ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
86/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 17 tháng 4 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÁC ĐẶC SẢN TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ NĂM 2017
Căn cứ Quyết định số 1746/QĐ-UBND
ngày 06/9/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Chiến lược phát triển
thương hiệu các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học
và Công nghệ tại Tờ trình số 456/TTr-SKHCN ngày 10 tháng 4 năm 2017.
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch
thực hiện Chiến lược phát triển thương hiệu các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế năm
2017 do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện, với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Hình thành và phát triển thương hiệu
các đặc sản có khả năng tạo ra sản phẩm, hàng hóa có tính cạnh tranh, bảo đảm
chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là liên kết phát triển du lịch,
dịch vụ.
2. Tạo lập, quản lý và phát triển
nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý cho các đặc sản và sản
phẩm làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI
TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Các đặc sản, sản phẩm thuộc danh mục
các đặc sản địa phương được ban hành kèm theo Quyết định 1746/QĐ-UBND ngày
06/9/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;
2. Các sản phẩm có khả năng lan tỏa
góp phần phát triển du lịch, dịch vụ;
3. Các sản phẩm đã có thương hiệu và
dễ nhân rộng thành các mô hình điểm.
III. NHIỆM VỤ CỤ
THỂ
1. Công tác tham mưu
Tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, sửa đổi
bổ sung Quyết định 1746/QĐ-UBND ngày 06/9/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt
chiến lược phát triển thương hiệu các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
phù hợp với thực tế địa phương và phù hợp Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày
14/6/2016 về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản
trí tuệ giai đoạn 2016-2020 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tổ chức tuyên truyền, hội thảo, hội
nghị, tập huấn:
- Tổ chức 01 cuộc hội thảo khoa học cấp
tỉnh với chủ đề "Giải pháp phát triển thương hiệu các đặc sản và sản phẩm
ngành nghề nông thôn ở Thừa Thiên Huế".
- Tổ chức 01 lớp tập huấn về "Tạo
lập, quản lý và phát triển thương hiệu các đặc sản địa phương".
3. Hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương
hiệu các đặc sản, sản phẩm làng nghề:
- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập
thể "Mè xửng Huế" ra nước ngoài (tại thị trường Thái Lan);
- Hỗ trợ tạo lập, đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu tập thể và quảng bá thương hiệu cho 05 đặc sản và sản phẩm làng nghề, bao
gồm:
+ Nhãn hiệu tập thể Hoa giấy Thanh
Tiên;
+ Nhãn hiệu tập thể Nước mắm An Dương
- Phú Thuận;
+ Nhãn hiệu tập thể Gốm Phước Tích;
+ Nhãn hiệu tập thể Bưởi Hương Hồ;
+ Nhãn hiệu tập thể Mật ong Nam Đông.
4. Hỗ trợ quản lý, phát triển nhãn hiệu
tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý các đặc sản và sản phẩm làng nghề:
- Hỗ trợ áp dụng quy chuẩn kỹ thuật Dầu
tràm Huế trong sản xuất tinh dầu tràm mang nhãn hiệu tập thể Lộc Thủy và quảng
bá NHTT Dầu tràm Lộc Thủy.
- Hỗ trợ quản lý chỉ dẫn địa lý Nón
lá Huế: Tham mưu sửa đổi quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn
địa lý nón lá Huế; hỗ trợ in ấn tem nhãn mang chỉ dẫn địa lý, hỗ trợ tổ chức
đưa sản phẩm nón lá mang chỉ dẫn địa lý Huế ra thị trường.
