Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 3419/BGDĐT-GDTH 2022 hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương lớp 3

Số hiệu: 3419/BGDĐT-GDTH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Thái Văn Tài
Ngày ban hành: 26/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3419/BGDĐT-GDTH
V/v hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương đối với lớp 3

Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2022

 

Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên

Thực hiện Thông tư số 33/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương (Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT); căn cứ hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương lớp 3 của tỉnh Điện Biên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã thành lập Hội đồng tư vấn để kiểm tra, đánh giá hồ sơ; tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia chuyên sâu các lĩnh vực liên quan đến nội dung tài liệu. Trên cơ sở báo cáo kết quả của Hội đồng tư vấn, ý kiến phản biện của các chuyên gia, Bộ GDĐT có ý kiến như sau:

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 3 tỉnh Điện Biên cơ bản đảm bảo cấu trúc, nội dung theo quy định. Tài liệu có tính kế thừa, kết nối giữa các hoạt động trải nghiệm địa phương với các môn học/hoạt động giáo dục trong nhà trường, giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của tài liệu trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt theo quy định, Bộ GDĐT đề nghị Sở GDĐT Điện Biên thực hiện một số nội dung sau:

1. Tiếp nhận nội dung yêu cầu chỉnh sửa (theo phụ lục đính kèm) để hoàn thiện tài liệu.

2. Hoàn thiện hồ sơ, tài liệu gửi về Bộ GDĐT trước ngày 15/8/2022, bao gồm các nội dung sau:

- Báo cáo của Sở GDĐT về nội dung tiếp thu, chỉnh sửa, bảo lưu (nếu có) hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương lớp 3;

- Bản mẫu (05 bản) tài liệu giáo dục địa phương lớp 3 tỉnh Điện Biên đã được chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện, có đủ chữ kí của các tác giả; đại diện Lãnh đạo Hội đồng thẩm định; Lãnh đạo Sở GDĐT;

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc đề nghị Bộ GDĐT phê duyệt, trong đó thể hiện rõ quan điểm về các nội dung tiếp thu, hoàn thiện tài liệu; thể hiện cam kết về chất lượng, nội dung của tài liệu theo tinh thần Công văn số 587/BGDĐT-GDTrH ngày 24/02/2022 của Bộ GDĐT.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Tiểu học) số 35, Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Thông tin xin liên hệ: ông Trần Hải Toàn, CVC Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GDĐT, số ĐT 0913380079; Email: thtoan@moet.gov.vn.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TTr. Nguyễn Hữu Độ (để b/c);

- UBND tỉnh Điện Biên (để p/h chỉ đạo);
- Lưu: VT, Vụ GDTH.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC




Thái Văn Tài

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Công văn số: 3419/BGDĐT-GDTH ngày 26 tháng 7 năm 2022)

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

Phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương lớp 3

Tỉnh ĐIỆN BIÊN

A. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

- Lúc 8h00 ngày 20/6/2022 tại Phòng họp Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổng số thành viên: 15

+ Số thành viên có mặt: 15

+ Thành viên vắng mặt: 0

B. NỘI DUNG NHẬN XÉT GÓP Ý

1. Nhận xét chung

a) Cấu trúc

Tài liệu gồm 7 chủ đề, cấu trúc mỗi chủ đề được triển khai theo tiến trình: Mở đầu -> Khám phá - Trải nghim -> Thực hành - Vận dụng với mục tiêu, nhiệm vụ các hoạt động không hợp lí. Nên cấu trúc lại theo bốn giai đoạn hoạt động: Khởi động: Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để tham gia hoạt động, tạo hứng thú, tò mò vào chủ đề; Khám phá: Học sinh thực hiện các hoạt động quan sát, thảo luận, tìm tòi, tìm kiếm thông tin nhằm phát hiện và chiếm lĩnh điều mới, chưa biết về chủ đề; Thực hành: Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã được trang bị để giải quyết các vấn đề, tình huống, bài tập tương tự hay biến đổi... nhằm khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo một cách chắc chắn; Vận dụng: Học sinh giải quyết các vấn đề của thực tế hoặc vấn đề có liên quan đến tri thức của chủ đề, từ đó phát huy tính mềm dẻo của tư duy, khả năng sáng tạo.

