ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 832/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày
16 tháng 6 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CHỮ KÝ SỐ
CHUYÊN DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ
CÁC HỘI, ĐOÀN THỂ TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2017-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương,
ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số:
51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng số:
86/2015/QH13 ngày 19/11/2015;
Căn cứ Chỉ thị số: 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của
cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư số: 08/2016/TT-BQP ngày
01/02/2016 của Bộ Quốc phòng quy định về cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng
thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị
- xã hội;
Xét Tờ trình số: 379/TTr-STTTT ngày 17/5/2017
của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển
khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020.
Điều 2. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách
nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo đúng nội dung Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lý Thái Hải
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CHỮ KÝ SỐ CHUYÊN DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC HỘI, ĐOÀN THỂ TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 832/QĐ-UBND ngày 16/6/2017của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Phần I
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ỨNG
DỤNG CHỮ KÝ SỐ CHUYÊN DÙNG TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN
2015-2017
Kế hoạch triển khai ứng dụng chữ
ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017
được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số: 1584/QĐ-UBND ngày 09/10/2015. Sau 03 năm thực hiện, kết quả cụ
thể như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Về việc ban hành các văn bản, quy định
liên quan
- Quyết định số: 1612/QĐ-UBND ngày 15/10/2015 về
việc ủy quyền cho Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông quản lý thuê bao chữ ký
số chuyên dùng phục vụ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc hệ thống chính trị
trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số: 36/2016/QĐ-UBND ngày 22/12/2016
về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng
trong các cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh Bắc Kạn.
- Công văn số: 1189/UBND-VX ngày 04/4/2016 về việc
tăng cường triển khai ứng dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử.
- Công văn số: 1779/UBND-KGVX ngày 26/4/2017 về
việc thống nhất gửi, nhận văn bản điện tử, trong đó quy định việc ứng dụng chữ
ký số trong việc gửi, nhận văn bản điện tử và cho phép việc trao đổi một số văn
bản (có chữ ký số) hoàn toàn trên mạng không sử dụng bản giấy.
2. Về việc cấp chữ ký số chuyên
dùng và công tác đào tạo, tập huấn
Đã cấp 849 chữ ký số chuyên dùng (bao
gồm 217 chữ ký cho tổ chức và 632 chữ ký cho cá nhân) cho các Sở, Ban, Ngành, huyện, thành
phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh. Việc
quản lý các thuê bao chứng thư số được thực hiện theo đúng quy định tại Thông
tư số: 08/2016/TT-BQP ngày 01/02/2016 của
Bộ Quốc phòng quy định về cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký
số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Đã tổ chức 28 lớp tập huấn cho các thuê bao
được giao quản lý chứng thư số và cán bộ chuyên trách CNTT của các đơn vị nhằm
đảm bảo việc sử dụng sau khi được cấp.
3. Về việc triển khai ứng dụng
chữ ký số
- Đã hoàn thành và đưa vào hoạt động Trang Thông tin điện tử tại địa chỉ http://chukyso.ict-backan.gov.vn/. Trang Thông tin
điện tử cung cấp kịp thời các thông tin liên quan đến việc triển khai ứng dụng
chữ ký số bao gồm: Các văn bản quy định,
tài liệu hướng dẫn, các phần mềm và tin tức liên quan.
- Đã hoàn thành việc tích hợp chức năng ký số và chứng thực điện tử lên
2/3 hệ thống theo kế hoạch bao gồm: Hệ
thống thư điện tử công vụ và hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc.
Hiện tại, hệ thống thư điện tử công vụ cho phép người sử dụng ký số để xác nhận
thư gửi đi; hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TDOffice) cho
phép cá nhân lãnh đạo và văn thư đơn vị ký số trực tiếp trên phần mềm đối với tất
cả văn bản. Trong năm 2017, tiếp tục triển khai tích hợp chức năng ký số và chứng
thực điện tử vào hệ thống Công báo điện tử của tỉnh theo kế hoạch.