- Hỗ trợ phát triển chuỗi cửa hàng
mang NHCN “Bún bò Huế, hình”: Hỗ trợ in ấn biển hiệu, trang trí cửa hàng; hỗ trợ một phần chi phí đánh giá chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn
khung của NHCN “Bún bò Huế, hình” cho 5 cửa hàng Bún bò Huế mang NHCN;
5. Chuẩn bị xây dựng một số dự án đề
nghị hỗ trợ từ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trong năm 2018:
a) Dự án xây dựng, quản lý và phát triển
chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm tinh dầu tràm của tỉnh Thừa Thiên Huế
Mục tiêu của dự án:
+ Nghiên cứu các yếu tố (văn hóa, lịch
sử, tự nhiên, thổ nhưỡng, nguyên liệu quy trình sản xuất...) để làm rõ tính đặc
thù của sản phẩm tinh dầu tràm Huế; xác định vùng địa danh tương ứng với chỉ dẫn
địa lý dầu tràm Huế làm cơ sở cho việc lập hồ sơ đăng ký xác lập quyền đối với
chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm tinh dầu tràm của tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Xây dựng hệ thống quản lý và phát
triển chỉ dẫn địa lý dầu tràm Huế để nâng cao uy tín, chất lượng, giá trị của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và du lịch
của tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Phát huy giá trị của quyền sở hữu
trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý dầu tràm Huế thông qua các hoạt động xúc tiến
thương mại, quảng bá chỉ dẫn địa lý;
b) Dự án Quản lý và phát triển thương
hiệu Vải Dèng A Lưới
Mục tiêu của dự án:
+ Thiết lập và áp dụng mô hình quản
lý và khai thác nhãn hiệu tập thể Vải Dèng A Lưới nhằm bảo đảm việc quản lý
nhãn hiệu, kiểm soát chất lượng sản phẩm và xúc tiến thương mại cho sản phẩm
mang nhãn hiệu tập thể.
+ Phát triển chuỗi giá trị Vải Dèng A
Lưới.
+ Góp phần nâng cao giá trị kinh tế,
xã hội, văn hóa của sản phẩm Vải Dèng A Lưới đối với người dân địa phương và đối
với tỉnh Thừa Thiên Huế.
IV. MỘT SỐ NHIỆM VỤ
LỒNG GHÉP VÀO CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐANG TRIỂN KHAI CỦA CÁC NGÀNH
1. Sở Công Thương:
- Phối hợp với UBND huyện Phú Lộc để
tham mưu UBND tỉnh về tiến độ, kế hoạch hình thành không gian giới thiệu hàng
thủ công mỹ nghệ trong đó có dầu tràm Huế.
- Tham mưu kế hoạch triển khai cấp chứng
nhận “Con dấu nhận diện hàng thủ công mỹ nghệ Huế” cho các sản phẩm.
2. Sở Du lịch: Xây dựng lộ trình để
khai thác, quảng bá, phát huy hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế. Xây dựng
các tour du lịch trải nghiệm đến các làng nghề có đặc sản (như Gốm Phước Tích,
hoa giấy Thanh Tiên, các làng nghề truyền thống...).
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ phát triển các vùng nguyên liệu cho các đặc sản
như dầu tràm, nón lá, mây tre đan; hỗ trợ phát triển các mô hình, nhân rộng sản
xuất các đặc sản như thanh trà Hương Vân, Phong Thu, Bưởi Hương Hồ, Cam Nam
Đông, quýt Lộc Thủy....
4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Khoa
học Công nghệ và các ngành tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách ưu tiên để triển
khai thực hiện chương trình theo Thông báo kết luận số 70/TB-UBND ngày
27/3/2017 của UBND tỉnh.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN (dự kiến theo Phụ lục gởi kèm)
Tổng kinh phí thực hiện: 580 triệu
đồng
Trong đó:
- Kinh phí đã được bố trí từ nguồn
Chiến lược năm 2017: 330 triệu đồng
- Kinh phí bố trí bổ sung: 250 triệu
đồng
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, các địa phương liên quan triển khai kế hoạch;
- Tổ chức tuyên truyền, cung cấp thông
tin, tổ chức quảng bá các hoạt động thực hiện Chiến lược nhằm đáp ứng đầy đủ,
chính xác và kịp thời nhu cầu thông tin của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức,
cá nhân;
- Tổ chức tổng hợp, đánh giá kết quả
thực hiện Chiến lược phát triển thương hiệu các đặc sản giai đoạn 2014-2017 báo
cáo UBND tỉnh để tiến hành sơ kết tình hình thực hiện Chiến lược vào quý 4 năm
2017.
- Lồng ghép các Chương trình được triển
khai trên địa bàn để thực hiện Chiến lược một cách có hiệu quả.
