ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2960/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày
24 tháng 7 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
THAM GIA CỤM LIÊN KẾT NGÀNH, CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2020-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định
số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Chỉ thị
số 15/CT-TTg ngày 15/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thi
hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Nghị
quyết số 07/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa
XII, kỳ họp thứ 12 về chủ trương triển khai Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến
trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025;
Theo đề nghị của
Sở Công Thương tại Tờ trình số 45/TTr-SCT ngày 19 tháng 6 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết
ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Định
giai đoạn 2020-2025.
(Có Đề án chi tiết kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các
huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai
thực hiện theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã
hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- TT Tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, K6.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Cao Thắng
|
ĐỀ ÁN
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THAM GIA CỤM LIÊN KẾT NGÀNH,
CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2020 – 2025
(Kèm theo Quyết định số 2960/QĐ-UBND ngày 24/7/2020 của UBND tỉnh)
Phần mở đầu
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN
THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT
Trong thời gian qua, Đảng và
Nhà nước luôn đặc biệt đánh giá cao vai trò, vị trí cộng đồng các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, luôn xem đây là lực lượng sản xuất quan trọng tạo ra của cải vật chất
và tạo ra tăng trưởng kinh tế, việc làm, thu nhập của người lao động và cho nền
kinh tế đất nước. Trong các loại hình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và
vừa có sức lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Hiện cả nước,
doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% trong tổng số các doanh nghiệp, đóng
góp khoảng 48% GDP và tạo ra hơn 50% việc làm cho xã hội. Để đẩy mạnh phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngày 12/6/2017 Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày
11/3/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,
trong đó tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được chuyển đổi từ hộ kinh
doanh, khởi nghiệp sáng tạo và tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
Đối với tỉnh Bình Định, trong
những năm gần đây, công tác phát triển doanh nghiệp ngày càng được các cấp ủy đảng,
chính quyền quan tâm, coi trọng, số lượng và chất lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa
ngày càng phát triển. Cùng với xu thế phát triển chung của cộng đồng doanh nghiệp
cả nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển cả về số lượng và
chất lượng, tham gia trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; công
nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ và đóng góp tích cực cho phát triển kinh
tế, xã hội của tỉnh nhà. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
chiếm tỷ lệ khá cao về số lượng nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh còn khá thấp,
nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Mức độ liên kết, hợp tác giữa các doanh
nghiệp còn rời rạc, mới chỉ hình thành một số khâu trong cụm liên kết ngành và
chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, chủ yếu do nhu cầu bắt buộc của thị trường;
đặc biệt chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp nội với doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, giữa doanh nghiệp sản xuất với cơ quan nghiên cứu, đào tạo
nên giá trị gia tăng tạo ra chưa cao, thường bị động trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
Đi liền với tiến bộ khoa học
công nghệ, cùng với quá trình phân công lao động và chuyên môn hóa trong sản xuất,
đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại cần liên kết, hợp tác với nhau. Để nâng
cao vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ khả năng vận hành doanh nghiệp trong
xu thế hội nhập, giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, hình
thành và phát triển các cụm liên kết ngành tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh, dễ dàng chinh phục được những thị trường mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa
không thể thâm nhập nếu hoạt động riêng lẻ nên cần sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước,
sự chung tay hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội.
Với những lý do trên, việc xây
dựng Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành,
chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Định
giai đoạn 2020-2025 (sau đây gọi tắt là Đề án) là cần thiết.
II. CĂN CỨ LẬP
ĐỀ ÁN
- Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày
03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư
nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa;
- Luật Ngân sách Nhà nước ngày
25/6/2015;
- Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa ngày 12/6/2017;
- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Ngân sách nhà nước;
- Nghị định số 39/2018/NĐ-CP
ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày
15/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thi hành Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày
23/10/2018 của UBND tỉnh triển khai thi hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Bình Định.
III. GIẢI THÍCH
TỪ NGỮ
1. Cụm liên kết ngành là
hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và doanh nghiệp, tổ
chức có liên quan cùng hợp tác và cạnh tranh.1
2. Chuỗi giá trị là mạng
lưới liên kết tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm các
giai đoạn tiếp nối nhau từ hình thành ý tưởng, thiết kế, sản xuất, phân phối sản
phẩm đến người tiêu dùng.2
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa3: Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô
bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.
a) Doanh nghiệp siêu nhỏ trong
lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có
số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng
doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong
lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân
năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng
nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
b) Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh
vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số
lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng
doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng,
nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ (được quy định tại điểm a nêu trên).
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực
thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không
quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn
không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ (được quy định
tại điểm a nêu trên).
c) Doanh nghiệp vừa trong lĩnh
vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số
lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng
doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng,
nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ (được quy định tại
điểm a và b nêu trên).
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực
thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không
quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn
không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp
nhỏ (được quy định tại điểm a và b nêu trên).
