Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 213/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang Người ký: Đồng Văn Thanh
Ngày ban hành: 22/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 213/KH-UBND

Hậu Giang, ngày 22 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 04-NQ/TU NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, NÔNG NGHIỆP, ĐÔ THỊ VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo (Nghị quyết số 04-NQ/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Xây dựng kế hoạch các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo.

2. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch đến các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu rõ tầm quan trọng, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

3. Trên cơ sở Kế hoạch, các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, phương án, biện pháp chi tiết để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công; đồng thời là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các ngành, các cấp.

II. Nội dung

1. Về phát triển công nghiệp

1.1. Mục tiêu

- Phát huy tối đa mọi nguồn lực để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp. Ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp, dự án công nghiệp có tiềm năng, đóng góp lớn vào ngân sách, doanh nghiệp sử dụng lao động trong tỉnh.

- Ưu tiên nguồn lực đầu tư, tạo quỹ đất sạch trong khu, cụm công nghiệp tập trung tại huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A và các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của các huyện, thị xã, thành phố.

- Phấn đấu ngành công nghiệp tăng trưởng 17% - 18%/năm; tỷ trọng ngành công nghiệp tăng lên 28% năm 2025 trong cơ cấu kinh tế.

- Năng suất lao động khu vực công nghiệp tăng từ 130 triệu đồng/lao động năm 2020 lên 280 triệu đồng/lao động vào năm 2025.

- Đến năm 2025, huyện Châu Thành cơ bản trở thành huyện công nghiệp.

1.2. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Công tác quy hoạch:

- Đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 (Quy hoạch tỉnh); ưu tiên quy hoạch vùng huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A, hoàn thành và phê duyệt trong quý I năm 2022.

- Lập kế hoạch sử dụng đất 2021 - 2025 để làm cơ sở triển khai các dự án phát triển công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đô thị, du lịch, hạ tầng giao thông phục vụ công nghiệp.

- Lập Đề án Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp tập trung; phương án phát triển cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Rà soát điều chỉnh mạng lưới giao thông để chuẩn bị kết nối tốt nhất vào hệ thống đường cao tốc Quốc gia, Quốc lộ và đường tỉnh lộ, cũng như kết nối vào các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch.

b) Phát triển khu, cụm công nghiệp:

- Đầu tư hoàn thiện, đồng bộ các khu, cụm công nghiệp hiện hữu. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư hoàn thiện khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, khu công nghiệp Sông Hậu trong năm 2022.

- Thành lập mới 07 khu công nghiệp với diện tích khoảng 1.884 ha tại huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp. Đầu tư 02 khu tái định cư để phục vụ nhu cầu tái định cư trong quá trình thu hồi đất tạo quỹ đất sạch cho các khu, cụm công nghiệp.

- Thành lập mới 05 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và mở rộng 02 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại các huyện, thị xã, thành phố khoảng 261,5 ha.

c) Thu hút đầu tư:

- Đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp phù hợp với Quy hoạch tỉnh.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách bảo đảm đồng bộ, tránh chồng chéo; đồng thời, xây dựng, hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi cho phát triển công nghiệp.

- Tập trung nguồn lực tạo quỹ đất sạch, đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp để mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào Tỉnh, tạo ưu thế cạnh tranh và đón bắt hướng dịch chuyển đầu tư vào đồng bằng sông Cửu Long. Quan tâm phát triển hạ tầng công nghiệp, chú trọng đầu tư hạ tầng kết nối với khu, cụm công nghiệp và hạ tầng trong khu, cụm công nghiệp.

- Xây dựng cẩm nang, giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh và cơ hội, chính sách đầu tư của Tỉnh. Lấy năm 2022 là năm doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, với quan điểm “Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui”. Tổ chức “Hội nghị xúc tiến đầu tư” và “Hội thảo Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào tỉnh Hậu Giang” trong quý I năm 2022.

d) Phương án huy động vốn đầu tư, tạo quỹ đất sạch:

- Phương án 1: Nhà nước bố trí 100% ngân sách từ nguồn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 tạo quỹ đất sạch để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư dự án theo lĩnh vực ưu tiên đầu tư.

- Phương án 2: Nhà nước và doanh nghiệp cùng tham gia giải phóng mặt bằng theo hình thức đối tác công tư (PPP): Ngân sách nhà nước 50%, nhà đầu tư ứng trước 50% tổng mức đầu tư tạo quỹ đất sạch; nhà đầu tư sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất toàn bộ số tiền ứng trước.

