ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 65/2025/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 29 tháng 6 năm 2025
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÂY
XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ
07/2021/QĐ-UBND NGÀY 04/5/2021 CỦA UBND TỈNH THANH HÓA.
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị
và nông thôn ngày 26 tháng 11 năm 2024;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18
tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17
tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Nghị định số
140/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ Quy định về phân định thẩm
quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
Xây dựng;
Căn cứ Thông tư số
20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn
quản lý cây xanh đô thị; Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20
tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Xây dựng tại Tờ trình số 4917/TTr-SXD ngày 22 tháng 6 năm 2025;
Ủy ban nhân dân ban hành Quyết
định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 04
tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Điều 1. Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 04/5/2021 của
UBND tỉnh Thanh Hóa
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như
sau:
“Điều 16. Trách nhiệm của
các sở, ngành
1. Sở Xây dựng
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân
dân tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan có liên quan tham mưu giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ,
ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển cây xanh đô thị
trên địa bàn tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp các cơ
quan có liên quan thẩm định các kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng
công cộng đô thị 05 năm và hàng năm trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt.
d) Thẩm định các đồ án quy hoạch
xây dựng, đô thị, khu chức năng hoặc tham gia ý kiến đối với đồ án quy hoạch
chi tiết cây xanh, công viên, vườn hoa đô thị và các dự án xây dựng mới, trồng,
cải tạo, thay thế cây xanh đô thị theo phân công phân cấp.
e) Căn cứ quy định quản lý cây
xanh đô thị, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành công bố thủ tục hành
chính về cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
g) Tổng hợp cơ sở dữ liệu về
cây xanh đô thị và các dự án xây mới, cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp các công
trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật có hạng mục trồng cây xanh đô thị; hướng
dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn
tỉnh; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.
h) Phối hợp Sở Nông nghiệp và
Môi trường, các trường đại học, Viện nghiên cứu tìm kiếm, nghiên cứu nhân giống,
lai tạo, phát triển nguồn giống, chủng loài cây xanh nhằm tạo sự đa dạng, phong
phú cho hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.
i) Trong quá trình lập, thẩm định,
hoặc tham gia ý kiến theo thẩm quyền được phân cấp đối với các quy hoạch chi tiết
đô thị, quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa, các dự án hạ tầng kỹ
thuật đô thị phải xem xét, đánh giá xác định tỷ lệ cây xanh, mật độ xây dựng
cây xanh, chủng loại cây xanh, tiêu chuẩn cây trồng, các yêu cầu về hình thức bố
trí cây trồng, vị trí khoảng cách cây trồng, ô đất trồng cây xanh đường phố và
các yêu cầu khác về cây trồng đảm bảo theo quy định này và quy chuẩn xây dựng
Việt Nam được ban hành.
k) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị liên quan cập nhật, sửa đổi, bổ
sung danh mục cây xanh trồng, danh mục cây cần bảo tồn, danh mục cây hạn chế trồng
và danh mục cây cấm trồng trong đô thị trên địa bàn tỉnh, phù hợp với công tác
quản lý, bảo trì công trình giao thông theo quy định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành.
l) Phối hợp với các Cơ quan
liên quan trong công tác Quy hoạch, trồng, di chuyển, chặt hạ cây xanh trong phạm
vi đất của đường bộ đối với các tuyến Quốc lộ được ủy thác quản lý và đường tỉnh
trong khu vực đô thị.
m) Trong quá trình lập, thẩm định,
hoặc tham gia ý kiến đầu tư các dự án công trình giao thông đi qua đô thị (đường
quốc lộ, đường tỉnh,...) có liên quan đến hạng mục trồng cây xanh phải xem xét,
đánh giá xác định tỷ lệ cây xanh, chủng loại, vị trí, khoảng cách cây trồng và
các yêu cầu khác về cây trồng theo quy định này và quy chuẩn xây dựng Việt Nam
được ban hành.