Phần một
THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TỈNH BÌNH ĐỊNH THAM GIA CỤM LIÊN KẾT NGÀNH, CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG SẢN
XUẤT, CHẾ BIẾN TRONG THỜI GIAN QUA
I. THỰC TRẠNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA
1. Thực
trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
a) Tình hình doanh nghiệp
Trong những năm qua số lượng
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh và chiếm tỷ lệ khá
cao so số lượng doanh nghiệp của tỉnh. Tính đến hết năm 2018, trên địa bàn tỉnh
Bình Định có 5.552 doanh nghiệp nhỏ và vừa (năm 2019 ước có khoảng 5.940
doanh nghiệp nhỏ và vừa), chiếm 96,8% số lượng doanh nghiệp của cả tỉnh,
tăng 2.751 doanh nghiệp so năm 2011, bình quân giai đoạn 2012-2018 tăng
10,3%/năm (bình quân doanh nghiệp toàn tỉnh tăng 9,9%/năm); trong đó:
- Phân theo ngành kinh tế:
Ngành nông, lâm, thủy sản có 93 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 1,7%, tăng 62
doanh nghiệp so năm 2011, bình quân giai đoạn 2012-2018 tăng 17%/năm; ngành
công nghiệp có 1.007 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 18,1%, tăng 401 doanh nghiệp
so năm 2011, bình quân giai đoạn 2012-2018 tăng 7,5%/năm; ngành xây dựng có 842
doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 15,2%, tăng 402 doanh nghiệp so năm 2011, bình
quân giai đoạn 2012-2018 tăng 9,7%/năm; ngành thương mại, dịch vụ có 3.610
doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 65%, tăng 1.886 doanh nghiệp so năm 2011, bình
quân giai đoạn 2012-2018 tăng 11,1%/năm.
- Phân theo quy mô và ngành
kinh tế4: Doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 66,7%,
doanh nghiệp nhỏ chiếm 22,1% và doanh nghiệp vừa chiếm 11,2%; trong đó: Ngành
nông, lâm, thủy sản có quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 40,8%, doanh nghiệp
nhỏ chiếm 38,8% và doanh nghiệp vừa chiếm 20,4%; ngành công nghiệp có quy mô
doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 49,9%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 31,3% và doanh nghiệp
vừa chiếm 18,8%; ngành xây dựng có quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 36,8%,
doanh nghiệp nhỏ chiếm 51,3% và doanh nghiệp vừa chiếm 11,9%; ngành thương mại,
dịch vụ có quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 79,0%, doanh nghiệp nhỏ chiếm
12,3% và doanh nghiệp vừa chiếm 8,7%.
(Chi
tiết như phụ lục 1, 2, 3 và 4 kèm theo)
b) Tình hình lao động và thu nhập
của người lao động
- Về lao động: Năm 2018, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa đã giải quyết việc làm cho 70.119 lao động (ước năm
2019 là 72.560 lao động), chiếm 55% so với tổng lao động của toàn doanh
nghiệp và chiếm 7,7% so tổng lao động của toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, giảm
493 lao động so năm 2011, bình quân giai đoạn 2012-2018 giảm 0,1%/năm (lao động
bình quân toàn doanh nghiệp tăng 1,4%/năm); trong đó:
+ Ngành nông, lâm, thủy sản có
2.148 lao động, chiếm 3,1%, tăng 1.366 lao động so năm 2011, bình quân giai đoạn
2012-2018 tăng 15,5%/năm;
+ Ngành công nghiệp có 21.347
lao động, chiếm 30,4%, giảm 13.725 lao động so năm 2011, bình quân giai đoạn
2012-2018 giảm 6,8%/năm;
+ Ngành xây dựng có 19.183 lao
động, chiếm 27,4%, tăng 2.122 lao động so năm 2011, bình quân giai đoạn
2012-2018 tăng 1,7%/năm;
+ Ngành thương mại, dịch vụ có
27.441 lao động, chiếm 39,1%, tăng 9.744 lao động so năm 2011, bình quân giai
đoạn 2012-2018 tăng 6,5%/năm.
(Chi
tiết như phụ lục 5 kèm theo)
- Về thu nhập người lao động:
Thu nhập lao động bình quân trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng theo thời
gian, từ 2.914 nghìn đồng/người/tháng năm 2011 tăng lên 4.547 nghìn đồng/người/tháng
năm 2016 và đến năm 2018 là 5.218 nghìn đồng/người/tháng, bằng 93,3% so mức thu
nhập lao động bình quân của toàn doanh nghiệp (năm 2011 là 87,6%) nhưng cao hơn
23,4% so mức thu nhập lao động bình quân của toàn tỉnh, bình quân giai đoạn
2012-2018 tăng 8,7%/năm; trong đó:
+ Ngành nông, lâm, thủy sản có
mức thu nhập lao động bình quân năm 2018 là 4.360 nghìn đồng/người/tháng, thấp
nhất trong các ngành kinh tế, bình quân giai đoạn 2012-2018 tăng 0,1%/năm;
+ Ngành công nghiệp có mức thu
nhập lao động bình quân năm 2018 là 5.265 nghìn đồng/người/tháng, bình quân
giai đoạn 2012-2018 tăng 11,5%/năm;
+ Ngành xây dựng có mức thu nhập
lao động bình quân năm 2018 là 5.325 nghìn đồng/người/tháng, cao nhất trong các
ngành kinh tế, bình quân giai đoạn 2012-2018 tăng 8,1%/năm;
+ Ngành thương mại, dịch vụ có
mức thu nhập lao động bình quân năm 2018 là 5.170 nghìn đồng/người/tháng, bình
quân giai đoạn 2012-2018 tăng 5,4%/năm.