b) Nội dung

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên, lớp 3 có 7 chủ đề. Nội dung các chủ đề đề cập đến các dân tộc của tỉnh Điện Biên; nghệ thuật trình diễn dân gian; Tết cổ truyền; danh nhân, nghệ nhân; danh lam thắng cảnh; di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh Điện Biên. Nội dung 07 chủ đề của sách không phong phú. hơi tập trung vào những vấn đề văn hóa lịch sử, về văn hóa tín ngưỡng trong khi Điện Biên là một tỉnh miền núi với nhiều điểm có thể giới thiệu về phong cnh địa lý, có sự nhầm ln giữa di tích lịch sử, văn hóa với danh lam thắng cảnh (ở chủ đề 6).

c) Hình thức

Tài liệu dược trình bày đúng quy cách, song bố cục chưa thoáng; màu chưa sắc đẹp, chưa hấp dẫn học sinh tiểu học.

d) Vấn đề bản quyền

Hình ảnh sử dụng trong tài liệu chưa ghi nguồn trích và chưa lập bảng trích nguồn hình ảnh đầy đủ theo đúng quy định.

2. Nhận xét, đánh giá theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 33/2020/TT-BGDĐT quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương

1. Tiêu chí 1. Điều kiện tiên quyết của tài liệu

a) Nội dung và hình thức tài liệu không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm.

b) Nội dung và hình thức tài liệu không mang định kiến về sắc tộc, nghề nghiệp, lứa tuổi và địa vị xã; song nhiều hình ảnh thể hiện sự bất bình đẳng giới khá , cần chỉnh sửa lại.

2. Tiêu chí 2. Nội dung tài liệu

a) Tài liệu đã xây dựng 7 chủ đề. Nội dung các chủ đề đề cập đến các dân tộc của tỉnh Điện Biên; nghệ thuật trình diễn dân gian; Tết cổ truyền; danh nhân, nghệ nhân; danh lam thắng cảnh; di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh Điện Biên và các nội dung khác theo nội dung giáo dục địa phương quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông. Tuy nhiên nhiều chủ đề chưa phân biệt được nội dung của vấn đề. Ví dụ có sự nhầm lẫn giữa di tích lịch sử, văn hóa với danh lam thắng cảnh (chủ đề 6). Về nội dung cụ thể của mỗi chủ đề còn rất bất cập cần chỉnh sửa để đáp ứng yêu cầu về tài liệu giáo dục địa phương:

- Chủ đề 1. Tìm hiểu về các dân tộc trên quê hương Điện Biên: hoạt động Mở đầu (trang 4) sửa thành hoạt động Khởi động; xếp mục 1 (trang 4) vào hoạt động Khám phá và cần có câu lệnh: Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu; mục 3 (trang 7): 3. Những tấm gương tiêu biểu của Điên Biên có nội dung xa chủ đề này - cần bỏ; bổ sung hoạt động Thực hành; chuyển mục mục 4 (trang 8) và mục 5 (trang 9) vào hoạt động Vận dụng.

- Chủ để 2. Trò chơi dân gian trên quê hương Điện Biên: hoạt động Mở đầu (trang 10) sửa thành hoạt động Khởi động; xếp mục 1 (trang 10) vào hoạt động Khám phá và cần có câu lệnh: Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu; bổ sung hoạt động Thực hành; chuyển mục mục 3 (trang 12) vào hoạt động Vận dụng.

- Chủ đề 3: Nghệ thuật trình diễn dân gian các dân tộc ở Điện Biên: hoạt động Mở đầu (trang 13) sửa thành hoạt động Khởi động; xếp mục 1 (trang 13) và mục 2 (trang 14) vào hoạt động Khám phá và cần có câu lệnh cho mục 1 như sau: Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu cho mục 1; bổ sung hoạt động Thực hành; chuyển mục mục 3 (trang 15) vào hoạt động Vận dụng. Tác giả xem lại: mục 2. Nhận biết nhạc cụ được sử dụng trong âm nhạc truyền thống (trang 14), song yêu cầu 2 lại bắt học sinh giới thiệu về loại hình nghệ thuật truyền thống, như vậy là tiền hậu bất nhất.

