Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1509/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký:
Ngày ban hành: 19/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1509/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 19 tháng 8 năm 2022

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1813/QĐ-TTG NGÀY 28/10/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi là Quyết định số 1813/QĐ-TTg), UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với tốc độ phát triển nhanh, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt.

b) Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân.

c) Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hóa các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.

2. Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025

a) Từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.

b) Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 2.500 điểm.

c) Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20 - 25%/năm.

d) Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50 - 80%/năm.

e) Tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng và giá trị giao dịch qua kênh internet đạt 35 - 40%/năm.

g) Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%.

h) Từ 90 - 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

i) 60% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

k) 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

l) Từ 50%- 80% các giao dịch nộp thuế được thực hiện thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách

Tổ chức triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

a) Cơ chế, chính sách khuyến khích thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh toán cước, phí cho các dịch vụ thường xuyên, định kỳ như: Điện, nước, điện thoại, internet, truyền hình cáp; thanh toán tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị; chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị; thanh toán học phí trực tuyến...

Các cơ chế, chính sách về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; quy định mức phí thanh toán chuyển khoản và mức phí nộp, rút tiền mặt tại các tổ chức tín dụng theo hướng tăng mức phí giao dịch tiền mặt và giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt.

b) Kết hợp thanh toán không dùng tiền mặt với việc tăng cường kiểm soát thanh toán, phát hành hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chống thất thu thuế; các quy định về tính pháp lý của chứng từ điện tử, hướng dẫn sử dụng, lưu trữ chứng từ điện tử.

c) Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phòng, chống rửa tiền, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử, đặc biệt là tội phạm và gian lận trong thanh toán thẻ, thanh toán qua ATM, POS, thanh toán qua internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao; tăng cường cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán điện tử quan trọng, các dịch vụ thanh toán dựa trên công nghệ cao.

d) Các cơ chế, chính sách khác có liên quan.

2. Nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác trên địa bàn tỉnh

a) Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tiếp tục thực hiện nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, xử lý giao dịch thanh toán đa tệ, hướng tới vận hành theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường khả năng kết nối, tích hợp và thực hiện thanh, quyết toán cho các hệ thống khác.

b) Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking), hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng và các hệ thống thanh toán khác, đảm bảo kết nối, tích hợp với các hệ thống thanh toán quan trọng, hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức cung ứng dịch vụ công và các hệ thống khác để cung ứng dịch vụ thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả cho tổ chức, cá nhân.

3. Phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0

a) Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng số hóa, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng.

b) Phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử.

- Hoàn thiện, tăng cường kết nối, tích hợp giữa hạ tầng thanh toán điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với hạ tầng của các đơn vị chấp nhận thanh toán, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, tại các điểm bán lẻ và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến;

- Khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử; chú trọng phát triển các tiện ích thanh toán trên thiết bị di động để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

c) Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Tập trung triển khai các giải pháp phát triển đa dạng tổ chức cung ứng, kênh phân phối, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Khuyến khích phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với hành vi tiêu dùng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

- Tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo gắn với việc triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money).

4. Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ hành chính công

a) Tiếp tục hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc để phục vụ yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước, tăng cường triển khai chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

b) Đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ phí thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí.

c) Các đơn vị cung ứng dịch vụ công (bao gồm các cơ sở y tế, giáo dục) xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu để kết nối, chia sẻ thông tin với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán để phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh triển khai kết nối và cung cấp dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công; khuyến khích các trường học, bệnh viện, công ty điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

d) Triển khai các giải pháp để hoàn thiện hạ tầng, cơ sở dữ liệu, thúc đẩy thanh toán điện tử trong các chương trình trợ cấp an sinh xã hội, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp.

5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán

a) Tăng cường cơ chế hợp tác, phối hợp, trao đổi thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan để kịp thời phát hiện, phòng ngừa, điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán.

b) Tiếp tục cập nhật, triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế, giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật; ngăn ngừa rủi ro phát sinh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ.

c) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, trung gian thanh toán, đảm bảo hoạt động thanh toán an toàn, hiệu quả.

6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt

a) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng địa phương để tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả.

- Triển khai công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức liên quan khác trong việc triển khai các chương trình truyền thông nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử trong khu vực dân cư, dịch vụ hành chính công.