(Chi
tiết như phụ lục 6 kèm theo)
c) Về doanh thu thuần từ hoạt động
sản xuất kinh doanh
Năm 2018, tổng doanh thu thuần
từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt khoảng
55.717 tỷ đồng (ước năm 2019 đạt 61.622 tỷ đồng), chiếm 51,2% so với tổng
doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh, bình quân giai đoạn 2012-2018 tăng 4,5%/năm (thấp hơn so với mức
tăng doanh thu thuần bình quân toàn doanh nghiệp 8,8%/năm); trong đó:
- Ngành nông, lâm, thủy sản đạt
1.090 tỷ đồng, chiếm 2%, bình quân giai đoạn 2012-2018 tăng 14,6%/năm;
- Ngành công nghiệp đạt 12.452
tỷ đồng, chiếm 22,3%, bình quân giai đoạn 2012-2018 giảm 2,7%/năm;
- Ngành xây dựng đạt 5.506 tỷ đồng,
chiếm 9,9%, bình quân giai đoạn 2012-2018 tăng 7,5%/năm;
- Ngành thương mại, dịch vụ đạt
36.669 tỷ đồng, chiếm 65,8%, bình quân giai đoạn 2012-2018 tăng 7,5%/năm.
(Chi
tiết như phụ lục 7 kèm theo)
d) Về kim ngạch xuất khẩu: Các
doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra một lượng lớn sản phẩm có uy tín, chất lượng
cao xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc… như bàn ghế gỗ
ngoài trời, dăm gỗ, thủy sản, hàng may mặc. Năm 2014 giá trị xuất khẩu của các
doanh nghiệp này là 345 triệu USD, chiếm 54,4%; đến năm 2018 giá trị xuất khẩu
đạt khoảng 485 triệu USD, chiếm 58% so tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh.
đ) Đóng góp chung vào tăng trưởng
của nền kinh tế.
Thực tế cho thấy, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng lớn hơn,
phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức
tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và tăng xuất khẩu, góp phần tạo việc làm cho
hàng chục nghìn lao động, tăng thu nhập cho người dân và tạo nguồn thu cho ngân
sách nhà nước; các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã đóng góp khoảng 58% tổng kim
ngạch xuất khẩu và 23,2% GRDP của cả tỉnh, đó cũng là yếu tố giữ nền kinh tế ổn
định và phát triển trong những năm qua.
(Chi
tiết như phụ lục 8 kèm theo)
2. Thực
trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh
a) Tình hình doanh nghiệp
Tính đến cuối năm 2018, trên địa
bàn tỉnh có khoảng 1.007 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp,
chiếm 92% tổng số doanh nghiệp công nghiệp, tăng 401 doanh nghiệp so năm 2011,
bình quân giai đoạn 2012-2018 tăng 7,5%/năm; trong đó: Doanh nghiệp siêu nhỏ
chiếm 48,9%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 43,7% và doanh nghiệp vừa chiếm 7,4%.
b) Về lao động và thu nhập của
người lao động
- Về lao động: Năm 2018, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp đã giải quyết việc làm cho
khoảng 21.347 lao động, chiếm 34% tổng số lao động của toàn doanh nghiệp công
nghiệp, bình quân giai đoạn 2012-2018 giảm 6,8%/năm; trong đó: Doanh nghiệp siêu
nhỏ chiếm 10%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 51% và doanh nghiệp vừa chiếm 39%. Tổng số
lao động nữ là 9.351 người, chiếm 44% tổng số lao động của toàn doanh nghiệp
công nghiệp.
- Về thu nhập người lao động:
Thu nhập lao động bình quân trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực
công nghiệp tăng theo thời gian, từ 2.451 nghìn đồng/người/tháng năm 2011 tăng
lên 5.265 nghìn đồng/người/tháng năm 2018, bình quân giai đoạn 2012-2018 tăng
11,5%/năm.
c) Về nguồn vốn: Tính đến cuối
năm 2018, tổng nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực
công nghiệp là 19.387 tỷ đồng (trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 37,6%),
chiếm 34,5% tổng nguồn vốn hoạt động của toàn doanh nghiệp công nghiệp, bình
quân giai đoạn 2012-2018 tăng 13,2%/năm; trong đó: Doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm
17,5%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 46,1% và doanh nghiệp vừa chiếm 36,4%.
d) Tổng tài sản dài hạn của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp đến cuối năm 2018 đạt 8.601
tỷ đồng (chiếm 44,4% so với tổng nguồn vốn), chiếm 32,4% tổng tài sản
dài hạn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, bình quân giai đoạn
2012-2018 tăng 15,7%/năm; trong đó: Doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 15,6%, doanh
nghiệp nhỏ chiếm 50,2% và doanh nghiệp vừa chiếm 34,2%.
