Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2739/QĐ-UBND 2019 Kế hoạch phòng chống dịch bệnh thuỷ sản tỉnh Sơn La

Số hiệu: 2739/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Lò Minh Hùng
Ngày ban hành: 11/11/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2739/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 11 tháng 11 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;

Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 495/TTr-SNN ngày 06 tháng 11 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020 (có Kế hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020. 

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp & PTNT (b/c);
- TT Tỉnh uỷ (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cục Thú y;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, Mạnh KT, 18 bản
.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Minh Hùn
g

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2739/QĐ-UBND ngày 11/1
1/2019 của UBND tỉnh Sơn La)

Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;

Thực hiện Công văn số 7362/BNN-TY ngày 03 tháng 10 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh, triển khai kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh thủy sản năm 2020;

Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; không để dịch bệnh trên động vật thủy sản phát sinh và lây lan trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, giám sát, sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh trên động vật thủy sản. Trong trường hợp dịch bệnh xảy ra, nhanh chóng bao vây, khoanh vùng và dập tắt dịch bệnh trên phạm vi hẹp, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản do dịch bệnh gây ra.

- Nâng cao nhận thức của người dân, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; trách nhiệm của người nuôi, các cấp chính quyền trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

- Giám sát dịch bệnh, xử lý môi trường và cảnh báo những ảnh hưởng của bệnh xảy ra đối với các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Công tác phòng, chống dịch phải thực hiện đồng bộ, nhanh gọn, triệt để nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, đảm bảo môi trường nuôi trồng thủy sản sạch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra đối với thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Tập huấn, thông tin tuyên truyền để nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thú y, các hộ nuôi trồng thủy sản về kỹ thuật, năng lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản phải có sự lãnh đạo và chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, đồng thời huy động được sự vào cuộc của người dân. 

- Trong quá trình nuôi, các cơ sở nuôi trồng thủy sản được hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh và kịp thời xử lý khi có dịch bệnh xảy ra.

- Đẩy mạnh công tác kiểm dịch giống thuỷ sản. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh Thú y cho các cơ sở sản xuất giống, chăn nuôi tập trung.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Các biện pháp phòng dịch

1.1. Tuyên truyền

- Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phối hợp với đài Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Sơn La, Báo Sơn La các cơ quan báo chí tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh thủy sản, các biện pháp phòng, chống để người dân nhận thức rõ, tự giác chấp hành lịch thời vụ thả giống, thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi, các quy định phòng, chống dịch, chủ động khai báo khi có dịch xảy ra; hướng dẫn người nuôi thủy sản thực hiện tốt việc chăm sóc, vệ sinh, quản lý môi trường nuôi đảm bảo sự sinh trưởng, nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nuôi.

- Tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thủy sản thực hiện cam kết: Không giấu dịch; không vứt xác thủy sản chết và xả thải nước từ ao nuôi bị bệnh chưa qua xử lý ra ngoài môi trường; không tự ý di chuyển thủy sản, lồng nuôi thủy sản bệnh sang các vùng nước khác; thực hiện công tác vệ sinh lồng, bè, các dụng cụ nuôi trước và sau khi sử dụng; sử dụng thuốc thú y, hóa chất và chế phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trong Danh mục được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, quy trình thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, cơ sở sản xuất. Tuyên truyền các tổ chức, cá nhân nuôi thủy sản không tự ý mở rộng vùng nuôi ngoài vùng quy hoạch của tỉnh.

- Số lần:

+ Phát thanh trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh: 4 lần (01 lần/quý).

+ Viết tin bài trên Báo Sơn La: 4 bài (01 bài/quý).

1.2. Tập huấn

- Hướng dẫn cho cán bộ có chuyên ngành thú y tại các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn, các hộ nuôi thủy sản thực hiện các biện pháp cải tạo ao, vệ sinh lồng nuôi để phòng, chống dịch trước mỗi vụ nuôi, quy trình giám sát, phát hiện, báo cáo dịch kịp thời và các biện pháp xử lý không để dịch lây lan trên diện rộng.

