Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 455/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Giàng Thị Dung
Ngày ban hành: 31/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 455/KH-UBND

Lào Cai, ngày 31 tháng 12 năm 2023

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022-2030” TẠI TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030; Quyết định số 2029/QĐ-BGDĐT ngày 13/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030, UBND tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn; tăng cơ hội cho trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đối với trẻ em:

- Đến năm 2025, có trên 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ở vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non; 30% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi (hiện nay, tỷ lệ huy động nhà trẻ là 24%, mẫu giáo là 94%); phấn đấu 50% huyện/thị xã tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

- Đến năm 2030, có trên 30% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 98% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ở vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non; 60% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi; phấn đấu 100% các huyện, thị xã tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

- Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.

2.2. Đối với giáo viên

- Đến năm 2025, ít nhất 30% giáo viên mầm non vùng dân tộc thiểu số biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ phục vụ giảng dạy; 100% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non dạy vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt; bồi dưỡng, tập huấn phương pháp tăng cường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

- Đến năm 2030, ít nhất 60% giáo viên mầm non vùng dân tộc thiểu số biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ phục vụ giảng dạy. Đảm bảo về định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định; 100% giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt; bồi dưỡng, tập huấn phương pháp tăng cường Tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

2.3. Đối với cơ sở giáo dục mầm non

Đến năm 2030, 100% cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn có phòng học kiên cố hoặc bán kiên cố; có đủ công trình vệ sinh theo quy định; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp; trang thiết bị phần mềm, thiết bị dạy học hiện đại.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác chỉ đạo, đổi mới quản lý giáo dục

- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện các mục tiêu kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đối với phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn; đưa mục tiêu kế hoạch vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đẩy mạnh phân cấp gắn với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục.

- Phát huy tốt vai trò của ngành giáo dục và đào tạo trong công tác tham mưu triển khai, thực hiện các mục tiêu kế hoạch.

- Đổi mới công tác quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non, công tác kiểm tra đánh giá của các cấp quản lý đảm bảo triển khai hiệu quả, thực chất, nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch.

2. Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Kế hoạch thực hiện Chương trình

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến về sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

- Xây dựng chuyên mục, các phóng sự, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức đối với các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ trẻ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

- Tuyên truyền, hỗ trợ cha, mẹ, người chăm sóc trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; biên soạn tài liệu truyền thông, tập huấn về thực hiện giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm vùng miền, về chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số.

- Phối hợp chặt chẽ các cấp chính quyền địa phương; với trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng để vận động các gia đình người dân tộc thiểu số đảm bảo tất cả trẻ em vùng khó khăn được tiếp cận giáo dục, tạo điều kiện cho con, em đến trường, lớp mầm non được ăn bán trú tại trường và học 2 buổi/ngày.

3. Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

- Triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách đối với trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Có cơ chế thu hút, động viên giáo viên công tác lâu dài ở vùng khó khăn.

- Quan tâm hỗ trợ giáo viên theo điều kiện từng vùng miền, chú trọng đến các điểm trường; hỗ trợ các hoạt động biên soạn tài liệu địa phương, kết hợp với các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển văn hóa địa phương.

- Đào tạo theo địa chỉ, ưu tiên tuyển dụng, sử dụng đối với giáo viên là người địa phương để dạy trẻ em người dân tộc thiểu số đảm bảo số lượng, nâng cao chất lượng giáo viên cho các trường mầm non vùng khó khăn.

4. Phát triển nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn; bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ

- Tuyển dụng bổ sung giáo viên hàng năm để đảm bảo tối thiểu 02 giáo viên/nhóm, lớp; bố trí sử dụng hợp lý, khoa học đối với giáo viên là người dân tộc thiểu số, người có hộ khẩu thường trú tại vùng khó khăn.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; đưa nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non trong Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai.

- Tổ chức hội thảo, tập huấn về công tác quản lý, triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn và phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em người dân tộc thiểu số, đặc biệt quan tâm đến hoạt động trải nghiệm thực tế, tham quan chia sẻ học tập mô hình điểm.

- Bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ; bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số; xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

- Triển khai có hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên; cán bộ quản lý, giáo viên mầm non được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng tiếng dân tộc tại địa phương nơi công tác; bảo đảm giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số biết tiếng mẹ đẻ của trẻ để tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Sắp xếp đội ngũ giáo viên dạy các nhóm, lớp thực hiện tăng cường tiếng Việt phù hợp, xen kẽ giáo viên người dân tộc thiểu số và giáo viên người dân tộc Kinh để phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả.

5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu

- Hằng năm rà soát, huy động, lồng ghép kinh phí từ đề án đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện - nguồn lực xã hội - khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025, các chương trình, dự án khác và nguồn lực xã hội hóa để xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, kiên cố hóa phòng học, bổ sung phòng học còn thiếu, đáp ứng nhu cầu tới trường, lớp của trẻ em.

- Ưu tiên kinh phí để bổ sung, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện hành; bổ sung tài liệu, học liệu hỗ trợ; thay thế các thiết bị hết niên hạn sử dụng, hỏng không thể khắc phục được; lựa chọn, mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo theo hướng hiệu quả, phù hợp, hiện đại.

- Huy động cha mẹ trẻ và cộng đồng dân cư vùng dân tộc thiểu số cùng sưu tầm nguyên vật liệu để xây dựng tài liệu, học liệu, tranh ảnh...về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với đặc điểm dân tộc, ngôn ngữ và văn hóa vùng miền.

6. Triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với vùng khó khăn, đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ

- Triển khai Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, lựa chọn nội dung giáo dục mang bản sắc văn hóa địa phương, lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, tạo sự gần gũi để trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em; xây dựng và bảo đảm duy trì môi trường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ; quan tâm đến đối tượng trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo mới ra lớp chưa nói được tiếng Việt.

- Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục; sử dụng linh hoạt phương tiện công nghệ thông tin, các tiện ích, phần mềm, tư liệu, hình ảnh để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng tương tác, với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi” phù hợp với vùng khó khăn, đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục mầm non vùng khó khăn.

- Xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc gắn với văn hóa bản sắc dân tộc” phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; tổ chức Hội thảo, chuyên đề; Hội thi, sân chơi giao lưu tiếng Việt giữa các đơn vị; xây dựng mô hình điểm về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ để làm nơi tập huấn, hoạt động, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo dục mầm non vùng khó khăn.

- Phối hợp với cha mẹ xây dựng đội ngũ cộng tác viên, thành lập câu lạc bộ cha mẹ để hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục song ngữ; tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; các hoạt động lễ hội, văn hóa - văn nghệ - thể thao, các trò chơi dân gian có sự tham gia tích cực của trẻ em, cha mẹ trẻ và cộng đồng.

7. Huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị, doanh nghiệp; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ.

- Lồng ghép các chương trình, dự án và huy động hợp pháp các nguồn lực của nhân dân... để xây dựng, cải tạo sửa chữa, mua sắm bổ sung sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi... bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục mầm non vùng khó khăn.

- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này gắn với Đề án Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025.

- Huy động các lực lượng xã hội trên địa bàn như: Cán bộ hưu trí; các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể; Đoàn Thanh niên; Hội Khuyến học của huyện, xã; Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, xã kết hợp cùng tham gia hỗ trợ trong việc duy trì ngôn ngữ địa phương cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số và tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số.

- Phối hợp với các Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt nam trong hợp tác và tiếp thu có chọn lọc các phương pháp tiến bộ, bộ công cụ hỗ trợ, để việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số và phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án (chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025).

- Nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được giao và giai đoạn 2026-2030 phù hợp khả năng cân đối của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công; nguồn vốn theo Kế hoạch số 305/KH-UBND ngày 12/9/2022 của UBND tỉnh về đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu mầm non, phổ thông thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2027; Kế hoạch số 354/KH-UBND ngày 24/10/2022 của UBND tỉnh về chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 04/4/2022 của UBND tỉnh về duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi và thí điểm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; Kế hoạch số 307/KH-UBND ngày 26/11/2020 của UBND tỉnh về việc thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu, chi thường xuyên, xã hội hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

(Nhu cầu kinh phí tại Biểu 05 kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn sử dụng, ưu tiên nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện kế hoạch.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số về công tác quản lý, phát triển, đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn; phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với đối tượng trẻ em người dân tộc thiểu số; tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em.