đ) Lợi nhuận trước thuế của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp năm 2018 đạt 101 tỷ đồng, chỉ
chiếm 5,8% so với tổng số lợi nhuận trước thuế của toàn doanh nghiệp công nghiệp,
bình quân giai đoạn 2012-2018 tăng 4,4%/năm.
e) Về giá trị sản xuất công
nghiệp: Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp đạt 9.202,8 tỷ đồng, chiếm
33,8% so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn doanh nghiệp công nghiệp;
trong đó: Doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 4,6%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 17,1% và
doanh nghiệp vừa chiếm 78,3%.
(Chi
tiết như phụ lục 9 và 10 kèm theo)
II. HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG MẠNG LƯỚI CỤM LIÊN KẾT NGÀNH,
CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN
Trong thời gian qua, các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hình thành những cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
trong sản xuất, chế biến, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp (như khu công
nghiệp Phú Tài, Long Mỹ, Nhơn Hòa, cụm công nghiệp Cát Trinh, Tam Quan…) dưới
dạng chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ liên quan, nhờ sự hỗ trợ của các hiệp hội
ngành hàng, sự dẫn dắt các doanh nghiệp quy mô lớn trong cùng ngành. Trong chế
biến gỗ, sản xuất hàng may mặc, một số doanh nghiệp quy mô nhỏ nhận hàng gia
công của doanh nghiệp quy mô lớn ở một hoặc nhiều công đoạn sản xuất hay cung cấp
các nguyên phụ liệu phục vụ quá trình sản xuất. Trong ngành thực phẩm, sản phẩm
đầu ra của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp khác hoặc
các doanh nghiệp cùng hợp tác thu mua nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình
sản xuất, chế biến… Các doanh nghiệp có sự tận dụng năng lực đầu tư lẫn nhau,
như các doanh nghiệp may mặc thuộc hệ thống Tổng Công ty CP May Nhà Bè thuê lại
các máy móc, thiết bị có giá trị đầu tư lớn, ít sử dụng để sản xuất các đơn
hàng khi cần thiết.
Song, nhìn chung mức độ liên kết
và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các
ngành trong mạng lưới cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến
của doanh nghiệp Bình Định còn hạn chế, chưa tạo được mối liên kết phát triển
giữa các ngành theo hướng hợp tác chuyên môn hóa phù hợp với cơ chế thị trường.
Nhiều doanh nghiệp đầu tư khép kín (như chế biến gỗ, đá, may mặc, thủy sản…),
chưa phối hợp năng lực sẵn có của các doanh nghiệp khác để tăng nội lực cho
ngành và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Điều này một mặt làm tăng
chi phí đầu tư cho sản xuất, mặt khác gây lãng phí năng lực chung của toàn
ngành, tạo ra những cạnh tranh không đáng có giữa các doanh nghiệp với nhau.
Phát triển công nghiệp gắn kết chưa chặt chẽ với các ngành kinh tế khác nên đã ảnh
hưởng đến việc phát huy tối đa lợi thế của các ngành kinh tế khác. Mối liên kết
giữa doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp vệ tinh và doanh nghiệp nội địa còn lỏng lẻo.
Hiện nay, Bình Định có 05 khu công nghiệp và 43 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt
động với diện tích gần 3.000 ha là nơi tập trung về địa lý, thuận lợi cho các
doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp
vẫn hoạt động một cách đơn lẻ, chưa nhận thức hết vai trò quan trọng của cụm
liên kết ngành vào việc gia tăng khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất,
khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến, kể cả các doanh nghiệp cạnh tranh, tạo
ra cơ hội cho hoạt động kinh doanh.
Khả năng tham gia vào chuỗi giá
trị khu vực và toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp Bình Định chủ yếu tham gia
vào khâu gia công, lắp ráp (gỗ, may mặc, giày da…). Phần lớn các mặt hàng công
nghiệp của Bình Định có hàm lượng công nghệ thấp.
III. NHỮNG TỒN
TẠI, NGUYÊN NHÂN
1. Những
tồn tại, hạn chế
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa đa phần
làm dịch vụ, chỉ có khoảng 35% là hoạt động sản xuất; có tới 62% doanh nghiệp
có quy mô nguồn vốn dưới 5 tỷ đồng, số lượng doanh nghiệp tư nhân tuy tăng hàng
năm nhưng quy mô bình quân của mỗi doanh nghiệp là không lớn. Hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh còn thấp, nhất là giá trị về doanh thu, lợi nhuận của các
doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, không thể đảm bảo cho tích lũy
tài sản mở rộng sản xuất, kinh doanh, trong khi năng lực tài chính hạn chế, khó
huy động vốn hoặc liên kết, liên doanh.
- Trình độ khoa học công nghệ
còn lạc hậu, chưa được nâng cấp, đổi mới kịp thời. Năng suất lao động chưa cao,
năng lực và kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp còn hạn chế; hiểu biết pháp luật,
kỹ năng tiếp thị, trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ còn yếu... nên tính
cạnh tranh còn nhiều hạn chế.
- Sản phẩm dịch vụ hàng hóa
chưa đa dạng, phong phú; chưa xây dựng được thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu
sản phẩm của địa phương.
