UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
55/2003/QĐ-UB
|
Nghệ An, ngày
13 tháng 06 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM ĐÓNG GÓP
KINH PHÍ VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND
và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định số 20/CP
ngày 13/4/1996 của Chính phủ ban hành quy chế về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995; và Thông tư số 12/TTLB/LĐTBXH-BTC ngày
7/6/1996 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính, hướng dẫn
chế độ trợ cấp đối với người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh.
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Lao động Thương binh và Xã hội tại Công văn số 458 ngày 03 tháng 06 năm 2003 và
ý kiến của Sở Tài chính - Vật giá.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định
trách nhiệm đóng góp kinh phí và chế độ trợ cấp đối với người được đưa vào Cơ sở
chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông: Chánh Văn
phòng HĐNĐ - UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động TBXH, Giám đốc Sở Tài chính Vật
giá và Thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố, thị xã, Giám đốc các Trung tâm giáo dục lao động xã
hội căn cứ Quyết định thi hành.
|
TM. UBND TỈNH NGHỆ AN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Ky
|
QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM ĐÓNG GÓP KINH PHÍ VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP
ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY, NGƯỜI MẠI DÂM ĐƯỢC ĐƯA VÀO CÁC CƠ SỞ CHỮA BỆNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 55/2003/QĐ-UB ngày 13 tháng 06 năm
2003 của UBND tỉnh Nghệ An)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Mục đích: Quy định
này được ban hành nhằm quy định trách nhiệm các (Cơ sở chữa bệnh) áp dụng trong
Quy chế này là các Trung tâm giáo dục lao động xã hội trên địa bàn tỉnh, được
thành lập theo Nghị định số 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi
áp dụng là: những người nghiện ma túy, người mại dâm có hành vi vi phạm pháp luật
quy định tại khoản 2 Điều 26 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002,
được đưa vào các Trung tâm giáo dục lao động xã hội (Cơ sở chữa bệnh) để cai
nghiện, giáo dục lao động, học văn hóa, học nghề và chữa bệnh.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Mức đóng
góp của các đối tượng:
1. Người
nghiện ma tuý, người mại dâm được đưa vào các Trung tâm giáo dục lao động xã hội,
phải đóng góp các khoản sau:
a) Tiền
ăn: 150.000 đ/1 người/1 tháng.
b) Tiền
mua sắm dụng cụ cá nhân thiết yếu 50.000đ/1 người/cả đợt.
2. Người
nghiện ma túy, mại dâm, trong thời gian được đưa vào các Trung tâm giáo dục lao
động xã hội nếu bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của trung tâm mà phải
điều trị tại bệnh viện của Nhà nước thì cá nhân hoặc
gia đình đối tượng phải thanh toán các khoản kinh phí điều trị tại bệnh viện. Nếu
bị chết do bệnh tật, gia đình đối tượng phải lo tiền mai táng.
Điều 4: Chế độ trợ cấp
cho các đối tượng thông thường:
Ngoài các khoản cá nhân hoặc gia
đình phải đóng góp để đảm bảo một phần sinh hoạt trong thời gian tại Trung tâm.
Người nghiện ma túy, người mại dâm được đưa vào các Trung tâm giáo dục lao động
xã hội tỉnh được trợ cấp các khoản kinh phí sau:
1. Trợ cấp tiền thuốc điều trị:
a) Người mại dâm 80.000 đồng/1 người
cho cả đợt điều trị, bao gồm tiền thuốc chữa bệnh lây truyền qua đường sinh dục,
thuốc thông thường và chi phí xét nghiệm (nếu cần).
b) Người nghiện ma túy 250.000 đồng/1
người cho cả đợt điều trị, bao gồm: Tiền thuốc cắt cơn, thuốc chống rối loạn
sinh học, thuốc cấp cứu, thuốc thông thường và chi phí xét nghiệm chất ma túy.
2. Trợ cấp tiền học nghề
Người nghiện ma túy, người mại dâm
được hỗ trợ kinh phí học nghề là 240.000 đ/1 người/cho một khóa học (mỗi đối
tượng chỉ được hỗ trợ một lần đầu).
3. Trợ cấp tiền điện, nước, dụng
cụ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ: 15.000đ/1 người/1 tháng.
4. Trợ cấp chi phí y tế:
Trường hợp người nghiện ma túy,
người mại dâm bị bệnh nặng, chi phí y tế quá lớn vượt khả năng thanh toán của đối
tượng thì được hỗ trợ một phần chi phí y tế nhưng không quá 250.000 đồng.
5. Chi phí mai táng:
Người nghiện ma tuý, người mại dâm
trong thời gian ở tại các Trung tâm giáo dục lao động xã hội nếu bị chết mà
không có thân nhân hoặc thân nhân không đến kịp, hoặc chết do tai nạn lao động
thì người lo chôn cất được trợ cấp tiền mai táng phí là 960.000 đ/người.