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số.

- Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình thí điểm về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số; thực hiện phần mềm tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

- Nghiên cứu, tham mưu ban hành các chế độ chính sách phù hợp với thực tiễn của tỉnh Lào Cai, chỉ đạo thực hiện các chế độ, chính sách đối với trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.

- Chủ trì kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, tổ chức sơ kết, tổng kết, định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT.

2. Ban Dân tộc tỉnh; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp, chỉ đạo thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em vùng khó khăn tại các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành, cơ quan, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động xã hội và nâng cao năng lực để thực hiện Kế hoạch; bảo đảm việc thực hiện quyền trẻ em tại vùng khó khăn theo chức năng quản lý được giao.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan xem xét, cân đối, bố trí , lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình, đề án, dự án hàng năm để thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

5. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh bổ sung biên chế, chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng, hợp đồng, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non ở vùng khó khăn.

- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sơ kết, tổng kết giai đoạn.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

6. Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan báo chí, tuyên truyền

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha, mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

- Thẩm định và cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh tuyên truyền về công tác chăm lo phát triển giáo dục mầm non.

- Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phóng sự chuyên đề về tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phát trên sóng truyền hình tỉnh.

7. Các sở, ngành, cơ quan có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ để tham mưu, tổ chức thực hiện kế hoạch.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo, tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương, báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trực tiếp triển khai và bảo đảm hiệu quả kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương.

- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách cần thiết phất triển giáo dục mầm non vùng khó khăn. Đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn vốn hợp pháp khác để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.

- Hỗ trợ giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc tại địa phương nơi giáo viên công tác.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, phòng học cho vùng khó khăn.

- Quan tâm, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của các trường mầm non vùng khó khăn.

- Chỉ đạo, tổ chức, chủ động tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí, bổ sung biên chế giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non, nhân viên cho vùng khó khăn thuộc địa phương bảo đảm thực hiện mục tiêu Kế hoạch.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; Hội Khuyến học tỉnh

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức đầu tư, chăm lo, hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

- Huy động hội viên, đoàn viên có đủ năng lực tham gia bồi dưỡng, hỗ trợ tiếng dân tộc cho đội ngũ giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số và tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số.

Căn cứ nội dung kế hoạch, yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương và đề nghị các tổ chức liên quan phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- UBMTTQVN, các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo, Đài PTTH, Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, PCVP2;
- Lưu: VT, TH1, VX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Thị Dung

Biểu 01:

QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, TRẺ EM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GDMN VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022-2030”

(Kèm theo Kế hoạch số: 455/KH-UBND ngày 31/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Đơn vị

Thời điểm tháng 3/2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

1

Tổng số trường

146

146

133

129

129

129

129

129

-

Điểm trường (điểm trường lẻ)