- Mức độ liên kết, hợp tác kinh
doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn lỏng lẻo,
chưa phát huy năng lực sẵn có của các doanh nghiệp khác để tăng nội lực cho
doanh nghiệp mình. Chưa hình thành được hình mẫu cụm liên kết ngành, chuỗi giá
trị trong sản xuất, chế biến rõ nét. Chưa có sự gắn kết giữa phát triển công
nghiệp với các ngành kinh tế khác, nhất là nông nghiệp. Quy mô diện tích vùng
nguyên liệu nhỏ, manh mún và bị phân tán nhiều địa bàn, chất lượng đầu ra nông
sản chưa đồng nhất. Mối liên kết, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp còn rời
rạc, thiếu sự hợp tác và phân công sản xuất. Mức độ tuân thủ các nguyên tắc,
quy định thỏa thuận trong liên kết hợp tác của doanh nghiệp còn thấp, dễ dàng
thay đổi khi có lợi ích lớn hơn… Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và
toàn cầu của các sản phẩm chủ yếu ở khâu gia công, lắp ráp.
- Một số khu, cụm công nghiệp
đã đi vào hoạt động nhưng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chưa đồng bộ. Các dự
án công nghiệp còn thiếu tập trung; chưa hình thành các cụm liên kết ngành
trong các khu, cụm công nghiệp.
2. Nguyên
nhân
- Phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa còn mang tính tự phát; doanh nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ và siêu nhỏ,
chiếm 88,8%, riêng siêu nhỏ là 66,7%.
- Nhiều doanh nghiệp chưa quan
tâm đến các quy chuẩn, tiêu chuẩn, cải tiến chất lượng sản phẩm hàng hóa; xây dựng,
phát triển thương hiệu sản phẩm và nghiên cứu thị trường, phụ thuộc nhiều vào
thị trường tại chỗ.
- Thiếu các chương trình hỗ trợ
nâng cao năng lực, thúc đẩy liên kết từ Chính phủ và các cơ quan hỗ trợ doanh
nghiệp.
- Mức độ liên kết và hợp tác
kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn hạn
chế, chưa tạo được mối liên kết phát triển giữa các ngành theo hướng hợp tác
chuyên môn hóa phù hợp với cơ chế thị trường do nhiều doanh nghiệp đầu tư khép
kín, chưa phối hợp năng lực sẵn có của các doanh nghiệp khác. Số lượng doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu chất
lượng, có khả năng cung ứng cho doanh nghiệp FDI, nhà cung cấp chuỗi vệ tinh gần
như không có. Công nghệ sản xuất, hệ thống quản lý, chủng loại sản phẩm cung ứng
chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Chênh lệch trình độ khoa học công nghệ
sản xuất và tâm lý không muốn lệ thuộc lẫn nhau của các doanh nghiệp làm hạn chế
tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong sản xuất, kinh doanh.
- Việc thu hút các doanh nghiệp
đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn hạn chế,
trong khi ngân sách nhà nước hạn hẹp, khó khăn trong bố trí vốn đầu tư. Công
tác giải phóng mặt bằng còn chậm. Chưa có cơ chế, chính sách thu hút, lựa chọn
nhà đầu tư tạo sự liên kết ngành tại các khu, cụm công nghiệp. Không gian phát
triển công nghiệp hiện nay còn bị chia cắt theo địa giới hành chính, chưa có sự
phân bố hợp lý dựa trên lợi thế so sánh, thiếu sự hợp tác và phân công lao động
trong vùng. Việc kết hợp và lồng ghép chính sách phát triển ngành công nghiệp với
chính sách phát triển vùng chưa hiệu quả.
Phần hai
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TỈNH BÌNH ĐỊNH THAM GIA CỤM LIÊN KẾT NGÀNH, CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT,
CHẾ BIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa
tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong sản xuất và chế biến các sản
phẩm công nghiệp có lợi thế của tỉnh; huy động và phát huy nội lực vào phát triển
kinh tế - xã hội, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách và tham
gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa
đói, giảm nghèo, an sinh xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu giai đoạn 2020-2025
hỗ trợ khoảng 380 lượt doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên
địa bàn tỉnh tham gia vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong sản xuất và
chế biến. Trong đó:
+ Phân theo ngành hỗ trợ5:
Sản xuất, chế biến thực phẩm:
50 lượt;
Sản xuất sản phẩm từ kim loại
đúc sẵn: 185 lượt;
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế:
145 lượt.
+ Phân theo năm hỗ trợ: Năm
2020: 30 lượt;
Năm 2021: 60 lượt; Năm 2022: 65
lượt; Năm 2023: 70 lượt; Năm 2024: 75 lượt; Năm 2025: 80 lượt.
- Phấn đấu giai đoạn 2020-2025
có 18-20 cụm liên kết ngành và 60-70% doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành được
hỗ trợ, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu được hỗ trợ
trong cụm liên kết ngành 8%/năm.
II. NGUYÊN TẮC
THỰC HIỆN HỖ TRỢ
1. Việc hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên6.
2. Bảo đảm công khai,
minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết
quả thực hiện7.
3. Việc hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực
sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh được nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
theo Đề án này.
4. Căn cứ nguồn lực hỗ
trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quyết định số lượng doanh
nghiệp được nhận hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc8:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ
làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hơn nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều
kiện được hỗ trợ trước.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ
sơ đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ trước được hỗ trợ trước.
