ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 283/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG
CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Thực hiện công văn số 790/2019/BYT-MT
ngày 20/02/2019 về việc triển khai thực hiện Thông tư 41/2018/TT-BYT , Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất
lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích:
- Góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống
Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất
lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt đảm bảo sức khỏe cộng đồng và
phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Bảo đảm sự phù hợp với các quy định
của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan.
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương phải
dựa trên nền tảng các tiêu chuẩn quốc gia, Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia và nghiêm ngặt hơn so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nhằm đáp ứng yêu
cầu đảm bảo chất lượng nguồn nước phục vụ cộng đồng trong thời đại công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
II. NỘI DUNG
1. Mục tiêu xây dựng kế hoạch:
- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương
về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo đúng quy định của
Thông tư 41/2018/TT-BYT .
- Quy chuẩn kỹ thuật
địa phương xây dựng đáp ứng phù hợp điều kiện thực tế nguồn nước và hiện trạng
cấp nước của địa phương.
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương là cơ
sở cho việc giám sát chất lượng nước, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.
III. PHƯƠNG PHÁP
THỰC HIỆN
1. Các chỉ tiêu
giám sát chất lượng nước của Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được lựa chọn sẽ căn
cứ trên:
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT;
- Báo cáo hiện trạng cung cấp nước và
chất lượng nguồn nước cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế (2014 - 2019);
- Báo cáo hiện trạng ô nhiễm nguồn nước
và hiện trạng quy hoạch các nguồn nước sử dụng cho cấp nước trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế (2014 - 2019);
- Báo cáo tình hình diễn biến các bệnh
tật lây lan theo đường nước của tỉnh Thừa Thiên Huế (2014 -2019).
- Dựa vào kết quả khảo sát đánh giá
chất lượng nước bao gồm: nước nguồn và nước thành phẩm của các nhà máy nước
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới
về chất lượng nước.
2. Các thành phần
tham gia vào việc xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch
sử dụng cho mục đích sinh hoạt:
UBND tỉnh sẽ xem xét phê duyệt và Ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
Ban soạn thảo bao gồm:
- Sở Y tế/ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
(Trưởng ban/Thư ký và thành viên).
- Sở Khoa học và Công nghệ (Phó ban).
- Sở Tư pháp (Thành viên)
- Sở Tài nguyên và Môi trường (Thành
viên).
- Sở Xây dựng (Thành viên).
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (Thành viên).
- Sở Tài nguyên và Môi trường (Thành
viên)
- Sở Tài chính (Thành viên).
- Công ty Cổ phần Cấp nước tỉnh Thừa
Thiên Huế (Thành viên).
3. Kế hoạch khảo
sát đánh giá chất lượng nước làm cơ sở cho việc lựa chọn các chỉ tiêu chất lượng
nước để xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương:
Sử dụng phương pháp hồi cứu lấy kết
quả đánh giá được công nhận của các đơn vị:
a) Kết quả quan trắc môi trường nước
sông suối của Sở Tài nguyên và Môi trường: kết quả quan trắc chất lượng nước đầu
nguồn sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Nong và Sông Truồi với 20 chỉ tiêu.
b) Kết quả xét nghiệm nước sông suối
của HueWACO từ năm 2010 - 2020
c) Kết quả nội kiểm chất lượng nước
(thành phẩm) của HueWACO từ 2007-2020.
d) Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm
chất lượng nước của 21 nhà máy nước sạch trên địa bàn tỉnh (Ngày 3-4/9/2020 và
Ngày 7-8/9/2020).
đ) Kết quả ngoại kiểm chất lượng nước
của viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y tế tại các nhà máy nước trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian 4 năm vừa qua.
4. Xây dựng dự thảo
Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh
hoạt:
- Từ các kết quả khảo sát đánh giá chất
lượng của tỉnh Thừa Thiên Huế kết hợp với các báo cáo kết quả nước nguồn, báo
cáo hiện trạng cấp nước, báo cáo tình hình bệnh tật, hiện trạng ô nhiễm nguồn
nước...sẽ tiến hành đề xuất các chỉ tiêu chất lượng nước cho dự thảo Quy chuẩn
kỹ thuật địa phương.
- Xây dựng bản dự thảo Quy chuẩn kỹ
thuật địa phương.
- Gửi bản dự thảo xin ý kiến góp ý của
các chuyên gia, ban ngành trong tỉnh.
- Tổ chức hội thảo chuyên đề lấy ý kiến
của các chuyên gia về khung dự thảo để hoàn thiện bản dự thảo.