4. Tình hình ứng dụng chữ ký số
trong trao đổi văn bản và thực hiện giao dịch điện tử của các đơn vị
- Từ năm 2016, các đơn vị đã ứng dụng
chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử (không sử dụng bản giấy) trong nội bộ. Đồng thời,
thực hiện gửi, nhận song song với bản
giấy khi trao đổi với các cơ quan, đơn vị khác. Đến nay, đa số các đơn vị đã thực
hiện tốt việc gửi, nhận văn bản điện tử có ký số trên môi trường mạng qua phần
mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc và hệ thống thư điện tử công vụ.
- Với chứng thư số chuyên dùng được cấp cho tổ chức, hầu hết các đơn
vị đã sử dụng để giao dịch với bảo hiểm xã hội (BHXH) và kê khai thuế điện tử.
Việc ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các giao dịch
trên đã góp phần thực hiện lộ trình triển khai giao dịch
điện tử hoàn toàn của các ngành BHXH và thuế. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và
Sở Giao thông - Vận tải đã ứng dụng chữ ký số chuyên dùng
để xác thực các hệ thống thông tin chuyên ngành (hệ thống
cơ sở dữ liệu theo dõi và cấp giấy phép lái xe qua mạng).
4. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí triển khai kế hoạch:
1.542.000.000đ (Một tỷ năm trăm bốn mươi hai triệu đồng).
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
Ứng
dụng chữ ký số chuyên dùng để xác nhận
giá trị của văn bản điện tử và các giao dịch điện tử trên môi trường mạng theo
đúng quy định của Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng và các
quy định liên quan khác; đồng thời đây là một trong những điều kiện căn bản để xây dựng Chính quyền điện tử trong tương lai.
Kết
quả triển khai thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2017 đã mang lại hiệu quả thiết
thực trong việc chuyển dần sang môi trường làm việc trên mạng,
góp phần minh bạch và công khai hóa công việc; việc tiếp nhận và thực hiện ký số
văn bản điện tử có ký số ngay khi nhận được văn bản trên hệ thống đã rút ngắn thời gian gửi và xử lý công việc; đồng thời,
các đơn vị đã giảm được khoản lớn chi phí in và gửi văn bản qua hệ thống bưu
chính truyền thống.
2. Những mặt hạn chế
-
Việc ứng dụng chữ ký số tại các đơn vị chưa đồng đều, sau
khi được cấp còn một số đơn vị chưa sử dụng hoặc sử dụng
chưa đầy đủ cho tất cả văn bản đi của
đơn vị.
- Quy trình cấp, thay đổi thông
tin, thu hồi còn phức tạp và mất nhiều thời gian.
- Nhiều thuê bao chưa nhận thức rõ
tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của chứng thư số chuyên dùng được cấp nên quản
lý chứng thư số chưa theo đúng quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định
số: 36/2016/QĐ-UBND, như: Không thay
đổi mật khẩu kịp thời, quản lý thiết bị lưu khóa bí mật được cấp không chặt chẽ,
chưa theo đúng chế độ mật, có đơn vị, cá nhân còn để mất thiết bị...
Phần II
KẾ HOẠCH TRIỂN
KHAI ỨNG DỤNG CHỮ KÝ SỐ CHUYÊN DÙNG TRONG HOẠT DỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ỦY
BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC HỘI, ĐOÀN THỂ, GIAI ĐOẠN 2017-2020
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Nghị quyết 26/NQ-CP ngày
15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công
nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Quyết định số: 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà
nước giai đoạn 2016 - 2020;
- Nghị Quyết 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
- Quyết định số: 2619/QĐ-UBND ngày 25/08/2009 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công
nghệ thông tin tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số: 2196/2010/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong các cơ
quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn;
- Quyết định số: 2199/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Kạn về phê duyệt Quy hoạch An toàn thông tin số tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
2012-2020;
- Quyết định số: 1004/QĐ-UBND ngày 07/7/2015 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị
quyết số: 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
và hội nhập quốc tế.