5. Việc hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài
trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái
quy định của pháp luật9.
6. Trường hợp doanh nghiệp
nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng
một nội dung hỗ trợ theo quy định của Đề án này và quy định khác của pháp luật
có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.
7. Việc hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất việc thanh
toán các chi phí liên quan đến nội dung đề nghị hỗ trợ.
III. CÁC HÀNH
VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG VIỆC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA10
1. Hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa không đúng nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ
tục theo quy định của pháp luật.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn để làm trái quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Phân biệt đối xử, gây
chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức,
cá nhân hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Cố ý báo cáo, cung cấp
thông tin giả mạo, không trung thực liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5. Sử dụng nguồn lực hỗ
trợ không đúng mục đích đã cam kết.
IV. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ
1. Phạm vi điều chỉnh
Đề án này quy định nguyên tắc,
đối tượng, điều kiện hỗ trợ; trình tự thủ tục lựa chọn; nội dung hỗ trợ, nguồn
lực thực hiện; cơ chế quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định tham gia cụm liên kết
ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thuộc các ngành công
nghiệp quy định tại điểm b, khoản 1, Mục VI, phần II của Đề án này; trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Đối tượng áp dụng
- Doanh nghiệp được thành lập,
tổ chức và hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Định theo quy định của pháp luật về
doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định
tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ.
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân
liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Đối tượng hỗ trợ: Doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi
giá trị quy định tại khoản 3, khoản 7, Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thuộc các ngành công nghiệp quy định
tại điểm b, khoản 1, Mục VI, phần II của Đề án này.
4. Điều kiện hỗ trợ: Doanh
nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ nếu đáp ứng một trong các điều kiện quy
định tại khoản 1, Điều 19 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể:
- Tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh về chất lượng và giá thành.
- Có đổi mới sáng tạo về quy
trình công nghệ, vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị.
V. TRÌNH TỰ, THỦ
TỤC LỰA CHỌN, HỖ TRỢ
1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề
nghị hỗ trợ
- Doanh nghiệp lập thành 02 bộ
hồ sơ và nộp hồ sơ về Sở Công Thương; thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ.
+ Mẫu xác định doanh nghiệp nhỏ
và vừa quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày
11/3/2018 của Chính phủ.
+ Tài liệu chứng minh đáp ứng
điều kiện được hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết
ngành, chuỗi giá trị quy định tại khoản 4, Mục IV, Phần II của Đề án này.
+ Tài liệu tương ứng với các nội
dung đề nghị hỗ trợ: Hợp đồng, văn bản xác nhận hoặc các văn bản tương đương;
chứng từ đã hoàn tất việc thanh toán các chi phí tương ứng,…
- Thời gian nhận hồ sơ: Hàng
năm có 02 đợt nhận hồ sơ; đợt 1 chậm nhất đến hết ngày 15 tháng 5 và đợt 2 chậm
nhất đến hết ngày 15 tháng 11 để Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo Hội đồng lựa
chọn đối tượng tham gia Đề án (gọi tắt là Hội đồng) thẩm định và trình
UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Thành lập Hội đồng
Giám đốc Sở Công Thương quyết định
thành lập, quy định về số lượng và cơ cấu các thành viên của Hội đồng. Thành phần
Hội đồng bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Công Thương, đại diện lãnh đạo
các phòng, đơn vị liên quan thuộc Sở Công Thương và mời đại diện Sở Khoa học và
Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội và đại diện các cơ quan khác liên quan đến nội dung đề nghị hỗ trợ tham gia
Hội đồng.
3. Lựa chọn doanh nghiệp nhỏ
và vừa tham gia Đề án
- Sau khi hết thời hạn nhận hồ
sơ đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong thời hạn 15 ngày làm việc,
Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo Hội đồng. Hội đồng căn cứ nguyên tắc, phương
thức lựa chọn, đối tượng và điều kiện hỗ trợ để xem xét, lựa chọn doanh nghiệp
để hỗ trợ.
- Kết quả lựa chọn doanh nghiệp
được thể hiện bằng báo cáo kết quả thẩm định, biên bản thẩm định, bao gồm các nội
dung: Thông tin doanh nghiệp được hỗ trợ, nội dung, mức hỗ trợ, thông tin khác
có liên quan (nếu có).
4. Hỗ trợ cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa
Trên cơ sở quyết định hỗ trợ của
UBND tỉnh, Sở Công Thương thanh toán chi phí hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thời
hạn 07 ngày làm việc.
5. Công khai thông tin hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Sở Công Thương, các sở,
ngành, cơ quan, đơn vị thực hiện công khai nội dung thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa và các thông tin khác có liên quan theo quy định tại Điều 29 Luật Hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Việc công khai thông tin hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được thực hiện chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày
ban hành quyết định hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
VI. NỘI DUNG HỖ
TRỢ
1. Tiêu chí lựa chọn cụm
liên kết ngành, chuỗi giá trị
a) Việc lựa chọn cụm liên kết
ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến để hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa tham gia đáp ứng một trong các tiêu chí theo quy định tại Điều 22
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ, cụ thể:
- Đóng góp cao trong tổng sản
phẩm của địa phương;
- Tạo việc làm cho người lao động;
- Có mật độ doanh nghiệp tham
gia lớn;
- Tạo ra giá trị gia tăng cao.
b) Thực hiện lựa chọn các ngành
công nghiệp có đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất hoặc có số lượng
doanh nghiệp đang hoạt động lớn nhất hoặc tạo việc làm cho người lao động nhiều
nhất để hỗ trợ tham gia các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, cụ thể các ngành
như sau:
- Sản xuất, chế biến thực phẩm11;
- Sản xuất sản phẩm từ kim loại
đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)12;
- Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế13.
