Kính
gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên
Thực hiện Thông tư số
33/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
thành lập Hội đồng tư vấn phê duyệt tài liệu để tổ chức kiểm tra về nội dung và
quá trình biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 theo Công
văn đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện
Biên. Căn cứ vào kết quả kiểm tra của Hội đồng tư vấn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề
nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
Điện Biên chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện tài liệu theo khuyến nghị của Hội đồng
tại Phụ lục kèm theo Công văn này; gửi 10 bộ tài liệu đã hoàn thiện, kèm theo
báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban nhân dân tỉnh và cam kết bảo đảm chất
lượng tài liệu về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Trung học) trước ngày
10/8/2022 để trình Bộ trưởng phê duyệt.
Nhận được Công văn này đề nghị
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện kịp thời. Thông tin
chi tiết xin liên hệ với ông Trần Văn Minh, Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Trung
học; điện thoại: 0912242942; email: [email protected].
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ (để báo cáo);
- UBND tỉnh Điện Biên;
- Lưu: VT, Vụ GDTrH.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
Nguyễn Xuân Thành
|
PHỤ LỤC
GÓP Ý HOÀN THIỆN TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐIỆN
BIÊN
(Kèm theo Công văn số / BGDĐT-GDTrH ngày
tháng năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. Lưu ý
chung
1. Rà soát, bảo đảm sự phù hợp
giữa nội dung chủ đề với chương trình các môn học, hoạt động giáo dục lớp 10
trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trường hợp nội dung của chủ đề chưa
phù hợp với chương trình môn học, hoạt động giáo dục cần chuyển chủ đề đó sang
tài liệu ở khối lớp phù hợp để tạo thuận lợi cho học sinh trong học tập và liên
hệ nội dung kiến thức đã học trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục với
thực tiễn địa phương.
2. Lựa chọn nội dung trong các
chủ đề mang tính đặc trưng, đặc thù của địa phương và phù hợp với mục tiêu của
chủ đề; hạn chế trình bày những nội dung học sinh đã được học trong các chương
trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình chung toàn quốc.
3. Đặc biệt lưu ý, bảo đảm tính
chính xác, khoa học, đúng quy định về chủ quyền biển đảo, di tích lịch sử,
chính trị, văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng, ... đối với các ngữ liệu, bản đồ, biểu
đồ, hình ảnh, … đưa vào tài liệu.
4. Không ghi tên nhà xuất bản
và các thông tin về nhà xuất bản trong tài liệu giáo dục địa phương gửi về Bộ
GDĐT đề nghị phê duyệt.
II. Góp ý cụ
thể
1. Chủ đề :
Văn học dân gian Điện Biên
Bài 1. Thần thoại của các dân tộc ở Điện Biên
a) Mục tiêu:
Cần viết yêu cầu cần đạt cho
bài 1, không gộp vào yêu cầu cần đạt chung cho chủ đề.
Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu thần
thoại theo trình tự các mức độ năng lực (nhận biết, hiểu, đánh giá) và phẩm chất
(yêu quý, trân trọng….) và theo Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018.
b) Các hoạt động
- Khởi động/Mở đầu: Thay đổi hoạt
bằng một tình huống chuẩn bị cho bài học hoặc tạo tâm thế cho học sinh ham muốn
khám phá bài học.
- Hoạt động Luyện tập và Vận dụng:
Tài liệu yêu cầu HS đọc hiểu 1 văn bản thần thoại mới, sử dụng kiến thức về thể
loại để rèn luyện cách đọc. Tuy nhiên, tài liệu không phải là SGK, phần văn bản
yêu cầu HS đọc hiểu như vậy hơi “nặng” so với việc tiếp nhận của học sinh. Hoạt
động Luyện tập nên gắn với bài học, luyện tập về chính văn bản mà HS vừa khám
phá.
- Trang 9: Các câu lệnh nên bỏ
“Em hãy”, chỉ cần giữ lại động từ.
- Nên tách hoạt động Luyện tập
và Vận dụng (Mở rộng) thành hai hoạt động. Hoạt động Luyện tập, phần Vận dụng gắn
với những ứng dụng từ bài học đến thực tiễn.