- Thời gian tổ chức: Từ quý 2 năm 2020.

- Tổ chức thực hiện: 04 lớp tập huấn cho 120 lượt người tham gia trong đó chủ yếu là cán bộ có chuyên ngành thú y xã, các hộ nuôi trồng thủy sản, các Hợp tác xã thủy sản, cán bộ công chức, viên chức thú y, thủy sản để triển khai có hiệu quả trên địa bàn quản lý.

Số lớp tập huấn tổ chức tại các huyện, thành phố cụ thể:

STT

Địa điểm thực hiện

Số lớp

Số học viên

1

Quỳnh Nhai

01

30

2

Thuận Châu

01

30

3

Mường La

01

30

4

Phù Yên

01

30

 

Tổng cộng

04

120

- Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn tại các huyện.

1.3. Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản

1.3.1. Giám sát bị động

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố tăng cường công tác giám sát đến các ao nuôi, báo cáo kịp thời các đối tượng thủy sản nuôi bị mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh. Trong trường hợp nghi mắc bệnh nguy hiểm phải lấy mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh và có hướng xử lý phù hợp, hiệu quả.

1.3.2. Giám sát chủ động

Tổ chức giám sát dịch bệnh thủy sản tới tận thôn, bản, hộ gia đình nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để kịp thời dập tắt, khống chế không để dịch bệnh lây lan.

- Nâng cao trách nhiệm, năng lực giám sát tại cơ sở. Tăng cường hệ thống giám sát, khai báo, thông tin tại cơ sở nuôi trồng thủy sản, đảm bảo tất cả các đối tượng thủy sản nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải được phát hiện và báo cáo kịp thời. Trong trường hợp nghi mắc bệnh nguy hiểm cần thu mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh và có hướng xử lý phù hợp, hiệu quả, đúng quy định.

- Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, lấy mẫu thuỷ sản xét nghiệm phát hiện sớm các ổ dịch cụ thể như sau:

+ Địa điểm lấy mẫu: Lấy mẫu dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất giống, khu ương giống, khu nuôi thủy sản tập trung, các cơ sở nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa khi có dịch bệnh xảy ra để xét nghiệm bệnh do vi khuẩn AeromonasPseudomonas, Streptococcus, Ewardsiella, Vibro, bệnh vi rút gây xuất huyết mùa xuân trên cá, bệnh nấm nước ngọt và bệnh ký sinh trùng.

+ Tổng số mẫu: 36 mẫu.

1.4. Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản

- Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương; những nơi thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường; vùng nuôi có diện tích từ 10 ha trở lên đối với nuôi thâm canh và bán thâm canh, từ 200 ha trở lên đối với hình thức nuôi khác, từ 1000 m3 trở lên đối với nuôi lồng, bè;

- Kiểm tra lấy mẫu các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa trong môi trường ao nuôi, lòng, hồ phục vụ công tác cảnh báo dịch bệnh thủy sản: pH, DO, H2S, NH3, NO2,  COD; Fe; độ kiềm

- Địa điểm lấy mẫu: Các huyện, thành phố (4 lần/năm).

1.5. Vệ sinh phòng bệnh

- Chủ cơ sở nuôi phải thực hiện các biện pháp sau: Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và thường xuyên vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực nuôi trồng thủy sản; tăng cường chăm sóc và nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nuôi; không thả mới hoặc thả bổ sung thủy sản trong thời gian công bố dịch; không thay nước ao, vứt xác thủy sản ra ngoài môi trường nuôi trong thời gian công bố dịch.

- Tăng cường giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm thủy sản mắc bệnh và áp dụng biện pháp phòng chống kịp thời.

2. Điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch

2.1. Điều tra ổ dịch

Sau khi nhận được thông tin về tình hình dịch bệnh thủy sản nuôi, cán bộ thú y xã phải có trách nhiệm đến cơ sở nuôi có thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh để xác định thông tin, báo cáo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của địa phương, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố cử cán bộ đến cơ sở nuôi có thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh để hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch; báo cáo Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản lấy mẫu xét nghiệm, xác minh nguồn gốc dịch bệnh, điều tra, báo cáo tình hình, xử lý ổ dịch theo quy định.

2.2. Xử lý ổ dịch, chống dịch

- Chống dịch: Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật chỉ đạo các ban, ngành chức năng của địa phương phối hợp cơ quan Thú y để chống dịch.

Cách ly vùng có dịch với bên ngoài sử dụng hóa chất để vệ sinh, khử trùng, tiêu độc ao, lồng nuôi có bệnh, khử trùng nước nuôi thủy sản bệnh,  phương tiện, dụng cụ dùng trong nuôi trồng thủy sản, nước thải, chất thải, môi trường bị ô nhiễm và áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y cần thiết trong vùng có dịch theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản.

- Xử lý ổ dịch và thủy sản nhiễm bệnh:

Thu hoạch thủy sản mắc bệnh: Thực hiện thu hoạch đối với thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm, có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các mục đích khác (trừ thủy sản làm giống hoặc thức ăn tươi sống cho thủy sản khác). Chủ cơ sở nuôi thu hoạch thủy sản trong ổ dịch phải thực hiện theo đúng hướng dẫn, chịu sự giám sát của cơ quan thú y đảm bảo an toàn dịch bệnh trong quá trình thu hoạch, vận chuyển đến cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản nhiễm bệnh.

 Điều trị thủy sản mắc bệnh: Thực hiện điều trị đối với thủy sản mắc bệnh được Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản xác định có thể điều trị và chủ cơ sở nuôi có nhu cầu điều trị thủy sản mắc bệnh. Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản xây dựng phác đồ điều trị, hướng dẫn chủ cơ sở các biện pháp trị bệnh, giám sát diễn biến dịch bệnh trong suốt quá trình điều trị tại cơ sở nuôi thủy sản nhiễm bệnh. Chỉ sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

Tiêu hủy thủy sản mắc bệnh: Tiêu hủy đối với thủy sản mắc bệnh chưa đạt kích cỡ thương phẩm, thủy sản giống hoặc thức ăn tươi sống cho thủy sản khác bằng các loại hóa chất trong Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Quá trình tiêu hủy thủy sản nhiễm bệnh theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản , có sự giám sát của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh địa phương.

Khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy đối với ổ dịch: Thực hiện khử trùng nước trong bể, ao, đầm nuôi; khử trùng công cụ, dụng cụ, lồng nuôi, lưới; xử lý nền đáy, diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng hoá chất sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy thủy sản, đảm bảo không còn mầm bệnh, dư lượng hóa chất và đảm bảo vệ sinh môi trường. Nước trong ao, đầm nuôi nhiễm bệnh phải được tiêu độc, khử trùng bằng hóa chất.

Những người tham gia quá trình xử lý, tiêu huỷ thủy sản phải thực hiện việc vệ sinh cá nhân để tiêu diệt mầm bệnh, không làm phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường và cơ sở nuôi khác.

3. Kiểm dịch giống; kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản

3.1. Kiểm dịch giống

- Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ không để thủy sản giống chưa qua kiểm dịch lưu thông, vận chuyển vào tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.

- Các cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh phải thực hiện khai báo kiểm dịch thủy sản giống, thủy sản bố, mẹ với cơ quan thú y không quá 2 ngày sau khi vận chuyển về cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi trước khi xuất bán.

- Thực hiện kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản.

3.2. Kiểm tra vệ sinh thú y

Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản; vùng nuôi trồng thủy sản theo hình thức công nghiệp; các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.  Nhằm quản lý chặt chẽ điều kiện nuôi cũng như quá trình sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm…, dùng trong thủy sản trên địa bàn tỉnh.