- Vận động, khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức miễn, giảm phí, khuyến mãi, giảm giá... đối với khách hàng khi sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

b) Bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt

- Tăng cường cơ chế hợp tác, phối hợp, trao đổi thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình với Công an tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan giải quyết tranh chấp phát sinh nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng địa phương, để tuyên truyền, giáo dục về các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử đối với người sử dụng dịch vụ; phối hợp giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; xây dựng cẩm nang về thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình

a) Làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức triển khai, theo dõi thực hiện các giải pháp trong Kế hoạch này; hằng năm tổng hợp, tham mưu báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh trước ngày 10 tháng 12 để gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định.

b) Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh:

- Nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động thanh toán nói chung, thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng; tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.

- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển bố trí hợp lý mạng lưới ATM, POS đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả. Triển khai lắp đặt thiết bị POS, mPOS, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán điện tử mới tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp công để thực hiện việc thu phí, lệ phí các thủ tục hành chính, dịch vụ công, y tế, giáo dục, giao thông và các dịch vụ công khác.

- Tiếp cận và phát triển dịch vụ thẻ đối với khách hàng, từng bước sắp xếp phù hợp mạng lưới ATM, POS ở khu vực nông thôn.

- Tiếp tục đào tạo cán bộ, nhân viên để có kiến thức, kỹ năng hướng dẫn khách hàng nắm bắt và sử dụng hiệu quả các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các hoạt động thanh toán của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.

Đơn vị phối hợp: Các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn.

c) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, doanh nghiệp.

Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan truyền thông.

d) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo về thanh toán không dùng tiền mặt; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc phát hiện và xử lý vi phạm về phòng, chống rửa tiền.

Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan.

2. Sở Công Thương

- Phối hợp với các đơn vị liên quan khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức động viên, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

- Phối hợp với đơn vị có liên quan hỗ trợ các đơn vị bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng quản lý chấp nhận, sử dụng phương tiện thanh toán điện tử và hỗ trợ khách hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán điện tử khi có giao dịch.

- Có chính sách thúc đẩy, phát triển, khuyến khích sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử.

- Giải quyết phản ánh khiếu nại tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử.

- Khuyến khích, vận động các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán với đơn vị.

Đơn vị phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình; các chi nhánh ngân hàng thương mại và các đơn vị liên quan.

3. Sở Tài chính

- Tiếp tục phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh đẩy mạnh việc thanh toán điện tử phục vụ chi tiêu công.

- Phối hợp thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc.

Đơn vị phối hợp: Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Thuế, Cục Hải quan và các chi nhánh ngân hàng thương mại.

4. Sở Y tế

Chỉ đạo các cơ sở y tế, bệnh viện phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện chi tiêu công, thu viện phí,...bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Đơn vị phối hợp: Kho bạc Nhà nước tỉnh; Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình; các chi nhánh ngân hàng thương mại và các đơn vị liên quan.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đẩy mạnh phát triển các hình thức thẻ học đường để thu học phí, các dịch vụ và các khoản chi tiêu công bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Đơn vị phối hợp: Kho bạc Nhà nước tỉnh; Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình; các chi nhánh ngân hàng thương mại và các đơn vị liên quan.

6. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn phát triển các loại thẻ phi vật lý, thẻ không tiếp xúc để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi,...

Đơn vị phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình; các chi nhánh ngân hàng thương mại và các đơn vị liên quan.

7. Kho bạc Nhà nước tỉnh

- Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng thanh toán điện tử phục vụ chi tiêu công.

- Tiếp tục mở rộng việc chi trả lương cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách.

Đơn vị phối hợp: UBND huyện, thị xã, thành phố; Sở Tài chính; các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan; các chi nhánh Ngân hàng thương mại.

8. Cục Thuế tỉnh

- Triển khai phương thức nộp thuế điện tử đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Công an tỉnh để tiến hành thu thuế điện tử đối với thuế trước bạ ô tô, xe máy.

Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh; các chi nhánh Ngân hàng thương mại và các đơn vị liên quan.

9. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Tăng cường thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế thông qua các phương tiện thanh toán điện tử; đẩy mạnh kết nối với kho bạc nhà nước, các ngân hàng thương mại thực hiện thu/chi trả bảo hiểm xã hội; chi trả trợ cấp xã hội, lương hưu vào tài khoản cho các đối tượng thụ hưởng.

- Thúc đẩy thanh toán điện tử trong các chương trình trợ cấp an sinh xã hội, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp.

Đơn vị phối hợp: Kho bạc Nhà nước tỉnh; các chi nhánh ngân hàng thương mại; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan.

