Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 112/KH-UBND 2021 phát triển hạ tầng thương mại biên giới tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu: 112/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Văn Thi
Ngày ban hành: 11/05/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 112/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 11 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Thực hiện Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Thúc đẩy phát triển kết cấu, hạ tầng thương mại vùng biên giới cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương hàng hóa giữa các vùng, miền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa với nhân dân tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào; góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho nhân dân, góp phần giữ vững ổn định quốc phòng - an ninh, trật tự xã hội khu vực biên giới.

- Khai thác tiềm năng và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng kinh tế, từng địa phương hai bên biên giới; đề xuất các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới.

2. Yêu cầu

- Phát triển hạ tầng thương mại biên giới đồng bộ với phát triển các hệ thống cửa khẩu biên giới của tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn, phù hợp với các chương trình kết nối, hợp tác kinh tế, quốc phòng - an ninh giữa hai nhà nước Việt Nam - Lào và hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn.

- Phát triển hạ tầng thương mại biên giới bám sát các chương trình, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi của tỉnh, góp phần xóa đói, giảm nghèo và thực hiện an sinh xã hội; tăng cường quốc phòng - an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn khu vực biên giới

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện cơ chế phát triển hạ tầng thương mại biên gii

- Nội dung: Tham gia xây dựng, hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại biên giới; xây dựng, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các loại hình hạ tầng thương mại biên giới, ưu đãi về thu hút nguồn vốn đầu tư, xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới, các loại phí, lệ phí...; các cơ chế ưu đãi đối với thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh trong các loại hình hạ tầng thương mại biên giới.

- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện biên giới.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Rà soát, tích hợp các quy hoạch liên quan đến hạ tầng thương mi biên gii, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ

- Nội dung: Tổ chức rà soát, nghiên cứu và đề xuất các nội dung phù hợp tại các quy hoạch liên quan đến hạ tầng thương mại biên giới theo Nghị quyết 110/NQ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp Quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định.

- Đơn vị đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện biên giới.

- Thời gian thực hiện: Định kỳ theo quy định.

3. Ưu tiên nguồn lực và đẩy mạnh thu hút, huy đng các nguồn lc phát trin hạ tng thương mại biên giới

3.1. Rà soát, xây dựng và đề xuất cấp có thm quyền phê duyệt danh mục hạ tầng thương mại biên giới ưu tiên đầu tư, nâng cấp, cải tạo, bao gồm các dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, các dự án cần mời gọi đầu tư và các dự án khuyến khích xã hội hóa.

- Đơn vị thực hiện: UBND các huyện biên giới; Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Định kỳ theo quy định, theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền và nhu cầu thực tế.

3.2. Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp một số loại hình hạ tầng thương mại biên giới có vai trò quan trọng trong phát triển giao thương.

- Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện biên giới.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

3.3. Xây dựng chương trình, danh mục dự án kêu gọi, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực thương mại biên giới; xây dựng thông tin thị trường Lào nhằm hỗ trợ mở rộng xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ của tỉnh Thanh Hóa.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, UBND các huyện biên giới và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm, định kỳ theo quy định.

3.4. Đề xuất đầu tư củng cố hạ tầng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, Cửa khẩu chính Tén Tần, Cửa khẩu Phụ Khẹo; xin chủ trương nâng cấp lối mở Cang - Pó, Kham - Piềng lên cửa khẩu phụ; đề xuất xây dựng kho hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế Na Mèo và cửa khẩu chính Tén Tần theo Quyết định số 229/QĐ-BCT ngày 23/01/2017 của Bộ Công Thương.

- Đơn vị chủ trì: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện biên giới và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021-2025.

3.5. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa trong đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại biên giới, góp phần huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ngoài ngân sách, nguồn lực xã hội hóa cho đầu tư phát triển.

- Đơn vị thực hiện: UBND các huyện biên giới, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

3.6. Vận động các đối tác phát triển quốc tế tham gia hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng thương mại biên giới theo quy định hiện hành.

- Đơn vị chủ trì: Sở Ngoại vụ.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện biên giới.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

4. Kết nối hạ tầng thương mại biên gii với các cửa khẩu, lối mở của hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn

4.1. Thực hiện trao đổi, ký kết các Thỏa thuận giữa tỉnh Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn về kết nối và phát triển hạ tầng thương mại dọc tuyến biên giới; triển khai các kế hoạch, chương trình hợp tác giữa các huyện hai bên biên giới nhm nâng cao chất lượng hạ tầng thương mại biên giới, thúc đẩy các hoạt động giao thương tại các địa phương khu vực biên giới hai tỉnh, gắn với việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch trong điều kiện dịch bệnh COVID 19 chưa được khống chế.

- Đơn vị tham mưu, thực hiện: Sở Ngoại vụ, Sở Công Thương, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện biên giới.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

4.2. Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại hàng hóa thông qua chợ biên giới, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sm, trung tâm hội chợ, triển lãm, bao gồm: Tổ chức các Phiên chợ đưa hàng Việt sang khu vực biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn, các đoàn giao dịch xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch sang tỉnh Hủa Phăn cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa; tổ chức Hội chợ quốc tế Việt - Lào tại tỉnh Thanh Hóa, Hội nghị liên kết giữa Thanh Hóa - Hủa Phăn kết hợp tổ chức đoàn doanh nghiệp Lào vào Thanh Hóa giao dịch, mua hàng...; tham dự các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, hội chợ quốc tế do tỉnh Hủa Phăn tổ chức (nếu có).