2. Sở Tài chính
a) Phối hợp cùng Sở Xây dựng và
các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy
ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành về cơ chế, chính sách hỗ
trợ, ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển cây
xanh đô thị trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị liên quan, căn cứ khả năng cân đối vốn để tham mưu, đề xuất với Ủy
ban nhân dân tỉnh báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kế hoạch vốn đầu tư công 05
năm và hàng năm để đầu tư phát triển hệ thống cây xanh sử dụng công cộng đô thị
trên địa bàn tỉnh.
c) Hướng dẫn các cơ quan đơn vị
liên quan thực hiện việc lựa chọn (đặt hàng hoặc đấu thầu) đơn vị thực hiện dịch
vụ về quản lý cây xanh đô thị theo quy định của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày
10/4/2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung
cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường
xuyên và theo các quy định của pháp luật hiện hành.
d) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp
xã và các đơn vị liên quan cân đối kinh phí thực hiện quản lý, duy trì cây xanh
đô thị từ nguồn chi kiến thiết thị chính theo định mức phân bổ từng thời kỳ và
việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn thu tài sản từ việc chặt hạ,
thanh lý cây xanh đô thị bị chặt hạ theo quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Môi trường
a) Xác định giống cây trồng phù
hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tạo được cảnh quan đẹp trên địa bàn tỉnh.
Hỗ trợ phát triển nguồn giống, chủng loại cây nhằm tạo sự đa dạng, phong phú
trong hệ thống cây xanh đô thị.
b) Theo dõi, phát hiện, thông
báo kịp thời các dịch sâu, bệnh hại cây xanh đô thị và hướng dẫn các biện pháp
phòng tránh.
c) Khuyến cáo việc sử dụng các
loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thân thiện môi trường.
e) Phối hợp với Sở Xây dựng và
các đơn vị liên quan đề xuất cập nhật, sửa đổi, bổ sung danh mục cây xanh trồng,
danh mục cây cần bảo tồn, danh mục cây hạn chế trồng và danh mục cây cấm trồng
trong đô thị phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh.
h) Trong quá trình thẩm định
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp xã, tổng hợp quỹ đất dành cho phát
triển cây xanh đô thị vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt và quản lý theo quy định hiện hành.
4. Ban Quản lý Khu kinh tế
Nghi Sơn và các Khu công nghiệp
a) Tổ chức thực hiện quản lý
cây xanh tại các khu công nghiệp, khu đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao
thông được giao quản lý. Tổ chức lựa chọn (đặt hàng hoặc đấu thầu) đơn vị thực hiện
dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn được giao quản lý theo quy định của
pháp luật hiện hành.
b) Tổ chức lập Kế hoạch đầu tư,
phát triển cây xanh sử dụng công cộng 05 năm và hàng năm tại các khu công nghiệp,
khu đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông được giao quản lý trình Sở
Xây dựng thẩm định.
c) Trong quá trình lập, thẩm định,
phê duyệt theo thẩm quyền được phân cấp đối với các quy hoạch xây dựng, đô thị,
khu chức năng, quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên, vườn hoa, các dự án hạ tầng
kỹ thuật khu công nghiệp phải xem xét, đánh giá xác định tỷ lệ cây xanh, mật độ
xây dựng cây xanh, chủng loại cây trồng, tiêu chuẩn cây trồng, các yêu cầu về
hình thức bố trí cây trồng, vị trí khoảng cách cây trồng, ô đất trồng cây xanh
đường phố và các yêu cầu khác về cây trồng đảm bảo theo quy định này và quy chuẩn
xây dựng Việt Nam được ban hành. Trong quá trình tổ chức lập quy hoạch đô thị
phải bố trí quỹ đất công viên cây xanh công cộng đảm bảo thuận tiện cho mọi người
dân được tiếp cận sử dụng theo quy định của QCVN 01:2019/BXD về quy hoạch xây dựng;
đặc biệt lưu ý phải đảm bảo các tiêu chuẩn cây xanh đô thị đối với các khu công
nghiệp trong đô thị theo quy định.