- Trình Cục Quản lý môi trường y tế
xem xét cho ý kiến và hoàn chỉnh.
- Trình qua UBND tỉnh xem xét và phê
duyệt ban hành Quy chuẩn.
IV. DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN
TT
|
Nội
dung công việc
|
Thời
gian
|
Bắt
đầu
|
Kết thúc
|
1
|
Chuẩn bị biên soạn dự thảo QCKTĐP.
|
Quý
IV/2020
|
Quý
IV/2020
|
2
|
Biên soạn dự thảo QCKTĐP:
- Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị,
chuyên gia;
- Phân tích kết quả chất lượng nước
- Hoàn chỉnh dự thảo.
|
Quý
IV/2020
|
Quý
IV/2020
|
3
|
Tổ chức thông báo và lấy ý kiến rộng
rãi.
|
Quý
IV/2020
|
Quý
IV/2020
|
4
|
Tổ chức hội nghị chuyên đề
|
Quý I/2021
|
Quý I/2021
|
5
|
Hoàn chỉnh, lập hồ sơ dự thảo
QCKTĐP trình UBND tỉnh.
|
Quý I/2021
|
Quý I/2021
|
6
|
Thẩm định hồ sơ dự thảo QCKTĐP
trình duyệt.
|
Quý I/2021
|
Quý II/2021
|
7
|
Ban hành QCKTĐP
|
Quý II/2021
|
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch cho
các hoạt động xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được bố trí trong dự toán
ngân sách nhà nước hằng năm từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ và kinh phí
sự nghiệp môi trường để chi cho hoạt động xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa
phương áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các
tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Việc sử dụng kinh phí xây dựng Quy
chuẩn kỹ thuật địa phương áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện
theo các hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và
Công nghệ, Bộ Tài chính.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế:
- Làm đầu mối theo dõi, đôn đốc việc triển
khai thực hiện Kế hoạch này; Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương áp dụng
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng nội dung, kế hoạch đã đề ra.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ra
quyết định thành lập Ban soạn thảo và xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa
phương áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Định kỳ hàng năm tổ chức tổng hợp,
kiến nghị đề xuất điều chỉnh (nếu có), tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn
trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch để Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời
chỉ đạo, điều chỉnh.
- Tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của
các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Căn cứ nội dung Kế hoạch xây dựng Dự
án xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo quy định.
2. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Là đầu mối phối hợp với các Sở,
ngành và các đơn vị có liên quan, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức việc xây dựng
và tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
- Tổ chức phổ biến áp dụng quy chuẩn
kỹ thuật địa phương.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp Sở Y tế và các sở ngành
liên quan xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương áp dụng trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế; Cung cấp các số liệu nước nguồn của tỉnh.
- Quản lý, tổ chức giám định, đăng
ký, cấp giấy phép cho các cơ sở đủ điều kiện cung cấp nước sạch phục vụ cộng đồng
theo quy định.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế cân đối ngân
sách, tham mưu phân bố kinh phí thực hiện việc xây dựng, ban hành các Quy chuẩn
kỹ thuật địa phương áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định; đồng
thời hướng dẫn quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định
hiện hành.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế cân đối ngân sách, tham
mưu phân bố kinh phí thực hiện việc xây dựng, ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật địa
phương áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định.
6. Sở Tư pháp:
- Tổ chức thẩm định dự thảo các văn bản
Quy chuẩn kỹ thuật địa phương áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo
chất lượng, nội dung, hình thức dự thảo trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, ban hành.
7. Sở Xây dựng:
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực
hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, các quy định về lập,
thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật
(như: quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát nước, quy hoạch quản lý chất thải rắn,...).
- Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống
cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.
8. Các Sở, ban, ngành, các đơn vị
có liên quan khác: Căn cứ nội dung, nhiệm vụ được giao
tại Kế hoạch, chủ động cân đối, sử dụng dự toán được giao và các nguồn kinh phí
hợp pháp khác để thực hiện; đồng thời lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch với
Chương trình, đề án của ngành quản lý để thực hiện cho phù hợp.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã và thành phố: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong
Kế hoạch; chủ động huy động, vận động thêm các nguồn nhân lực và lồng ghép các
hoạt động của Kế hoạch vào các chương trình, Kế hoạch của địa phương nhằm đảm bảo
thực hiện tốt các nội dung trong Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng Quy chuẩn
kỹ thuật địa phương áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đề nghị các Sở,
ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, phản ánh về Sở Y
tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế; (để b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các đơn vị có tên tại mục VI;
- VP: LĐ, các CV: TH;
- Lưu VT, VH
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|