Trường

661

648

631

620

618

617

614

614

-

Trường vùng khó khăn

Trường

28

28

26

27

27

27

27

27

-

Trường vùng đặc biệt khó khăn

Trường

81

81

70

66

66

66

66

65

2

Tổng số nhóm, lớp

1.721

1.735

1.697

1.677

1.677

1.683

1.687

1.690

-

Nhóm ghép

Nhóm, lớp

921

928

890

876

872

870

870

870

-

Nhóm vùng khó khăn

Nhóm, lớp

279

279

254

270

270

271

271

271

-

Nhóm vùng đặc biệt khó khăn

Nhóm, lớp

1.089

1.103

1.079

1.044

1.047

1.048

1.053

1.055

3.855

3.889

3.807

3.761

3.761

3.777

3.787

3.794

2.1

Tổng số nhóm trẻ

230

240

245

239

240

248

253

253

-

Nhóm ghép

Nhóm

21

31

31

31

29

29

31

31

-

Nhóm vùng khó khăn

Nhóm

40

39

41

45

45

46

48

49

-

Nhóm vùng đặc biệt khó khăn

Nhóm

120

133

134

125

124

132

133

132

2.2

Tổng số lớp mẫu giáo

1.145

7.755

1.128

7.777

1.119

1.118

1.115

1.119

-

Lớp ghép

Lớp

572

578

558

547

551

548

543

545

-

Lớp vùng khó khăn

Lớp

220

218

211

226

224

223

223

225

-

Lớp vùng đặc biệt khó khăn

Lớp

658

663

635

610

710

614

614

615

2.3

Tổng số lớp mầm non

346

340

324

321

318

317

319

318

-

Lớp ghép

Lớp

336

333

313

314

311

310

312

311

-

Lớp vùng khó khăn

Lớp

31

30

15

16

18

17

18

19

-

Lớp vùng đặc biệt khó khăn

Lớp

315

310

309

305

300

300

301

299

3

Trẻ em theo điều tra dân số

Trẻ

59.660

58.522

56.286

55.670

55.683

55.931

56.102

56.363

-

Trẻ em đến trường

Trẻ

42.359

41.551

40.526

40.639

41.762

42.508

43.760

45.091

Tỷ lệ

%

71

71

72

73

75

76

78

80

-

Trẻ em học nhóm, lớp ghép

Trẻ

22.730

22.321

21.553

20.885

20.972

21.050

21.108

21.212

-

Trẻ em ở điểm trường lẻ

Trẻ

24.526

24.082

23.274

22.825

22.822

22.873

23.030

23.287

-

Trẻ em vùng khó khăn

Trẻ

7.187

6.984

6.318

6.997

6.846

6.889

6.843

7.017

-

Trẻ em vùng ĐB khó khăn

Trẻ

26.046

25.969

25.356

24.238

24.505

24.715

24.953

24.968

-

Trẻ em dân tộc Mông

Trẻ

18.601

18.643

18.516

18.615

18.646

18.601

18.816

18.968

Tỷ lệ

%

52

53

54

55

55

55

55

55

-

Trẻ em dân tộc Dao

Trẻ

6.098

5.844

5.576

5.405

5.550

5.729

5.857

6.073

Tỷ lệ

%

17

17

16

16

16

17

17

17

-

Trẻ em dân tộc Tày

Trẻ

5.473

5.422

5.260

5.189

5.309

5.375

5.444

5.843

Tỷ lệ

%

15

15

15

15

16

16

16

17

-

Trẻ em dân tộc Giáy

Trẻ

1.020

964

922

914

926

931

945

959

Tỷ lệ

%

3

3

3

3

3

3

3

3

-

Trẻ em dân tộc Nùng

Trẻ

2.188

2.119

2.065

2.111

2.144

2.219

2.301

2.564

Tỷ lệ

%

6

6

6

6

6

7

7

7

-

Trẻ em dân tộc khác

Trẻ

2.305

2.350

2.359

2.358

2.410

2.493

2.585

2.662

Tỷ lệ

%

6

7

7

7

7

7

8

8

-

Trẻ em gái là người DTTS

Trẻ

16.927

16.296

15.671

15.563

15.652

15.684

15.847

15.977

Tỷ lệ

%

47

46

46

46

46

46

46

46

-

Trẻ em khuyết tật học hòa nhập là người DTTS

Trẻ

71

43

17

13

13

16

17

14

Tỷ lệ

%

0

0

0

0

0

0

0

0

3.1

Trẻ em Nhà trẻ theo điều tra dân số

Trẻ

24.793

24.134

23.350

23.277

23.370

23.371

23.454

23.612

-

Trẻ em đến trường

Trẻ

5.950

5.913

5.954

6.052

6.310

6.544

6.802