- Phương án 3: Nhà nước lập và phê duyệt các khu, cụm công nghiệp tập trung: doanh nghiệp ứng trước 100% vốn đầu tư hoàn chỉnh khu, cụm theo quy hoạch được duyệt (bao gồm giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng); hoặc doanh nghiệp ứng 100% vốn để Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng, sau đó cho doanh nghiệp thuê đất để triển khai dự án đầu tư. Toàn bộ số tiền ứng trước của doanh nghiệp sẽ được khấu trừ tiền thuê đất trả 01 lần cho thời hạn 50 năm theo quy định.

Ưu tiên phân bổ ngân sách chi đầu tư phát triển cho mục tiêu tạo quỹ đất sạch cho các khu, cụm công nghiệp và huy động vốn ứng trước của nhà đầu tư theo kế hoạch cơ cấu vốn đầu tư:

(1) Đối với khu công nghiệp:

* Huyện Châu Thành (khoảng 950 ha): Phân kỳ vốn đầu tư:

- Giai đoạn 1 (2022 - 2023), diện tích khoảng 166 ha, trong đó: vốn ngân sách đầu tư Khu công nghiệp Sông Hậu - giai đoạn 1 (phần diện tích còn lại khoảng 46 ha); vốn nhà đầu tư: Khu công nghiệp Đông Phú diện tích khoảng 120 ha.

- Giai đoạn 2 (2023 - 2025) diện tích khoảng 830 ha, trong đó: vốn ngân sách đầu tư Khu công nghiệp Sông Hậu - giai đoạn 2 diện tích khoảng 300 ha. Kêu gọi đầu tư diện tích khoảng 530 ha (Khu công nghiệp Đông Phú - giai đoạn 2 diện tích khoảng 290 ha; Khu công nghiệp Đông Phú - giai đoạn 3 diện tích khoảng 240 ha) và kêu gọi đầu tư khu tái định cư phục vụ khu công nghiệp Sông Hậu - giai đoạn 2 diện tích khoảng 24 ha.

* Huyện Châu Thành A (khoảng 644 ha): Phân kỳ vốn đầu tư:

- Giai đoạn 1 (2022 - 2023), đầu tư hoàn thiện Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh (giải phóng mặt bằng diện tích còn lại khoảng 25 ha) bằng vốn ngân sách.

- Giai đoạn 2 (2023 - 2025) diện tích khoảng 644 ha (trong đó: vốn ngân sách đầu tư Khu công nghiệp Tân Hòa, diện tích khoảng 392 ha; kêu gọi nhà đầu tư 252 ha tại Khu công nghiệp Nhơn Nghĩa A); đầu tư khu tái định cư phục vụ Khu công nghiệp Tân Hòa, diện tích khoảng 40 ha.

* Huyện Phụng Hiệp: Kêu gọi đầu tư Khu công nghiệp Long Thạnh, diện tích khoảng 290 ha, giai đoạn 2023 - 2025.

(2) Đối với cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Giai đoạn 2023 - 2025 phân bổ vốn ngân sách đầu tư mới 05 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và mở rộng 02 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, diện tích khoảng 261,5 ha, cụ thể:

- Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, diện tích khoảng 50 ha.

- Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tân Thành, thành phố Ngã Bảy, diện tích khoảng 50 ha.

- Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Vị Bình, huyện Vị Thủy, diện tích khoảng 50 ha.

- Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, diện tích khoảng 30 ha.

- Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Phú Tân, huyện Châu Thành, diện tích khoảng 50 ha.

- Mở rộng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành phố Vị Thanh, diện tích khoảng 74 ha (mở rộng thêm khoảng 11,5 ha).

- Mở rộng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thị xã Long Mỹ, diện tích khoảng 68,2 ha (mở rộng thêm khoảng 20 ha).

2. Về phát triển nông nghiệp

2.1. Mục tiêu

- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Dịch chuyển từ phát triển chiều rộng, tự phát sang phát triển quy mô sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao, thông qua các mô hình hợp tác xã nông nghiệp, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, sơ chế và chế biến. Có định hướng, tập trung gia tăng giá trị sản phẩm gắn với thị trường. Thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực nông, lâm, thủy sản bình quân đạt 3%/năm giai đoạn 2021 - 2025, tỷ trọng khu vực I giảm còn dưới 20% vào năm 2025. Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng tối thiếu 2 lần so với năm 2020. Nâng năng suất lao động khu vực I bằng mức bình quân của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Xây dựng thành công 5 nông sản chủ lực, có thế mạnh, có giá trị kinh tế cao, định vị thương hiệu tiêu thụ ở ba thị trường: tại chỗ, vùng miền và xuất khẩu (lúa, mít, chanh không hạt, cá thát lát, lươn đồng).