- Kế hoạch số: 424a/KH-UBND ngày 24/12/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số: 36a/NQ-CP ngày 16/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
- Chỉ thị số:
13/CT-UBND ngày 20/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước hướng tới xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn;
- Quyết định số: 558/QĐ-UBND ngày 27/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các
cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2020.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Tiếp tục tăng cường ứng dụng chứng
thực điện tử và chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn,
từng bước thay thế dần phương pháp trao đổi văn bản truyền thống bằng trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng giữa các cơ quan nhà
nước trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao mức độ an toàn và bảo mật
cho các giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với
người dân, doanh nghiệp trên môi trường mạng.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Năm 2017, cấp chứng thư số tổ chức
cho 100% đơn vị trực thuộc Ngành Y tế,
Giáo dục và chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã, phường,
thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành
cấp chứng thư số cho cá nhân các chức danh lãnh đạo Ngành
Y tế, Giáo dục và chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã, phường, thị trấn.
- Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số
trong các giao dịch điện tử và trao đổi văn bản điện tử: Ban hành và thực hiện
tốt quy chế về trao đổi, xử lý và lưu trữ văn bản điện tử. Đảm bảo 90% văn bản
của các cơ quan từ cấp xã trở lên được trao đổi, lưu trữ trên môi trường mạng
có ký số chuyên dùng theo quy định, tuân thủ việc gửi - nhận
văn bản điện tử hoàn toàn, văn bản điện tử gửi song song bản giấy theo quy định.
- Chữ ký số được sử dụng hiệu quả
trên hệ thống thông tin như thư điện tử, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công
việc, một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông và dịch vụ công trực tuyến mức
độ cao của tỉnh, các hệ thống thông tin chuyên ngành.
- Quản lý chặt chẽ, đảm bảo các hệ
thống thông tin mới triển khai được tích hợp chức năng ký số và xác thực điện tử
đồng bộ.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Triển khai cấp chứng thư số
- Triển khai cấp chứng thư số
chuyên dùng đến các đơn vị thuộc Ngành Y tế, Giáo dục và
chính quyền, các tổ chức đoàn thể cấp xã.
- Cấp chứng thư số chuyên dùng cá
nhân cho các chức danh Lãnh đạo từ cấp xã trở lên. Có xem
xét để cấp chứng thư số chuyên dùng cho các cá nhân không có chức danh thuộc
các đơn vị tham gia trực tiếp giải quyết công việc trong hệ thống một cửa điện
tử, một cửa điện tử liên thông và dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.
- Tiếp tục tổ chức việc cấp mới,
thay đổi thông tin, thu hồi đối với các chứng thư số chuyên dùng đã được cấp
trên địa bàn tỉnh.
2. Tăng cường nhận thức, đào tạo
nhân lực để ứng dụng hiệu quả chữ ký số
- Hàng năm, tổ chức tập huấn, hướng
dẫn sử dụng cho các thuê bao chứng thư số chuyên dùng được cấp lần đầu nhằm đảm
bảo có thể sử dụng chứng thư số ngay sau khi được cấp.
- Tăng cường tuyên truyền về hiệu
quả của việc ứng dụng chữ ký số trong hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao hiệu
quả, hiệu suất giải quyết công việc và góp phần công khai, minh bạch, đơn giản
hóa các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ, giao dịch giữa các cơ quan nhà
nước và với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
- Phát huy vai trò của người đứng
đầu các cơ quan, đơn vị trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ,
công chức, viên chức trong việc thay đổi thói quen làm việc trên môi trường mạng
nói chung, trong đó có ứng dụng chứng thư số.