7.121

Tỷ lệ

%

24,0

24,5

25,5

26,0

27,0

28,0

29,0

30,5

-

Trẻ em trong nhóm trẻ

Trẻ

4.279

4.193

4.267

4.178

4.216

4.250

4.341

4.346

-

Trẻ em học nhóm ghép

Trẻ

3.398

3.416

3.253

3.379

3.483

3.527

3.739

3.761

-

Trẻ em ở điểm trường lẻ

Trẻ

4.209

4.255

4.089

4.234

4.244

4.348

4.413

4.393

-

Trẻ em vùng khó khăn

Trẻ

1.346

1.336

1.209

1.324

1.322

1.338

1.338

1.370

-

Trẻ em vùng ĐB khó khăn

Trẻ

4.715

4.792

4.796

4.714

4.839

4.882

4.986

5.035

-

Trẻ em dân tộc Mông

Trẻ

3.286

3.400

3.469

3.567

3.614

3.640

3.694

3.764

Tỷ lệ

%

50

51

53

54

53

53

53

53

-

Trẻ em dân tộc Dao

Trẻ

1.103

1.077

1.053

969

975

1.009

1.030

1.056

Tỷ lệ

%

17

16

16

15

14

15

15

15

-

Trẻ em dân tộc Tày

Trẻ

1.057

1.089

996

993

1.020

1.014

1.026

1.076

Tỷ lệ

%

16

16

15

15

15

15

15

15

-

Trẻ em dân tộc Giáy

Trẻ

174

179

200

198

211

211

208

209

Tỷ lệ

%

3

3

3

3

3

3

3

3

-

Trẻ em dân tộc Nùng

Trẻ

497

486

461

449

459

485

480

502

Tỷ lệ

%

8

7

7

7

7

7

7

7

-

Trẻ em dân tộc khác

Trẻ

427

377

364

444

459

457

445

448

Tỷ lệ

%

7

6

6

7

7

7

6

6

-

Trẻ em gái là người DTTS

Trẻ

3.277

3.282

3.150

3.179

3.299

3.345

3.341

3.330

Tỷ lệ

%

50

50

48

48

49

49

48

47

-

Trẻ em khuyết tật học hòa nhập là người DTTS

Trẻ

1

1

0

0

0

2

2

0

Tỷ lệ

%

0

0

0

0

0

0

0

0

3.2

Trẻ em Mẫu giáo theo điều tra dân số

Trẻ

34.861

34.371

32.930

32.371

32.288

32.537

32.627

32.730

-

Trẻ em đến trường

Trẻ

32.769

32.652

31.448

31.011

30.996

31.398

31.648

32.436

Tỷ lệ

%

94,0

95,0

95,5

95,8

96,0

96,5

97,0

98,5

-

Trẻ em học nhóm, lớp

Trẻ

15.489

15.350

14.787

14.575

14.570

14.681

14.837

14.827

-

Trẻ em học nhóm, lớp ghép

Trẻ

19.748

19.300

18.809

18.107

18.078

18.197

18.255

18.336

-

Trẻ em ở điểm trường lẻ

Trẻ

20.716

20.273

19.579

18.911

19.035

18.880

18.973

19.201

-

Trẻ em vùng khó khăn

Trẻ

5.841

5.648

5.109

5.673

5.524

5.551

5.505

5.647

-

Trẻ em vùng ĐB khó khăn

Trẻ

21.293

21.159

20.541

19.483

19.643

19.802

19.940

19.896

-

Trẻ em dân tộc Mông

Trẻ

15.318

15.251

15.007

15.131

15.019

14.947

15.121

15.185

Tỷ lệ

%

53

53

54

55

55

55

55

55

-

Trẻ em dân tộc Dao

Trẻ

5.002

4.767

4.544

4.387

4.544

4.685

4.780

4.963

Tỷ lệ

%

17

17

16

16

17

17

17

18

-

Trẻ em dân tộc Tày

Trẻ

4.416

4.334

4.266

4.197

4.290

4.365

4.421

4.768

Tỷ lệ

%

15

15

15

15

16

16

16

17

-

Trẻ em dân tộc Giáy

Trẻ

845

787

722

717

716

722

735

751

Tỷ lệ

%

3

3

3

3

3

3

3

3

-

Trẻ em dân tộc Nùng

Trẻ

1.689

1.624

1.609

1.662

1.682

1.738

1.817

2.052

Tỷ lệ

%

6

6

6

6

6

6

7

7

-

Trẻ em dân tộc khác

Trẻ

1.887

1.989

2.016

1.907

1.951

2.025

2.104

2.207

Tỷ lệ

%

6

7

7

7

7

7

8

8

-

Trẻ em gái là người DTTS

Trẻ

13.633

13.149

12.868

12.745

12.709

12.700

12.819

12.919

Tỷ lệ

%

47

46

46

47

47

47

47

47

-

Trẻ em khuyết tật học hòa nhập là người DTTS

Trẻ

70

41

17

16

13

14

15

14

Tỷ lệ

%

0

0

0

0

0

0

0

0

./.

