2. Công an tỉnh:
-
Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát giao
thông tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp chở hàng quá
trọng tải theo quy định của pháp luật; trong các kế hoạch tuần tra, kiểm soát
phải có chuyên đề xử lý vi phạm tải trọng xe; sử dụng cân xách tay đã được
trang bị để phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quá tải trên các
tuyến giao thông đường bộ; đảm bảo việc kiểm soát và xử lý 24/24h và 07 ngày
trong tuần.
-
Chỉ đạo Công an các đơn vị địa phương, nhất là lực lượng Cảnh sát điều tra, Cảnh
sát 113 tập trung đấu tranh với các đối tượng gây rối trật tự công cộng, chống
người thi hành công vụ trong hoạt động kiểm tra tải trọng xe.
-
Thống kê, trao đổi kịp thời, đầy đủ thông tin về xử phạt vi phạm hành chính
trong các hoạt động vận tải, đặc biệt là hoạt động kiểm soát tải trọng phương
tiện cho Sở Giao thông vận tải để phục vụ công tác quản lý và xử lý vi phạm về
vận tải theo quy định.
-
Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên đường,
Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động và Công an các địa phương trên địa bàn tỉnh
có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ khi có yêu cầu của lực lượng Thanh tra Sở Giao
thông vận tải thực hiện nhiệm vụ tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, buộc
các xe vượt trạm quay về Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, cưỡng chế xe vi
phạm vào vị trí kiểm tra, giải quyết các vụ gây rối an ninh, trật tự tại Trạm;
kiểm tra các xe quá tải, quá khổ đi tránh Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động,
hành vi chuyển tải để trốn tránh việc phát hiện xe quá tải, quá khổ.
-
Chỉ đạo Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an các huyện,
thành phố, thị xã chủ động xây dựng và thực hiện các kế hoạch phối hợp với các
lực lượng chức năng khác trong công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn
theo Quy chế phối hợp số 163/QC-LN ngày 25/01/2016 giữa Sở Giao thông vận tải,
Công an tỉnh Quảng Bình và Cục Quản lý đường bộ II về thực hiện nhiệm vụ bảo đảm
trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình.
-
Tổ chức kiểm tra công tác lập kế hoạch, triển khai công tác tuần tra, kiểm
soát, phát hiện và xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện vận tải của các lực
lượng Cảnh sát, Công an các huyện, thị xã, thành phố gắn liền với việc xử lý
trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu nếu xảy ra sai phạm.
-
Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm soát tải
trọng phương tiện về Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
3. Sở Giao thông vận tải:
-
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tiếp tục rà soát, ký cam kết không chở
hàng quá trọng tải, không xếp hàng hóa lên xe quá tải trọng cho phép đối với
các doanh nghiệp vận tải, đầu mối bốc xếp hàng hóa; doanh nghiệp nào chưa ký
cam kết thì yêu cầu thực hiện. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, nếu phát
hiện vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.
-
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về tải
trọng phương tiện theo quy định của pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra
và xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện, về kích thước thùng xe tại nơi xuất
phát hoặc gần khu vực cảng, bến, mỏ vật liệu, kho hàng, nơi tập kết hàng hóa
lên xe ô tô… để ngăn chặn kịp thời các xe ô tô chở hàng quá tải trọng trước khi
lưu thông trên đường; thường xuyên trao đổi thông tin với lực lượng chức năng,
nhất là Cảnh sát giao thông, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới và lực lượng chức
năng khác trong việc trao đổi thông tin về các trường hợp vi phạm để phối hợp xử
lý, xác định hành vi tái phạm và tình tiết tăng nặng để xử lý theo quy định của
Luật Xử lý vi phạm hành chính.
-
Chỉ đạo Thanh tra giao thông chủ động phối hợp với Phòng Cảnh sát Quản lý hành
chính về trật tự xã hội, Công an các huyện, thành phố, thị xã và Thanh tra Cục
QLĐB II tích cực xây dựng và triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa
bàn theo Quy chế phối hợp số 163/QC-LN ngày 25/01/2016 giữa Sở Giao thông vận tải,
Công an tỉnh Quảng Bình và Cục Quản lý đường bộ II về thực hiện nhiệm vụ bảo đảm
trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình; chủ động lập và trình kinh phí phục vụ cho công tác thực
hiện Quy chế phối hợp, làm cơ sở phê duyệt để thực hiện theo quy định nhằm đảm
bảo hiệu quả công tác.
-
Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chức năng tăng cường quản lý hoạt động vận tải,
xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải theo quy định tại Nghị định số
86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21/10/2013 của Bộ
Giao thông vận tải quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao
thông trên đường bộ; Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao
thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ
trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ Giao
thông vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng
xe ô tô; có giải pháp quản lý các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, khai thác mỏ,
các nhà máy, xí nghiệp, các cảng, bến, các doanh nghiệp vận tải có biện pháp kiểm
soát chặt chẽ việc xếp hàng hóa lên xe ô tô ngay trong khu vực do mình quản lý.
-
Tiếp tục chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới siết chặt công tác đăng kiểm,
kiên quyết không đăng kiểm đối với những phương tiện cơi nới, thay đổi kích thước
thùng hàng xe trái quy định hoặc khi có đề nghị của cơ quan có thẩm quyền đối với
các xe vi phạm.
