Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1362/QĐ-UBND 2017 phát triển bất động sản Thanh Hóa 2020 2030

Số hiệu: 1362/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Ngô Văn Tuấn
Ngày ban hành: 27/04/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1362/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 04 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương s 77/2015/QH13;

Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản s 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014;

Căn cứ Luật Nhà ở s 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014;

Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 3279/QĐ-UBND ngày 29/8/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1148/TTr-SXD ngày 15/3/2017 về việc đề nghị phê duyệt Đề án phát triển thị trường bất động sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển thị trường bất động sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với nội dung chính sau:

I. TÊN ĐỀ ÁN

Đề án phát triển thị trường bất động sản tnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển thị trường bất động sản (BĐS) nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, tài sản đầu tư trên đất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ trong GRDP.

2. Phát triển thị trường BĐS phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chiến lược phát triển đô thị, chương trình phát triển nhà ở và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

3. Phát triển thị trường BĐS phải phù hợp với nhu cầu thực tế của BĐS, bo đảm phát triển ổn định, bền vững, không để xảy ra tình trạng bong bóng” bất động sn.

4. Phát triển thị trường BĐS phải khai thác, phát huy hiệu quả vị trí địa lý, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, hạ tầng kthuật, hạ tầng xã hội đã được đầu tư.

5. Phát triển thị trường BĐS phải hướng đến nhng tổ hợp mang tính tng thể, có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, thông minh, góp phần hình thành các khu đô thị, thành phố đáng sống.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển đồng bộ các thị trường bất động sản theo hướng ổn định, vng chc; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, bảo đm thị trường bất động sản hoạt động có hiệu quả và trở thành thị trường quan trọng, kết nối thông suốt với các thị trường khác của nền kinh tế;

- Hình thành các khu đô thị hiện đại, đa chức năng, cung cấp đầy đủ các dịch v và tiện ích, có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại để ngày càng thu hút được người dân đầu tư hoặc dịch chuyển về Thanh Hóa sinh sống;

- Phát triển hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút được nhiều nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của các thị trường BĐS khác;

- Phát triển thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng một cách toàn diện, tạo tiền đề để hấp dẫn và phát triển các loại hình BĐS khác.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2016 - 2020

a) Phát triển thị trường nhà ở.

- Phấn đấu đến năm 2020 diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 25m2.

- Diện tích nhà ở tăng thêm trong giai đoạn 2016 - 2020 vào khoảng 27,8 triệu m2, trong đó diện tích xây mới đạt 20,8 triệu m2. Tỷ lệ diện tích nhà ở thương mại đạt 14,12%, tỷ lệ nhà ở xã hội đạt 14,4%.

- Tỷ lệ nhà ở chung cư trung bình trong các d án phát trin nhà mới tại các đô thị của tỉnh Thanh Hóa đạt trên 30%.

- Đảm bảo nhu cầu về nhà xã hội với diện tích xây dựng cho nhóm này đạt 4.003.700m2.

- Đảm bảo nhu cầu về nhà ở cho người có công, dự kiến đến năm 2020, diện tích m2 sàn nhà ở cho các hộ người có công là 251.570m2.

b) Phát triển thị trường cho thuê nhà ở.

- Phấn đấu đến năm 2020 đáp ng được đy đủ nhu cầu thuê nhà của công nhân, công chức và sinh viên.

- Đáp ứng nhu cầu thuê nhà ở tại tỉnh Thanh Hóa khoảng 1.458 nghìn m2 sàn, trong đó cho lực lượng công nhân là 450 nghìn m2 sàn; công chức là 104 nghìn m2 sàn; và sinh viên 855 nghìn m2 sàn.

c) Phát triển thị trường văn phòng cho thuê.

- Phn đấu hình thành thị trường văn phòng cho thuê hiện đại, chuyên nghiệp tại Thanh Hóa để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp;

- Đáp ng được nhu cu thuê văn phòng ước khoảng 480 nghìn m2 sàn.

d) Phát triển thị trường thương mại, bán lẻ.

- Xây dựng 120 siêu thị, trong đó 3 siêu thị hạng I, 18 siêu thị hạng II, 99 siêu thị hạng III với diện tích đất 62.739m2, diện tích kinh doanh 110.750m2;

- Xây dựng 64 trung tâm thương mại, trong đó có 6 trung tâm thương mại hạng I, 9 trung tâm thương mại hạng II, 49 trung tâm thương mại hạng III với diện tích đất 418.076m2, diện tích kinh doanh 1.535.596m2;

- Cải tạo và phát triển các chợ truyền thống đđáp ứng được nhu cầu của người dân.

e) Phát triển thị trường BĐS công nghiệp.

- Hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng Khu kinh tế và các khu công nghiệp;

- Đảm bảo Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN là điểm đến hấp dẫn để thu hút các Nhà đầu tư vào đầu tư; sản xuất kinh doanh và trở thành động lực thúc đy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa và khu vực;

- Lấp đầy đạt 70% các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Phát triển các cụm công nghiệp theo hướng hình thành các cụm chuyên ngành; đến năm 2020 toàn tnh có khoảng 57 cụm công nghiệp với tng diện tích 1.647 ha.

f) Phát triển thị trường BĐS du lịch - nghỉ dưng.

Phấn đấu đạt tổng số 40.000 phòng (900 cơ sở lưu trú du lịch), trong đó có 24.300 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 - 5 sao (180 khách sạn).

2.2. Định hướng đến năm 2030

a) Phát triển thị trường nhà .

- Phấn đấu đến năm 2030 diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 30m2.

- Diện tích nhà ở tăng thêm trong giai đoạn 2021 - 2030 vào khoảng 35 triệu m2, trong đó diện tích xây mới đạt 28 triệu m2. Tỷ lệ diện tích nhà ở thương mại đạt 22%, tỷ lệ nhà ở xã hội đạt 3%.

- Tỷ lệ nhà ở chung cư trung bình trong các dự án phát triển nhà mới tại các đô thị của tỉnh Thanh Hóa đạt trên 50%.

- Đảm bảo nhu cầu về nhà ở xã hội với diện tích xây dựng cho nhóm này đạt 1.013.286 m2.

b) Phát triển thị trường cho thuê nhà ở.

- Định hướng đến năm 2030 đáp ng được đầy đủ nhu cầu thuê nhà của công nhân, công chức và sinh viên.

- Đáp ứng nhu cầu thuê nhà ở tại tỉnh Thanh Hóa khoảng 3.175 nghìn m2 sàn, trong đó cho lực lượng công nhân là 1.700 nghìn m2, công chức là 128 nghìn m2, sinh viên 1.346 nghìn m2.

c) Phát triển thị trường văn phòng cho thuê.

- Phấn đấu vận hành đồng bộ thị trường văn phòng cho thuê hiện đại, chuyên nghiệp tại Thanh Hóa để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp;

- Đáp ứng được nhu cầu thuê văn phòng ước khoảng 1.350 nghìn m2 sàn.

d) Phát triển thị trường thương mại, bán lẻ.

Hoàn thiện đồng bộ hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, và chợ truyền thống tại Thanh Hóa.

e) Phát triển thị trường BĐS công nghiệp.

- Hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng Khu kinh tế và các khu công nghiệp;

- Lấp đầy đạt 90% các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp mới bao gồm Thạch Quảng, Ngọc Lặc, Bãi Trành đchuẩn bị điều kiện thu hút các dự án đầu tư giai đoạn sau 2020.

f) Phát triển thị trường BĐS du lịch - nghỉ dưng.

Phấn đấu năm 2030 sẽ tăng gần 5% so với năm 2020, tức có tổng số khoảng 43.014 phòng (1010 cơ sở lưu trú du lịch).

Bảng dự báo nhu cầu thuê nhà ở tại Thanh Hóa đến năm 2030

 

Năm 2015

2016- 2020

2021- 2030

Số công nhân

 

78.000

200.000

Nhu cầu thuê nhà

 

80%

85%

Diện tích trung bình nhà thuê (m2)

 

8

10

Diện tích công nhân cần thuê (m2)

 

499.200

1.700.000

Số công chức

56.882

57.905

58.398

Nhu cầu thuê nhà

10%

10%

10%

Diện tích trung bình nhà thuê (m2)

16

18

22

Diện tích công chức cn thuê

91.011

104.229

128.476

Số sinh viên

77.115

118.687

149.587

Nhu cầu thuê nhà ở

88%

90%

90%

Diện tích trung bình nhà thuê (m2)

6

8

10

Diện tích sinh viên cần thuê

407.167

854.546

1.346.283

Tổng diện tích cần thuê (m2 sàn)

 

1.457.975

3.174.759

Bảng dự báo nhu cầu số lượng doanh nghiệp hoạt động tại Thanh Hóa đến năm 2020 và 2030

 

2005

2015

2020

2030

Tổng số doanh nghiệp

1.767

11.712

20.000

45.000

Tlệ doanh nghiệp có nhu cầu thuê

30%

30%

30%

30%

Diện tích bình quân một doanh nghiệp (m2)

70

70

80

100

Diện tích sàn văn phòng có nhu cầu thuê (m2)

37.107

245.952

480.000

1.350.000

IV. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

1. Đnh hướng chiến lưc

a) Chiến lược phát triển các loại hình BĐS hiện đại tại các đô thị lớn.

