Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1052/QĐ-TTg 2024 Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ Hiệp định Tiểu vùng Mê Công mở rộng

Số hiệu: 1052/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Bùi Thanh Sơn
Ngày ban hành: 27/09/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1052/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BẢN GHI NHỚ BỔ SUNG TUYẾN ĐƯỜNG, CẶP CỬA KHẨU VÀO NGHỊ ĐỊNH THƯ SỐ 1 HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI VẬN TẢI NGƯỜI VÀ HÀNG HÓA QUA LẠI BIÊN GIỚI GIỮA CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Bản ghi nhớ bổ sung tuyến đường, cặp cửa khẩu vào Nghị định thư số 1 Hiệp định Tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng;

Theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại tờ trình số 5966/TTr-BGTVT ngày 05 tháng 6 năm 2024 và văn bản số 9693/BGTVT-HTQT ngày 07 tháng 9 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ bổ sung tuyến đường, cặp cửa khẩu vào Nghị định thư số 1 Hiệp định Tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: PL, CN;
- Lưu: VT, QHQT (2) PH.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Bùi Thanh Sơn

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN BẢN GHI NHỚ BỔ SUNG TUYẾN ĐƯỜNG, CẶP CỬA KHẨU VÀO NGHỊ ĐỊNH THƯ SỐ 1 HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI VẬN TẢI NGƯỜI VÀ HÀNG HÓA QUA LẠI BIÊN GIỚI GIỮA CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG
(Kèm theo Quyết định số 1052/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Thực hiện có hiệu quả các quy định của Bản ghi nhớ bổ sung tuyến đường, cặp cửa khẩu vào Nghị định thư số 1 Hiệp định Tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng - Hiệp định CBTA (sau đây gọi là Bản ghi nhớ) phù hợp với các nguyên tắc của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; hoàn thiện và tăng cường cơ chế phối hợp; xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

- Trong quá trình triển khai Bản ghi nhớ, đảm bảo các bên thực hiện đầy đủ, đúng cam kết của Bản ghi nhớ.

- Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức liên quan quyết định biện pháp chỉ đạo, điều hành và các biện pháp khác để triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Bản ghi nhớ.

2. Yêu cầu:

- Phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Các bộ, ngành, địa phương được giao chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch và tổ chức triển khai đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả.

- Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương, kịp thời giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch.

II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

1. Nội dung công việc

a) Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện Bản ghi nhớ và báo cáo Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật khác (nếu có), bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc thực thi Bản ghi nhớ.

b) Thông tin, tuyên truyền, phổ biến về Bản ghi nhớ.

- Phổ biến tuyên truyền về Bản ghi nhớ và các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới để thực hiện Bản ghi nhớ cho các đối tượng có liên quan thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm, các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như công việc cần triển khai để thực hiện hiệu quả Bản ghi nhớ.

- Chú trọng tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan về các quy định liên quan đến Bản ghi nhớ, bảo đảm đội ngũ công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân, hiểu rõ, hiểu đúng, nhằm thực hiện Bản ghi nhớ đầy đủ và hiệu quả.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông qua các hình thức phù hợp, tăng cường sử dụng môi trường kỹ thuật số hoặc đăng tải tài liệu trên các trang thông tin điện tử của các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền nhằm tăng khả năng tiếp cận của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đồng thời đảm bảo tính tương tác, hiệu quả, tiết kiệm.

c) Tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả của hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới theo cơ chế của Bản ghi nhớ.

Tổ chức đoàn công tác của Việt Nam phối hợp với các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) khảo sát các tuyến vận tải trong khuôn khổ GMS; trong đó tập trung tìm hiểu một số thông tin (Chiều dài tuyến, hành trình chạy xe, điều kiện kết cấu hạ tầng, các điểm dừng nghỉ, bến xe, điểm giao nhận hàng hóa trên tuyến; các loại phí khi đi qua lãnh thổ các nước trên tuyến; thời gian thủ tục xuất nhập cảnh người và phương tiện, xuất nhập khẩu hàng hóa khi qua các cửa khẩu của các nước trên tuyến; các quy định về tải trọng xe, tốc độ chạy xe của các nước trên tuyến ...), qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải theo cơ chế của Bản ghi nhớ.

d) Rà soát, đề xuất bổ sung các tuyến đường, cặp cửa khẩu vào thực hiện vận tải đường bộ trong GMS.

Phối hợp với các nước GMS tham gia họp trong khuôn khổ GMS để trao đổi, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Bản ghi nhớ để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Bản ghi nhớ và đề xuất các biện pháp/giải pháp cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện Bản ghi nhớ, trong đó có việc nghiên cứu, đề xuất bổ sung tuyến đường, cặp cửa khẩu trong khuôn khổ GMS.

đ) Triển khai các nội dung, công tác nghiệp vụ về quản lý nhà nước trong khuôn khổ Bản ghi nhớ, Hiệp định CBTA.

Chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng tài liệu nghiệp vụ cho lực lượng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, đáp ứng công tác quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động vận tải qua cửa khẩu biên giới trong khuôn khổ của Bản ghi nhớ, Hiệp định CBTA.

2. Phân công thực hiện

a) Bộ Giao thông vận tải:

- Chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan sửa đổi, bổ sung Thông tư số 37/2023/TT-BGTVT ngày 13 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới.

- Tổ chức tập huấn, trao đổi công tác nghiệp vụ với các cơ quan liên quan để triển khai Bản ghi nhớ; phổ biến, tuyên truyền các quy định pháp luật có liên quan cho các doanh nghiệp vận tải tham gia hoạt động vận tải đường bộ theo cơ chế GMS.

- Chủ trì, phối hợp cơ quan tổ chức khảo sát các tuyến vận tải đường bộ GMS, đánh giá hiệu quả của hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới theo cơ chế của Bản ghi nhớ.

- Chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan tham dự các cuộc họp, hoạt động trong khuôn khổ GMS về vận tải đường bộ để triển khai, thực hiện Bản ghi nhớ.

b) Bộ Quốc phòng:

- Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

- Phối hợp Bộ Giao thông vận tải trong công tác khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới theo cơ chế của Bản ghi nhớ.

- Tham dự các cuộc họp/hoạt động có liên quan đến công tác triển khai Bản ghi nhớ khi có đề nghị của bộ được giao chủ trì.

c) Bộ Tài chính:

- Chỉ đạo cơ quan Hải quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan tại cửa khẩu biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định tại Bản ghi nhớ.

- Phối hợp Bộ Giao thông vận tải trong công tác khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới theo cơ chế của Bản ghi nhớ.

- Tham dự các cuộc họp, hoạt động có liên quan đến công tác triển khai Bản ghi nhớ khi có đề nghị của bộ được giao chủ trì.

d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo cơ quan Kiểm dịch động, thực vật thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm dịch tại cửa khẩu biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định tại Bản ghi nhớ.

- Phối hợp Bộ Giao thông vận tải trong công tác khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới theo cơ chế của Bản ghi nhớ.

- Tham dự các cuộc họp/hoạt động có liên quan đến công tác triển khai Bản ghi nhớ khi có đề nghị của bộ được giao chủ trì.

đ) Bộ Y tế:

- Chỉ đạo cơ quan Kiểm dịch y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm dịch tại cửa khẩu biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định tại Bản ghi nhớ.

- Phối hợp Bộ Giao thông vận tải trong công tác khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới theo cơ chế của Bản ghi nhớ.

- Tham dự các cuộc họp/hoạt động có liên quan đến công tác triển khai Bản ghi nhớ khi có đề nghị của bộ được giao chủ trì.

e) Bộ Công an

- Triển khai các mặt công tác nắm tình hình liên quan chủ trương, quan điểm của các nước, nhất là các nước thành viên GMS trong triển khai thực hiện Nghị định thư số 1 Hiệp định CBTA.

- Phối hợp Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực xuất nhập cảnh theo quy định.

- Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với người, phương tiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội trên các tuyến đường quy định tại Bản ghi nhớ; thực hiện công tác phòng, chống các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, phòng ngừa và xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp các cơ quan liên quan trong công tác khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới theo cơ chế của Bản ghi nhớ, tham gia các cuộc họp triển khai Bản ghi nhớ.

g) Các địa phương có cửa khẩu biên giới quy định tại Bản ghi nhớ:

Chỉ đạo Ban Quản lý cửa khẩu điều hành, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan quản lý nhà nước liên quan để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước tại cửa khẩu biên giới theo quy định pháp luật và quy định tại Bản ghi nhớ.

h) Các bộ, ngành, địa phương liên quan:

Phối hợp Bộ Giao thông vận tải thực hiện đúng quy định pháp luật và quy định tại Bản ghi nhớ nhằm đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và cam kết của Việt Nam tại Bản ghi nhớ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ trì thực hiện, có nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện Kế hoạch.

2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các bộ, ngành, địa phương liên quan bổ sung nhiệm vụ thực thi Bản ghi nhớ vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của mình và chủ động tiến hành các nhiệm vụ cần thiết để thực hiện Bản ghi nhớ.

3. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn tài trợ và nguồn tài chính hợp pháp khác (nếu có); Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan bố trí nguồn kinh phí phù hợp, đúng quy định pháp luật để thực hiện Kế hoạch này. Trường hợp sử dụng nguồn vốn viện trợ nước ngoài (nếu có), Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ nước ngoài./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1052/QĐ-TTg ngày 27/09/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ bổ sung tuyến đường, cặp cửa khẩu vào Nghị định thư số 1 Hiệp định Tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


527

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.2.5
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!