- Nên thiết kế cả hoạt động Viết,
Nói và Nghe, Thực hành tiếng Việt gắn với ngôn ngữ địa phương tích hợp với bài
học để HS được rèn luyện toàn diện, đáp ứng yêu cầu chương trình 2018.
- Câu 1 đọc văn bản Hạt giống,
nên xem lại nội dung này, có lẽ hơi nhạy cảm một chút về con vắt hút máu.
- Một số câu hỏi hơi khó, có lẽ
chỉ có HS giỏi mới làm được như câu 2 (tr9) vì những nội dung này sách hoàn
toàn không giới thiệu, hoặc câu 2 tr17…, nếu có một vài nội dung liên quan
trong phần giới thiệu chung thì hầu hết HS mới có thể làm được.
- Mục d trang 17 xem lại nội
dung câu hỏi: “Từ hai truyện cổ tích trên, em hãy trình bày một số nhận xét
khái quát về truyện cổ tích của các dân tộc ở Điện Biên theo mẫu bảng dưới
đây”. Hai truyện cổ tích đều của dân tộc Thái sao có thể nhận xét khái quát
về truyện cổ tích của tất cả các dân tộc ở Điện Biên được? Vì vậy, nếu sách chỉ
viết về nội dung văn học dân gian thì cũng nên là 2 truyện của 2 dân tộc khác
nhau và dù vậy cũng nên sửa câu hỏi là: Từ hai truyện cổ tích trên, em hãy
trình bày một số nhận xét khái quát theo bảng mẫu dưới đây”
- Cách trình bày phần Luyện tập
- Vận dụng ở các bài trang 9, trang 17, tr22 với các cách đánh số a,b, c, d liền
ngay sau đó là các câu hỏi 2,3,4…chưa thực sự khoa học. Cần tách bạch để HS hiểu
rõ a,b,c,d để luyện tập cho mục 1 là mục đọc một văn bản thứ 2; các câu hỏi sau
đó là 2,3,4 nên xếp vào mục 2 với nhiều câu hỏi cho cả phần Luyện tập - Vận dụng.
c) Các nhận xét khác
Căn cứ yêu cầu của Chương trình
GDPT môn Ngữ văn 2018, phần văn học dân gian ở lớp 10 chỉ học hai thể loại: thần
thoại và sử thi. Vì vậy, đề nghị nhóm biên soạn:
- Cân nhắc việc đưa truyện cổ
tích vào học ở lớp 10; có thể thay bằng đọc hiểu sử thi (vì kho tàng sử thi Tây
Bắc khá phong phú).
- Chuyển Bài 3, (Truyện thơ của
các dân tộc ở Điện Biên) lên tài liệu giáo dục địa phương lớp 11 vì truyện thơ
được được học ở lớp 11 theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn.
Bài 2. Truyện cổ tích của các dân tộc ở Điện Biên
a) Mục tiêu
Cần viết yêu cầu cần đạt cho
bài 1, không gộp vào yêu cầu cần đạt chung cho chủ đề. Yêu cầu cần đạt về đọc
hiểu truyện cổ tích theo trình tự các mức độ năng lực (nhận biết, hiểu, đánh
giá) và phẩm chất (yêu quý, trân trọng….) và theo Chương trình GDPT môn Ngữ văn
2018. Tuy nhiên, các tác giả cần cân nhắc bài học này về thể loại vì truyện cổ
tích không nằm trong thể loại gợi ý cho lớp 10 theo chương trình Ngữ văn 2018.
b) Các hoạt động
- Trang 16: Hoạt động Luyện tập
và Vận dụng: Yêu cầu HS đọc hiểu 1 văn bản truyện cổ tích mới. HS đọc hiểu cả
hai văn bản như vậy hơi nặng nề. Hoạt động Luyện tập nên gắn với bài học, luyện
tập về chính văn bản mà HS vừa khám phá.
- Trang 17: Bài 4 “Viết một
bài giới thiệu về giá trị của truyện cổ tích các dân tộc ở Điện Biên để đăng
trên website địa phương hoặc trên trang Facebook”, không cần quy định “để
đăng trên website địa phương hoặc trên trang Facebook”. HS có thể dùng
facebook hoặc không.
