ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2677/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ CUỘC VẬN ĐỘNG SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HƯỚNG ĐẾN
KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 -
30/4/2015) VÀ KỶ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 -
19/5/2015)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Liên hiệp các Hội
Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 104-CV/VHNT ngày 09
tháng 5 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành Quy chế Cuộc vận động sáng tác văn
học nghệ thuật hướng đến kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước (30/4/1975 - 30/4/2015) và kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/5/1890 - 19/5/2015)
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám
đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính,
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố, Chủ tịch các Hội Văn học
Nghệ thuật chuyên ngành, Thủ trưởng các Sở - ngành, các tổ chức và cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy; Văn phòng Thành ủy;
- Ban Văn hóa - Xã hội HĐND/TP;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Các Đoàn thể thành phố;
- Các Sở - ngành thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện;
- Báo, Đài;
- VPUB: các PVP; các Phòng Chuyên
viên;
- Lưu: VT, (VX/T) MH
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận
|
QUY CHẾ
CUỘC VẬN ĐỘNG SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HƯỚNG ĐẾN KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY
GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2015) VÀ KỶ NIỆM 125 NĂM
NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2015)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2677/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân thành phố)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Cuộc vận động sáng tác hướng đến kỷ niệm 40 năm
Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015) và kỷ niệm
125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2015) nhằm động viên văn
nghệ sĩ cả nước sáng tác nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc thuộc các
chuyên ngành: Văn học, Âm nhạc, Sân khấu, Múa, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Điện ảnh,
Kiến trúc.
Điều 2. Những tác phẩm được xét thưởng là những sáng
tác có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có nội dung tập trung ca ngợi
công ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã tìm ra con đường cứu nước và lãnh đạo sự
nghiệp cách mạng của toàn dân tộc, tiến đến giành độc lập, thống nhất đất nước,
tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; và nêu bật chiến công của quân và dân cả nước,
đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nỗ lực
xây dựng và phát triển thành phố trong suốt 40 năm qua.
Chương II
ĐỐI TƯỢNG THAM
GIA, HÌNH THỨC TẶNG THƯỞNG
Điều 3. Phương
thức xét chọn tác phẩm
Các tác phẩm tham dự được gửi về Văn
phòng Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, các
tác phẩm thuộc từng chuyên ngành sẽ được chuyển về cho các
Hội chuyên ngành để Hội đồng nghệ thuật và Ban Thường vụ các Hội chuyên ngành
xem xét, bình chọn sơ khảo.
Điều 4. Đối tượng
tác giả và tác phẩm tham dự
1. Về tác giả:
a) Tất cả các văn nghệ sĩ chuyên và
không chuyên trên phạm vi cả nước, không phân biệt độ tuổi, giới tính đều được
tham dự.
b) Các thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng
chấm giải và Tổ Thư ký được gửi tác phẩm tham dự, nhưng không tham gia bỏ phiếu
xét chọn.
2. Về tác phẩm:
a) Tác phẩm tham dự cuộc vận động phải
là tác phẩm mới sáng tác từ năm 2010 đến nay thuộc các chuyên ngành: Văn học,
Âm nhạc, Sân khấu, Múa, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Điện ảnh, Kiến trúc; chưa công bố
và tham dự bất cứ giải sáng tác nào, không có sự tranh chấp về bản quyền sở hữu.
b) Mỗi tác giả tham gia cuộc vận động
được gửi tối đa không quá 02 (hai) tác phẩm về Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ
thuật thành phố Hồ Chí Minh dưới hình thức:
c) Văn học: Tiểu thuyết, Tập truyện
ngắn, Tập thơ. (Gửi bản in và file).
d) Âm nhạc: Nhạc
kịch, Thanh xướng kịch, Giao hưởng, Hợp xướng, Ca khúc, Tập
ca khúc. (Gửi bản in và đĩa thu âm).
đ) Sân khấu: Vở diễn hoàn chỉnh các
thể loại. (Thu và gửi đĩa kèm kịch bản văn học).
e) Múa: Vũ kịch, Tổ khúc múa, Thơ múa,
Múa nhỏ. (Thu và gửi đĩa kèm kịch bản văn học).
g) Mỹ thuật: Tranh, Tượng, Cụm tượng
đài. (Gửi mô hình thu nhỏ).
h) Nhiếp ảnh: Ảnh đơn nghệ thuật, Bộ ảnh
nghệ thuật. (Gửi ảnh kích thước 30cm x 45cm kèm theo file).
i) Điện ảnh: Phim truyện điện ảnh, Phim
truyện truyền hình (không quá 30 tập), Phim tài liệu, Phim hoạt hình. (Thu và gửi
đĩa kèm kịch bản văn học).
k) Kiến trúc: Thể loại công trình. (Gửi
bản vẽ thiết kế và ảnh chụp công trình).
Điều 5. Hình thức
tặng thưởng
1. Cuộc vận động chỉ xét chọn và tặng
thưởng cho tác phẩm, không tặng thưởng cho tác giả.
2. Có 04 loại tặng thưởng: Loại A, Loại
B, Loại C và Loại Khuyến khích.