d) Tổ chức thực hiện hoặc giao
đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị thực hiện các nhiệm vụ: Đối
với cây bảo tồn phải thống kê về số lượng, chất lượng, đánh số cây, treo biển
tên, lập hồ sơ, đồng thời phải có chế độ chăm sóc đặc biệt và bảo vệ cho từng
cây để phục vụ công tác bảo tồn. Đối với cây nguy hiểm trong đô thị phải lập biện
pháp bảo vệ, lập kế hoạch chặt hạ, dịch chuyển kịp thời. Đối với cây bóng mát
trên các tuyến phố đô thị phải đánh số cây để lập hồ sơ quản lý cây và định kỳ
kiểm tra theo quy trình kỹ thuật quy định.
e) Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm
tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện công tác duy trì của các đơn vị quản lý.
Có văn bản gửi cấp có thẩm quyền để xử lý vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh,
công viên và vườn hoa theo quy định của pháp luật hiện hành.
g) Tổ chức việc thống kê, lập
cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị, tình hình quản lý và đầu tư phát triển hệ thống
cây xanh đô thị và các dự án xây mới, cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp các công
trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật có hạng mục trồng cây xanh đô thị trên địa
bàn được giao quản lý, báo cáo định kỳ (trước ngày 15/10 hàng năm) về Sở Xây dựng
theo dõi, tổng hợp.
h) Thực hiện chức năng quản lý
nhà nước các dự án đầu tư trên địa bàn, kiểm tra, giám sát tình hình bảo đảm chất
lượng hệ thống cây xanh, tỷ lệ cây xanh trong dự án đầu tư theo đúng hồ sơ thiết
kế được duyệt. Có các biện pháp khuyến khích hoạt động chăm sóc bảo quản, phát
triển cây xanh trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
i) Tham gia công tác nghiệm
thu, bàn giao và tiếp nhận quản lý cây xanh trồng theo các dự án khu dân cư,
khu đô thị mới, dự án trồng cây xanh đô thị, công viên - vườn hoa do các tổ chức
kinh tế đầu tư xây dựng hoàn thành chuyển giao cho nhà nước quản lý theo phân cấp.
k) Quản lý địa bàn, không để
tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép đất cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn
ươm cây xanh và các vị trí đã được duyệt quy hoạch cây xanh, công viên, vườn
hoa, vườn ươm cây xanh.
l) Thực hiện việc cấp Giấy phép
chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị và kiểm tra, giám sát việc chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh đô thị tại các khu công nghiệp, khu đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, giao thông được giao quản lý.
m) Thực hiện chức năng làm chủ
đầu tư dự án đầu tư phát triển, trồng cây xanh cách ly trong các khu công nghiệp,
đảm bảo tỷ lệ cây xanh, mật độ xây dựng cây xanh theo quy hoạch, hồ sơ thiết kế
được duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam được ban hành; hoặc kêu gọi
xã hội hóa đầu tư phát triển, trồng cây xanh cách ly trong các khu công nghiệp
theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Các sở, ngành khác
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quyền
hạn của Cơ quan đơn vị và quy định về quản lý cây xanh đô thị có trách nhiệm
tham gia phối hợp thực hiện đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành và
triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý và phát triển cây xanh
đô thị đối với các đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị được giao quản lý hoặc dự án
được giao làm chủ đầu tư; báo cáo định kỳ (trước ngày 15/10 hàng năm) về Sở Xây
dựng theo dõi, tổng hợp.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như
sau:
“Điều 18. Trách nhiệm của Ủy
ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức thực hiện quản lý
cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý. Tổ chức lựa chọn (đặt hàng hoặc đấu thầu
theo quy định) đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn được
giao quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tổ chức lập Kế hoạch đầu tư,
phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị 05 năm và hàng năm trên địa bàn
hành chính quản lý trình Sở Xây dựng thẩm định.
3. Trong quá trình lập quy hoạch
sử dụng đất cấp xã, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp xã theo thẩm quyền, tổng
hợp quỹ đất dành cho phát triển cây xanh đô thị (đất cây xanh, công viên, vườn
hoa, vườn ươm cây xanh) vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình thẩm định
phê duyệt và quản lý việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được
duyệt.
