HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 19/NQ-HĐND
|
Quảng Trị, ngày 20 tháng 7 năm 2019
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ, BÁN TRÚ TỈNH
QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật giáo dục ngày
14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của
Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày
15/12/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu
số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 3029/TTr-UBND ngày
5/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành nghị quyết thông qua Đề án phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội
trú, bán trú tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua việc phát triển hệ thống các trường phổ
thông dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm
2030 với các nội dung cơ bản sau:
I. Đối tượng
và phạm vi áp dụng
- Các trường phổ thông dân tộc bán trú,
nội trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Các trường tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học ở miền núi và vùng dân tộc
không đủ điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú nhưng có số học
sinh dân tộc phải ở bán trú từ 20 em trở lên.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Phát triển hệ thống các trường phổ
thông dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu nâng
cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2025:
+ Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu
số đi học đúng tuổi bậc tiểu học là 98,5%, trung học cơ sở 96,5% và 65% số người
trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và
tương đương.
+ Phát triển quy mô trường phổ thông
dân tộc nội trú tỉnh đạt 12 lớp với 420 học sinh THPT nội trú vào năm học
2021-2022 và duy trì ổn định đến năm 2025.
+ Duy trì 04 trường phổ thông dân nội
trú huyện với 30 lớp THCS với quy mô 990 học sinh nội trú.
+ Thành lập mới 08 trường phổ thông
dân tộc bán trú; duy trì 05 trường phổ thông có học sinh bán trú với quy mô khoảng
4.757 học sinh ở lại bán trú.
- Phấn đấu đến năm 2030:
+ Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi
học đúng tuổi ở bậc tiểu học là 99,7%, trung học cơ sở 99,0% và trung học phổ
thông là 75%.
+ Tiếp tục xây dựng và thành lập mới
các trường phổ thông dân tộc bán trú ở các trường có học sinh nội trú, bán trú
trên đại bàn miền núi tỉnh.
III. Nội dung
1. Phát triển quy mô trường phổ thông
dân tộc nội trú tỉnh từ 10 lớp THPT với 350 học sinh nội trú năm học 2018-2019
lên 12 lớp THPT với 420 học sinh nội trú năm học 2021-2022 và duy trì ổn định đến
năm 2025.
2. Duy trì ổn định các trường phổ
thông dân tộc nội trú huyện
- Trường phổ thông dân tộc nội trú
Vĩnh Linh: Duy trì ổn định quy mô 08 lớp THCS tăng dần số học sinh từ 226 em của năm học 2018-2019 lên 250 em
vào năm 2021-2022 và giữ ổn định đến năm 2025.
- Trường phổ thông dân tộc nội trú
Gio Linh: Duy trì ổn định quy mô 06 lớp THCS tăng dần số học sinh từ 142 em của năm học 2018-2019 lên 180 em
vào năm 2021-2022 và giữ ổn định đến năm 2025.
- Trường phổ thông dân tộc nội trú
Đakrông: Duy trì ổn định quy mô 08 lớp THCS với 280 học đến năm 2025.
- Trường phổ thông dân tộc nội trú Hướng
Hóa: Duy trì ổn định quy mô 08 lớp
THCS với 280 học đến năm 2025.
3. Phát triển trường phổ thông dân tộc
bán trú đến năm 2025
a) Thành lập mới 08 trường phổ thông
dân tộc bán trú trên cơ sở quy hoạch lại các trường phổ thông hiện có:
- Năm 2019: Trường phổ thông dân tộc
bán trú Vĩnh Hà; Trường phổ thông dân tộc bán trú Vĩnh Khê; Trường phổ thông
dân tộc bán trú TH&THCS Linh Thượng; Trường phổ thông dân tộc bán trú
TH&TH A Vao; Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&TH Ba Tầng.
- Năm 2020: Trường phổ thông dân tộc
bán trú THCS Húc.
- Năm 2021: Trường phổ thông dân tộc
bán trú TH&THCS Hướng Linh.