- Đơn vị thc hiện: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh; UBND các huyện biên giới.

- Thời gian thc hiện: Theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.3. Tham mưu, đề xuất mở các tuyến vận ti hành khách cố định từ Thanh Hóa đi Xiêng Khoảng và tăng tần suất chuyến trong ngày từ Thanh Hóa đi Hủa Phăn và các địa phương khác của nước Lào để tăng cường phát triển hoạt động thương mại giữa nhân dân Lào và tỉnh Thanh Hóa; tăng cường kiểm tra, đẩy mạnh việc kiểm soát tải trọng xe vận tải hàng hóa qua lại biên giới hai tỉnh.

- Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông vận tải.

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương Thanh Hóa, Sở Công chính vận tải Hủa Phăn, tỉnh Hủa Phăn; các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; UBND các huyện biên giới

- Thời gian thục hiện: Hàng năm, theo nhu cầu thc tế.

5. Phát triển đội ngũ thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh trong các loại hình hạ tầng thương mại biên giới

5.1. Tổ chức các khóa đào tạo, phát triển đội ngũ thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh trong các loại hình hạ tầng thương mại biên giới, như: Tuyên truyền, phổ biến chính sách, luật pháp; xuất xứ hàng hóa, phương thức thanh toán, ký kết hp đồng, kinh nghiệm, kỹ thuật bảo quản đóng gói bao bì và nhãn mác hàng hóa theo đúng quy chuẩn, đảm bảo chất lượng sản phẩm...; nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh khi tham gia hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm logistics, kho hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm...

- Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, phối hp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện biên giới.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hàng năm.

5.2. Tổ chức, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng và phát triển mối quan hệ, liên kết bạn hàng giữa các thương nhân của Việt Nam và thương nhân của nước bạn Lào nói chung, giữa các thương nhân tỉnh Thanh Hóa với các thương nhân của tỉnh Hủa Phăn nói riêng nhằm siết chặt hơn nữa mối quan hệ giao thương.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hp: Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện biên giới.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hàng năm.

6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phát triển và quản lý hạ tầng thương mại biên giới

- Nội dung: Xây dựng chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ nhân sự làm công tác phát triển và quản lý hạ tầng thương mại biên giới; hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật, chính sách liên quan đến hạ tầng thương mại biên giới; nâng cao năng lực và kỹ năng về quản lý, điều hành hoạt động đối với các loại hình hạ tầng thương mại biên giới.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện biên giới.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hàng năm.

7. Tuyên truyền, quảng bá về phát triển hạ tầng thương mại biên gii

- Nội dung: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh; môi trường và các cơ chế chính sách thu hút nhà đầu tư; các chủ trương của tỉnh Thanh Hóa trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa xã hội của các địa phương khu vực biên giới, góp phần nâng cao đời sống cư dân khu vực biên giới; đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng chương trình tuyên truyền, quảng bá trên các ấn phẩm, chuyên trang về phát triển hạ tầng thương mại biên giới

- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và truyền thông, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, UBND các huyện biên giới, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, định kỳ.

8. Xây dựng các cơ sở dữ liệu về phát triển hạ tầng thương mại biên giới

- Nội dung: Xây dựng hệ thống, trung tâm cơ sở dữ liệu và lập các báo cáo về phát triển hạ tầng thương mại biên giới phục vụ công tác quản lý của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện biên giới.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn vốn thực hiện

- Từ nguồn ngân sách Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phân bổ hàng năm theo các Chương trình, mục tiêu, đề án... Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương chủ động sử dụng dự toán ngân sách được phân bổ hàng năm để lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch.

- Từ nguồn vốn đầu tư xã hội hóa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và nguồn huy động hợp pháp khác.

2. Việc quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn phải đảm bảo có hiệu quả, tiết kiệm và thực hiện đúng các quy định hiện hành.

IV. TCHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương: Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc triển khai các nhiệm vụ tại Kế hoạch của các sở, ngành, đơn vị, địa phương; định kỳ hàng năm (trước ngày 25/12) hoặc đột xuất theo yêu cầu, tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh kết quả thực hiện theo quy định; đồng thời, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan phát hiện những vấn đề phát sinh, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

2. Các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch: Chủ động tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, định kỳ hàng năm (trước ngày 10/12) báo cáo kết quả về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương theo quy định.

3. UBND các huyện biên giới

- Xây dựng Kế hoạch của địa phương và lồng ghép các nội dung tại Kế hoạch với các chương trình, đề án khác tại địa phương để ưu tiên nguồn lực và huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới.

- Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh thực hiện việc rà soát, lồng ghép, tích hợp nội dung các quy hoạch về phát triển hạ tầng thương mại biên giới vào quy hoạch của địa phương theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ.

- Tổng hợp, báo cáo Sở Công Thương về tình hình triển khai thực hiện Chương trình, Kế hoạch tại địa phương định kỳ (trước ngày 10/12 hàng năm) hoặc đột xuất theo yêu cầu.

Trên đây là nội dung Kế hoạch Thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị chủ động có văn bản đề xuất, gửi Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Các ngành thành viên BCĐHĐTMBG;
- UBND các huyện biên giới;
- Lưu: VT, KTTC (VA18419/15902).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thi

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 112/KH-UBND ngày 11/05/2021 thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


687

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.47.89
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!