4. Trong quá trình lập, thẩm định,
phê duyệt theo thẩm quyền được phân cấp đối với các quy hoạch khu chức năng,
quy hoạch chi tiết đô thị, quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên, vườn hoa,
các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị phải xem xét, đánh giá xác định tỷ lệ cây
xanh, mật độ xây dựng cây xanh, chủng loại cây trồng, tiêu chuẩn cây trồng, các
yêu cầu về hình thức bố trí cây trồng, vị trí khoảng cách cây trồng, ô đất trồng
cây xanh đường phố và các yêu cầu khác về cây trồng đảm bảo theo quy định này
và quy chuẩn xây dựng Việt Nam được ban hành. Trong quá trình tổ chức lập quy
hoạch đô thị phải bố trí quỹ đất công viên cây xanh công cộng đảm bảo thuận tiện
cho mọi người dân được tiếp cận sử dụng theo quy định của QCVN 01:2021/BXD về
quy hoạch xây dựng; đặc biệt lưu ý phải đảm bảo các tiêu chuẩn cây xanh đô thị
theo loại đô thị theo quy định.
5. Tổ chức thực hiện hoặc giao
đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị thực hiện các nhiệm vụ: Đối
với cây bảo tồn phải thống kê về số lượng, chất lượng, đánh số cây, treo biển
tên, lập hồ sơ, đồng thời phải có chế độ chăm sóc đặc biệt và bảo vệ cho từng
cây để phục vụ công tác bảo tồn. Đối với cây nguy hiểm trong đô thị phải lập biện
pháp bảo vệ, lập kế hoạch chặt hạ, dịch chuyển kịp thời. Đối với cây bóng mát
trên các tuyến phố đô thị phải đánh số cây để lập hồ sơ quản lý cây và định kỳ
kiểm tra theo quy trình kỹ thuật quy định.
6. Chịu trách nhiệm tổ chức
thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm về công tác quản lý các công
viên, vườn hoa và hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý. Tổ chức kiểm
tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện công tác duy trì của các đơn vị quản lý.
Việc xử lý vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa theo Điều
54 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ về quy định xử phạt
vi phạm hành chính về xây dựng; và các quy định của pháp luật hiện hành.
7. Tổ chức việc thống kê, lập
cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị, tình hình quản lý và đầu tư phát triển hệ thống
cây xanh đô thị và các dự án xây mới, cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp các công
trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật có hạng mục trồng cây xanh đô thị trên địa
bàn được giao quản lý, báo cáo định kỳ (trước ngày 15/10 hàng năm) về Sở Xây dựng
theo dõi, tổng hợp.
8. Thực hiện chức năng quản lý
nhà nước các dự án đầu tư trên địa bàn, kiểm tra, giám sát tình hình bảo đảm chất
lượng hệ thống cây xanh, tỷ lệ cây xanh trong dự án đầu tư theo đúng hồ sơ thiết
kế được duyệt. Có các biện pháp khuyến khích hoạt động chăm sóc bảo quản, phát
triển cây xanh trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
9. Tham gia công tác nghiệm
thu, bàn giao và tiếp nhận quản lý cây xanh trồng theo các dự án khu dân cư,
khu đô thị mới, dự án trồng cây xanh đô thị, công viên - vườn hoa do các tổ chức
kinh tế đầu tư xây dựng hoàn thành chuyển giao cho nhà nước quản lý theo phân cấp.
10. Quản lý địa bàn, không để
tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép đất cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn
ươm cây xanh và các vị trí đã được duyệt quy hoạch cây xanh, công viên, vườn
hoa, vườn ươm cây xanh.
11. Thực hiện việc cấp Giấy
phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị và kiểm tra, giám sát việc chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh đô thị trên địa bàn hành chính quản lý trừ khu vực tại các khu
công nghiệp, khu đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông được giao Ban Quản
lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp quản lý.