- Tập trung phát triển một số khu đô thị đa chức năng tại thành phố Thanh Hóa đ đáp ng được đy đủ các tiện ích cho nhng hộ gia đình có thu nhập cao.

- Đối với các khu đô thị mới tại Khu kinh tế Nghi Sơn và Lam Sơn - Sao Vàng, tập trung hình thành những dự án nhà ở hiện đại trên cơ sở cải tạo, nâng cấp các khu dân cư đô thị hiện hữu; thu hút các nhà đầu tư bổ sung thêm hoặc nâng cấp các công trình sẵn có trước đây để trở thành trung tâm thương mại, siêu thị, khu văn phòng cho thuê, v.v. xung quanh khu nhà ở.

b) Chiến lược nâng cấp đô thị nhỏ.

- Tập trung nâng cấp, cải tạo những điểm, khu đô thị hiện hữu thành các đô thị hiện đại thay vì xây dựng các khu đô thị mới.

- Hướng tới việc quản lý, tổ chức một lượng lớn các dự án BĐS nhỏ, phân tán, huy động vn bản địa, hơn là hướng tới nhng dự án lớn.

c) Chiến lược phát triển khung hạ tầng xanh

- Triệt đtận dng hệ khung, điều kiện tự nhiên đphát triển hạ tầng xanh đđịnh hướng quy hoạch và hướng phát triển các thị trường BĐS;

- Hạn chế việc phát triển đô thị tràn lan, không thuận tự nhiên, hoặc chỉ xét tới điều kiện tự nhiên cục bộ, dẫn đến làm thay đi cu trúc tự nhiên, phá hủy hệ hạ tầng xanh của tỉnh Thanh Hóa.

d) Chiến lược phát triển vùng ven biển

- Hình thành những khu đô thị đa năng, với mật độ dân cư cao dọc dải ven biển phát huy được lợi thế tự nhiên về biển của Thanh Hóa;

- Hạn chế chuyển đi các dải đất mỏng ven biển thành các dự án du lịch, dẫn đến nhng dải đất phía trong không được phát huy tiềm năng phát trin.

e) Chiến lược phát triển BĐS dọc theo các tuyến sông và quanh các hồ điều hòa lớn

- Phát triển các cụm dân cư dọc các sông lớn của Thanh Hóa thành các đô thị quy mô vừa và nhỏ, gắn với các địa danh văn hóa lịch sử của tỉnh;

- Tăng cường mi liên kết giữa hệ thng giao thông bộ và đường sông đhình thành một mạng lưới các đô thị ven sông hài hòa với cảnh quan thiên nhiên.

g) Chiến lược phát triển BĐS khu vực miền núi

- Hạn chế phát triển các dự án BĐS dàn trải ở các khu vực min núi đbảo tồn thiên nhiên, động vật hoang dã, và ngăn chặn lũ lụt ở khu vực đồng bng;

- Quy hoạch phát triển một số điểm khu vực miền núi thành các khu du lịch sinh thái hoặc các vườn thú bán hoang dã;

- Quy hoạch một số địa điểm phát triển bất động sản âm trạch tức bất động sản nghĩa trang.

h) Chiến lược phát triển ở vùng đng bằng

- Hình thành mạng lưới các đô thị vừa và nhỏ ở vùng đng bằng  dọc theo các con sông lớn của tnh thay vì cố gắng hình thành các đô thị ln mang tính nhân tạo;

- Xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ thuận tiện đkết nối các đô thị quy mô vừa và nhỏ trên toàn tỉnh.

2. Các giải pháp chung cho toàn bộ thị trường BĐS

2.1. Hoàn thiện hệ thống chế, chính sách

Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách hiện có của tỉnh liên quan đến quản lý và phát triển thị trường bất động sản, cụ thể:

- Hng năm ban hành chỉ tiêu phát triển nhà ở, phát triển các dự án khu công nghiệp, trung tâm thương mại, các dự án khách sạn, sân golf, khu du lịch... phù hợp với điều kiện và phải được xác định là một trong các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Nghiên cứu, ban hành cơ chế ưu đãi về đt đai, tài chính đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội phù hợp với các quy định của Chính phủ, nhm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

- Tăng cường và củng c công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực nhà ở, bất động sản, kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tư vấn và doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực phát triển và quản lý nhà ở. Xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, tin cậy, minh bạch và dễ tiếp cận làm công cụ đquản lý và định hướng thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.