- Xây dựng 15 mô hình hợp tác xã (HTX) và 03 liên hiệp HTX được đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng, máy móc, thiết bị và phát triển toàn diện, hoạt động hiệu quả. Xây dựng thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tối đa hóa việc tái tạo và tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp để tạo thêm sản phẩm mới.

2.2. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Cơ cấu lại ngành nông nghiệp:

- Thực hiện quy hoạch chung của tỉnh, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng trên cơ sở đó tập trung quy hoạch tổng thể các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực và các nông sản đặc trưng của tỉnh phù hợp với yếu tố thổ nhưỡng của từng vùng, từng địa phương và nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

- Nghiên cứu phát triển các giống lú a, giống cây, con có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với sâu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu, có giá trị kinh tế cao, phù hợp nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Kêu gọi các doanh nghiệp triển khai thực hiện đầu tư một số mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Phát triển lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản góp phần nâng cao chuỗi giá trị cho nông sản.

- Tăng cường vai trò của nhà nước trong chuyển đổi, cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh. Nhà nước tham gia, hỗ trợ, dẫn dắt quá trình nghiên cứu, triển khai chương trình, dự án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; phát triển giống cây, con... Trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển chuỗi giá trị trên cây, con chủ lực và các nông sản đặc trưng của tỉnh.

- Chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn hoặc làm đất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, đô thị và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn.

b) Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu nông sản, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường gắn với chuyển đổi số:

- Phát triển nông nghiệp toàn diện trên quan điểm tập trung đất đai nhưng nông dân vẫn là chủ thể nhằm mục đích xây dựng các khu nông nghiệp tập trung, đa giá trị, tạo điều kiện đầu tư mở rộng quy mô; xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn sản xuất với chế biến và thị trường, hình thành các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, tăng thu nhập cho nông dân.

- Hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, cử cán bộ, đảng viên tham gia thành viên của hợp tác xã. Thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư nhà máy, thu hoạch, thu mua, chế biến nông sản, đưa sản phẩm vào chuỗi tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông sản của tỉnh. Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân xây dựng quy trình chất lượng sản phẩm, chỉ dẫn địa lý sản phẩm và quảng bá thương hiệu các sản phẩm nông sản vươn ra ngoài tỉnh (lựa chọn một số sản phẩm nông sản ưu việt, sản lượng và giá trị cao: lúa gạo, mít, chanh không hạt, khóm Cầu Đúc, cá thát lát, lươn đồng và các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh).

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, xây dựng mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của tỉnh và tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, giảm thất thoát sau thu hoạch, tránh việc bị động dẫn đến phải giải cứu nông sản.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp như: cơ sở dữ liệu về thổ nhưỡng, vùng trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, phòng, chống thiên tai; cơ cở dữ liệu phục vụ đăng ký, khai báo, theo dõi, cập nhật các dữ liệu của ngành. Ứng dụng công nghệ thông minh trong lắp đặt các thiết bị dự báo sâu bệnh, dự báo mặn tự động, lắp đặt các trạm giám sát nông nghiệp thông minh.

c) Nâng cao năng suất lao động và thu nhập:

- Hỗ trợ đầu tư các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, nghề thủ công để giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn khu vực nông thôn góp phần tăng thu nhập và thực hiện xu thế “ly nông bất ly hương”.

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ số vào sản xuất; thúc đẩy cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, tiến tới mở rộng áp dụng tự động hóa trong nông nghiệp.

- Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp để chủ động trong kỹ thuật canh tác, trong ứng dụng khoa học công nghệ và trong quảng bá tiếp thị tiêu thụ sản phẩm để tăng giá trị trên một đơn vị diện tích.

d) Vốn đầu tư và cơ chế chính sách:

- Thực hiện rà soát cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo mục tiêu phát triển nông nghiệp của Tỉnh.

- Lập và thông qua kế hoạch ưu tiên ngân sách cho lĩnh vực tái cơ cấu ngành nông nghiệp với quan điểm vốn nhà nước hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp là vốn mồi, dẫn dắt, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Hỗ trợ trang bị máy móc, thiết bị nhằm nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp.