Mỗi chuyên ngành được xét trao tặng:
- 01 tác phẩm loại A
- 02 tác phẩm loại B
- 03 tác phẩm loại C
- 05 tác phẩm loại Khuyến khích
3. Trong trường hợp tác phẩm do nhiều
tác giả cùng sáng tác, thì nhóm tác giả phải lập văn bản đồng ký tên thống nhất
tỷ lệ phân chia tiền tặng thưởng có xác nhận của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh,
thành phố, gửi về Liên hiệp Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
4. Kinh phí chung và trị giá các loại
tặng thưởng của cuộc vận động sáng tác được tính bằng tiền đồng Việt Nam, sẽ do
Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Thi
đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) và Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh thẩm định,
đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Chương
III
SƠ KHẢO, CHUNG
KHẢO XÉT VÀ TRAO TẶNG THƯỞNG
Điều 6. Về công
tác sơ khảo xét tặng thưởng
1. Hội đồng sơ khảo do Ban Chấp hành
các Hội chuyên ngành xem xét và ký Quyết định thành lập, có số lượng từ 5 đến 7
thành viên.
2. Từng Hội chuyên ngành sẽ nhận tác
phẩm của chuyên ngành mình từ Liên hiệp Hội chuyển giao. Hội đồng sơ khảo và
Ban Thường vụ các Hội chuyên ngành xét chọn sơ khảo các tác phẩm thuộc chuyên
ngành mình.
3. Ban Thường vụ các Hội chuyên ngành
tham dự sơ khảo xét thưởng với vai trò tư vấn, không tham gia bỏ phiếu bình chọn.
4. Tập thể Hội đồng sơ khảo các Hội
chuyên ngành tiến hành thẩm định và bỏ phiếu kín bầu chọn tác phẩm. Sau đó lập biên
bản giới thiệu lên Hội đồng chung khảo.
5. Các tác phẩm được chọn đưa vào
vòng chung khảo phải có 2/3 số phiếu thuận trở lên của tổng số thành viên Hội đồng
sơ khảo có mặt.
6. Thành viên Hội đồng sơ khảo nếu có
tác phẩm tham dự xét thưởng thì không được tham gia xét và bỏ phiếu cho tác phẩm
của mình.
7. Các cuộc họp sơ khảo đều phải ghi
biên bản. Các biên bản, bản giám định và phiếu bầu đều phải được lưu giữ đầy đủ
và chuyển giao tới Hội đồng chung khảo.
8. Mỗi Hội chuyên ngành được chọn từ 10
đến 15 tác phẩm của chuyên ngành mình để giới thiệu tham dự xét chung khảo. Nếu
có hơn 15 tác phẩm đạt 2/3 số phiếu thuận trở lên, thì ưu tiên chọn tác phẩm
theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.
Điều 7. Về công
tác chung khảo xét thưởng
1. Thành phần Hội đồng chung khảo bao
gồm:
a) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hội đồng.
b) Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Liên Hiệp
các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh: Phó Chủ tịch Thường trực Hội
đồng.
c) Phó Chủ tịch Thường trực Đoàn Chủ
tịch Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí
Minh: Phó Chủ tịch Hội đồng.
d) Các Ủy viên Hội đồng:
- Thường vụ Đoàn Chủ tịch Liên Hiệp
các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh;
- Đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Đại diện Ban Thi đua - Khen thưởng
(Sở Nội vụ);
- Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch;
- Chủ tịch các Hội Văn học Nghệ thuật
chuyên ngành.
2. Hội đồng chung khảo làm việc tập
thể, trao đổi, thảo luận, đánh giá, so sánh thật cụ thể, khách quan các tác phẩm
do các Hội chuyên ngành tuyển chọn sơ khảo để chọn ra những tác phẩm có giá trị
nhất và bỏ phiếu kín đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố xét tặng thưởng.
3. Hội đồng chung khảo có quyền mời
các chuyên gia có uy tín trong từng lĩnh vực tham gia tư vấn xét thưởng, nhưng
các chuyên gia này không được bỏ phiếu bầu chọn.
4. Các tác phẩm được trao tặng thưởng
phải có 2/3 số phiếu thuận trở lên của tổng số thành viên Hội đồng chung khảo
có mặt.
5. Thành viên Hội đồng chung khảo nếu
có tác phẩm tham dự xét chung khảo thì không được tham gia xét và bỏ phiếu cho
tác phẩm của mình.
6. Các cuộc họp của Hội đồng chung khảo
đều phải ghi biên bản. Các biên bản, bản giám định và phiếu bầu đều phải được
lưu giữ theo quy định.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ
Chí Minh có trách nhiệm
1. Thông báo rộng rãi Thể lệ cuộc vận
động sáng tác trên các phương tiện thông tin đại chúng và
các Hội Văn học Nghệ thuật các địa phương trên toàn quốc.
2. Thu nhận và chuyển giao các tác phẩm
cho từng Hội chuyên ngành để xét sơ khảo.
3. Mời họp, tổ chức các cuộc họp của
Hội đồng chung khảo. Tiến hành các khâu chuẩn bị cho Lễ trao tặng thưởng.
4. Dự trù kinh phí cho các việc liên
quan đến công tác xét thưởng. Chi trả thù lao cho Hội đồng chung khảo, Hội đồng
sơ khảo các Hội chuyên ngành, chuyên gia tư vấn, Ban Tổ chức, Thư ký, nhân viên
phục vụ. Tiền thù lao được trích ra từ kinh phí cuộc vận động sáng tác.
Điều 9.
1. Tác phẩm được
tặng thưởng được nhận Bằng khen và tiền thưởng của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Ủy ban nhân dân thành phố sẽ tổ chức
Lễ công bố kết quả cuộc vận động sáng tác một cách trang trọng, nghiêm túc vào dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015) và kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh (19/5/1890-19/5/2015).
3. Việc công bố kết quả cuộc vận động
sáng tác phải được xem là thành tựu văn hóa của thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung; kết hợp với việc tổ chức phát hành,
công diễn các tác phẩm một cách rộng rãi, trang trọng nhằm giới thiệu đến các tầng lớp nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và cả nước./
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