-
Đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động:
+
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông chủ động bố trí lại lực lượng, chủ trì
hoặc phối hợp, đảm nhiệm việc kiểm soát tải trọng xe tại Trạm kiểm tra tải trọng
xe lưu động; chịu trách nhiệm kiểm soát tải trọng xe trên các hệ thống đường bộ
thuộc địa bàn của địa phương (quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường
đô thị và đường chuyên dùng);
+
Thay mặt UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm chở hàng
quá tải trọng của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ của Trạm kiểm tra tải
trọng xe lưu động. Căn cứ vào tình hình xe quá tải trên địa bàn, duy trì vị trí
cũ hoặc lựa chọn vị trí mới trên hệ thống thuộc địa bàn để đặt Trạm kiểm tra tải
trọng xe lưu động nhằm kiểm soát tải trọng xe có hiệu quả.
+
Tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất Bộ Giao thông vận tải sửa đổi bổ sung Quy chế phối
hợp số 90/QCPH-BGTVT-UBND ngày 21/4/2014 của UBND tỉnh và Bộ Giao thông vận tải
trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu
động phù hợp với các văn bản quy định của Nhà nước.
-
Đề xuất chế độ hỗ trợ cho các lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại Trạm
kiểm tra tải trọng xe lưu động, tăng cường biên chế, trang thiết bị, phương tiện
cho lực lượng Thanh tra giao thông từ nguồn kinh phí của Quỹ bảo trì đường bộ địa
phương, kinh phí từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn
giao thông và các nguồn khác.
-
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các phòng,
ban, đơn vị trực thuộc trong việc triển khai công tác quản lý hoạt động kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ địa phương theo
quy định, gắn liền với việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu xảy ra sai
phạm.
-
Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm soát tải
trọng phương tiện về Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
4. Sở Tài chính:
Tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định sử
dụng kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ địa phương, kinh phí từ nguồn thu xử phạt
vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông và các nguồn kinh phí khác phục
vụ cho công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn.
5. Các sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương,
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
-
Khẩn trương ban hành hoặc tham mưu UBND tỉnh
ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xây lắp, sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng, khai thác tài
nguyên, khoáng sản, chủ đầu tư dự án... trong việc thực hiện kiểm soát tải trọng
xe theo địa bàn, lĩnh vực quản lý; báo cáo kết quả thực hiện, các khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện về UBND tỉnh để chỉ đạo xử lý kịp thời, đảm bảo
hiệu quả công tác.
-
Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản quy định việc đình chỉ, thu hồi giấy phép đối
với các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sản xuất, cung ứng
vật liệu xây dựng, khai thác tài nguyên, khoáng sản, thực hiện dự án trên địa
bàn vi phạm các quy định bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải đường bộ.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn, chỉ đạo
các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền các
quy định của pháp luật về tải trọng xe, xếp hàng hóa lên xe ô tô, thiệt hại do
xe quá tải gây ra; các chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Công an, Bộ
Giao thông vận tải về kiểm soát tải trọng xe.
7. Cục Hải quan Quảng Bình: Không thông quan nhập
cảnh, kẹp chì hải quan đối với các trường hợp xe ô tô tự ý cơi nới thùng hàng,
xe ô tô chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế của xe.
8. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Quảng Bình: Chủ động phối hợp với
Ban An toàn giao thông, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải thường xuyên thực
hiện các chuyên mục, tin, bài về hoạt động kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn
tỉnh, nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của các tổ chức, doanh
nghiệp và người dân tham gia hoạt động vận tải hàng hóa trên đường bộ.
9. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
-
Chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, tổ chức thực hiện hoặc kiến nghị các cơ
quan chức năng thực hiện cắm đầy đủ các loại biển báo tải trọng cầu, đường bộ
và các loại biển báo khác để người tham gia giao thông biết, thực hiện và làm
căn cứ xử lý vi phạm.
-
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường
trong việc tuyên truyền; kiểm tra, xử lý các phương tiện, doanh nghiệp vận tải,
đầu mối bốc xếp hàng hóa trên địa bàn.
-
Tổ chức tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về kiểm soát tải
trọng phương tiện đến các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động vận tải trên địa
bàn.
- Ban
hành Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn, trong đó, tập trung chỉ đạo
Công an các huyện, thị xã, thành phố sử dụng cân trọng tải xách tay kiểm tra, xử
lý hành vi vi phạm về tải trọng phương tiện trên các tuyến đường do mình quản
lý.
-
Tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương
tiện của các đơn vị chức năng, gắn liền với việc xử lý trách nhiệm của người đứng
đầu, cấp phó của người đứng đầu nếu xảy ra sai phạm.
Trên
cơ sở Kế hoạch này, Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân
sự tỉnh; các sở: Giao thông vận tải, Tài chính, Thông tin và truyền thông, Xây
dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Cục Hải quan; Đài Phát thanh và
Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình, UBND các huyện, thị xã, thành phố và
các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình
thực hiện nếu có vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xem xét, có ý kiến chỉ
đạo./.