- Chủ đề 4: Ngày tết cổ truyền trên quê hương Điện Biên: hoạt động Mở đầu (trang 16) sửa thành hoạt động Khởi động; xếp mục 1 (trang 16) vào hoạt động Khám phá và cần có câu lệnh cho mục 1 như sau: Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu; chuyển mục 2 (trang 19) và mục 3 (trang 20) vào hoạt động Thực hành; chuyển mục mục 4 (trang 21) vào hoạt động Vận dụng; nhiều hình ảnh ở trang 18, 20 thể hiện sự bất bình đẳng giới, cần xem lại; một số hình ảnh trong mục 3. Mình cùng đi chơi tết nhé (trang 20) không phù hợp với mục này (ví dụ: Mình đã cùng mẹ làm món canh bon để sắp mâm cơm cho gia đình); Hình 4.15 (trang 21) vẽ người ông như một đứa trẻ nhuộm tóc trắng, vẽ lại.

- Chủ đề 5. Kể chuyện danh nhân, nghệ nhân ở Điện Biên: hoạt động Mở đầu (trang 23) sửa thành hoạt động Khởi động; xếp mục 1 (trang 23) và mục 2 (trang 25) vào hoạt động Khám phá và cần có câu lệnh: Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu cho mỗi mục; bổ sung hoạt động Thực hành; chuyển mục mục 3 (trang 27) vào hoạt động Vận dụng; đưa tranh vẽ (trang 25) về thay cho tranh vẽ cuối trang 27 cho logic; sửa lại các yêu cầu của mục 2 (trang 25, 26); sửa lại tên mục 3 (trang 27) như sau: 3. Thiết kế sản phẩm giới thiệu về danh nhân/nghệ nhân ở Điện Biên.

- Chủ đề 6. Di tích danh lam thắng cảnh trên quê hương Điện Biên: Tác giả chưa phân biệt rạch ròi di tích với danh lam thắng cảnh nên từ tên chủ đề đến nội dung chủ đề lẫn lộn giữa di tích với danh lam thắng cảnh -> cần chuyển những gì thuộc về di tích sang chủ đề 7 và cấu trúc lại chủ đề này như các chủ đề trên.

- Chủ đề 7: Các di tích lịch sử, văn hóa trên quê hương Điện Biên: hoạt động Mở đầu (trang 31) sửa thành hoạt động Khởi động; xếp mục 1 (trang 31) vào hoạt động Khám phá và cần có câu lệnh: Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu; xếp mục 2 (trang 33) và mục 3 (trang 34) vào hoạt động Thực hành; xếp mục 4 (trang 35) vào hoạt động Vận dụng.

b) Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh chưa chính xác, chưa nhất quán.

c) Tài liệu đã bước đầu chú ý đến việc giới thiệu thành tựu khoa học mới liên quan đến nội dung giáo dục địa phương được cập nhật và phù hợp với mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông.

d) Tài liệu đã chú ý đến việc thể hiện tính chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, song chưa đảm bảo sự bình đẳng giới; đã chú ý đến sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

3. Tiêu chí 3. Phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá trong tài liệu

a) Cách thiết kế nội dung theo chủ đề của tài liệu tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

b) Nội dung tài liệu chưa thể hiện được các mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh trong Chương trình giáo dục phổ thông

4. Tiêu chí 4. Cấu trúc và hình thức trình bày tài liệu

a) Mở đầu -> Khám phá - Trải nghiệm -> Thực hành - Vận dụng với mục tiêu, nhiệm vụ các hoạt động không hợp lí.

b) Hệ thống kí hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ; tranh, ảnh, bảng, biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ chưa thực sự phù hợp với nội dung chủ đề và lứa tuổi học sinh (bố cục tranh ảnh, chữ chưa thoáng; chữ dày đặc).