- Thực hiện tt Chương trình phát triển nhà ở, Kế hoạch phát triển nhà ở đã được UBND tỉnh phê duyệt.

2.2. Giải pháp về quy hoạch - kiến trúc

- Tập trung đẩy mạnh công tác lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đã được điều chỉnh theo Quyết định số 3975/QĐ-UBND ngày 18/11/2014; đẩy mạnh công tác lập quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch đối với các điểm dân cư nông thôn để có cơ sở quản lý việc phát triển nhà ở theo quy hoạch.

- Khi lập quy hoạch khu đô thị, khu nhà ở mới phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, tận dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có, gắn kết chặt chẽ gia khu vực phát triển mới và đô thị hiện có, quy hoạch phải bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội; bảo đảm sự đồng bộ và hoàn thiện về hệ thống các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đô thị; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Thực hiện nghiêm quy định về việc lập quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung phải gắn với quy hoạch các điểm dân cư và khu nhà ở phục vụ cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Nghiên cứu ứng dụng và phổ biến rộng rãi các mẫu nhà ở cho các đô thị của tỉnh phù hợp với chức năng, tính chất của tng đô thị và điều kiện tự nhiên, khí hậu, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương; thực hiện tt việc hướng dẫn xây dựng nhà ở theo mẫu; kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống, giữ gìn bản sc kiến trúc của địa phương.

- Quy định bắt buộc về cơ cấu tỷ lệ các loại nhà ở theo hướng tăng tỷ lệ nhà ở chung cư, nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê khi lập quy hoạch, phê duyệt dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới.

- Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư chủ động, sáng tạo trong việc thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.

2.3. Giải pháp về tài chính, thu hút đầu tư

- Tập trung thực hiện đng bộ các giải pháp đthu hút vốn của các nhà đầu tư, nht là các nhà đầu tư lớn, có uy tín, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sn, kcả nhà đầu tư nước ngoài, đphát triển các dự án BĐS đa năng, hiện đại.

- Tận dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn huy động hợp pháp từ các tchức, doanh nghiệp và người dân đhỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp, hộ nghèo, người có công cách mạng, các đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn.

Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị tiếp cn nguồn vốn vay ưu đãi đgiảm giá thành xây dựng, giúp các đối tượng xã hội có nhu cầu có thể tiếp cận với nhà ở.

2.4. Giải pháp về đất đai

- Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển nhà ở, xây dựng, kế hoạch thu hồi đất hàng năm đtổ chức thực hiện.

- Rà soát quy hoạch sử dụng đất, các quy đất sử dụng không hiệu quả (nhà ở, siêu thị, khách sạn,..) để chuyển đi thành những loại đất khác tạo ra các loại bất động sản đáp ng nhu cầu của xã hội.

- Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở khu vực có lợi thế, sau khi được đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, nhm khai thác hiệu quả quỹ đất ở.

- Đy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hu nhà ở và tài sản gn lin với đất cho các tổ chức, hộ gia đình xây dựng nhà ở theo các quy hoạch đã được phê duyệt.

3. Các giải pháp riêng cho từng thị trường BĐS

3.1. Phát triển thị trường nhà ở

- Cần bám sát cung và cầu, đa dạng hoá sản phẩm, đc biệt chú trọng những phân khúc giá thấp và vừa, là nhng phân khúc có nhu cầu nhiều nhất và đang thiếu hụt nguồn cung nhất;

- Không định hướng nhng dự án quy mô ln, chú trọng làm nhiều dự án nhỏ, tránh nhng đền bù giải tỏa phạm vi rộng, dự án treo, làm ảnh hưởng tới cấu trúc và hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân;

- Thực hiện tốt việc lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất trên toàn tỉnh giai đoạn đến 2020, trong đó chú ý đến đất đphát triển nhà ở, khu dân cư, khu đô thmới. Quy hoạch các khu đất phục vụ tái định cư, di dời trong các trường hợp giải phóng mặt bằng, nhằm đảm bảo n định đời sống cho người dân thuộc diện di dời.

- Tập trung chỉnh trang, nâng cấp đô thị, tăng mật độ ở nhng khu đô thị hiện hữu, tận dụng hệ thống hạ tầng có sẵn; chỉ khi nào những khu đô thị hiện hữu đã quá tải mới tng bước mở rộng ra xung quanh.