- Bố trí kinh phí lập bản đổ thổ nhưỡng, lập quy hoạch, định hướng phát triển vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi; kinh phí thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nông sản; phát triển thương hiệu các sản phẩm nông sản chủ lực của Tỉnh và sản phẩm định vị thị trường.

- Hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch được phê duyệt; hỗ trợ một phần vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển vùng sản xuất tập trung, phát triển các giống cây, con chất lượng cao, hệ thống quản lý dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất.

- Hỗ trợ vốn để khuyến khích thành lập hợp tác xã sản xuất, thu hoạch, tạm trữ, thu mua, sơ chế nông sản, khắc phục tình trạng “cò” ép giá và giảm thiểu tình trạng được mùa mất giá.

3. Về phát triển đô thị

3.1. Mục tiêu

- Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa của Tỉnh đến năm 2025 đạt trên 32%.

- Xây dựng huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A theo hướng phát triển thành đô thị - công nghiệp. Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo kết nối với thành phố Cần Thơ để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; Quan tâm đầu tư phát triển thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ với vai trò hạt nhân tăng trưởng của Tỉnh. Phát triển các dự án chiến lược, trọng điểm có sức lan tỏa và hỗ trợ các đô thị khác phát triển.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng các đô thị đồng bộ, theo hướng hiện đại, tiếp cận các tiêu chuẩn đô thị xanh, đô thị văn minh đối với các đô thị trọng điểm. Đồng thời, tập trung nguồn lực để đầu tư các tuyến đường giao thông trọng yếu tại các đô thị, khu vực có lợi thế về thu hút đầu tư để khai thác quỹ đất (hai bên đường) có hiệu quả, nhằm gia tăng các nguồn lực tài chính để đầu tư cơ sở hạ tầng các đô thị, khu, cụm công nghiệp, phát triển nông nghiệp, du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, con người và thiên nhiên, bảo vệ tốt môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Phát triển các cơ sở hạ tầng xã hội và các dịch vụ cần thiết, trung tâm thương mại, dịch vụ. Cải thiện hạ tầng cơ sở công cộng, các khu văn hóa, giáo dục đào tạo, dịch vụ y tế và giải trí cấp tỉnh.

3.2. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Nâng loại đô thị và phát triển đô thị:

- Triển khai thực hiện và hoàn thành Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể, năm 2023 công nhận xã Đông Phú, huyện Châu Thành đạt tiêu chí đô thị loại V; tiếp tục rà soát, đầu tư bổ sung để nâng loại các đô thị loại V lên loại IV phù hợp với Chương trình phát triển đô thị tỉnh và Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030; năm 2024 đề nghị công nhận 03 thị trấn đối với các đô thị loại V gồm: đô thị Tân Long, huyện Phụng Hiệp; đô thị Xà Phiên, huyện Long Mỹ và đô thị Đông Phú, huyện Châu Thành.

- Rà soát, điều chỉnh và lập mới các đồ án Quy hoạch xây dựng (Quy hoạch xây dựng vùng huyện, Quy hoạch đô thị, Quy hoạch xây dựng khu chức năng) để đảm bảo phục vụ cho quá trình phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển không gian đô thị, định hướng phát triển các khu chức năng, để làm cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ - du lịch. Đến năm 2025, đảm bảo hoàn thành điều chỉnh và lập mới 12 đồ án Quy hoạch xây dựng, cụ thể như sau:

+ Hoàn thành phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A trong quý I năm 2022.

+ Hoàn thành phê duyệt 08 đồ án Quy hoạch chung đô thị đến năm 2040: Đô thị Đông Phú, huyện Châu Thành; đô thị Mái Dầm, huyện Châu Thành; đô thị Một Ngàn, huyện Châu Thành A; đô thị Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A; đô thị Cái Tắc, huyện Châu Thành A; đô thị Cây Dương, huyện Phụng Hiệp; đô thị Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp; đô thị Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Hoàn thành phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu Đông Bắc đô thị Vị Thanh và vùng phụ cận tỉnh Hậu Giang và đồ án Quy hoạch xây dựng hai bên đường Quốc lộ 61C.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh xây dựng đô thị Cái Tắc đến năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại IV.