III. KINH PHÍ

Tổng kinh phí thực hiện: 199.358.000 đồng (Một trăm chín mươi chín triệu ba trăm năm mươi tám nghìn đồng chẵn). Trong đó:

- Kinh phí tập huấn: 113.000.000 đồng.

- Kinh phí tuyên truyền: 42.000.000 đồng.

- Kinh phí kiểm tra, lấy mẫu phòng, chống dịch bệnh: 44.358.000 đồng

(Có dự toán kinh phí chi tiết tại Phụ lục 1, 2, 3 kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND các huyện, thành phố

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các ban, ngành liên quan của địa phương xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản. Chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; có kế hoạch và phương án, chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ lực lượng, vật tư, chủ động đối phó kịp thời khi có dịch xảy ra.

- Chỉ đạo các phòng chức năng, UBND xã, phường, thị trấn quản lý triển khai công tác quy hoạch vùng nuôi của địa phương; tổ chức giám sát tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm các ổ dịch nhằm kịp thời bao vây, khống chế không để dịch lây lan; thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản) trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố và triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, chỉ đạo.

2.1. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản

- Xây dựng kế hoạch cụ thể phân công nhiệm vụ trong công tác phòng, chống dịch cho các đơn vị liên quan. Chủ động chuẩn bị đầy đủ lực lượng, thiết bị, vật tư, phương tiện và phối hợp với chính quyền địa phương để triển khai công tác phòng, chống dịch (khi có dịch xảy ra); đề xuất bổ sung phương tiện, dụng cụ, thiết bị cần thiết đảm bảo phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả.

- Phối hợp với Báo, Đài tổ chức tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tác hại của dịch bệnh thủy sản.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác thú y các cấp và các hộ dân tham gia nuôi trồng thủy sản về các văn bản quản lý nuôi trồng thủy sản, thú y thủy sản..., các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và biện pháp khắc phục thiệt hại.

- Chỉ đạo và thực hiện công tác giám sát, lấy mẫu giám sát tại các vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện sớm dịch bệnh, hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản các biện pháp phòng bệnh, điều trị và xử lý nguồn nước.

- Khi có dịch xảy ra, phải lấy mẫu gửi xét nghiệm và đề xuất công bố dịch theo quy định pháp luật.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển thủy sản giống đảm bảo chất lượng giống cho người nuôi; hướng dẫn, kiểm tra việc vận chuyển thủy sản được thu hoạch từ ổ dịch về cơ sở sơ chế, chế biến.

- Thực hiện việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, nuôi thương phẩm và nuôi trong lồng bè; kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y thủy sản theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức hướng dẫn kỹ thuật nuôi, lịch thời vụ tới các cơ sở nuôi, vùng nuôi; hướng dẫn quy trình nuôi, xử lý ao, lồng trước và sau khi xảy ra dịch bệnh; cử cán bộ chuyên môn phối hợp tham gia xác định bệnh để hỗ trợ địa phương và tổ chống dịch khi có yêu cầu.

- Tổ chức kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh của các cơ sở giống, thức ăn và các sản phẩm xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

2.2. Chỉ đạo Phòng Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản:

Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản giám sát việc thu hoạch, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này đảm bảo các nhiệm vụ đề ra; kiểm tra, hướng dẫn quyết toán theo quy định.

Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh đủ nguồn kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt; thực hiện cấp kinh phí và hướng dẫn việc thanh, quyết toán kinh phí theo đúng quy định.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Tài chính cân đối bố trí kinh phí thực hiện.

- Có kế hoạch bố trí, phân bổ ngân sách từ nguồn vn đầu tư phát triển hàng năm hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Tổ chức thông tin kịp thời, chính xác cho nhân dân về nguy cơ, tác hại và diễn biến dịch bệnh thủy sản; chỉ đạo các đơn vị trong ngành đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền như: Phát thanh, truyền hình, khẩu hiệu, pa no, áp phích, tuyên truyền lưu động,…  

6. Đài phát thanh và Truyền hình, Báo Sơn La

Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT (trực tiếp là Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản) xây dựng nội dung, chuyên mục cho chương trình truyền thông đại chúng và các biện pháp phòng, chống dịch.

7. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản (doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ gia đình cá nhân tham gia ương nuôi, sản xuất giống và nuôi thương phẩm):

7.1. Chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định về vệ sinh phòng dịch, thực hiện hồ sơ ghi chép quá trình sản xuất giống, quá trình nuôi;

7.2. Kiểm soát nguồn cá bố mẹ và kiểm soát dịch bệnh trong cơ sở;

7.3. Thực hiện nghiêm ngặt về quy trình sản xuất, ương nuôi giống; quy trình nuôi thương phẩm;

7.4. Có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường;

7.5. Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về kiểm dịch, kiểm tra, kiểm soát an toàn dịch bệnh;

7.6. Tuân thủ các quy định của pháp luật về thức ăn, hóa chất, thuốc thú y, chế phẩm sinh học..., nằm trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định;

7.7. Không giấu dịch, không xả thải xác chết bừa bãi, chôn lấp xác động vật thủy sản theo hướng dẫn cán bộ thú y;

7.8. Kịp thời báo cáo cán bộ thú y về tình hình dịch bệnh xảy ra, chủ động các biện pháp ứng phó với bệnh dịch xảy ra, hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc các địa phương, đơn vị khẩn trương phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo thực hiện./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Minh Hùng

 

PHỤ LỤC SỐ 01

TẬP HUẤN, TUYÊN TRUYỀN, KIỂM TRA, LẤY MẪU PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2739/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 của UBND tỉnh Sơn La)

Đợ vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung

Thành tiền

Ghi chú

I

Chi phí lớp tập huấn

113.000

Có dự toán chi tiết tại phụ lục số 02 kèm theo

1

Chi giảng viên

7.200

2

Chi học viên tham gia tập huấn

97.000

3

Chi phí quản lý lớp học

8.800

II

Chi phí tuyên truyền

42.000

III

Kiểm tra, lấy mẫu

44.358

Có dự toán chi tiết tại phụ lục số 03 kèm theo

1

Lấy mẫu phân tích dịch bệnh thủy sản ừên cá thương phẩm

15.258

2

Mua dụng cụ thu mẫu

4.620

3

Công tác phí

24.480

 

Tổng cộng (I + II + III)

199.358

 

 

Bằng chữ: Một trăm chín mươi chín triệu ba trăm năm mươi tám nghìn đồng chẵn./.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

TẬP HUẤN, TUYÊN TRUYỀN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2020
(Kèm
theo Quyết định số 2739/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 của UBND tỉnh Sơn La)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Tên đơn vị/ Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Các căn củ pháp lý (Nguyên nhân tăng, giảm so với dư toán năm

I

Chi phí lớp tập huấn

 

 

 

113.000

Định mức chi theo Thông tư số 40/2017/TT- BTC

1

Chi giảng viên

 

 

 

7.200

 

 

Công tác phí giảng viên (2 người/ngày/lớp x 500.000 đông x 4 lớp)

Ngày

8

500

4.000

 

 

Tiền ngủ giảng viên (2 tối/2người/lớp x 4 lớp x 300.000 đồng)

Đêm

8

300

2.400

 

 

Vé xe đi lại (2 người x 4 lớp x 2 lươt x 100.000 đông)

Lượt

8

100

800

 

2

Chi học viên tham gia tập huân

 

 

 

97.000

 

 

Tiền ăn 30 người x 2 ngày/lớp x 4 lớp

Ngày

240

50

12.000

 

 

Tiền nước uống 30 người x 2 ngày/lớp x 4 lớp

Ngày

240

40

9.600

 

 

Tiền ngủ hoc viên 30 người x 2 tối/lớp x 4 lớp

Tối

240

200

48.000

 

 

