ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH
QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2095/QĐ-UBND
|
Quảng Trị,
ngày 15 tháng 8 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG PHỤC VỤ
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN
2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg , ngày
22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 1828/QĐ-BNN-VPĐP
ngày 23/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê
duyệt Chương trình Truyền thông phục vụ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày
04/11/2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh
và Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới tỉnh tại Tờ trình số 120/TTr-VPĐP ngày 09/8/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức thực hiện
Chương trình Truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chánh Văn phòng Điều phối
nông thôn mới tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Lưu: VT, TH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà
Sỹ Đồng
|
KẾ HOẠCH
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm
theo Quyết định số 2095/QĐ-UBND ngày 15/8/2022 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Trị)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Góp phần đưa các chủ trương, chính
sách, định hướng, nội dung về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025 đi
vào cuộc sống, tạo được sự thống nhất trong triển khai thực hiện từ cấp tỉnh đến
cơ sở; góp phần chuyển đổi tư duy, nâng cao nhận thức và cải thiện năng lực cho
cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới với nguyên tắc
“Cơ cấu lại ngành nông nghiệp là động lực, nông thôn mới là nền tảng, nông
dân là chủ thể”; phát huy được sức mạnh toàn dân, tinh thần đoàn kết và vai
trò làm chủ của người dân trong xây dựng NTM theo phương châm: “Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”; huy động được sự tham gia của
các tổ chức chính trị, xã hội, tạo sự đồng thuận và đồng lòng, cùng chung sức
xây dựng nông thôn Quảng Trị trở thành những miền quê đáng sống.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu
của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh giai đoạn 2021-2025, phấn đấu
đến năm 2025 có thêm 04 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và 01 huyện đạt chuẩn
nông thôn mới kiểu mẫu; 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 09 xã
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao, kiểu mẫu; không còn xã đạt dưới 13 tiêu chí; có ít nhất 40% số thôn
thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt
chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất
1,5 lần so với năm 2020.
- 100% các huyện, thị xã xây dựng kế
hoạch truyền thông về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, hàng năm và triển khai
có hiệu quả;
- 100% các địa phương, cơ sở sử dụng
đúng, hiệu quả logo nông thôn mới và logo OCOP trong các hoạt động truyền
thông;
- Cổng thông tin điện tử Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh, Chương trình OCOP thường xuyên cập nhật thông
tin, kết quả tiếp nhận và giải đáp kịp thời những phản hồi về xây dựng nông
thôn mới, OCOP; Đăng tải trên 90% các câu hỏi của người dân và trả lời của các
cơ quan liên quan về Chương trình;
- Có ít nhất 01 chuyên mục được phát
sóng/tháng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh hoặc 01 chuyên trang trên Báo
Quảng Trị và phối hợp với các báo có chuyên trang liên quan để tuyên truyền về
Chương trình nông thôn mới và Chương trình OCOP;
- Tham gia đầy đủ, tích cực các cuộc
thi về nông thôn mới do trung ương tổ chức;
- 100% xã có ít nhất 01 chương trình
phát thanh/tuần về xây dựng nông thôn mới trên đài truyền thanh xã;
- 100% cán bộ làm công tác thông tin,
tuyên truyền các cấp được tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền và truyền
thông, giải quyết sự cố truyền thông, nghiệp vụ báo chí về phương pháp viết
tin, bài; sáng tác, biên tập, dàn dựng tiết mục, chương trình truyền thông cổ động.
2. Yêu cầu
- Công tác truyền thông về xây dựng
nông thôn mới được thực hiện kịp thời, thường xuyên, liên tục, bảo đảm đa dạng,
phong phú, sáng tạo cả về hình thức và nội dung thông tin;
- Nội dung, hình thức tuyên truyền phù
hợp vào tình hình thực tiễn, đặc điểm địa lý, đặc điểm sinh thái, nhóm dân cư
sinh sống trên địa bàn. Công tác thông tin, tuyên truyền vừa cần có những nội
dung chung mang tính chỉ đạo và định hướng, vừa phải tính đến tính đặc thù để
phù hợp đặc điểm văn hóa, truyền thông, trình độ phát triển của các cộng đồng
dân cư, vùng miền cũng như phù hợp theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã
hội;
- Thông tin truyền thông cần cô đọng,
đơn giản, dễ hiểu có mục tiêu rõ ràng và cụ thể để thực hiện “tuyên truyền
nhân dân”.