12. Hỗ trợ đơn vị giao quản lý
cây xanh trong công tác quản lý, bảo vệ hệ thống cây xanh. Triển khai quy định
về bảo vệ cây xanh trên địa bàn quản lý, nhất là trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân và hộ gia đình đối với cây xanh trên vỉa hè trước mặt nhà.
13. Tổ chức công tác tuyên truyền,
vận động, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện Quy định này
và các quy định pháp luật có liên quan, đồng thời áp dụng các biện pháp để khuyến
khích, động viên và phát triển hệ thống cây xanh trên địa bàn.
14. Đối với cây xanh hiện hữu
đã trồng trong đô thị thuộc danh mục cây cấm trồng (tại phụ lục III) hoặc không
phù hợp với tính chất, vị trí, đặc điểm cây trồng trong đô thị theo danh mục
cây hạn chế trồng (tại Phụ lục II) trên địa bàn hành chính quản lý, lập kế hoạch
từng bước loại bỏ, thay thế để đảm bảo an toàn và cảnh quan cho đô thị.
15. Chủ động bố trí nguồn vốn
ngân sách cấp xã sớm triển khai thực hiện các công viên, vườn hoa có quy mô nhỏ.
Tích cực triển khai xã hội hóa cho đầu tư phát triển hệ thống cây xanh sử dụng
công cộng đô thị tại địa phương. Đầu tư các dự án trồng, phát triển cây xanh đô
thị lấp đầy quỹ đất cây xanh, công viên, vườn hoa trong đô thị của địa phương,
đảm bảo đạt tiêu chuẩn cây xanh đô thị theo quy định.
16. Ứng dụng công nghệ thông
tin (ứng dụng các phần mềm quản lý cây xanh sử dụng công nghệ GIS - công nghệ bản
đồ số) cho mục đích thu thập, lập bản đồ cây xanh đô thị và hiện đại hoá công
tác quản lý, kiểm tra và chăm sóc cây xanh đô thị trong công tác quản lý cây
xanh đô thị trên địa bàn quản lý; đặc biệt trong công tác quản lý kiểm soát được
tổng số lượng cây, số lượng tăng giảm cây theo thời gian, kiểm tra tình trạng đến
từng cây xanh, theo dõi được lịch sử của cây (lịch sử sinh trưởng phát triển, lịch
sử di chuyển vị trí cây), công tác lập kế hoạch chăm sóc định kỳ, chăm sóc đặc
biệt theo tình trạng cây,...
Điều 2.
Thay thế, bãi bỏ một số từ, cụm từ, điều của Quy định về quản lý cây xanh đô thị
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND
ngày 04/5/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa
1. Thay thế cụm từ “Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã)” bằng cụm từ “Ủy ban nhân
dân xã, phường (sau đây gọi là UBND cấp xã)” tại khoản 1 Điều 2.
2. Thay thế cụm từ “UBND các
huyện, thị xã, thành phố” bằng cụm từ "UBND cấp xã” tại khoản 4 Điều 3.
3. Thay thế cụm từ “Ủy ban nhân
dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện)” bằng cụm từ “UBND
cấp xã” tại khoản 1 Điều 5.
4. Thay thế cụm từ “UBND cấp
huyện” bằng cụm từ “UBND cấp xã” tại khoản 1 Điều 7.
5. Thay thế cụm từ “UBND cấp
huyện” bằng cụm từ “UBND cấp xã” tại khoản 2, khoản 3 Điều 19.
6. Thay thế cụm từ “UBND cấp
huyện” bằng cụm từ “UBND cấp xã” tại khoản 1 Điều 23.
7. Bãi bỏ Điều 17.
Điều 3. Điều
khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Điều 4.
Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòngUBND tỉnh; Giám
đốccác Sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các xã,
phường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4 Quyết định;
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Xây dựng
- Bộ Tư pháp (để b/c);
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh
- Chủ tịch UBND tỉnh
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử phạt vi phạm hành chính - Bộ Tư pháp;
- Công báo tỉnh Thanh Hóa;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;
- Lưu: VT, HCKSTTHC, CNXDKHQPPL_TM.24
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Xuân Liêm
|