- Tăng tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở tại các đô thị: Thành phố Thanh Hóa đạt trên 30%, thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Khu Kinh tế Nghi Sơn đạt trên 20% tng số đơn vị nhà ở được xây mới. Tập trung vào việc kiểm soát khâu chất lượng chung cư ngay từ khi thiết kế đến thi công đthu hút người dân sống ở chung cư.

- Chỉ xây dựng các khu đô thị mi quy mô vừa thuộc khu vực trung tâm của tỉnh hoặc gần các khu công nghiệp. Triệt để tận dụng nhng hạ tầng kỹ thuật và xã hội có sẵn. Tích hợp hệ thng siêu thị hiện đại, trường học và các dịch vụ hạ tầng xã hội khác vào trong các khu đô thị.

- Thu hút các nhà đầu tư BĐS có uy tín trong và ngoài nước đầu tư vào Thanh Hóa.

- Thu hút người dân ở tỉnh ngoài, đặc biệt là người Thanh Hóa hiện đang sng ở các địa phương khác, mua ngôi nhà thhai tại Thanh Hóa đthúc đẩy phát triển nhà ở thương mại tại Thanh Hóa. Cần phát triển những dự án quy mô nhỏ ở gần nhng vùng dân cư hiện hu, đặc biệt các khu vực dân cư có nhiều truyền thống để thu hút người gốc Thanh Hóa mua.

- Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng chung cư có diện tích nhỏ đđáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội cho nhng đối tượng hộ nghèo hoặc có công với cách mạng. Có thể sử dụng một phần ngân sách nhà nước ttiền thuê đất để hỗ trợ các đối tượng này.

- Tổ chức các hoạt động quảng bá các dự án BĐS nhà ở của tỉnh đến các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh để thu hút các nhà đầu tư ngoài tỉnh.

3.2. Phát triển thị trường cho thuê nhà ở

- Đưa các nội dung nhà cho thuê thành một nội dung riêng trong chiến lược và quy hoạch phát triển thị trường BĐS thay vì một cấu phần trong xây dựng nhà ở; bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở công vụ cho thuê, đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên chức có nhu cầu thuê nhà; các khu đất này phải gần các khu công nghiệp, các trung tâm đô thị, thuận tiện phương tiện giao thông công cộng để giúp công nhân và sinh viên, viên chức dễ dàng đi làm và sinh hoạt.

- Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các dự án BĐS nhà ở cho thuê, đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu trường học. Tại mỗi dự án này cần hình thành đng bộ xây dựng siêu thị, trường học, cơ sở y tế để phục vụ công nhân và sinh viên.

- Quy định chất lượng của các loại nhà cho thuê phải đảm bảo như các phân khúc nhà để bán. Cần đa dạng nguồn cung cho những đối tượng muốn sống riêng tư, gia đình trẻ, các đối tượng với nhu cầu về độ cao cấp, tiện nghi khác nhau.

- Tăng cường giám sát việc duy tu bảo dưỡng các khu nhà ở cho thuê đđảm bảo các điều kiện sống tốt cho công nhân và sinh viên.

3.3. Phát triển thị trường văn phòng cho thuê

- Đưa thị trường văn phòng cho thuê vào trong quy hoạch phát triển thị trưng BĐS để có các giải pháp qun lý và điều chỉnh. Tiến hành điều tra hiện trạng và nhu cầu thuê văn phòng đcó giải pháp kịp thời.

- Định hướng phát trin một số dự án cao c văn phòng hạng A và B đphục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài đặt chi nhánh hoạt động tại Thanh Hóa. Đây cần được xem như là một giải pháp đcải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

- Định hướng xây dựng một số khu văn phòng dạng vườn ươm các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp khi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, với điều kiện thật ưu đãi, để các doanh nghiệp này có thể bứt phá ra khỏi không gian ở truyền thống mà không có rủi ro cao.

3.4. Phát triển thị trường thương mại bán lẻ

- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ thương mại, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại, đưa Thanh Hóa trở thành trung tâm thương mại, đầu mối trung chuyn hàng hóa giữa khu vực Bắc bộ với Bắc Trung bộ, một phần khu vực Tây Bắc và Bắc Lào.

- Tập trung phát trin các siêu thị hạng II và III, trung tâm thương mại hạng III tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế đang được đầu tư phát triển theo quy hoạch phát trin kinh tế - xã hội, đảm bảo mỗi huyện, thị xã, thành phố ít nhất có 01 siêu thị hoặc 01 trung tâm thương mại. Phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại nhng khu vực đầu mối giao thông, phục vụ nhu cầu liên vùng.