2. Các Sở, ngành, đơn vị, địa phương
liên quan: tích cực, chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để triển
khai hiệu quả các nội dung của kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó
khăn, vướng mắc, các ngành, địa phương phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để
tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: CT, KHCN, KHĐT, TC, Y tế, NN&PTNT;
- Các hội, hiệp hội trên địa bàn tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, TP Huế;
- CP: CVP, PCVP Đ.N.Trân;
- Lưu: VT, CT, DL.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Ngọc Thọ
|
PHỤ LỤC
NỘI DUNG CHI TIẾT THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NĂM
(Kèm theo Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế)
TT
|
Nội dung
|
Đơn
vị phối hợp thực hiện
|
Thời
gian thực hiện
|
Kinh
phí (triệu đồng)
|
Ghi
chú
|
1
|
Tuyên truyền, hội thảo, hội nghị,
tập huấn
|
|
|
|
1.1
|
Tổ chức 01 lớp tập huấn về "Tạo
lập, quản lý và phát triển thương hiệu các đặc sản địa phương"
|
- Cục Sở hữu trí tuệ;
|
Quý
3
|
10
|
Kinh phí đã được bố trí năm 2017
|
1.2
|
Tổ chức 01 cuộc hội thảo khoa học cấp
tỉnh với chủ đề "Giải pháp phát triển thương hiệu các đặc sản và sản
phẩm ngành nghề nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế".
|
- Cục Sở hữu trí tuệ;
- Các đơn vị, địa phương, các hội,
hiệp hội trong tỉnh;
- Các nhà khoa học, các chuyên gia
trong lĩnh vực phát triển thương hiệu.
|
Quý
3
|
100
|
Kinh phí bổ sung và có dự toán
riêng
|
2
|
Hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương
hiệu các đặc sản, sản phẩm làng nghề
|
|
|
|
2.1
|
Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập
thể "Mè xửng Huế" ra thị trường nước ngoài (Thái Lan).
Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ một phần
chi phí đăng ký bảo hộ ở Thái Lan.
|
- Phòng Kinh tế Tp Huế;
- Hội nghề Kẹo mè xửng Huế;
|
Quý
1-2
|
40
|
Kinh phí đã được bố trí năm 2017
|
2.2
|
Hỗ trợ tạo lập, đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu tập thể và quảng bá thương hiệu cho 05 đặc sản và sản phẩm làng nghề.
|
|
|
|
|
2.2.1
|
- Nhãn hiệu tập thể Hoa giấy Thanh
Tiên.
Nội dung hỗ trợ: Thiết kế nhãn
hiệu (logo), xây dựng quy chế quản lý NHTT, đăng ký nhãn hiệu (logo), hỗ trợ
in mẫu nhãn hiệu lần đầu; in và lắp đặt pano quảng
bá NHTT tại bến thuyền làng nghề Thanh Tiên
|
- Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Phú
Vang;
|
Quý
2-3
|
50
|
Kinh phí đã bố trí năm 2017
|
2.2.2
|
- Nhãn hiệu tập thể Mật ong Nam
Đông.
Nội dung hỗ trợ: Thiết kế nhãn
hiệu (logo), xây dựng quy chế quản lý NHTT, đăng ký nhãn hiệu (logo), hỗ trợ in
mẫu nhãn hiệu lần đầu.
|
- Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Nam
Đông, Hội Nông dân huyện Nam Đông;
|
Quý
2-3
|
30
|
Kinh phí đã được bố trí năm 2017
|
2.2.3
|
- Nhãn hiệu tập thể Bưởi Hương Hồ.
Nội dung hỗ trợ: Thiết kế nhãn hiệu
(logo), xây dựng quy chế quản lý NHTT, đăng ký nhãn hiệu (logo), hỗ trợ in mẫu
nhãn hiệu lần đầu.
|
- Phòng Kinh tế TX Hương Trà;
- Hợp tác xã nông nghiệp Hương Hồ.
|
Quý
2-3
|
30
|
Kinh phí đã được bố trí năm 2017
|
2.2.4
|
- Nhãn hiệu tập thể Nước mắm An
Dương - Phú Thuận.
Nội dung hỗ trợ: Thiết kế nhãn
hiệu (logo), xây dựng quy chế quản lý NHTT, đăng
ký nhãn hiệu (logo), hỗ trợ in mẫu nhãn hiệu lần đầu.
|
- Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Phú
Vang;
- Hội sản xuất chế biến nước mắm An
Dương - Phú Thuận
|
Quý
3-4
|
30
|
Kinh phí đã được bố trí năm 2017
|
2.2.5
|
- Nhãn hiệu tập thể Gốm Phước Tích.
