ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3198/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 12 tháng 12 năm 2024
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THANH TRA NĂM 2025
CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thanh tra
ngày 14 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số
43/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2023 của
Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số
03/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ quy định về cơ quan thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành;
Căn cứ Thông tư
04/2024/TT-TTCP ngày 08 tháng 4 năm 2024 của Thanh tra Chính phủ quy định việc
xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra và ban hành kế hoạch
thanh tra;
Căn cứ Định hướng
Chương trình thanh tra năm 2025 tại Văn bản số 2220/TTCP-KHTH
ngày 23 tháng 10 năm 2024 của Thanh tra Chính phủ;
Căn cứ Công văn số
2221/TTCP-KHTH ngày 23 tháng 10 năm 2024 của Thanh tra Chính phủ về việc hướng
dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2025;
Theo đề nghị của
Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 1540/TTr-TT ngày 29 tháng 11 năm
2024,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành Kế hoạch thanh tra năm 2025 của tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 85 cuộc thanh tra
hành chính và 84 cuộc thanh tra chuyên ngành (có Kế hoạch thanh tra kèm theo
Quyết định này).
Điều 2. Giao
trách nhiệm Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban Quản lý khu kinh tế,
công nghiệp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế triển khai
thực hiện Kế hoạch thanh tra 2025 kèm theo Quyết định này và thông báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan về Kế hoạch thanh tra.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chánh Thanh tra
tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng cơ quan, tổ chức là đối tượng
thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 3;
- Thanh tra Chính phủ;
- Cục II - Thanh tra Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban: Nội chính TU, Tổ chức TU;
- Ủy ban kiểm tra TU;
- Cục Thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBND thành phố, thị xã và các huyện;
- Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Các doanh nghiệp;
- Các PCVP UBND tỉnh; các CV;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KSTT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phương
|
KẾ
HOẠCH THANH TRA NĂM 2025
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 3198/QĐ-UBND ngày 12/12/2024 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai thực hiện
đồng bộ có hiệu quả Luật Thanh tra năm 2022 và các nghị định, thông tư hướng dẫn
thi hành các luật; các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội,
chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực và Thủ tướng
Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra phải thực hiện
đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trình tự, thủ tục pháp luật
quy định. Bảo đảm nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu
quản lý nhà nước của các cấp, các ngành và phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước; đổi mới trong tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra; đẩy mạnh ứng dụng
khoa học, công nghệ vào hoạt động thanh tra.
Qua thanh tra kịp thời
phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, thiếu sót trong quản lý nhà nước; có biện
pháp xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật,
tham nhũng, tiêu cực; kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật còn bất cập, sơ
hở.
Tăng cường công khai,
minh bạch trong hoạt động thanh tra; nâng cao kỷ luật kỷ cương hành chính, đạo
đức công vụ trong hoạt động, chấp hành nghiêm quy định về kiểm soát quyền lực,
phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ
luật đảng và trong hoạt động thanh tra[1].
Đẩy mạnh công tác
lãnh đạo, chỉ đạo, chất lượng, tiến độ hiệu quả công tác thanh tra; giám sát,
thẩm định và xử lý sau thanh tra, trọng tâm là tổ chức thực hiện các quy định của
pháp luật về thực hiện kết luận thanh tra, nhất là tăng tỷ lệ thu hồi tiền và
tài sản do vi phạm, tham nhũng, tiêu cực[2].
2. Tổ chức thực hiện
nghiêm các quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các
nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành các luật và các nghị quyết, chỉ thị, chỉ
đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ[3] về công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đó tập trung giải quyết khiếu nại, tố
cáo liên quan đến nhân sự đại hội Đảng các cấp; nâng cao trách nhiệm và chủ động
tích cực phối hợp với các ngành, các cấp để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải
pháp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền,
kịp thời, đúng pháp luật và phù hợp với thực tế ngay từ lúc mới phát sinh ở cơ
sở; thực hiện tốt các quy định về tiếp công dân của người đứng đầu; quan tâm kiểm
tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài,
góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
3. Tổ chức thực hiện
nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, các nghị định, thông tư
hướng dẫn thi hành luật và các nghị quyết, chỉ thị và chỉ đạo của Trung ương,
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng,
tiêu cực. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các
giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực nhất là triển khai các quy định về kiểm
soát tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích, công khai, minh bạch về tổ
chức, hoạt động[4]… đẩy mạnh phát hiện và xử lý tham
nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật; phòng chống tham
nhũng trong khu vực ngoài nhà nước. Phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội về
phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Tích cực, chủ động thực thi Công ước Liên hợp
quốc về chống tham nhũng.
4. Nâng cao năng lực và
đổi mới phương pháp, cách thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra
để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục hoàn thiện thể chế
và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực[5]. Tập
trung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra để
thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ thanh tra,
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng
đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực, trình độ và uy tín, ngang tầm
nhiệm vụ.
II. NỘI DUNG
1.
Nội dung thanh tra
Thực hiện tốt Luật
Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn Luật; các Nghị quyết, Chỉ thị của
Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng
chống tham nhũng, tiêu cực liên quan đến hoạt động thanh tra; Nghị quyết số
76-BCSĐ ngày 06/6/2023 của Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ về việc tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra và phát hiện,
xử lý vi phạm qua thanh tra, căn cứ định hướng chương trình công tác của Thanh
tra Chính phủ; ngành thanh tra xây dựng nội dung công tác thanh tra với các nhiệm
vụ trọng tâm sau đây:
1.1. Thanh tra tỉnh:
- Thanh tra trách nhiệm
thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng chống tham nhũng, tiêu cực và việc chấp hành chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ và quyền hạn trên một số lĩnh vực của Giám đốc sở và chủ tịch UBND cấp
huyện.