- Nên tách hoạt động Luyện tập
và Vận dụng (Mở rộng) thành hai hoạt động. Hoạt động Luyện tập, phần Vận dụng gắn
với những ứng dụng từ bài học đến thực tiễn.
- Nên thiết kế thêm ít nhất 1
bài tập về Thực hành tiếng Việt gắn với ngôn ngữ địa phương tích hợp với bài học
để HS được rèn luyện toàn diện, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông
2018.
Bài 3. Truyện thơ của các dân tộc ở Điện Biên
a) Mục tiêu
Cần viết yêu cầu cần đạt cho
bài 3, không gộp vào yêu cầu cần đạt chung cho chủ đề. Yêu cầu cần đạt về đọc
hiểu truyện thơ theo trình tự các mức độ năng lực (nhận biết, hiểu, đánh giá)
và phẩm chất (yêu quý, trân trọng….) và theo Chương trình GDPT môn Ngữ văn
2018.
b) Các hoạt động
- Trang 21- 22: Hoạt động Luyện
tập và Vận dụng: Yêu cầu HS đọc hiểu 1 văn bản truyện thơ mới, HS đọc hiểu cả
hai văn bản như vậy hơi nặng nề. Hoạt động Luyện tập nên gắn với bài học, luyện
tập về chính văn bản mà HS vừa khám phá. Cách diễn đạt câu lệnh Bài 4: “Mô tả
hình thức diễn xướng truyện thơ bằng một trong các hình thức: bài giới thiệu,
poster, video” chưa làm rõ nội dung hoạt động, lặp từ “hình thức”. Theo
cách hiểu thông thường thì diễn xướng là “trình bày sáng tác dân gian bằng động
tác, lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu”. Khuyến nghị: Giới thiệu các hình thức
diễn xướng truyện thơ bằng một trong ba sản phẩm sau: bài giới thiệu, poster,
video. Bài 5 đặt yêu cầu quá rộng, thiếu chỉ dẫn cụ thể về hoạt động của HS
và cũng chưa gắn trực tiếp với địa phương Điện Biên “Tìm hiểu và đưa ra nhận
xét về vai trò của truyện thơ trong đời sống văn hoá tinh thần của các dân tộc
Tây Bắc”. Khuyến nghị: Bỏ bài 5
- Nên tách hoạt động Luyện tập
và Vận dụng (Mở rộng) thành hai hoạt động. Hoạt động Luyện tập, phần Vận dụng gắn
với những ứng dụng từ bài học đến thực tiễn.
- Nên thiết kế thêm ít nhất 1
bài tập về Thực hành tiếng Việt gắn với ngôn ngữ địa phương tích hợp với bài học
để HS được rèn luyện toàn diện, đáp ứng yêu cầu chương trình 2018.
c) Các nhận xét khác
- Nên có một số công cụ đánh
giá cho GV và HS sau bài học (HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng hoặc GV đánh
giá HS)
- Chú thích hình ảnh 1.2 căn giữa.
2. Chủ đề:
Danh lam thắng cảnh và cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên tỉnh Điện
Biên
1. Mục tiêu của chủ đề/bài học:
Bổ sung mục tiêu về cảnh quan thiên nhiên, hiện mới chỉ dừng lại ở “thắng cảnh”
và “môi trường”. Khuyến nghị nên bổ sung mục tiêu/yêu cầu cần đạt của từng bài
học.
2. Nội dung các bài học:
Vị trí của nội dung và tên các
bài học đang ở các vị trí khác nhau trong tài liệu (theo bản pdf);
Bài 1: Núi, đèo hùng vĩ miền biên cương
- Cần giới thiệu về “miền biên
cương”, thông tin vành đai biên giới trên địa bàn tỉnh trước khi vào một số địa
danh cụ thể;
- Cân nhắc lại việc sử dụng cụm
từ “linh hồn của đá” tại mục 1, trang 24;
- Phần đồi núi: bổ sung các núi
cao tại khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé;
Bài 2: Suối, hồ nên thơ vùng biên giới
- Cân nhắc sử dụng cụm từ “nên
thơ”: định tính dưới dạng văn nói, nội dung chưa thể làm tường minh thông tin
này;
- Bổ sung thông tin một số suối
lớn và hình ảnh kèm theo tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.