Nội dung hỗ trợ: Thiết kế nhãn
hiệu (logo), xây dựng quy chế quản lý NHTT, đăng ký nhãn hiệu (logo), hỗ trợ
in mẫu nhãn hiệu lần đầu.
|
- Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Phong
Điền;
|
Quý
3-4
|
30
|
Kinh phí đã bố trí năm 2017
|
3
|
Hỗ trợ quản lý, phát triển nhãn
hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý các đặc sản và sản phẩm
làng nghề
|
|
|
|
3.1
|
Hỗ trợ tổ chức quản lý và phát triển
nhãn hiệu tập thể Dầu tràm Lộc Thủy.
Nội dung hỗ trợ: Xây dựng bổ
sung và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng NHTT và kiểm soát chất lượng
sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương của SP dầu tràm Huế; quảng bá sản
phẩm mang NHTT; tổ chức tập huấn việc áp dụng quy chế quản lý NHTT và quy chuẩn
kỹ thuật địa phương của sản phẩm tinh dầu tràm Huế.
|
- Sở Công Thương, Sở Y tế;
- UBND huyện Phú Lộc;
- HTX Dầu tràm Lộc Thủy
|
Cả
năm
|
50
|
Kinh phí đã được bố trí năm 2017
|
3.2
|
Hỗ trợ quản lý chỉ dẫn địa lý Nón
lá Huế
Nội dung hỗ trợ: Sửa đổi Quy chế
quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm nón lá của tỉnh Thừa Thiên
Huế; hỗ trợ in ấn tem, nhãn chỉ dẫn địa lý nón lá Huế
|
- Hội Phụ nữ tỉnh;
- Hội Nón lá Huế
|
Quý
2
|
20
|
Theo đề xuất của Hội Nón lá Huế tại
CV ngày 30/12/2016.
Kinh phí đã được bố trí năm 2017
|
3.3
|
Hỗ trợ phát triển chuỗi cửa hàng
Bún bò Huế trên địa bàn.
Nội dung: Hỗ trợ in ấn biển hiệu;
hỗ trợ một phần chi phí đánh giá chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn khung của
NHCN "Bún bò Huế, hình" cho 5 cửa hàng Bún bò Huế mang NHCN.
|
- Sở Du lịch;
- Hiệp hội Du lịch tỉnh;
|
2017
|
150
|
Kinh phí bổ sung và có dự toán riêng
|
4
|
Chuẩn bị xây dựng các dự án xin
hỗ trợ từ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ năm 2018
|
|
|
|
4.1
|
Tổ chức khảo sát thu thập thông tin
phục vụ lập Dự án xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý dầu tràm Huế
cho sản phẩm tinh dầu tràm của tỉnh Thừa Thiên Huế.
|
- UBND huyện Phú Lộc, HTX Dầu tràm
Lộc Thủy;
|
Quý
2-3
|
10
|
Kinh phí đã được bố trí năm 2017
|
4.2
|
Tổ chức khảo sát thu thập thông tin
phục vụ lập Dự án Quản lý và phát triển thương hiệu Vải Dèng A Lưới.
|
- UBND huyện A Lưới; Hội Phụ nữ huyện
A Lưới
|
Quý
2-3
|
10
|
Kinh phí đã được bố trí năm 2017
|
5
|
Công tác tham mưu, quản lý
|
|
|
|
5.1
|
Tổ chức xây dựng dự thảo Quyết định
của UBND tỉnh điều chỉnh, sửa đổi bổ sung Quyết định 1746/QĐ-UBND ngày
06/9/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chiến lược phát triển thương hiệu
các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
|
Ban Chỉ đạo; Tổ chuyên viên
|
Quý
2
|
10
|
Kinh phí đã được bố trí năm 2017
|
5.2
|
Chi tổ chức kiểm tra thực tế việc
triển khai kế hoạch của Ban chỉ đạo và Tổ chuyên viên.
|
Ban Chỉ đạo; Tổ chuyên viên
|
Cả
năm
|
10
|
Kinh phí đã được bố trí năm 2017
|
|
Tổng cộng: Năm trăm tám mươi triệu đồng
|
580
|
|
Tổng kinh phí thực hiện: 580 triệu
đồng
Trong đó: Kinh phí đã được bố trí từ
nguồn Chiến lược thương hiệu năm 2017: 330 triệu đồng
Kinh phí đề nghị bổ sung để thực hiện
năm 2017: 250 triệu đồng