(Chi
tiết như Phụ lục 11 kèm theo)
2. Phương thức lựa chọn
doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị tham gia Đề
án
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham
gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị quy định tại khoản 3, khoản 7, Điều 3 Luật
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến đáp ứng
điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 19 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được
lựa chọn tham gia Đề án theo một trong các phương thức sau14:
a) Có hợp đồng hợp tác, liên kết
với các doanh nghiệp dẫn dắt trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
b) Có hợp đồng mua chung nguyên
vật liệu đầu vào.
c) Có hợp đồng bán chung sản phẩm.
d) Cùng xây dựng và sử dụng
thương hiệu vùng.
3. Nội dung hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
a) Hỗ trợ 50% chi phí đối với
các khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại
hiện trường nhưng không quá 30 triệu đồng trên 01 khóa đào tạo cho một doanh
nghiệp và không quá 01 khóa đào tạo trên năm.
b) Hỗ trợ liên kết sản xuất,
kinh doanh:
- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng
tư vấn về thúc đẩy liên kết trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị nhưng không
quá 40 triệu đồng một hợp đồng trên một năm trên một cụm liên kết ngành, chuỗi
giá trị;
- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng
tư vấn về xây dựng các dự án liên kết kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển thị
trường, nâng cao giá trị của sản phẩm, hàng hóa nhưng không quá 50 triệu đồng một
hợp đồng trên một năm trên một dự án liên kết kinh doanh.
c) Hỗ trợ phát triển thương hiệu,
mở rộng thị trường:
- Hỗ trợ 100% chi phí gian hàng
tham gia Hội trợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước với mức
hỗ trợ tối đa không quá 20 triệu đồng 01 lần trên 01 doanh nghiệp tại hội chợ tổ
chức trong tỉnh, 40 triệu đồng 01 lần trên 01 doanh nghiệp tại hội chợ tổ chức
ngoài tỉnh, 150 triệu đồng 01 lần trên 01 doanh nghiệp tại hội chợ tổ chức
ngoài nước, nhưng tối đa không quá 02 lần trên 01 năm đối với hội chợ tổ chức
trong nước và 02 lần trên 01 năm đối với hội chợ tổ chức ngoài nước. Được ưu
tiên tham gia Chương trình xúc tiến thương mại có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng
tư vấn về nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh nhưng
không quá 15 triệu đồng trên một nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí
mật kinh doanh;
- Hỗ trợ 100% chi phí hợp đồng
tìm kiếm thông tin, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu chuỗi giá trị và
cụm liên kết ngành nhưng không quá 20 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá
một hợp đồng trên năm.
d) Tư vấn về tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng:
- Cung cấp thông tin miễn phí về
hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng
tư vấn để doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở nhưng không quá 15 triệu đồng
trên một tiêu chuẩn cơ sở;
- Hỗ trợ 50% phí thử nghiệm mẫu
phương tiện đo; hỗ trợ 50% phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện
đo, chuẩn đo lường; hỗ trợ 50% chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn
phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng trên 01 lần
thử và không quá 01 lần trên năm;
- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng
tư vấn để doanh nghiệp tự tổ chức đo lường nhưng không quá 15 triệu đồng trên một
doanh nghiệp trên một năm.
đ) Hỗ trợ thực hiện các thủ tục
về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng:
- Hỗ trợ 100% chi phí thử nghiệm,
giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhưng không quá
10 triệu đồng trên một lần thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng
sản phẩm, hàng hóa và không quá 01 lần trên năm cho mỗi đối tượng;
- Hỗ trợ sử dụng các phòng thử
nghiệm về chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi
giá trị;
- Hỗ trợ 50% phí thử nghiệm về
chất lượng hàng hóa tại hệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước
nhưng không quá 10 triệu đồng trên 01 lần thử và không quá 01 lần trên năm;
- Hỗ trợ 50% chi phí hợp đồng đặt
hàng các cơ sở viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển các sản phẩm, dịch
vụ nhưng không quá 30 triệu đồng trên 01 lần và không quá 01 lần trên năm.
VII. NGUỒN LỰC
THỰC HIỆN
1. Từ nguồn ngân sách địa
phương
Tổng kinh phí bố trí thực hiện
các nội dung tại Khoản 3, Mục VI, phần II của Đề án là 11.000 triệu đồng, từ
nguồn chi thường xuyên của ngân sách địa phương. Trong đó:
- Dự kiến phân bổ kinh phí theo
ngành
+ Sản xuất, chế biến thực phẩm:
1.500 triệu đồng;
+ Sản xuất sản phẩm từ kim loại
đúc sẵn: 5.000 triệu đồng;
+ Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế:
4.500 triệu đồng.