Bài 3: Hang, động và khu bảo tồn thiên nhiên quê hương
+ Làm lại hình 1, 2, 3 cho phù
hợp với chú thích (hình 1, và 2 chưa thể hiện đúng thực tế trong tự nhiên, cần
mở rộng khung hình hơn nữa; hình 3 cần cung cấp ảnh chụp khu vực rừng tự nhiên,
rừng già, không chụp từ khu dân cư; nên lấy ảnh khu vực Sín Thầu, có thể đến
các cột mốc số 2-3-4 để chụp xuống; toát lên đặc điểm đặc trưng rừng khảm và
hùng vĩ của khu bảo tồn này);
+ Thay hình 3.2, 3.4 để chọn 1
hình ảnh cho phù hợp;
+ Mục III: sắp thứ tự các xã
theo abc hoặc theo thứ tự địa lí từ Sín Thầu xuống đến Nậm Kè (kiểm tra lại có
hay không thị trấn Mường Nhé); thông tin lịch sử khu Mường Nhé chưa được cung cấp
đầy đủ (tách Mường Nhé và Mường Tè hiện tại), ban đầu được thành lập để bảo tồn
loài gì? Rất nhiều loài mới cho khoa học được mô tả trên các tạp chí quốc tế với
mẫu chuẩn tại khu vực này chưa được cung cấp thông tin, các loài đặc hữu hiện
có tại nơi đây, tên loài sinh vật sai (thay Rùa xanh bằng Rùa núi viền; sai tên
loài rắn, sai tên loài ếch xanh); kiểm tra lại nguồn ảnh của người chụp. Tài liệu
chưa giải thích đúng nguyên nhân tính đa dạng sinh học tại khu vực này.
3. Các nhận xét khác
Bài 1. Núi, đèo hùng vĩ, miền
biên cương; Bài 2. Suối, hồ nên thơ vùng biên giới; Bài 3. Hang động và khu bảo
tồn thiên nhiên trên quê hương: nội dung chưa phù hợp với Chương trình giáo dục
phổ thông 2018 và được viết dưới dạng bài báo, bài tạp chí giới thiệu về danh
lam thắng cảnh và sử dụng quá nhiều ảnh (những nội dung này về cơ bản được giới
thiệu trên các trang website). Đề nghị nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ
thông để biên soạn lại nội dung giáo dục địa phương cho tương đồng, góp phần
liên hệ, vận dụng làm sáng tỏ các nội dung giáo dục quốc gia
- Nội dung của chủ đề đã gắn với
đặc điểm của địa phương và với mục tiêu của chủ đề. Tuy nhiên, lĩnh vực Đa dạng
sinh học, vườn quốc gia, bảo vệ môi trường thuộc nội dung của môn Sinh học lớp
12 trong chương trình GDPT 2018.
3. Chủ đề. Nguồn lực phát triển kinh tế tỉnh Điện Biên
3.1. Tên chủ đề: Nên điều chỉnh
là “Nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên”
3.2. Mục tiêu/ Yêu cầu cần đạt:
- Mục tiêu được thiết kế cho cả
chủ đề, sau đó chia thành các bài học nhưng không có mục tiêu của bài học nên
khó theo dõi, kiểm đếm, đề nghị bổ sung mục tiêu/yêu cầu cần đạt của từng bài học.
- Diễn đạt lại mục tiêu số 2
theo hướng “Phân tích được những thế mạnh, hạn chế về điều kiện tự nhiên và
kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên; Bỏ mục tiêu số 3.
- Lược đồ trang 44 thiếu nhiều
đảo quan trọng của Việt Nam (Thổ Chu, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ, ...), chưa
thể hiện đầy đủ lãnh hải Việt Nam nên vi phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đề nghị số hoá lại.