Biểu 02:

CHẤT LƯỢNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ EM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022-2030”

(Kèm theo Kế hoạch số: 455/KH-UBND ngày 31/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Đơn vị

Thời điểm tháng 3/2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

1

Trường được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ

Trường

35

58

67

77

90

103

116

129

-

Trường xây dựng mô hình điểm về TCTV trên cơ sở tiếng mẹ đẻ

Trường

6

9

12

16

22

27

34

37

-

Trường đạt Bộ tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ

Trường

35

58

67

77

90

103

116

129

-

Trường có thư viện đảm bảo quy định

Trường

0

10

20

40

61

82

102

122

2

Trẻ học 2 buổi/ngày

Trẻ

42.160

41.636

40.281

39.812

39.897

40.215

40.450

40.703

-

Trẻ Nhà trẻ

Trẻ

7.694

7.657

7.624

7.682

7.813

7.900

8.018

8.153

Tỷ lệ

%

100

100

100

100

100

100

100

100

-

Trẻ Mẫu giáo

Trẻ

34.466

33.979

32.657

32.130

32.084

32.315

32.432

32.550

Tỷ lệ

%

100

100

100

100

100

100

100

100

3

Trẻ ăn bán trú

Trẻ

42.160

41.636

40.281

39.812

39.897

40.215

40.450

40.703

-

Trẻ Nhà trẻ

Trẻ

7.694

7.657

7.624

7.682

7.813

7.900

8.018

8.153

Tỷ lệ

%

100

100

100

100

100

100

100

100

-

Trẻ Mẫu giáo

Trẻ

34.466

33.979

32.657

32.130

32.084

32.315

32.432

32.550

Tỷ lệ

%

100

100

100

100

100

100

100

100

-

Trẻ ăn 01 bữa chính, 01 bữa phụ

Trẻ

41.919

41.636

40.281

39.812

39.897

40.215

40.450

40.703

Tỷ lệ

%

99.4

100

100

100

100

100

100

100

-

Trẻ Nhà trẻ

Trẻ

7.694

7.657

7.624

7.682

7.813

7.900

8.018

8.153

Tỷ lệ

%

100

100

100

100

100

100

100

100

-

Trẻ Mẫu giáo

Trẻ

34.225

41.636

40.281

39.812

39.897

40.215

40.450

40.703

Tỷ lệ

%

99.3

100

100

100

100

100

100

100

4

Trẻ được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ

Trẻ

4216

8327

12084

13934

15959

18097

20225

24422

-

Trẻ Nhà trẻ

Trẻ

769

1531

2287

2689

3125

3555

4009

4892

Tỷ lệ

%

10

20

30

35

40

45

50

60

-

Trẻ Mẫu giáo

Trẻ

3447

6796

9797

11246

12834

14542

16216

19530

Tỷ lệ

%

10

20

30

35

40

45

50

60

./.

Biểu 03:

ĐỘI NGŨ CBQL, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN MẦM NON THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022-2030”

(Kèm theo Kế hoạch số: 455/KH-UBND ngày 31/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Đơn vị