- Rà soát và xây dựng kế hoạch nâng chất các tiêu chí đô thị loại II đối với thành phố Vị Thanh, đô thị loại III đối với thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ để đảm bảo xứng tầm phát triển là các đô thị hạt nhân của tỉnh.

b) Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị:

- Tăng cường kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước từ nguồn mở rộng, phát triển các dự án đô thị; thu hút vốn đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh khoảng 12.195 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để hoàn thiện dự thảo Đề xuất dự án Phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vốn vay AFD.

- UBND cấp huyện thực hiện xây dựng Kế hoạch chỉnh trang đô thị hàng năm để xây dựng các đô thị ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp.

4. Về phát triển du lịch

4.1. Mục tiêu

- Khơi dậy hiện thực hóa tiềm năng du lịch của tỉnh; nâng cao chất lượng các hoạt động và xây dựng sản phẩm trong lĩnh vực du lịch, quảng bá hình ảnh Hậu Giang với du khách trong và ngoài nước.

- Tập trung xây dựng thành công 2 điểm nhấn du lịch của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025 vươn tầm khu vực và cả nước: Du lịch trên Tàu tuyến Kênh Xà No đi làng khóm Cầu Đúc và Du lịch sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, huyện Phụng Hiệp.

- Phấn đấu tổng số lượt khách tham quan du lịch đến tỉnh vào năm 2025: 700.000 lượt, trong đó: 28.000 lượt khách quốc tế và 672.000 lượt khách nội địa; tổng thu từ du lịch năm 2025 đạt trên 300 tỷ đồng và gia tăng bền vững các năm sau.

- Phấn đấu đến năm 2025 xây dựng 06 điểm du lịch: Thành phố Vị Thanh (01), thành phố Ngã Bảy (01), huyện Vị Thủy (01), huyện Châu Thành A (01), huyện Châu Thành (01), huyện Phụng Hiệp (01); đến năm 2030 đưa Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng vào danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển Khu du lịch Quốc gia.

4.2. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Xây dựng điểm nhấn và sản phẩm du lịch:

Xây dựng 02 sản phẩm du lịch gồm: Khai thác tàu du lịch trên kênh xáng Xà No đi làng khóm Cầu Đúc - Khu căn cứ Tỉnh ủy tại thành phố Vị Thanh, khu nghỉ chân, ẩm thực, mua quà lưu niệm và đầu tư khu Du lịch sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng - Kết nối với các khu di tích lịch sử, điểm tham quan du lịch khác trong tỉnh.

Xây dựng một số sản phẩm đặc trưng để làm quà lưu niệm cho du khách, qua đó gia tăng hấp dẫn khách du lịch và góp phần tăng thu nhập cho người dân trong tỉnh.

b) Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật:

- Tạo cảnh quan kênh xáng Nà No; đầu tư 1 - 2 tàu du lịch trên kênh xáng Xà No, 01 xe ô tô du lịch tuyến Phụng Hiệp - Ngã Bảy. Thực hiện trong năm 2022.

- Bố trí vốn nguồn ngân sách ưu tiên cho phát triển du lịch Chợ nổi Ngã Bảy và các điểm du lịch tại huyện Châu Thành A; lập quy hoạch kêu gọi đầu tư Hồ Tam Giác, Hồ Đại Hàn, Hồ Sen, hình thành chuỗi du lịch nghỉ dưỡng mới.

- Đầu tư xây dựng các ứng dụng chuyển đổi số ngành du lịch tỉnh Hậu Giang vào năm 2023; Xây dựng Video Clip quảng bá du lịch đất và con người Hậu Giang “nghĩa tình, thủy chung”.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông gắn kết với phát triển du lịch, nhất là kết nối với dự án đường tỉnh 926B - tỉnh Hậu Giang kết nối với tuyến Quản lộ Phụng Hiệp - tỉnh Sóc Trăng và các dự án lồng ghép phục vụ du lịch. Sửa chữa và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa và phát triển du lịch tại các khu di tích đã được công nhận.

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện việc bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống và những di sản văn hóa, di sản phi vật thể, phối hợp thực hiện xếp hạng các di tích các công trình văn hóa, kiến trúc trên địa bàn tỉnh.