- Dự kiến phân bổ kinh phí theo
năm
+ Năm 2020: 940 triệu đồng;
+ Năm 2021: 1.700 triệu đồng;
+ Năm 2022: 1.785 triệu đồng.
+ Năm 2023: 2.020 triệu đồng;
+ Năm 2024: 2.195 triệu đồng;
+ Năm 2025: 2.360 triệu đồng.
2. Nguồn tài trợ từ các tổ
chức, cá nhân khác
Ngoài kinh phí hỗ trợ từ nguồn
ngân sách địa phương, khuyến khích các nguồn tài trợ hợp pháp từ các tổ chức,
cá nhân hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định phát triển
theo mục tiêu của Đề án này.
VIII. CƠ CHẾ QUẢN
LÝ, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Kiểm tra, giám sát việc hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
tổ chức, cá nhân tài trợ kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung, chương
trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
b) Nội dung kiểm tra, giám sát
bao gồm:
- Việc lựa chọn đối tượng hỗ trợ;
việc thực hiện trình tự, thủ tục và nội dung hỗ trợ.
- Việc chấp hành pháp luật
trong quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ, tài trợ.
- Việc thực hiện công khai
thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 29 của Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Đánh giá hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Sở Công Thương tổ chức đánh
giá, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện, tác động dự kiến đối với đối tượng hỗ
trợ và công khai thông tin hỗ trợ theo các hình thức được quy định tại Khoản 2,
Điều 29 của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Xử lý vi phạm
- Sở Công Thương có trách nhiệm
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội
dung, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Đề án này; tổng hợp, đề
xuất UBND tỉnh xử lý các trường hợp vi phạm, các vấn đề vướng mắc có liên quan.
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân
có liên quan đến vi phạm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Đề án này chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa vi phạm
có trách nhiệm hoàn trả các hỗ trợ đã được hưởng và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về các hành vi vi phạm.
Phần ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện Đề án này; kiểm tra, giám
sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án; tham mưu UBND tỉnh giải quyết các vướng
mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án
khi cần thiết.
- Thành lập Hội đồng thực hiện
lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia Đề án theo quy định tại Điều 23, Nghị
định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ. Đề xuất UBND tỉnh tôn vinh
doanh nghiệp nhỏ và vừa có thành tích tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư tham mưu UBND tỉnh đề xuất kế hoạch hỗ trợ phát triển các chuỗi liên kết tiềm
năng của tỉnh trong khuôn khổ Dự án thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết
nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa do Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ
(USAID) tài trợ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức triển khai thực hiện.
- Định kỳ hàng năm báo cáo UBND
tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình triển khai thực hiện Đề án.
2. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán được lập
theo quy định, theo khả năng cân đối ngân sách địa phương, Sở Tài chính phối hợp
với Sở Công Thương và các sở, ngành có liên quan tổng hợp, trình UBND tỉnh xem
xét, trình HĐND tỉnh kinh phí thực hiện Đề án. Phối hợp với Sở Công Thương hướng
dẫn cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
Hỗ trợ các doanh nghiệp được lựa
chọn tham gia Đề án sử dụng các phòng thử nghiệm về chất lượng hàng hóa. Cung cấp
thông tin miễn phí về hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nước và
quốc tế thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tham gia cụm liên
kết ngành, chuỗi giá trị. Phối hợp Sở Công Thương triển khai việc giám sát,
đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
4. Các sở, ban, ngành; UBND
các huyện, thị xã, thành phố
- Thực hiện tốt công tác phối hợp
triển khai thực hiện Đề án và các nội dung hỗ trợ khác có liên quan; tổ chức thực
hiện theo phạm vi, chức năng nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp tham gia Hội đồng;
tham gia thẩm định lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ theo các nội dung
của Đề án.
- Phối hợp với Sở Công Thương
triển khai việc giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
5. Các tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp
- Vận động các thành viên đóng
góp, đảm bảo kinh phí xã hội hóa thực hiện Đề án. Phối hợp tham gia Hội đồng
khi có yêu cầu.
- Đại diện và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp, huy động các nguồn lực hỗ trợ hội viên là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tham gia xây dựng, phản biện, triển khai chính sách liên quan đến hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa; tham gia đánh giá các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
- Thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp lớn
với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
6. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tham gia Đề án
- Cung cấp thông tin, hồ sơ đầy
đủ, kịp thời, chính xác theo quy định, chịu trách nhiệm về những thông tin, tài
liệu đã cung cấp.
- Sử dụng các nguồn lực hỗ trợ
của tỉnh một cách phù hợp, hiệu quả, đúng quy định. Báo cáo kết quả sử dụng
kinh phí hỗ trợ về Sở Công Thương.
Các sở, ban, ngành liên quan,
UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức
triển khai thực hiện hiệu quả những nội dung của Đề án, phù hợp với tình hình,
điều kiện cụ thể của từng ngành, địa phương, đơn vị. Định kỳ báo cáo kết quả thực
hiện Đề án về Sở Công Thương (trước ngày 20 tháng 12 hàng năm), để tổng
hợp báo cáo UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh kịp
thời về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh./.