Tiền đi lại hoc viên 30 người x 2 lươt/lớp x 4 lớp

Lượt

240

100

24.000

 

 

Văn phòng phẩm hoc viên 30 bô x 4 lớp

B

120

15

1.800

 

 

Phô tô tài liệu học viên 30 bô x 4 lớp

B

120

10

1.200

 

 

Phuc vu

Người

4

100

400

 

3

Chi phí quản lý lớp học

 

 

 

8.800

 

 

Tiền cán bộ lưu trú 1 người x 2 ngày/lớp x 4 lớp

Ngày

8

200

1.600

 

 

Tiền vé xe cán bộ QL lớp hoc 1 người x 2 lượt/lớp x 4 lớp

Lượt

8

100

800

 

 

Tiền thuê phòng ngủ 1 người x 2 tối/lớp x 4 lớp

Tối

8

300

2.400

 

 

Chi phí thuê hội trường tổ chức lớp học 2 ngày/lớp x 4 lớp

Ngày

8

500

4.000

 

II

Chi phí tuyên truyên

 

 

 

42.000

 

 

Viết bài trên báo Sơn La

Bài

4

500

2.000

 

 

Phát thanh trên đài truyền hình tỉnh

Lần

4

10.000

40.000

 

 

Tổng cộng (I + II)

 

 

 

155.000

 

Bằng chữ: Một trăm năm mươi lăm triệu đồng chẵn

 

PHỤ LỤC SỐ 03

DỰ TOÁN CHI TIẾT

Kiểm tra, lấy mẫu phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2020

(Kèm theo Quyết định số 2739/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 của UBND tỉnh Sơn La)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

1

Lấy mẫu phân tích dịch bệnh thủy sản trên cá thương phẩm

 

 

 

15.258

 

-

Bệnh do vi rút gây xuất huyết mùa xuân trên cá

Mẫu

6

463

2.778

 

-

Phân lập và giám định vi khuẩn Aeromonas spp

Mẫu

6

410

2.460

TT 283/2018/TT-BTC

-

Phân lập và giám định vi khuẩn Streptococcus spp

Mẫu

6

410

2.460

 

-

Phân lập và giám định vi khuẩn Ewardsiella spp

Mẫu

6

410

2.460

 

.

Phân lập và giám định vi khuẩn Pseudomonas spp

Mẫu

6

330

1.980

 

-

Ký sinh trùng, nấm gây bệnh

Mẫu

6

520

3.120

 

2

Mua dụng cụ thu mẫu

B

 

 

4.620

 

-

L thu mẫu

L

12

10

120

 

-

Khẩu trang, găng tay, dao, kéo, ủng, quần áo bảo hộ, thùng đá, túi bóng

B

3

1.500

4.500

Thực tế

3

Công tác phí

 

 

 

24.480

 

3.1

Công tác phí đi gửi mẫu phân tích

 

 

 

8.040

 

-

Vé xe (Sơn La - Hà Nội): 220.000đ/lượt x 2 lượt x 4 lần x 1 người

Lượt

12

220

2.640

Thực tế

-

Tiền lưu trú (1 người x 200.000đ/ngươi x 2 ngày x 4 lần)

Người

12

200

2.400

Chi theo quy chế chi tiêu nội bộ

-

Tiền ngủ: 1 tối x 500.000đ x 1 phòng x 4 lần x 1 người

Phòng

6

500

3.000

 

3,2

Công tác phí đi thu mẫu

 

 

 

16.440

 

-

Lưu trú: 12 ngày x 2 ngày x 2 người

Ngày

48

160

7.680

Chi theo quy chế chi tiêu nội bộ

-

Tiền ngủ 12 tối x 250.000đ/người x 01 phong

Tối

12

250

3.000

 

-

Vé xe (tạm tính 120.000 đ/lượt x 2 người x 24 lượt)

Lượt

48

120

5.760

Thực té

Tông cộng (1+2+3)

44.358

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2739/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.830

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.8.177
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!