3.3. Nội dung các bài học:
Bài 1. Các nguồn lực tự nhiên của tỉnh Điện Biên
a) Tên bài học: Nên điều chỉnh
là “Vị trí địa lí-lãnh thổ và nguồn lực tự nhiên tỉnh Điện Biên”
b) Nội dung bài học
- Khám phá/Hình thành kiến thức
mới
* Cấu trúc lại nội dung của bài
tương ứng với tên bài đã chỉnh sửa (gồm 2 phần: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh
thổ tỉnh Điện Biên; Nguồn lực tự nhiên tỉnh Điện Biên).
* Ở mục I:
+ Chỉnh sửa, bổ sung tên gọi mục
I là “Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Điện Biên”, đồng thời bổ sung (ngắn
gọn) thông tin về lãnh thổ tỉnh Điện Biên.
+ Mục em có biết chưa chính xác
thông tin chiều dài đường biên giới, đề nghị rà soát và chỉnh sửa.
+ Nội dung trang 45 chưa chính
xác bởi vì tọa độ được tính cho 01 điểm, đề nghị diễn đạt lại;
+ Hình 1.2 (Bản đồ hành chính tỉnh
Điện Biên) trang 44: Sử dụng các màu khác nhau để phân biệt các đơn vị hành
chính cấp huyện/thành phố (Mường Nhé, Tuần Giáo, Điện Biên, ...); Sử dụng cụm từ
UBND tỉnh, UBND huyện/thành phố thay cho các cụm từ “Trung tâm tỉnh, Trung tâm
huyện/thành phố” ở bảng chú giải; Đường ranh giới tỉnh và quốc gia bị lem màu,
đề nghị chỉnh sửa để đảm bảo tính thẩm mỹ của bản đồ giáo khoa.
+ Lược đồ hình 1.3 không chính
xác, cụ thể: Vị trí tỉnh Điện Biên trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ,
trong đó lược đồ gồm cả vùng ĐBSH, một phần BTB, đề nghị bỏ lược đồ này.
* Hình 1.6 (Bản đồ tự nhiên tỉnh
Điện Biên): Điều chỉnh màu của thang độ cao địa hình để phù hợp với thực tế; Bổ
sung thông tin về Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé lên bản đồ; Chưa đầy đủ chú
giải cho các dữ liệu thể hiện trên bản đồ, đề nghị rà soát và bổ sung; Rà soát,
số hoá lại bản đồ, lựa chọn và thể hiện đúng đặc trưng của bản đồ nhiên (các yếu
tố: phân bố lớp phủ thực vật bao gồm cả rừng trồng, đất nông nghiệp, đất trồng,
mặt nước không phải là các yếu tố đặc trưng của bản đồ tự nhiên).
* Mục II, III, IV, V, VI, VII:
Thiết kế chưa hợp lí vì còn để giấy trống; nội dung dàn trải và biên soạn giống
bài tạp chí. Riêng mục IV (Khí hậu), thông tin không đồng nhất (đầu trang đang
mâu thuẫn với cuối trang), xuất hiện 2 hộp thông tin Em có biết trong một mục
là không hợp lí; đặc điểm chung của khí hậu Điện Biên phải thống nhất với đặc
điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Đề nghị chọn lọc, biên soạn lại các mục
này đảm bảo khoa học, thẩm mỹ, logic (tránh sử dụng văn nói như nóng nực, ...),
điều chỉnh cách viết đơn vị % đảm bảo theo quy định.
* Tất cả các biểu đồ, bản đồ do
tác giả biên vẽ nên ghi trích dẫn “Số liệu theo …”.
* Thống nhất sử dụng câu lệnh
“Quan sát hình …”/ “Đọc nội dung mục ...” thay cho câu lệnh “Dựa vào hình …”/
“Dựa vào nội dung ...”. Đồng thời, lựa chọn và bổ sung một số câu hỏi kết nối
trực tiếp với kênh hình, kênh chữ trong bài bảo đảm khoa học.
- Luyện tập và Vận dụng:
+ Câu 1: Chỉnh sửa tên gọi cột
1 thành “Nguồn lực tự nhiên”, bỏ cụm từ “đai”, chỉnh sửa yếu tố “vị trí địa lí”
thành “vị trí địa lí-lãnh thổ”, bổ sung yếu tố “khí hậu”.
+ Câu 2,3: Sử dụng câu hỏi “Tại
sao?” thay cho lệnh “Hãy đưa ra lí do cho sự lựa chọn của mình/quan điểm của
mình.