- Củng cố, nâng chất các câu lạc bộ đàn ca tài tử phục vụ các nhà hàng, câu lạc bộ nghệ thuật Khmer, dân tộc Hoa,... đưa vào các tour du lịch để phục vụ du khách.

c) Thu hút đầu tư và liên kết, hợp tác phát triển du lịch:

- Rà soát, điều chỉnh và ban hành cơ chế, chính sách phát triển du lịch, thực hiện mục tiêu phát triển du lịch phù hợp với điều kiện của tỉnh, khuyến khích xã hội hoá đầu tư khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi, giải trí,… Từng bước nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, nhất là khách sạn, nhà hàng, ăn uống, vận tải, viễn thông.

- Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch chất lượng cao, các khu du lịch sinh thái quy mô lớn phức hợp nhiều dịch vụ (khu Du lịch sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Khu du lịch sinh thái Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, khu dự án phục hồi Chợ nổi Ngã Bảy) và các dự án du lịch trên địa bàn thành phố Vị Thanh.

- Làm việc và kịp thời tháo gỡ khó khăn hoàn thành 03 dự án đưa vào khai thác (Khu du lịch sinh thái Việt Úc - Hậu Giang, dự án Chợ Du lịch Xà No, Dự án Tổ hợp khách sạn 4 sao); tập trung đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ khó khăn các dự án khu dân cư thương mại dịch vụ, nhà hàng, khách sạn,... sớm đưa vào khai thác sử dụng.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Thỏa thuận hợp tác liên kết với thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long; tăng cường liên kết với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội để khai thác thị trường khách du lịch quốc tế; đồng thời, liên kết các tỉnh, thành khác để khai thác thị trường du lịch nội địa. Hợp tác các tỉnh xây dựng tour, tuyến du lịch liên kết, phát triển sản phẩm quà lưu niệm du lịch đặc trưng, mang đậm nét văn hóa truyền thống của các địa phương, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch gồm: du lịch cộng đồng, trải nghiệm và các sản phẩm OCOP nâng cấp thành quà du lịch.

- Tạo điều kiện, cơ chế giao nhiệm vụ Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hậu Giang chức năng kinh doanh du lịch, Tàu nhà hàng, khách sạn,... phục vụ kích cầu du lịch của tỉnh.

III. Kinh phí thực hiện

Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 35.556 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách: 16.516 tỷ đồng.

- Vốn sự nghiệp: 1.528 tỷ đồng.

- Vốn nhà đầu tư: 17.512 tỷ đồng.

(Đính kèm Phụ lục 1,2,3,4,5,6)

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch này.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức “Hội nghị xúc tiến đầu tư” và “Hội thảo Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào tỉnh Hậu Giang” (bao gồm các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và thương mại); đảm bảo cân đối nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo để thực hiện các mục tiêu theo Kế hoạch.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các công việc được giao theo đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng, tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh, định kỳ hàng năm sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch.

3. Sở Tài chính ưu tiên cân đối bố trí nhiệm vụ chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp cho các hoạt động hỗ trợ các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch theo Kế hoạch đã đề ra.

4. Sở Giao thông vận tải:

- Tham mưu UBND tỉnh kế hoạch đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh (trọng tâm là các dự án liên kết trong khu vực; các dự án kết nối hệ thống đường địa phương với hệ thống đường cao tốc, đường quốc lộ; các dự án có tính đột phá cao để tạo điều kiện hỗ trợ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch,...).

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đề xuất quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh theo hướng phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch vùng.

5. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền thành lập 03 thị trấn (thị trấn Tân Long, huyện Phụng Hiệp; thị trấn Xà Phiên, huyện Long Mỹ và thị trấn Đông Phú, huyện Châu Thành).

6. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến nội dung và kết quả thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch này. Hỗ trợ các sở, ngành và các địa phương thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo Kế hoạch của UBND tỉnh.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền nội dung Kế hoạch này đến đoàn viên, hội viên để tạo sự đồng thuận; đồng thời, tăng cường công tác giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.

8. UBND huyện, thị xã, thành phố

- Chủ động đề xuất các tuyến đường cần được đầu tư và khai thác quỹ đất hai bên đường đảm bảo hiệu quả về nguồn vốn đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai các định hướng phát triển đô thị, nâng loại đô thị của từng địa phướng theo Kế hoạch.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, định hướng phát triển vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi.

Trên cơ sở Kế hoạch này, Giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khẩn trương xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị mình và phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện Kế hoạch; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chậm nhất ngày 30/11 hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- VP. Chính phủ (HN, TP.HCM);
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NCTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Đồng Văn Thanh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 213/KH-UBND ngày 22/12/2021 thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.47.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!