- Năm 2022: Trường phổ thông dân tộc
bán trú THCS Thanh.
b) Duy trì các khu bán trú cho học
sinh dân tộc tại Trường TH&THCS Húc Nghì, Trường TH&THCS A Ngo, Trường THCS Đakrông, Trường THCS Hướng Hiệp
và Trường TH&THCS Mò Ó.
4. Chính sách đối với nội trú, bán
trú
a) Chính sách đối với nội trú
Nhân viên hợp đồng nấu ăn, bảo vệ tại các trường phổ thông dân tộc nội trú theo
Công văn số 2717/UB-NC ngày
31/12/2004 của UBND tỉnh về việc hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính sự nghiệp, được thực hiện chế
độ lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Tiền lương: Áp dụng mức lương tối
thiểu vùng theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số phụ cấp thâm niên.
- Tiền hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bằng (=) tiền lương tháng nhân (x) 21,5%.
- Tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do ngân sách nhà nước hỗ trợ và thời gian trả
là 12 tháng/người/năm.
b) Chính sách đối với bán trú
Ngoài các chính sách được hưởng theo
quy định, những trường phổ thông có học sinh dân tộc ở lại nội trú từ 20 học sinh trở lên thì hiệu trưởng phân
công cán bộ, giáo viên phụ trách nội trú. Cán bộ, giáo viên phụ trách nội trú ở
các trường phổ thông được hỗ trợ với mức 200.000 đồng/người/tháng.
5. Đầu tư xây dựng và mua sắm
trang thiết bị
Bổ sung cơ sở vật chất để tổ chức hoạt
động nội trú, bán trú gồm: 61 phòng học, 55 phòng làm việc hiệu bộ, 49 phòng chức
năng làm việc hành chính, 94 phòng ở ký túc xá, 26 phòng thực hành.
Mua sắm bổ sung trang thiết bị, sửa
chữa CSVC phục vụ cho giảng dạy, học tập và tổ chức nội trú, bán trú.
IV. Kinh phí thực hiện
1. Nhu cầu và nguồn ngân sách
Tổng kinh phí thực hiện đề án trong
giai đoạn trong giai đoạn 2019-2025 là: 207.920.989.000đ bao gồm:
Hỗ trợ học sinh nội trú, bán trú 21.991.297.000đ
Phụ cấp GV nội trú, bán trú, nhân
viên 18.869.692.000đ
Xây dựng bổ sung cơ sở vật chất 102.200.000.000đ
Mua sắm trang thiết bị, duy tu sửa chữa
64.860.000.000đ
Phân nguồn kinh phí:
- Ngân sách chi thường xuyên hàng năm
cân đối thực hiện chính sách trung ương cho học sinh là: 40.860.989.000đ
- Ngân sách Chương trình mục tiêu
giáo dục hỗ trợ mua sắm bổ sung thiết bị, sửa chữa cải tạo cơ sở vật chất: 47.300.000.000đ
- Ngân sách Trung ương, trái phiếu
chính phủ giai đoạn 2021-2025 cho đầu tư phát triển: 60.000.000.000đ
- Ngân sách cấp tỉnh giai đoạn
2019-2025: 31.000.000.000đ
- Ngân sách các huyện giai đoạn
2019-2025: 20.000.000.000đ
- Nguồn huy động các nhà tài trợ 8.760.000.000đ
Điều 2.
1. Ủy ban nhân
dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh,
các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh phối hợp với
Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Quảng Trị Khóa VII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 20 tháng 7 năm 2019 và có hiệu lực kể từ ngày
1/8/2019./.
Nơi nhận:
- VPQH, VPCP, VPCTN;
- Ủy ban Dân tộc;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT;
- TVTU, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh, Viện KSND, TAND tỉnh;
- VP-TU, VP HĐND, VP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, TX;
- ĐBHĐND tỉnh;
- Website và Công báo tỉnh;
- Lưu : VT, BDT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hùng
|