Điều 5. Mức trợ cấp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó
khăn:
Đối với người nghiện ma túy, người
mại dâm được đưa vào các Trung tâm giáo dục lao động xã hội, nếu có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn do sức khỏe, bệnh tật không có khả năng lao động, gia đình thuộc
hộ nghèo (Theo chuẩn của Bộ LĐTBXH từng thời kỳ) có xác nhận của UBND cấp
xã, ngoài chế độ được hưởng trợ cấp tại Điều 4 của Quy định này thì còn được trợ
cấp:
1. Trợ cấp tiền ăn:
- 3
tháng đầu 150.000 đ/1 người/1 tháng.
- Từ tháng thứ 4 trở đi 100.000đ/1
người/1 tháng.
2. Trợ cấp tiền mua sắm vật dụng,
đồ dùng cá nhân thiết yếu:
- 50.000 đ/1 người cho cả đợt.
3. Trợ cấp chi phí y tế:
Trường hợp
bị bệnh nặng phải điều trị tại bệnh viện Nhà nước có đơn đề
nghị được Giám đốc Sở LĐTBXH đồng ý thì được trợ cấp
chi phí y tế trong quá trình nằm viện nhưng không quá 500.000 đ/1 người.
4. Trợ cấp tiền ăn đường, tiền
tàu xe.
Người nghiện ma túy, người mại dâm
sau khi chấp hành xong quyết định tại cơ sở chữa bệnh có hoàn cảnh quá khó khăn
được xét trợ cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường trở về quê hương tốì đa không quá
50.000 đ/1 người.
Điều 6. Hỗ trợ kinh phí đối với các Cơ sở chữa bệnh mới
thành lập.
Các Trung tâm giáo dục lao động xã
hội (Cơ sở chữa bệnh) phải có trách nhiệm tổ chức lao động sản xuất, tạo việc
làm cho các đối tượng để phục hồi thể lực, chức năng lao động và đảm bảo đời sống.
Đối với những Trung tâm mới thành lập chưa ổn định hoạt động, chưa tạo được việc
làm, chưa có nguồn thu trong lao động sản xuất để đảm bảo đời sống cho đối tượng,
ngoài các khoản thu và trợ cấp tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Chương II của Quy định
này thì Sở Lao động Thương binh và Xã hội căn cứ vào tính chất hoạt động và số
lượng đối tượng được đưa vào Trung tâm làm văn bản trình UBND tỉnh để xem xét hỗ
trợ kinh phí cho Trung tâm hoạt động trong giai đoạn đầu.
Điều 7. Nguồn kinh phí và lập dự toán kinh phí:
1. Nguồn kinh phí:
Nguồn kinh phí đảm bảo các chế độ
trợ cấp quy định tại mục 4.1, 4.2 Điều 4 và Điều 5 của Chương II của Quy định
này do kinh phí Chương trình 05 - 06/CP của Chính phủ hỗ trợ và từ nguồn ngân
sách của tỉnh đài thọ trong kế hoạch được duyệt hàng năm.
2. Lập dự toán kinh phí:
Hàng năm căn cứ vào chế độ trợ cấp
nêu trên và chỉ tiêu UBND tỉnh giao tổ chức cai nghiện cho đối tượng nghiện ma
túy và giáo dục chữa trị cho người mại dâm. Các Trung tâm giáo dục lao động xã
hội (Cơ sở chữa bệnh) lập dự toán kinh phí gửi Sở Lao động TB&XH thẩm định,
tổng hợp xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật
giá trình UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời báo cáo với Bộ Lao động TB&XH, Bộ
Tài chính.
Điều 8. Cấp phát và quyết toán kinh phí:
1. Sở Tài chính - Vật giá căn cứ dự
toán được UBND tỉnh phê duyệt hàng năm và tiến độ thực hiện nhiệm vụ của Trung
tâm, chịu trách nhiệm cấp phát kinh phí đầy đủ kịp thời.
2. Các Trung tâm chịu trách nhiệm
quyết toán các khoản kinh phí theo đúng quy định hiện hành và gửi báo cáo quyết
toán về Sở lao động TB&XH và Sở Tài chính - Vật giá. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp gửi Sở Tài chính - Vật giá
và Bộ Lao động TB&XH, Bộ Tài chính.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Sở Lao động TB&XH chịu trách nhiệm chủ trì
và phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh
phí tại các Trung tâm giáo dục lao động xã hội (Cơ sở chữa bệnh) đảm bảo đúng
chế độ hiện hành và các nội dung của Quy định này.
Điều 10. Giám đốc Sở Lao động TB&XH; Sở Kế hoạch Đầu
tư; Sở Tài chính - Vật giá, chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thực hiện quy định
này.
Trong quá trình thực hiện có gì
khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời về Sở Lao động TB&XH để tổng hợp
trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.