3. Phạm vi và thời gian thực hiện
a) Phạm vi: Toàn tỉnh
b) Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến
năm 2025
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI
PHÁP
1. Nội dung
a) Tập trung tuyên truyền về Nghị quyết
số 19-NQ/TW ngày 16/2/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương đảng
khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2040; về những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của Chương trình MTQG
xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy
về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, định
hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 31/05/2022 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách
Trung ương, vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ thực hiện Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị; Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 01/7/2022 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2021 - 2025, các bộ tiêu chí huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao,
kiểu mẫu; bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, bộ
tiêu chí thôn/bản nông thôn mới, thôn/bản nông thôn mới kiểu mẫu, bộ tiêu chí
vườn mẫu, mô hình nông thôn mới thông minh); đẩy mạnh ứng dụng khoa học,
công nghệ phục vụ nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phát triển ngành nghề
nông thôn và sản phẩm OCOP, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới
nông thôn mới thông minh; nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, cải tạo cảnh
quan môi trường nông thôn, giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của khu
vực nông thôn; nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa với bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống; thúc đẩy an ninh trật tự, bình đẳng giới;
tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân cư, cán bộ cơ sở và người dân ở nông
thôn…, cụ thể:
- Nâng cao năng lực cho các cộng đồng
dân cư, cán bộ cơ sở và người dân ở nông thôn nhằm phát huy vai trò chủ thể của
người dân nông thôn, tinh thần chủ động, sáng tạo, tự giác, tự lực, đoàn kết và
hợp tác trong xây dựng nông thôn mới với nguyên tắc “Cơ cấu lại nền nông
nghiệp là động lực, nông thôn mới là nền tảng, nông dân là chủ thể”;
- Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều
sâu, hiệu quả và bền vững, hướng đến xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông
thôn hiện đại, nông dân chuyên nghiệp”;
- Chuyển đổi tư duy cho cán bộ cơ sở,
cộng đồng và người dân nông thôn về phát triển kinh tế nông thôn theo hướng:
Chuyên tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông
thôn, phát triển chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát huy tính đa
giá trị của nông nghiệp, nông thôn, phát triển bền vững, có trách nhiệm, thích ứng
với biến đổi khí hậu, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ; phát triển du
lịch nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa;
- Quy hoạch nông thôn, phát triển hạ tầng
nông thôn gắn với đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới
kiểu mẫu;
- Triển khai Chương trình OCOP, phát
triển ngành nghề nông thôn, sản phẩm OCOP xanh; nâng cao hiệu quả hoạt động của
hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển doanh
nghiệp khởi nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, hỗ trợ khởi nghiệp,
sáng tạo; phát huy tính đa giá trị của nông nghiệp, nông thôn, phát triển nông
nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ; ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp
và xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ;
- Triển khai Chương trình Chuyển đổi số
trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh. Đẩy
mạnh ứng dụng chuyển đổi số tại khu vực nông thôn. Đẩy mạnh kết nối cung cầu,
tiêu thụ sản phẩm, gắn với thương mại điện tử, bán hàng online, ...;
- Triển khai Chương trình Phát triển
du lịch nông thôn gắn với nông thôn mới; tăng cường các hoạt động trải nghiệm
du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP;
- Triển khai Chương trình tăng cường bảo
vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông
thôn mới. Tập trung nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo môi
trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn;
- Xây dựng các hình ảnh về “Người
nông dân chuyên nghiệp” gắn với các sáng kiến “Mỗi nông dân là một
thương nhân”; “Người lãnh đạo cộng đồng” gắn với tổ chức đời sống cộng
đồng, hướng đến “nâng cao năng lực cộng đồng”;
- Phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng
mắc và những bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện Chương
trình.
b) Chuẩn hóa hệ thống nhận diện biểu trưng
và đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh, khẩu hiệu trong Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới và Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 qua các góc nhìn (các
ấn phẩm in song ngữ gắn logo, video, cờ nông thôn mới, quà tặng, kỷ niệm chương
...)
(1) Biểu trưng (logo) của Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới
- Biểu trưng hình tròn, phía trong
chia làm nhóm hình (lồng dòng chữ “nông thôn mới”) và nhóm chữ cái. Hình
tượng hạt gạo có dòng chữ NÔNG THÔN MỚI được biến tấu từ những ngôi nhà cao tầng,
những ống khói nhà máy đang vươn lên giữa cánh đồng.
- Màu sắc chủ đạo là màu vàng (tô nền
hình bông lúa), màu xanh lá cây ở viền và các ký tự chữ (NTM, nông thôn
mới), nền trong màu trang;
- Cờ có in hình logo của Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới.
(2) Biểu trưng (logo) của Chương trình
OCOP
Biểu trưng có nhóm 4 chữ cái viết hoa
và nhóm chữ tiếng Anh viết
hoa.