3. Đảm bảo các điều kiện để ứng
dụng hiệu quả chữ ký số
- Về hạ tầng thiết bị, hạ tầng ứng
dụng: Đảm bảo hệ thống Trung tâm Tích
hợp dữ liệu, hệ thống mạng và các thiết bị liên quan khác; đảm bảo các phần mềm
ứng dụng đã được tích hợp chức năng ký số gồm thư điện tử công vụ của tỉnh, phần
mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, Công báo điện tử
được duy trì hoạt động ổn định; Trang Thông tin điện tử hỗ trợ triển khai ứng dụng chữ ký số tiếp tục cập nhật
kịp thời các thông tin liên quan.
- Đảm bảo việc cấp thư điện tử
công vụ và triển khai phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc đến các đơn vị.
- Kịp thời thay đổi quy chế quản
lý và sử dụng chứng thư số chuyên dùng của tỉnh, quy chế về quản lý, trao đổi
và lưu trữ văn bản điện tử đáp ứng yêu cầu sử dụng và đảm bảo các quy định về
an toàn, an ninh thông tin.
- Thực hiện tốt lộ trình sử dụng
văn bản điện tử, chuyển dần từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường
làm việc trên mạng.
- Quản lý chặt chẽ các hệ thống
thông tin được triển khai mới phải đảm bảo có tích hợp chức năng ký số và chứng
thực điện tử thuận tiện trong quá trình sử dụng.
4. Lộ trình thực hiện
4.1. Năm 2017
- Đăng ký cấp khoảng 650 chứng thư
số của tổ chức cho các đơn vị trực thuộc Ngành Y tế, Giáo dục và chính quyền, các tổ chức hội,
đoàn thể, xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh.
- Đăng ký cấp chứng thư số cá nhân
cho trên 600 thuê bao là Lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các
xã, phường, thị trấn.
- Tổ chức các lớp đào tạo về quản
lý, sử dụng chữ ký số và các ứng dụng chữ ký số cho các thuê bao đã được cấp và
cán bộ, công chức, viên chức, phụ trách công nghệ thông tin được giao quản lý chữ ký số của tổ chức tại các đơn
vị.
4.2. Năm 2018
- Đăng ký cấp chứng thư số cá nhân
cho khoảng hơn 1.300 thuê bao là Lãnh đạo các đơn vị sự
nghiệp thuộc Ngành Giáo dục và Y tế từ cấp tỉnh đến xã.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về quản
lý và sử dụng chữ ký số và các ứng dụng chữ ký số cho các thuê bao mới được cấp
đảm bảo kịp thời triển khai ứng dụng chữ ký số trong văn bản điện tử và các ứng
dụng chuyên ngành khác của Ngành Giáo dục và Y tế có ứng dụng
chữ ký số phục vụ cải cách hành chính hướng tới xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh
Bắc Kạn.
- Xây dựng triển khai phương án sử
dụng chữ ký số tập trung tốc độ cao HMS cho các cơ quan,
đơn vị.
- Đăng ký cấp lại trên 200 chứng
thư số tổ chức đã được cấp trong đợt 01 năm 2016 để có thể
thực hiện các dịch vụ Thuế điện tử và Bảo hiểm xã hội điện tử.
- Đề xuất xây dựng triển khai chữ
ký số trên thiết bị di động (Tablet, Smartphone…).
4.3. Năm 2019
- Đăng ký cấp và chuyển giao chứng
thư số cá nhân cho các bác sỹ thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện/thành phố (theo
nhu cầu đăng ký của các đơn vị khoảng 700 chứng thư số).
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về quản
lý, sử dụng chứng thư số và các ứng dụng khác về chữ ký số
cho các thuê bao là các bác sỹ nêu trên (dự kiến khoảng
30 lớp).
4.4. Năm 2020
- Đăng ký gia
hạn, cấp bổ sung cho các đối tượng là lãnh đạo mới được bổ nhiệm hoặc luân chuyển
công tác trong các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến xã (khoảng
300 chứng thư số).
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho
các thuê bao mới được cấp lần đầu về quản lý, sử dụng và ứng dụng chữ ký số.