- Việc đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại chủ yếu được thực hiện bằng các hình thức xã hội hóa do thương nhân thực hiện. Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, tạo mặt bằng, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu bên ngoài tạo điều kiện cho hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại.

- Tạo điều kiện thu hút các tập đoàn bán lẻ lớn trong nước và nước ngoài đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục phát triển các hình thức chợ truyền thống như khu mua sm tập trung, phố đi bộ, khu dân cư mới, các chợ tại đô thị. Cần phải đa dạng hóa các loại chợ, từ các chợ đầu mối rau quả, thực phẩm, tới các chợ phiên, chợ đêm, chợ chuyên ngành như chợ nội thất, chợ xây dựng, chợ nông sản sạch, chợ chim cá cảnh, chợ hoa, chợ đồ cũ, chợ dụng cụ...

3.5. Phát triển thị trường BĐS công nghiệp

- Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp; thu hút vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp với thị trường miền Bắc, cảng biển và cảng hàng không.

- Tìm kiếm một số công ty đa quốc gia tầm cđầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp đtạo động lực thu hút các nhà đầu tư nhỏ trong và ngoài nước đầu tư vào Thanh Hóa hoặc làm các nhà sản xuất phụ trợ cho nhng công ty đa quốc gia này.

- Đảm bảo phát triển công nghiệp không ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Chú ý thu hút đầu tư những ngành nghề sử dụng nhiều lao động nhưng ô nhim môi trường thấp.

- Thu hút các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như may mặc, chế biến thực phẩm, điện tử đầu tư vào Thanh Hóa đgiải quyết tình trạng dư thừa lao động, cũng như thu hút lực lượng lao động người gốc Thanh Hóa có tay nghề nơi khác trở về quê sinh sống.

- Xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tại Thanh Hóa, giới thiệu về các ưu đãi tài chính áp dụng cho việc đầu tư vào khu vực này.

3.6. Phát triển thị trường BĐS du lịch - nghỉ dưỡng

- Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các hệ thống tiềm năng du lịch, bao gồm: Hệ thống cảnh quan thiên nhiên, rừng núi, sông ngòi, bãi biển, cũng như các di sản văn hóa, lịch sử; đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát triển cơ sở vật chất tại các làng nghề điển hình, có giá trị khai thác du lịch cao, nhằm kết hợp quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử, gắn với thương hiệu sản phẩm truyền thống đtrở thành những điểm nhấn quan trọng về du lịch của tỉnh;

- Phát triển hệ thống BĐS du lịch nghỉ dưng đảm bảo chất lượng, hiện đại, hiệu quả, tiện nghi, đồng bộ đáp ng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm: Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch kết hợp với nhà hàng, sở dịch vụ thông tin và tư vấn du lịch, phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch đi tham quan, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác;

- Tập trung phát triển, hình thành các dòng sản phẩm BĐS du lịch - nghdưỡng có sức cạnh tranh cao trên cơ sở phát huy những ưu thế về tài nguyên của Thanh Hóa là du lịch bin kết hợp du lịch văn hóa và sinh thái. Đặc biệt chú trọng những loại hình du lịch dài ngày, hiện nay chưa có nhiều cũng như ăn dưỡng, dưỡng lão, vật lý trị liệu hậu phẫu, chăm sóc sức khoẻ ...

- Phát triển mới các khu nghỉ dưỡng biển theo hướng phục vụ các phân đoạn thị trường khác nhau (cao cấp, trung bình, ...). Đặc biệt, đkhắc phục tình trạng một mùa lnh, cần kết hợp với các yếu tố khác như cảnh quan, dịch vụ đô thị, dịch vụ du lịch khác, vui chơi giải trí. Chú trọng đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch cũng như người dân địa phương. Hoàn thiện hệ thống cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo, thể thao, giải trí tại những địa bàn phù hợp, đảm bảo yêu cầu về chất lượng phục du lịch cao cấp; không chỉ trông vào hoạt động tm biển.

- Tính toán cụ thể nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở lưu trú theo hạng sao, hình thức và địa bàn làm cơ sở đầu tư, nâng cấp, cải tạo phát triển hệ thng cơ sở lưu trú đạt mục tiêu về số lưng, đảm bảo từng bước hiện đại hóa và hợp lý hóa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; thực hiện hiện đại hóa hệ thống cơ sở lưu trú. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sở hữu, phương thức kinh doanh để đảm bảo có được hệ thống cơ sở lưu trú đủ tiện nghi phục vụ các nhu cầu đa dạng của thị trường.

