HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
36/NQ-HĐND
|
Thái
Bình, ngày 13 tháng 7 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của
Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Xét Tờ trình số 01/TTr-TTHĐND ngày
08 tháng 7 năm 2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình giám
sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2023; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông
qua Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2023 (có Chương trình
giám sát kèm theo).
Điều 2. Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện; chỉ đạo, điều
hòa, phối hợp hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; định kỳ nghe báo
cáo kết quả hoạt động giám sát của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; báo cáo kết
quả việc thực hiện Chương trình giám sát năm 2023 với Hội đồng nhân dân tỉnh
theo quy định của pháp luật.
Các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ
đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ điều kiện và tình hình thực
tế, chủ động lựa chọn hoặc thực hiện các nội dung do Hội đồng nhân dân tỉnh,
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phân công; chủ trì hoặc phối hợp xây dựng kế
hoạch, tiến hành hoạt động giám sát và báo cáo kết quả hoạt động giám sát theo
quy định của pháp luật.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có
liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
trong hoạt động giám sát; báo cáo và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những
thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung giám sát; thực hiện đầy
đủ, kịp thời những kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả thực hiện với Hội
đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh và các tổ chức thành viên vận động tổ chức và Nhân dân cùng tham gia
giám sát việc thực hiện Nghị quyết này, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng
hợp pháp, chính đáng của Nhân dân đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Thái Bình Khóa XVII Kỳ họp thứ Tư thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2022
và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Kho bạc Nhà nước Thái Bình;
- Thường trực Huyện ủy, Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, thành phố;
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;
- Báo Thái Bình; Công báo tỉnh; Cổng thông tin điện tử Thái Bình; Trang thông
tin điện tử Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Thái
Bình;
- Lưu: VTVP.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Tiến Thành
|
CHƯƠNG TRÌNH
GIÁM
SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
1. Giám sát tại các Kỳ họp Hội
đồng nhân dân tỉnh
a) Xem xét các báo cáo
- Báo cáo của Thường trực Hội đồng
nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành
án Dân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và một số sở, ngành có
liên quan theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về
kinh tế - xã hội, thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước
của địa phương; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri và các báo
cáo khác theo quy định của pháp luật.
b) Chất vấn của đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh; xem xét việc trả lời chất vấn của thành viên Ủy ban nhân dân
tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh,
Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự tỉnh;
c) Lấy phiếu tín nhiệm đối với người
giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh khóa
XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 bầu theo quy định.
2. Giám sát thường xuyên
a) Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp,
pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
b) Giám sát hoạt động của Ủy ban nhân
dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án
Dân sự tỉnh.
c) Giám sát việc ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân huyện, thành phố.
d) Giám sát việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân và việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát của các
Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh.
đ) Giám sát kết quả giải quyết ý
kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau Kỳ họp thứ Tư Hội đồng nhân dân tỉnh
Khóa XVII.
3. Giám sát chuyên đề
a) Giám sát việc thực hiện thu hút
đầu tư trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ tháng
01 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022.
b) Giám sát công tác quản lý và bảo
trì công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2022.
c) Giám sát kết quả triển khai, thực
hiện Nghị quyết số 14/2014/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 thông qua Quy hoạch
hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
d) Giám sát việc thực hiện Nghị quyết
số 20/2020/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy
định số lượng, chức danh, chế độ chính sách đối với những người hoạt động không
chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở thôn, tổ dân phố và những đối tượng khác
hưởng phụ cấp theo quy định pháp luật chuyên ngành công tác ở xã, phường, thị
trấn, ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
đ) Thực hiện phối hợp giám sát theo
chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại tỉnh và những vấn đề
bức xúc được cử tri và nhân dân quan tâm./.