Bài 2. Các nguồn lực kinh tế-xã hội của tỉnh Điện Biên
a) Tên bài học: Nên điều chỉnh
là “Nguồn lực kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên”
b) Nội dung bài học
- Khám phá/Hình thành kiến thức
mới
+ Mục I (Dân cư và nguồn lao động):
Nhiệm vụ học tập không sử dụng kênh chữ; Biểu đồ trục tọa độ không chính xác; Nội
dung kênh chữ và số liệu trên biểu đồ còn sai sót; Nội dung dân cư chưa đầy đủ
(gồm số dân, gia tăng dân số; phân bố; kết cấu theo nhóm tuổi, giới tính, lao động,
trình độ văn hoá, dân tộc), đề nghị rà soát và bổ sung. Đồng thời, bổ sung thêm
nhiệm vụ học tập cho mục I để HS xác định được thuận lợi, khó khăn của dân cư
và nguồn lao động cho phát triển kinh tế (không chỉ ở dạng liệt kê đặc điểm dân
cư, nguồn lao động); số liệu về quy mô dân số làm tròn đến nghìn người.
Hình 2.3 (Bản đồ dân cư tỉnh Điện
Biên) trang 59: Bổ sung số liệu vào biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số thành
thị và nông thôn trên bản đồ; Bỏ biểu đồ tròn về cơ cấu lao động đang làm việc
phân theo nhóm ngành kinh tế năm 2020 do đã trùng với hình 2.4 trang 60 và nội
dung cơ cấu lao động nằm trong bản đồ dân cư là không hợp lí; bảng chú giải
chưa thể hiện đầy đủ nội dung được thể hiện trên bản đồ, đề nghị rà soát và số
hoá lại.
Hình 2.4: Sử dụng cụm từ “năm
2010” và “năm 2020” dưới mỗi biểu đồ.
+ Mục II (Cơ sở hạ tầng): Điều
chỉnh tên gọi “Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật” và bổ sung thông tin về chợ,
siêu thị, trung tâm thương mại vì thực tế các yếu tố này tác động mạnh đến phát
triển kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên hiện nay; Bỏ số thứ tự 1.1,1.2, 1.3 và biên
tập ngắn gọn mục này. Nhiệm vụ học tập chưa giải quyết được YCCĐ của chủ đề, đề
nghị rà soát và bổ sung.
+ Bổ sung nguồn lực về vốn, sự
phát triển của thị trường trong và ngoài nước.
+ Rà soát, chọn lọc và diễn đạt
lại nội dung của bài học ngắn gọn, logic, khoa học hơn (tránh sử dụng văn nói
như nóng nực, ...), điều chỉnh cách viết đơn vị % đảm bảo theo quy định; Chỉnh
sửa câu lệnh, câu hỏi phù hợp với nội dung từng mục.
+ Tất cả các biểu đồ, bản đồ do
tác giả biên vẽ nên ghi trích dẫn “Số liệu theo …”.
+ Thống nhất sử dụng câu lệnh
“Quan sát hình …”/“Đọc nội dung mục ...” thay cho câu lệnh “Dựa vào hình …”/ “Dựa
vào nội dung ...”.
- Luyện tập và Vận dụng: Phù hợp.
4. Chủ đề:
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhu cầu nghề nghiệp ở Điện Biên
4.1. Mục tiêu của chủ đề/bài học:
phù hợp với tên chủ đề
Đề xuất thêm cụm từ “ở tỉnh
Điện Biên” vào cuối yêu cầu cần đạt đầu tiên, thành “Trình bày được tác
động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến sự hình thành và mất đi của
các nghề nghiệp trong tương lai ở tỉnh Điện Biên”
4.2. Nội dung các bài học:
Bài 1. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới
việc làm ở Điện Biên
- Phần khởi động. Xem lại ví dụ
về phiên chợ Tủa Chùa ở Điện Biên để dẫn về việc mua hàng hóa không cần đến chợ.