- Thực hiện nghiêm túc việc quản lý sử dụng đất, cấp phép xây dựng cơ sở lưu trú, đặc biệt các khu tổ hợp lưu trú tại các địa phương đđảm bảo yêu cu về mục tiêu phát triển, sự cân đối về vùng, miền và sự đng bộ về chất lượng.

- Thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khách sạn, thợp khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí. Khuyến khích các thương hiệu khách sạn ni tiếng trong lĩnh vực đầu tư và quản lý khách sạn ở Việt Nam.

- Đy mạnh việc quản lý chặt chcác nhà hàng du lịch đạt chất lưng, có quản lý tốt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trình độ nghiệp vụ phục vụ. Quan tâm đầu tư cải thiện các kỹ năng nghiệp vụ phục vụ khách du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chung. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa, tin học hóa vào kinh doanh và phục vụ du lịch, đẩy mạnh việc tham gia hệ thống đặt buồng và thanh toán quốc tế của các cơ sở lưu trú.

- Chuẩn hóa hệ thống phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch cả đường bộ và đường thủy, đảm bảo chất lượng, có sự quản lý theo hệ thống.

3.7. Phát triển nhng thị trường BĐS chiến lược tại một số đô thị lớn

a) Thành phố Thanh Hóa

- Cần quy hoạch và thu hút các nhà đầu tư lớn có kinh nghiệm đphát triển các dự án BĐS đa năng tại khu vực ven sông Mã, với đầy đủ các cấu phần về các căn hộ cao cấp, khu văn phòng cho thuê cao cấp, khách sạn cao cấp, các đại siêu thị và trung tâm thương mại hiện đại, bệnh viện, trường học chất lượng cao, khu vui chơi - du lịch... để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp thu nhập cao tại Thanh Hóa.

- Cần quy hoạch các dự án BĐS ven đô (trong phạm vi bán kính 5km từ trung tâm) và xây dựng đường xá để dễ tiếp cận với các cơ sở hạ tầng sẵn có của thành phố. Các dự án BĐS ven đô phải là các dự án đa năng nhưng hướng vào tầng lớp trung lưu. Cần đảm bảo tỷ lệ cao về nhà chung cư (60 - 70% diện tích nhà ở), xen lẫn nhà liền kề và một số biệt thự, khu shoping house, và khu thể thao/vui chơi giải trí để hấp dẫn người dân ở nội đô đến giao lưu. Các khu đô thị này cần xen kẽ một vài toà nhà chung cư thiết kế xây dựng chuyên để cho các đối tượng khác nhau thuê ở.

- các khu vực ngoại thành, gần các khu đô thị, thành phố cần quy hoạch xây dựng các khu nhà cho thuê đđáp ứng nhu cầu nhà ở của công nhân.

b) Thị xã Sầm Sơn

- Cần quy hoạch các khu nghỉ dưng biển theo hướng phục vụ các phân đoạn thị trường khác nhau (cao cấp, trung bình,...). Đkhắc phục tình trạng một mùa lạnh, cần kết hợp với các yếu tkhác như cảnh quan, dịch vụ đô thị, dch vụ du lịch khác, vui chơi giải trí. Hoàn thiện hệ thống cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo, thể thao, giải trí tại những địa bàn phù hợp, đảm bảo yêu cầu về chất lượng phục du lịch cao cấp, không chỉ trông vào hoạt động tắm biển.

- Quy hoạch mạng lưới các khách sạn bình dân đphục vụ khách du lịch bình dân đến Sầm Sơn, cần phải tạo các phương tiện công cộng đgiúp cho khách đến nghỉ tại khách sạn bình dân ở cách xa bãi bin cũng có thể dễ dàng tiếp cận bãi bin.

c) Thị xã Bỉm Sơn

- Cần có quy hoạch, gii pháp hạ tầng và quy định cho các khu công nghiệp trên địa bàn theo hướng thân thiện với môi trường; kiên quyết loại bỏ các nhà máy, xí nghiệp không đáp ứng đy đủ các tiêu chun về môi trường.

- Tập trung xây dựng các dự án BĐS nhà ở thiết kế theo hướng vừa có thể cho thuê, vừa có thể bán lại cho công nhân khi họ có đủ tiềm lực tài chính. Các dự án này có thể nm cách xa khu công nghiệp nhưng không được quá xa cơ sở hạ tầng đô thị hiện có ở trung tâm thị xã và cũng cn phải có đy đủ các cơ sở hạ tầng xã hội như chợ, nhà trẻ, trường học... để phục vụ nhu cầu thiết yếu của công nhân.