5. Tiêu chí 5. Ngôn ngữ sử dụng trong tài liệu

Ngôn ngữ sử dụng trong tài liệu là tiếng Việt, bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ viết tắt, các kí hiệu, phiên âm, đơn vị đo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; diễn đạt tương đối trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày.

C. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Tài liệu đạt nhưng cần chỉnh sửa.

Tài liệu chưa đạt, cần thay một số chủ đề, giảm bớt các chủ đề về văn hóa tín ngưỡng.

2. Những nội dung yêu cầu sửa chữa:

(Theo Phụ lục đính kèm)

Cuộc họp kết thúc vào 17 giờ 00 phút ngày 20 tháng 5 năm 2022.

 

Chủ tịch Hội đồng tư vấn




Trịnh Hoài Thu

Thư ký, ủy viên




Trần Hải Toàn

Chữ kí của Đại diện cơ quan tổ chức phê duyệt
VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC




Thái Văn Tài

 

PHỤ LỤC

PHIẾU GÓP Ý TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 3
tỉnh Điện Biên
(Nội dung yêu cầu chỉnh sửa)

Tên chủ đề

Trang /dòng

Nội dung hiện tại

Yêu cầu chỉnh sửa

Lí do đề xuất

CĐ1. Tìm hiểu về các dân tộc trên quê hương Điện Biên

4 d4↑

1. Đng bào dân tộc anh em tại Điện Biên

1. Đồng bào dân tộc anh em tại Điện Biên

Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu:

TC 2, 4

4 hình

5 d5↓

Hình bất bình đẳng giới

Đến với Điện Biên là đến với bản sắc văn của dân tộc 19 anh em,...

Chọn ảnh khác

Đến với Điện Biên là đến với bản sắc văn hóa của 19 dân tộc anh em,...

5 d11

5 d7↑

...đoàn kết làm nên chiến thắng lịch sử...

... truyền thống đa dạng, đặc sắc

...đoàn kết góp phần làm nên chiến thắng lịch sử...

... truyền thống đa dạng,

5 d4-

6

Đọc đoạn văn và cho biết:

. Tên của các dân tộc được nhắc đến.

. Những món ăn đặc trưng...

đặc sắc của quê hương.

. Kể tên của các dân tộc được nhắc đến.

. Nêu những món ăn đặc trưng...

7 cả trang

7 tranh vẽ

 

Lưu ý bỏ mục 3 trang 7

Chuyển bóng nói lên

CĐ 2. Trò chơi dân gian trên quê hương Điện Biên

10 d8↑

1. Trò chơi dân gian ở Điện Biên

1. Trò chơi dân gian ở Điện Biên

Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu:

TC2, 4

11 hình

Hình nhòe

Chnh hình cho nét hơn

11 d8-12↑

Em hãy đọc đoạn văn và cho biết:

. Tên những trò chơi...

. Thời điểm tổ chức...

. Tác dụng của trò chơi...

. Nêu tên những trò chơi...

. Nêu thời điểm tổ chức...

. Nêu ý nghĩa của trò chơi...

CĐ 3. Nghệ thuật trình diễn dân gian các dân tộc ở Điện Biên

13 d15↑

1. Tìm hiểu ....Điện Biên

1. Tìm hiểu ....Điện Biên Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu:

TC2, 4

14 d1,2↑

Các nhóm thảo luận...của dân tộc mình

Tác giả xem lại: tên của mục 2 là nhận biết nhạc cụ, trong khi yêu cầu học sinh giới thiệu loại hình nghệ thuật

CĐ 4. Ngày tết cổ truyền trên quê hương Điện Biên

16 d8↑

1. Ngày Tết ở vùng cao Điện Biên

1. Ngày Tết ở vùng cao Điện Biên

Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu:

(sửa lại văn bản như đã sửa trong sách mẫu)

TC2, 4

17 câu hỏi

 

Đưa các câu hỏi xuống cuối trang 18 và sửa như đã ghi trang bản sách mẫu.