- Màu sắc chủ đạo của các chữ cái viết
hoa là màu nâu (chữ O) tượng trưng cho đất, nền tảng của sản xuất, cuộc
sống của làng, xã; màu xanh lá cây (chữ C) tượng trưng cho sản xuất nông
nghiệp và phát triển bền vững; màu xanh dương (chữ O) tượng trưng cho
tài nguyên nước, biển và các sản phẩm thủy sản; màu vàng (chữ P) tượng
trưng cho lợi ích, lợi nhuận của chương trình mà mỗi người dân, tổ chức tham
gia được hưởng lợi;
- Màu sắc chủ đạo của nhóm chữ tiếng
Anh viết hoa là màu đỏ;
- Cờ có in hình logo của Chương trình
OCOP.
(3) Slogan, khẩu hiệu của Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới
Slogan (thông điệp chung) “Nông thôn mới
có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc”
- Một số khẩu hiệu cơ bản của 02
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP:
+ Nông thôn mới - tư duy mới - cách
làm mới;
+ Xây dựng nông thôn mới bền vững,
thích ứng với biến đổi khí hậu;
+ Xây dựng nông thôn mới sáng - xanh -
sạch - đẹp - an toàn;
+ Xây dựng nông thôn mới hiệu quả, chất
lượng và bền vững;
+ Chương trình OCOP phát huy tiềm năng
và lợi thế của nông thôn;
+ Chương trình OCOP phát triển kinh tế
nông thôn đa dạng và bền vững;
+ Sáng tạo và hiệu quả phát triển các
sản phẩm OCOP;
+ Chương trình OCOP phát huy nội lực của
các chủ thể sản xuất, kinh doanh;
+ Chương trình OCOP góp phần cơ cấu lại
ngành nông nghiệp;
+ Chương trình OCOP vì lợi ích của người
sản xuất và cộng đồng;
+ Chương trình OCOP là Chương trình
phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng
giá trị;
+ Chương trình OCOP là giải pháp quan
trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
2. Giải pháp
a) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng
năm theo khung nội dung định hướng Chương trình của Trung ương. Thường xuyên kiểm
tra, giám sát các địa phương, cơ sở sử dụng biểu trưng (logo) nông thôn
mới và OCOP.
b) Khảo sát và đánh giá nhu cầu, xây dựng
các hình thức tiếp nhận phản hồi về thông tin, nội dung, chủ đề trong hoạt động
truyền thông nhằm xây dựng chuyên đề truyền thông có trọng tâm, trọng điểm. Mở
rộng đối tượng truyền thông, thúc đẩy nhận thức và thông tin đến cán bộ cơ sở,
cộng đồng, người dân, đặc biệt là người tiêu dùng, tổ chức thương mại, khách du
lịch nhằm phát triển thị trường nông sản, sản phẩm OCOP, góp phần phát triển
kinh tế nông thôn bền vững.
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác truyền thông: Các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
truyền thông. Xây dựng hệ thống và tăng cường các kênh truyền thông tương tác
thông qua việc ứng dụng các công nghệ mới về thông tin truyền thông như mạng xã
hội, ứng dụng giải trí trên thiết bị thông minh, công nghệ thực tế ảo,... nhằm
nâng cao sự tương tác và tham gia của người dân; tạo các kênh truyền thông hai
chiều, vừa đảm bảo mục tiêu tuyên truyền của cơ quan quản lý nhà nước vừa tiếp nhận
thông tin, phản ánh của người dân về quá trình thực hiện Chương trình MTQG xây
dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP.
d) Phối hợp với các cơ quan thông tấn
báo chí và các cơ quan truyền thông để đa dạng hóa các hình thức truyền thông
thông qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, tuyên truyền
trực quan bằng hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể để thực hiện chương trình thường
xuyên và liên tục, theo hướng tiếp cận đa chiều và tập trung vào các nội dung
trọng tâm theo chủ đề, không dàn trải, như tổ chức cuộc thi báo chí viết về
nông thôn mới, xây dựng phim tài liệu, phóng sự, diễn đàn đối thoại chuyên sâu
về các chủ đề mới trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các chương
trình chuyên đề.
đ) Phối hợp với các tổ chức chính trị
- xã hội, các cơ quan, đơn vị các cấp, các ngành, cơ quan thông tấn, báo chí,
đơn vị truyền thông nhằm tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong
trào “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới” thông qua hình thức văn nghệ
quần chúng, thi sáng tác, trưng bày, biểu diễn văn nghệ, các chương trình thông
tin cổ động...
e) Thường xuyên nâng cấp, cập nhật các
nội dung thông tin về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình
OCOP trên Cổng thông tin điện tử của Chương trình.
f) Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ
các cấp về kiến thức và kỹ năng tuyên truyền và truyền thông, giải quyết sự cố
truyền thông, nghiệp vụ báo chí...
g) Đẩy mạnh các phong trào thi đua,
khen thưởng: Kịp thời phát hiện và đề xuất khen thưởng cho những gương điển
hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới; Tổ chức tôn vinh các tập thể, cá
nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh.