Tuy nhiên hiện nay với bà con khu vực này và phiên chợ ở Tùa Chùa thì vẫn giữ
các nét truyền thống trong mua và bán
- Nội dung bài quá sơ sài, đề
xuất cung cấp thêm nội dung thông tin. Các thông tin viết không chung chung mà
cần gắn cụ thể với thông tin tại tỉnh Điện Biên, có số liệu minh chứng cụ thể.
Tên đề mục II.1 không hợp lý: Thay từ “mất đi và hình thành” bằng từ “sự chuyển
dịch”
- Mục 1 phần II. Đoạn 1 viết nội
dung: “Hoặc một vài khâu trong quá trình sản xuất ở nhà máy” đề xuất cần ví dụ
và diễn đạt cụ thể hơn.
Xem lại mục ghi chú “Theo bộ luật
lao động tính đến năm 2020, tuổi nghỉ hưu đối với nam là đủ 62 và đối với nữ là
đủ 60 tuổi”, cần diễn đạt lại cho đúng, đó là “ Căn cứ điều 4 Nghị
định số 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện
lao động bình thường được tính theo lộ trình đến năm 2028….)
- Đề xuất trong phần nội dung của
bài có phần thống kê cơ cấu nghề nghiệp của tỉnh Điện Biên cụ thể hơn để giới
thiệu cho học sinh; từ đó mới tìm hiểu về tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới
các cơ cấu nghề nghiệp này
- Kết luận: Biên soạn lại bài học
cho phù hợp và logic.
Bài 2. Nhu cầu và sự chuyển dịch nghề nghiệp ở Điện Biên
- Đề xuất đổi lại tên mục I,
không dùng cụm từ “Trước khi chịu tác động” vì các số liệu đưa ra có năm 2020
khi đã chịu tác động của cách mạng 4.0. Mục này làm cho học sinh thấy rõ sự
chuyển dịch nghề nghiệp của tỉnh thông qua các số liệu đã thống kê.
- Phần II. Dự án tìm hiểu nhu cầu
nghề nghiệp ở tỉnh Điện Biên: Nhiệm vụ của dự án yêu cầu lập kế hoạch thực hiện
cho bản thân để đạt được mục tiêu trong ngành nghề mà em cho là phù hợp nhất vượt
quá yêu cầu cần đạt của chủ đề. Bài tập vận dụng chỉ nên tập trung tìm hiểu nhu
cầu nghề nghiệp của Điện Biên dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
có thể mở rộng thêm vận dụng cho học sinh nhưng không quá tập trung vào.
Trong tiến trình thực hiện bước
2,3,4 đều tập trung vào lựa chọn nghề nghiệp.
- Các nhận xét khác: Thống nhất
trong cả chủ đề là dùng cụm từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay cách mạng
công nghiệp 4.0; số liệu về tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên ở tỉnh Điện Biên
trang 60 và trang 69 không thống nhất, đề nghị rà soát lại; Nên làm tròn số liệu
(lấy đến một chữ số thập phân) ở bảng 2.3 trang 70 (năm 2015 và năm 2020).
III. Nhận
xét chung về tài liệu
- Đề nghị cân nhắc bổ sung chủ
đề liên quan đến các vấn đề về Chính trị - xã hội.
- Thống nhất tên gọi địa danh
“tỉnh Điện Biên” thay cho “Điện Biên, tỉnh Điện Biên” đang sử dụng trong đặt
tên các chủ đề, tiểu mục trong bài, tên kênh hình (tranh ảnh, lược đồ, bản đồ)
của tài liệu.
- Viết lại lời nói đầu đảm bảo
giới thiệu được vị trí môn học, định hướng phương pháp dạy học, giáo dục và kiểm
tra, đánh giá; quan hệ với SGK các môn học và hoạt động giáo dục khác; hướng dẫn
sử dụng SGK.
- Rà soát, biên soạn các nội
dung trong từng chủ đề/bài học của tài liệu bảo đảm ngắn gọn, cô đọng, súc
tích; hấp dẫn người học (tránh viết theo kiểu nghiên cứu), lược bớt những tranh
ảnh không phục vụ thiết thực cho nội dung bài học, co nhỏ kích cỡ ảnh để giảm bớt
số trang của tài liệu, tránh lãng phí cho học sinh.