- Thanh tra chuyên đề
việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng các công trình thủy
lợi, đê điều thời kỳ 2018-2023 theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
- Thanh tra việc thực
hiện chính sách pháp luật trong chuyển mục đích sử dụng dụng đất trồng lúa sang
mục đích khác đối với 06 dự án trên địa bàn tỉnh.
- Thanh tra việc giải
quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện và bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả cấp xã tại UBND huyện Phú Vang và thị xã Hương Thủy.
- Thanh tra theo yêu
cầu của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi
phạm pháp luật; thanh tra lại theo thẩm quyền; kiểm tra tính chính xác, hợp
pháp các kết luận thanh tra của Thanh tra sở, huyện và quyết định xử lý sau
thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp huyện khi cần thiết.
- Kiểm tra, rà soát
việc thực hiện Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Kiểm tra
Trung ương đối với các nội dung kiến nghị có liên quan đến dự án ngoài ngân
sách.
- Kiểm tra việc xây dựng
và thực hiện kế hoạch thanh tra tại một số sở, ngành, địa phương.
1.2. Thanh tra cấp
huyện, thanh tra sở: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tiến hành các cuộc
thanh tra theo kế hoạch.
(Danh sách các cuộc
thanh tra năm 2025 gồm 25 Phụ lục kèm theo Kế hoạch này)
- Việc tổ chức thực
hiện thanh tra tuân thủ quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ - CP
ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Thanh tra, chấp hành nghiêm 5 điều kỷ luật của ngành thanh tra, thông
tư số 01/2021/tt-ttcp ngày 11/3/2021 của thanh tra chính phủ quy định quy tắc ứng
xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành thanh tra và cán bộ, công chức làm
công tác tiếp công dân, chỉ thị số 26/ct-ubnd ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh về
tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh;
- Công tác giám sát, thẩm
định và xử lý sau thanh tra: thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về
thanh tra. Tăng cường rà soát, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị, quyết định
xử lý về thanh tra, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra.
2.
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Các cấp, các ngành,
cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp
luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo[6] trong đó tập trung giải
quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự đại hội Đảng các cấp; nghiêm túc
thực hiện chế độ tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất, công khai lịch
tiếp công dân trên cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan; tăng cường trao đổi,
phối hợp giữa cơ quan trung ương và địa phương trong công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tạo sự thống nhất trong quá trình xem xét, giải quyết
nhất là đối với những vụ việc đông người, phức tạp.
Giải quyết kịp thời,
dứt điểm, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, phấn đấu
đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố
cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu tỷ lệ trên 90%; xử lý nghiêm đối với tập
thể, cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo; thực hiện nghiêm các quyết định, kết luận giải quyết tố cáo có hiệu lực
pháp luật.
Kiểm tra, rà soát các
vụ việc theo Kế hoạch 363/KH-TTCP ngày 20/3/2019 của Thanh tra Chính phủ về kiểm
tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp,
kéo dài.
3.
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Triển khai thực hiện
đồng bộ các chủ trương, chính sách về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục
triển khai thi hành những quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có
nghĩa vụ kê khai, nhất là người đứng đầu cơ quan đơn vị tại các ngành, lĩnh vực
nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực; kiểm soát xung đột lợi ích, cơ chế kiểm
soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền; phòng chống tham nhũng, tiêu cực
khu vực ngoài nhà nước… tập trung xử lý nghiêm, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng
nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công
việc.
Phát hiện, xử lý kịp
thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng, tiêu cực; phối hợp chặt chẽ với cơ
quan chức năng để xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, tiêu cực;
tăng cường mối quan hệ phối hợp với cơ quan liên quan trong việc trao đổi, cung
cấp thông tin theo chỉ thị của Bộ Chính trị và Luật Phòng, chống tham nhũng.
Thanh tra trách nhiệm
của Thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra,
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng. Thực hiện
các nhiệm vụ theo Kế hoạch công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2025 của
Ủy ban nhân dân tỉnh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Chánh Thanh
tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban ngành, địa phương:
- Xây dựng Kế hoạch
triển khai các cuộc thanh tra của đơn vị, địa phương mình và thông báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan về Kế hoạch thanh tra.
- Kiểm tra, đôn đốc,
hướng dẫn việc triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2025 đảm bảo theo
đúng quy định của pháp luật và tiến độ đề ra.
- Trong quá trình thực
hiện, căn cứ tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước, báo cáo, đề
xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, xử lý chồng
chéo, vướng mắc trong hoạt động thanh tra.
2. Thủ trưởng các sở,
ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng
cơ quan thanh tra: Căn cứ Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh, chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai các cuộc thanh tra; không thanh
tra ngoài Kế hoạch này, khi cần thiết phải thống nhất với Thanh tra tỉnh và báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định (trừ trường hợp thanh tra khi phát hiện dấu
hiệu vi phạm pháp luật).
Ủy ban nhân dân tỉnh
yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện các nội dung trên;
quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, các
đơn vị kịp thời phản ánh về Thanh tra tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, chỉ đạo./.