III. KINH PHÍ
Sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, các
chương trình chuyên đề và huy động từ các nguồn lực hợp pháp khác.
Hàng năm, UBND tỉnh bố trí kinh phí
cho Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh và các đơn vị, địa phương để thực
hiện các hoạt động truyền thông theo kế hoạch đã được phê duyệt.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh:
- Chủ trì xây dựng, trình UBND tỉnh
phê duyệt nội dung, định hướng và kinh phí thực hiện Kế hoạch truyền thông
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hàng năm. Chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt
động thông tin, tuyên truyền về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các
chương trình chuyên đề;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã và các cơ quan truyền thông tổ
chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch này;
- Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt
động thông tin tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
trên trang thông tin điện tử http://nongthonmoi.quangtri.gov.vn bảo đảm phong
phú, hiệu quả, kịp thời cập nhật các văn bản, tài liệu, kết quả triển khai
Chương trình;
- Bảo đảm việc cung cấp các thông tin
cơ bản về thực hiện Chương trình truyền thông cho các cơ quan liên quan;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ
chức triển khai, theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện kế hoạch
truyền thông; tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh tiến độ và kết quả
thực hiện kế hoạch;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa
phương liên quan tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ xây dựng nông
thôn mới các cấp; in ấn các tờ rơi, tờ gấp, tài liệu tuyên truyền về nông thôn
mới;
- Phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng
tỉnh thực hiện tốt công tác khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu
trong xây dựng nông thôn mới.
2. Sở Thông tin truyền thông:
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo
các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền sâu rộng
mục đích, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của Kế hoạch; hướng dẫn xây dựng mới
các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng phát sóng, đưa tin nhằm đẩy mạnh
tuyên truyền về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, kịp thời phản ánh các
kết quả, các mô hình, cách làm hay cũng như những khó khăn, vướng mắc ở địa
phương để đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết phù hợp tình hình thực
tế.
Phối hợp với Văn phòng Điều phối nông
thôn mới tỉnh theo dõi, giám sát và kiểm tra nội dung thông tin tuyên truyền về
nông thôn mới trên báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền
thanh cơ sở.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tham
mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh và các
đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ
chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh:
- Chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội
phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh triển khai thực hiện có hiệu
quả phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với việc thực
hiện các phong trào thi đua của từng đơn vị;
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến toàn thể đoàn viên, hội viên của
mình. Triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới,
đô thị văn minh”;
- Chủ động tích cực tham gia, chỉ đạo
các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt công
tác tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn thi đua chung sức xây dựng
nông thôn mới.
5. Các sở, ban, ngành liên quan:
Căn cứ tiêu chí nông thôn mới các cấp
để xây dựng kế hoạch truyền thông trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
thuộc phạm vi quản lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; Tổ chức giám
sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết theo định kỳ.
6. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh,
Báo Quảng Trị và các cơ quan thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh:
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng
các chuyên mục nông thôn mới của đơn vị;
- Thường xuyên cập nhật, theo dõi, đưa
tin về hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh và các địa phương trong công tác xây dựng
nông thôn mới. Nghiên cứu xây dựng các chuyên mục đối thoại hoặc tọa đàm về các
chủ trương, chính sách và các vấn đề liên quan đến việc tổ chức thực hiện các
tiêu chí nông thôn mới.
7. UBND các huyện, thị xã
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương
trình truyền thông phục vụ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn giai đoạn 2021-2025 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tổ chức
triển khai, tổng hợp, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất
về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh);
- Phối hợp với các cơ quan thông tin
truyền thông, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh để thực hiện có hiệu quả
công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới ở địa phương;
- Phân công cụ thể các phòng, ban chức
năng, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tổ chức làm tốt công tác tuyên truyền,
vận động người dân trên địa bàn thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới;
- Chỉ đạo chính quyền địa phương cấp
xã chủ động triển khai công tác hướng dẫn tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới,
thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở; rà soát
các pa-nô, khẩu hiệu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn để bổ sung, chỉnh
trang, thay thế những pa-nô đã cũ hoặc bị hư hỏng;
- Hàng năm, chủ động bố trí ngân sách
của huyện, thị xã để phục vụ công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới ở
địa phương.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế
hoạch, nếu phát sinh các khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương gửi ý kiến
bằng văn bản về Văn phòng Điều phối nông thôn mới để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh
sửa đổi, bổ sung kịp thời./.