ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/CT-UBND
|
Vĩnh Phúc, ngày
04 tháng 04 năm 2024
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH
PHÚC
Ngày 17/11/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số
2508/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc quản lý của tỉnh Vĩnh Phúc (trong đó: giữ lại tiếp
tục sử dụng đối với 1.395 cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị,
doanh nghiệp; sắp xếp, xử lý đối với 69 cơ sở nhà đất dôi dư và sắp xếp, xử lý
đối với 10 cơ sở nhà đất do Trung ương chuyển giao về tỉnh quản lý, xử lý).
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có tình trạng các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh
đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi xử lý tài sản công mà cụ thể là các trụ
sở dôi dư sau sáp nhập, chuyển địa điểm mới, dẫn đến tình trạng lãng phí, bỏ
hoang nhiều cơ sở nhà, đất.
Để thực hiện tốt các quy định của Luật Quản lý, sử
dụng tài sản công năm 2017; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp,
xử lý tài sản công; Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy
định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với
tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày
15/7/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ; các Nghị định của Chính phủ quy định
việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; Chỉ thị số 09/CT-TTg
ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý tài sản kết cấu hạ
tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý và các văn bản về tài sản công có liên quan;
UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thành phố; các
Công ty nhà nước thuộc tỉnh quản lý và các cơ quan, đơn vị có liên quan (sau
đây gọi là các cơ quan, đơn vị) nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Các cơ quan, đơn vị chỉ đạo bộ
phận chức năng, đơn vị trực thuộc rà soát lại việc quản lý, sử dụng tài sản
công tại cơ quan, đơn vị mình, tổ chức theo dõi, hạch toán đầy đủ về giá trị, số
lượng, không để tình trạng tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm đưa và sử dụng
nhưng không theo dõi trên sổ kế toán, sử dụng sai mục đích, gây thất thoát,
lãng phí. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản và người
đứng đầu cơ quan, địa phương chủ quản chịu trách nhiệm trước pháp luật, UBND tỉnh,
Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra sai phạm trong việc đầu tư xây dựng, mua sắm,
quản lý và sử dụng tài sản công.
2. Đối với công tác quản lý, sử dụng
tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, yêu cầu
các cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ theo quy định tại Nghị định số
151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên
quan về việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên
doanh, liên kết, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào
mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; tổ chức thực hiện theo Đề
án đã được phê duyệt; xác định giá trị tài sản để đưa vào liên doanh, liên kết,
xác định giá cho thuê tài sản công; thực hiện nghiêm quy định về lựa chọn đối
tác tham gia liên doanh, liên kết, quy định về tổ chức đấu giá khi cho thuê tài
sản công, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng pháp luật; đồng thời thực
hiện việc theo dõi, hạch toán tài sản công theo đúng quy định. Trường hợp phát
hiện ra sai phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
3. Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công để đảm bảo việc phân cấp được hiệu
quả, tránh thất thoát, lãng phí, vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản
công. Kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc, bất cập để chủ động xử lý thẩm
quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
4. Đối với công tác xác lập quyền
sở hữu toàn dân, yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động rà soát, thực hiện trình
tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản thuộc đối tượng phải
xác lập quyền sở hữu toàn dân đảm bảo kịp thời, đúng quy định tại Chương II Nghị
định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ. Đồng thời, chủ động lập
phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại
Chương III Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ và Thông tư
số 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính.
5. Đối với việc xử lý các cơ sở
nhà, đất bị lấn chiếm, có tranh chấp, sử dụng sai mục đích, thiếu hồ sơ pháp lý
- Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện kiểm tra,
rà soát các cơ sở nhà, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích (sử dụng
không đúng mục đích được giao, được thuê) hoặc thiếu hồ sơ pháp lý chứng minh
nguồn gốc; trên cơ sở đó, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
- Đối với các cơ sở nhà, đất thiếu Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các
đơn vị có liên quan nghiên cứu, rà soát nguồn gốc, hồ sơ pháp lý có liên quan
và quy định của pháp luật về đất đai để xem xét, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho người sử dụng theo đúng quy định của pháp luật, không chờ đến khi sắp xếp
lại, xử lý xong mới cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho các
cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý
về nhà, đất.
6. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan:
- Thực hiện rà soát tất cả các cơ sở nhà, đất của
các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý; trên cơ
sở đó, xác định chính xác số cơ sở nhà, đất phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý
báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban
hành kế hoạch sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc tỉnh quản lý, xác định cụ thể
tiến độ thực hiện từng khâu theo quy định; đồng thời quy định trách nhiệm cụ thể
của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, cá nhân có liên quan trước
ngày 29/4/2024.
- Thực hiện rà soát, đề xuất phương án sắp xếp lại,
xử lý đối với các cơ sở nhà, đất thuộc đối tượng sắp xếp lại theo Nghị quyết số
595/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục thực
hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đảm bảo việc lập,
phê duyệt, tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo đúng quy
định, không để lãng phí, sai phạm, lấn chiếm, chuyển đổi, sử dụng sai mục đích
hoặc để hoang hóa.
- Lập kế hoạch và tổ chức triển khai kiểm tra việc
thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, trong đó, chú ý kiểm tra việc thực hiện phương án đối với các cơ sở nhà,
đất thu hồi, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý, đấu giá,..., bảo đảm các
cơ sở nhà, đất được sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm
và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tránh để lãng phí, sai phạm, lấn chiếm,
chuyển đổi, sử dụng sai mục đích hoặc để hoang hóa, báo cáo UBND tỉnh kết quả
kiểm tra, rà soát; đề xuất cấp có thẩm quyền phương án xử lý đối với các trường
hợp vi phạm theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ, đề xuất với các Bộ, cơ quan
trung ương thực hiện rà soát, sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất do các cơ
quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh
theo quy định
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát việc quản lý, sử dụng
tài sản công của các cơ quan, đơn vị; chủ động tham mưu, báo cáo cấp có thẩm
quyền để giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn phát sinh vượt thẩm quyền.
7. Giao Sở Giao thông vận tải chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan:
- Khẩn trương hoàn thành việc rà soát, phân loại, lập
phương án giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông: tham mưu, báo cáo UBND tỉnh
giao quản lý tài sản, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi
quản lý để thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định.
- Rà soát về tình hình thực hiện bảo trì tài sản kết
cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo hình thức bảo trì kết hợp tận
thu sản phẩm thực tế hiện nay, trường hợp có áp dụng hình thức bảo trì này, báo
cáo UBND tỉnh ban hành giá sản phẩm tận thu từ hoạt động nạo vét, duy tu luồng
đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
8. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện
rà soát, phân loại, lập phương án giao tài sản kết cấu hạ tầng nước sạch; tham
mưu, báo cáo UBND tỉnh giao quản lý tài sản, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng nước
sạch cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác
tài sản theo quy định; rà soát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng và khai
thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh để lập phương án
khai thác tài sản, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Khẩn trương hoàn thành việc rà soát, phân loại, lập
phương án giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; tham mưu, báo cáo cấp có thẩm
quyền giao quản lý tài sản theo quy định.
9. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện
rà soát, phân loại, lập phương án giao tài sản kết cấu hạ tầng nước sạch; tham
mưu, báo cáo UBND tỉnh giao quản lý tài sản, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng nước
sạch cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác
tài sản theo quy định; rà soát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng và khai
thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh để lập phương án
khai thác tài sản, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Khẩn trương tham mưu, báo cáo UBND tỉnh quản lý,
sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đô thị đảm bảo phù hợp với quy định
của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
10. Giao UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát,
phân loại, lập phương án giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi để giao quản lý
tài sản thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện theo phân cấp phương án
giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
- Phối hợp với các Sở: Giao thông vận tải; Xây dựng
và các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thành việc rà soát, phân loại, báo
cáo cấp có thẩm quyền giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng
đô thị thuộc phạm vi quản lý để thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác
tài sản theo quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị
nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các CPVP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Công ty nhà nước thuộc tỉnh quản lý;
- Báo Vĩnh Phúc; Đài PTTH tỉnh; Cổng Thông tin Giao tiếp điện tử tỉnh;
- CV NCTH;
- Lưu VT.
(Ng- b)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Việt Văn
|