- Tổ chức Hội thảo tổng kết nhằm
đánh giá tình hình 05 năm triển khai và ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trên địa
bàn tỉnh; kết quả đạt được trong việc ứng dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản
điện tử, xác thực các giao dịch điện tử và trong việc xây dựng Chính quyền điện
tử tỉnh nói chung; chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc, những bất cập cần giải quyết
và đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách tỉnh.
Tổng kinh phí dự kiến: 1.000.000.000 (Một
tỷ đồng).
Phân kỳ thực hiện:
- Năm 2017: 300.000.000đ (Đã được cấp tại
Quyết định số: 2033/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc giao chỉ
tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017).
- Năm 2018: 380.000.000đ.
- Năm 2019: 180.000.000đ.
- Năm 2020: 140.000.000đ.
V. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở
Thông tin và Truyền thông
- Là cơ quan chủ trì tổ chức triển
khai thực hiện các nội dung trong kế hoạch này. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền
thông thực hiện đầy đủ vai trò của người quản lý thuê bao theo Quyết định ủy
quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Làm đầu mối phối hợp với Cục Cơ
yếu Đảng, Chính quyền - Ban Cơ yếu Chính phủ trong quá trình thực hiện.
- Đảm bảo duy trì hoạt động liên tục,
ổn định các hạ tầng dùng chung của tỉnh phục vụ việc ứng dụng chữ ký số, giao dịch
và trao đổi điện tử của các cơ quan nhà nước các cấp.
- Hướng dẫn các thủ tục, tổ chức cấp
chứng thư số cho các đơn vị; tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ xử lý
sự cố cho các đơn vị.
- Phối hợp cùng Sở Nội vụ tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức triển khai thực
hiện các cơ chế, biện pháp, quy định về trao đổi, lưu trữ văn bản điện tử.
- Cho ý kiến về việc triển khai
các hệ thống thông tin của các ngành, đặc biệt là Ngành
Giáo dục, Y tế; phối hợp để cấp chứng thư số cho các tổ chức, cá nhân đúng đối
tượng, nhu cầu, tránh lãng phí.
- Phối hợp kiểm tra, xử phạt các
hành vi vi phạm trong việc sử dụng chứng thư số, chữ ký số theo quy định hiện
hành.
- Báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình
triển khai và sử dụng chứng thư số theo định kỳ.
- Theo dõi việc triển khai các hệ
thống thông tin trên địa bàn tỉnh đảm bảo tích hợp và ứng dụng hiệu quả chữ ký
số chuyên dùng được cấp.
2. Sở Nội Vụ
- Chủ trì, phối
hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông trong việc xây dựng,
trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục văn bản gửi/nhận
dưới dạng điện tử.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông
tin và Truyền thông trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về
lưu trữ điện tử.
- Nắm tình hình thực hiện gửi, nhận
văn bản điện tử có ký số không dùng văn bản giấy báo cáo Bộ Nội vụ, Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá tình hình cải cách hành
chính gắn với mức độ xử lý văn bản điện tử của các đơn vị.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông tham mưu, bố trí kinh phí để triển khai Kế hoạch
này.
4. Các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh
- Quản lý số lượng, hồ sơ và danh
sách chứng thư số được cấp của đơn vị; bàn giao cho các cá nhân quản lý thiết bị
lưu khóa bí mật, phổ biến rõ các quy định quản lý và sử dụng
thiết bị lưu khóa theo quy định tại Quyết định số:
36/2016/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đề nghị Sở Thông tin và Truyền
thông kịp thời triển khai cấp chứng thư số trong đơn vị
đúng đối tượng.
- Khi triển khai xây dựng, ứng dụng
các hệ thống thông tin cần đảm bảo khả năng sẵn sàng ứng dụng chữ ký số và xác
thực điện tử theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai ứng
dụng chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc và các hội, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn
2017-2020./.