- Cần có một số chính sách ưu đãi về đất đai cũng như tín dụng để hỗ trợ nhà đầu tư phát triển BĐS phát triển các loại hình nhà ở phù hợp với thu nhập của công nhân.

d) Khu kinh tế Nghi Sơn

- Cn tập trung cải thiện mạnh mmôi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào Khu kinh tế Nghi Sơn. Rà soát, bổ sung danh mục một số dự án có quy mô lớn, công nghệ cao đkêu gọi các tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài đầu tư.

- Tập trung huy động nguồn lực để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách di dân, tái định cư, hỗ trợ chuyển đi nghề nghiệp và nâng cao đời sống cho các đối tượng bị thu hi đất.

- Cn quy hoạch các dự án BĐS nhà ở cho thuê đphục vụ nhng người lao động cả trong nước và nước ngoài làm việc ngn hạn tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

- Cần quy hoạch và khuyến khích các nhà phát triển cơ sở hạ tầng KKT Nghi Sơn xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê với giá cả phù hợp đphục vụ nhu cầu chỗ ở ổn định cho những công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp đã đi vào vận hành.

e) Khu đô thị Lam Sơn - Sao Vàng

- Cần tập trung ci thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, vào khu công nghiệp Lam Sơn. Cần tìm một vài nhà đầu tư lớn đầu tư vào khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng đđảm bảo sự phát triển của khu đô thị Lam Sơn - Sao Vàng trong tương lai.

- Cần quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng đđón đầu sự phát triển. Đtránh lãng phí, trong giai đoạn 2016 - 2020, chỉ đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng khi có sự cam kết đầu tư của một số nhà đầu tư ln vào khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban chỉ đạo về chính sách nhà và thị trường bất động sản tỉnh

- Chỉ đạo triển khai, thực hiện đề án.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến nhà ở và thị trường Bất động sản phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản của tỉnh.

- Chỉ đạo thực hiện thống nhất chính sách về thị trường bất động sản trên phạm vi toàn tỉnh; đôn đốc, hướng dẫn các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện cơ chế, chính sách liên quan đến thị trường bất động sn.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách về thị trường bất động sản của các ngành, địa phương trong tỉnh.

- Định ktổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chính sách vthị trường bất động sản; đề xuất với UBND tỉnh kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan tới thị trường bất động sản cho phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh.

2. Các Sở, ban, ngành

a) Sở Xây dựng:

- Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh Thanh Hóa, chủ trì, phối hợp UBND huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện đề án.

- Chủ trì phối hợp các ngành liên quan, UBND cấp huyện lập kế hoạch phát triển thị trường bất động sản hàng năm và 5 năm.

- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu xây dựng, trình phê duyệt Quy định về quản lý dự án bất động sản sau đầu tư xây dựng.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị, thành phố rà soát quy hoạch sử dụng đất đbố trí quỹ đất đphát triển các loại hình bất động sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng bổ sung các chỉ tiêu phát triển thị trường bất động sn vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tham mưu bố trí nguồn vốn từ Quỹ đầu tư phát triển của địa phương đđầu tư phát triển thị trường bất động sản theo kế hoạch được duyệt.

- Nghiên cứu khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và phát triển nhà ở xã hội.

d) Sở Tài chính:

- Chủ động đấu mối với các Bộ, ngành Trung ương để có nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người nghèo, các đối tượng chính sách;

- Phối hợp với Sở Xây dựng để xây dựng khung giá nhà ở.

e) Các sở, ban ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm được giao để phối hợp thực hiện nhng công việc có liên quan.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức, chỉ đạo triển khai đề án phát triển thị trường bất động sản và thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ban ngành thực hiện lập, điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...

- Phối hợp với Sở Xây dựng lập và thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng các khu nhà ở, trung tâm thương mại, các dự án du lịch nghỉ dưỡng, khu công nghiệp... trên địa bàn.

- Tổng hợp kết quả thực hiện Đề án phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn và báo cáo UBND tỉnh, Sở Xây dựng theo định kỳ vào cuối Quý IV hàng năm.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thành viên Ban chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- C
hủ tịch UBND tnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT,
CN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Ngô Văn Tuấn

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1362/QĐ-UBND ngày 27/04/2017 phê duyệt Đề án phát triển thị trường bất động sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.611

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.162.74
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!