10. Công ty Điện lực Quảng Bình, Công ty cổ phần cấp nước Quảng Bình

Tiếp tục phối hợp tốt với các chi nhánh ngân hàng thương mại và các đơn vị liên quan triển khai hóa đơn điện tử và đẩy mạnh thanh toán tiền điện, nước sinh hoạt qua hệ thống ngân hàng; mở rộng hình thức tuyên truyền sâu rộng có hướng dẫn cụ thể về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt, cách thức thanh toán cụ thể để tổ chức, cá nhân, người sử dụng dịch vụ tiếp cận được các dịch vụ.

Dành nguồn lực phù hợp xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, các ứng dụng có khả năng kết nối với các ngân hàng và các trung gian thanh toán, nhất là kết nối thanh toán tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để tổ chức, cá nhân được sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thuận lợi, hiệu quả.

11. Công an tỉnh

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình và các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn, phát hiện phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử.

- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh thu các khoản nộp phạt theo biên bản phạt vi phạm qua các ngân hàng thương mại.

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình và Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền biện pháp nhận biết rủi ro, cách phòng tránh và xử lý khi bị lợi dụng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đơn vị phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình; các chi nhánh ngân hàng thương mại; Kho bạc Nhà nước tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông.

12. Sở Thông tin và Truyền thông

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Trung ương và địa phương về thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.

- Gắn phát triển thanh toán không dùng tiền mặt với chương trình xây dựng chính quyền điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thu ngân sách, thu phí dịch vụ công và chi tiêu công của các cơ quan nhà nước.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thay đổi dần thói quen sử dụng tiền mặt, tăng cường sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

- Phối hợp Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình và Công an tỉnh cập nhật biện pháp nhận biết rủi ro, cách phòng tránh và xử lý khi bị lợi dụng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt để phổ biến đến người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình; các chi nhánh ngân hàng thương mại; Kho bạc Nhà nước tỉnh; Công an tỉnh.

13. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Quán triệt nội dung Kế hoạch đến các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và doanh nghiệp, người dân trên địa bàn.

- Có chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bán lẻ, người dân phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong: thanh toán, chi tiêu công, thu phí dịch vụ công, chi trả trợ cấp xã hội, lương hưu, mở rộng việc trả lương, thu nhập qua tài khoản; khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tăng cường sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

- Phối hợp với các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn mở rộng lắp đặt, ứng dụng thiết bị thanh toán điện tử tại các cơ quan, đơn vị để thu phí dịch vụ công.

- Đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công Quốc gia, hệ thống một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị.

- Trước ngày 20 tháng 11 hằng năm, các đơn vị, địa phương gửi báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình để theo dõi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Đơn vị phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình; các chi nhánh Ngân hàng thương mại; Kho bạc Nhà nước tỉnh và các đơn vị liên quan.

UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.


Nơi nhận:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Mạnh Hùng

PHỤ LỤC

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 1509/KH-UBND ngày 19/8/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

Nội dung nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ phí

Các sở, ngành, đơn vị liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình; các chi nhánh ngân hàng thương mại

2022 - 2025

2

Phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử

Sở Công Thương

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình; các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2022 - 2025

3

Các đơn vị cung ứng dịch vụ công xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu để kết nối, chia sẻ thông tin với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán để phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh triển khai kết nối và cung cấp dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công

Các đơn vị cung ứng dịch vụ công

Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình và các đơn vị liên quan

2022 - 2025

4

Khuyến khích, hướng dẫn các trường học, bệnh viện, công ty điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công ty Điện lực Quảng Bình, Công ty cổ phần cấp nước Quảng Bình

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình; các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2022 - 2023

5

Triển khai các giải pháp để hoàn thiện hạ tầng, cơ sở dữ liệu, thúc đẩy thanh toán điện tử trong các chương trình trợ cấp an sinh xã hội, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp

Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình

Sở Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình và các đơn vị liên quan

2022 - 2023

6

Tăng cường triển khai thu, chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc nhà nước

Các sở, ngành, đơn vị liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2022 - 2025

7

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh tuyên truyền về Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021- 2025

Sở Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

2022 - 2025

8

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình

Các chi nhánh ngân hàng thương mại

2022 - 2025

9

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình

Các chi nhánh ngân hàng thương mại

2022 - 2025

10

Vận động, khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức miễn, giảm phí, khuyến mãi, giảm giá... đối với khách hàng khi sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán hàng hóa, dịch vụ

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình; Sở Công Thương

Các chi nhánh ngân hàng thương mại và các đơn vị liên quan

2022 - 2025

11

Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng số hóa, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng

Các chi nhánh ngân hàng thương mại

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình

2022 - 2025

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1509/KH-UBND ngày 19/08/2022 thực hiện Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


87

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.134.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!