18 hình

Nhiều hình bất bình đẳng giới

Vẽ lại

19 hình

Hình 4.5 nhòe

Chỉnh hình cho nét hơn

20 hình

Nội dung nhiều hình không phải đi chơi Tết

Vẽ lại

21 hình

Hình vẽ ông già như đứa trẻ nhuộm tóc trắng

Vẽ lại

CĐ5. Kể chuyện danh nhân, nghệ nhân ở Điện Biên

23 d13↑

1. Danh nhân ở Điện Biên

1. Danh nhân ở Điện Biên

Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu:

TC 2, 4

24 d3↓

Đọc đoạn văn và thực hiện nhiệm vụ:

Lưu ý bỏ dòng này

25 d2↓

Em hãy chọn và giới thiệu một nghệ nhân Điện Biên.

Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu:

25 Hình

 

Lưu ý chuyển hình vẽ về thay hình vẽ cuối trang 27

26 d1-7↑

Tìm hiểu đặc điểm....Chia sẻ với bạn một đức tính em muốn học hỏi và rèn luyện từ các nghệ nhân ở Điện Biên.

Lưu ý sửa và tạo nên như sau:

- Kể tên những nghệ nhân tiêu biểu ở Điện Biên.

- Nêu những đức tính nổi bật của mỗi nghệ nhân.

- Chia sẻ với bạn một đức tính em muốn học hỏi và rèn luyện từ các nghệ nhân ở Điện Biên.

 

27 d1 -3↓

3. Làm phiếu thông tin về danh nhân/nghệ nhân ở Điện Biên

Em hãy lựa chọn và làm phiếu thông tin về...

3. Thiết kế sản phẩm giới thiệu về danh nhân/nghệ nhân ở Điện Biên

Em hãy lựa chọn và thiết kế sản phẩm giới thiệu về...

27 box

- Tên

Họ và tên danh nhân/nghệ nhân:

CĐ 6. Di tích danh lam thắng cảnh trên quê hương Điện Biên

28-30

 

Tác giả xem lại tên chủ đề, các nội dung của chủ đề không rạch ròi giữa di tích và danh lam thắng cảnh. Nên chuyển những gì thuộc về di tích về chủ đề 7 và viết lại chủ đề 6

TC 2, 4

CĐ7. Các di tích lịch sử, văn hóa trên quê hương Điện Biên

31 d5↓

1. Tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa ở Điện Biên

1. Tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa ở Điện Biên

Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu:

TC 2, 4

32 d4,5↑

Đọc đoạn văn và cho biết:

. Tên các di tích lịch sử, văn hóa ở Điện Biên được nhắc đến.

. Kể tên các di tích lịch sử, văn hóa ở Điện Biên được nhắc đến.

35 d1↓

4. Album về di tích lịch sử, văn hóa Điện Biên

4. Thiết kế sản phẩm giới thiệu về di tích lịch sử, văn hóa ở Điện Biên

 

35 Gợi ý

- Tên di tích.

- Địa điểm di tích.

- Mô tả một số nét chính về di tích.

- Bày tỏ cảm xúc của em về di tích.

- Tên di tích.

- Địa điểm di tích.

- Một số nét chính về di tích.

- Cảm xúc của em về di tích.

35 d1,2↑

Em đã được đi thăm....Hãy kể lại lần di thăm đó.

Em đã được đi tham quan....Hãy kể lại lần đi tham quan đó.

Chủ đề 6 và Chủ đề 7.

Cả 2 chủ đề

 

Nên sắp xếp lại thành 02 chủ đề:

1. Cảnh đẹp quê em (giới thiệu về phong cảnh thiên nhiên Điện Biên).

2. Di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo cấu trúc chủ đề chặt chẽ!

Nên bổ sung nguồn trích cho bảng giải thích thuật ngữ (trang 36) để đảm bảo độ khoa học, tin cậy; bổ sung bảng ghi nguồn ảnh, hình vẽ đảm bảo bản quyền theo quy định. Ngoài ra còn một số lỗi chính tả, trình bày (Đã sửa trực tiếp vào bản sách mẫu)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 3419/BGDĐT-GDTH ngày 26/07/2022 về hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương đối với lớp 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.631

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.8.2
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!