Thời điểm tháng 3/2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

I

TỔNG SỐ CBQL, GV, NV

Người

3890

4174

4270

4464

4494

4535

4567

4660

1

Hiệu trưởng

Người

144

146

133

129

129

129

129

129

-

Trình độ chuẩn

Người

10

10

5

0

0

0

0

0

-

Trình độ trên chuẩn

Người

136

136

128

129

129

129

129

129

-

Thiếu

Người

2

0

0

0

0

0

0

0

-

Đào tạo nâng chuẩn

Người

5

5

5

0

0

0

0

0

-

Biết tiếng DTTS

Người

15

18

20

22

25

28

32

36

-

Chưa biết tiếng DTTS

Người

129

128

113

107

104

101

97

93

-

Hiệu trưởng là người DTTS

Người

35

37

37

38

38

39

39

39

-

Hiệu trưởng là người DTTS biết tiếng DTTS

Người

11

15

17

18

19

20

21

22

2

Phó Hiệu trưởng

Người

243

265

252

251

255

257

257

258

-

Trình độ chuẩn

Người

37

29

22

10

5

4

4

4

-

Trình độ trên chuẩn

Người

206

236

230

241

250

253

253

254

-

Thiếu

Người

45

27

14

7

3

1

1

0

-

Đào tạo nâng chuẩn

Người

24

16

14

7

7

4

6

7

-

Biết tiếng DTTS

Người

24

53

76

88

102

116

128

154

-

Chưa biết tiếng DTTS

Người

219

212

176

163

153

141

129

104

-

Tỷ lệ

%

90,1

80,0

69,8

64,9

60,0

54,9

50,2

40,0

-

Là người dân tộc thiểu số

Người

64

77

80

80

83

83

83

83

-

Tỷ lệ

%

26,3

29,1

31,7

31,9

32,5

32,3

32,3

32,2

-

Là người DTTS biết tiếng DTTS

Người

15

26

35

40

42

45

48

52

3

Tổng số Giáo viên

Người

3097

3296

3394

3555

3572

3601

3627

3718

-

Giáo viên biên chế

Người

3033

3089

3264

3427

3461

3514

3565

3673

-

Giáo viên hợp đồng

Người

64

207

130

128

111

87

62

45

-

Định mức GV/lớp

Người

1,8

1,9

2,0

2,12

2,13

2,14

2,15

2,2

-

Giáo viên thiếu

Người

689

521

339

245

228

101

84

68

-

Trình độ trên chuẩn

Người

1194

1614

1959

2296

2545

2688

2931

2973

-

Trình độ chuẩn

Người

1724

1843

1520

1201

978

853

621

591

-

Trình độ chưa đạt chuẩn

Người

179

74

38

19

10

4

3

3

-

Đào tạo nâng chuẩn

Người

757

680

574

430

332

245

154

134

-

Đào tạo đạt chuẩn

Người

51

28

18

11

8

2

2

2

-

Biết tiếng DTTS

Người

309

706

1109

1406

1590

1773

1955

2231

Tỷ lệ

%

9,98

21,42

32,68

39,55

44,51

49,24

53,90

60,01

-

Là người DTTS

Người

1959

2049

2086

2094

2099

2120

2123

2118

Tỷ lệ

%

63,25

62,17

61,46

58,90

58,76

58,87

58,53

56,97

Chưa biết tiếng DTTS

Người

2788

2974

2588

2355

2171

2004

1832

1517

Tỷ lệ

%

90,02

90,23

76,25

66,24

60,78

55,65

50,51

40,80

-

Tiếng Mông

Người

618

693

597

574

546

517

490

437

Tỷ lệ

%

22,17

23,30

23,07

24,37

25,15

25,80

26,75

28,81

-

Tiếng Dao

Người

488

494

436

394

361

337

306

251

Tỷ lệ

%

17,50

16,61

16,85

16,73

16,63

16,82

16,70

16,55

-

Tiếng Tày

Người

452

486

419

369

335

316

285

227

Tỷ lệ

%

16,21

16,34

16,19

15,67

15,43

15,77

15,56

14,96

-

Tiếng Giáy

Người

443

472

411

371

338

309

278

230

Tỷ lệ

%

15,89

15,87

15,88

15,75

15,57

15,42

15,17

15,16

-

Tiếng Nùng

Người

397

414

362

323

295

263

232

184

Tỷ lệ

%

14,24

13,92

13,99

13,72

13,59

13,12

12,66

12,13

-

Tiếng dân tộc khác

Người

390

415

363

324

296

262

241

188

Tỷ lệ

%

13,99

13,95

14,03

13,76

13,63

13,07

13,16

12,39

4

Nhân viên (gồm CD, BV, YT, VT, TQ, KT)

Người

406

467

491

529

538

548

554

555

-

Cấp dưỡng

Người

285

330

311

320

325

330

330

330

-

Nhân viên thiếu

Người

238

163

93

39

31

19

14

11

II

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1

Tổng số CBQL, GV cần bồi dưỡng tiếng DTTS

Người

313

662

863

918

971

1010

1029

1028

-

Tiếng Mông

Người

85

139

168

193

191

188

191

183

-

Tiếng Dao

Người

65

125

153

153

181

178

171

176

-

Tiếng Tày

Người

48

115

133

143

171

168

163

161

-

Tiếng Giáy

Người

42

101

143

142

162

158

162

169

-

Tiếng Nùng

Người

35

92

133

143

131

152

171

169

-

Tiếng dân tộc khác

Người

38

90

133

144

135

166

171

170

2

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL, GV dạy vùng DTTS

Người

3484

3707

3779

3935

3956

3987

4013

4105

3

Bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người DTTS

Người

774

922

895

910

891

879

872

832

4

Đào tạo nâng trình độ chuẩn cho đội ngũ

Người

964

765

621

451

344

243

158

139

-

ĐT trình độ trên chuẩn

Người

785

691

583

432

334

239

155

136

-

ĐT trình độ đạt chuẩn

Người

179

74

38

19

10

4

3

3

Biểu 04:

CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI CHO TRẺ EM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022-2030”

(Kèm theo Kế hoạch số: 455/KH-UBND ngày 31/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Đơn vị

Thời điểm tháng 3/2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

1

Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc) giáo dục trẻ (phòng học)

Phòng

1.721

1.735

1.697

1.677

1.677

1.683

1.687

1.690

-

Phòng học đảm bảo quy định

Phòng

1.599

1.616

1.578

1.573

1.586

1.596

1.616

1.626

-

Phòng học còn thiếu cần xây dựng

Phòng

101

100

95

86

75

66

60

55

-

Phòng học cần sửa chữa, nâng cấp

Phòng

21

19

24

18

16

21

11

9

2

Khu vệ sinh cho trẻ em

Khu

662

649

632

621

619

618

615

615

-

Khu vệ sinh đảm bảo quy định

Khu

448

441

430

432

438

445

448

459

-

Khu vệ sinh còn thiếu cần xây dựng

Khu

108

105

100

90

85

79

75

75

-

Khu vệ sinh cần sửa chữa, nâng cấp

Khu

106

103

102

99

96

94

92

81

3

Nhà công vụ

Nhà

43

46

49

49

50

50

50

48

-

Phòng công vụ có đảm bảo quy định

Phòng

38

38

43

45

46

44

46

46

-

Phòng công vụ còn thiếu cần xây dựng

Phòng

45

41

38

35

32

30

27

23

-

Phòng công vụ cần sửa chữa, nâng cấp

Phòng

42

40

37

36

34

33

30

27

4

Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo quy định

Bộ

1.721

1.735

1.697

1.677

1.677

1.683

1.687

1.690

-

Số bộ TB, ĐD, ĐC tối thiểu đảm bảo quy định

Bộ

1.566

1.592

1.572

1.567

1.577

1.587

1.603

1.618

-

Số bộ TB, ĐD, ĐC tối thiểu cần bổ sung, mua sắm

Bộ

155

143

125

110

100

96

84

72

5

Đồ chơi ngoài trời

Bộ

661

648

631

620

618

617

614

614

-

Số bộ đồ chơi ngoài trời đảm bảo quy định

Bộ

559

552

546

542

551

557

559

564

-

Số bộ đồ chơi ngoài trời cần bổ sung, mua sắm

Bộ

102

96

85

78

67

60

55

50

6

Số bộ máy chiếu

Bộ

127

131

145

155

154

153

158

157

-

Số bộ máy chiếu đảm bảo quy định

Bộ

23

39

56

74

79

85

93

99

-

Số bộ máy chiếu cần bổ sung, mua sắm

Bộ

104

92

89

81

75

68

65

58

7

Số bộ máy tính

Bộ

410

533

582

591

498

532

501

503

-

Số bộ máy tính cho trẻ đảm bảo quy định

Bộ

37

134

188

201

205

231

204

208

-

Số bộ máy tính cho trẻ cầu bổ sung, mua sắm

Bộ

255

245

230

221

115

107

105

102

-

Số bộ máy tính cho CBQL đảm bảo quy định

Bộ

12

51

64

74

86

104

105

108

-

Số bộ máy tính cho CBQL cần bổ sung, mua sắm

Bộ

106

103

100

95

92

90

87

85

8

Số bộ phần mềm làm quen tiếng Việt

Bộ

311

349

345

323

307

294

285

274

-

Số bộ phần mềm đảm bảo quy định

Bộ

6

52

52

48

52

54

54

54

-

Số bộ phần mềm cần bổ sung, mua sắm

Bộ

305

297

293

275

255

240

231

220

./.


Biểu 05:

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GDMN VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022-2030”

(Kèm theo Kế hoạch số 455/KH-UBND ngày 31/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Danh mục

Tổng kinh phí

Kinh phí thực hiện giai đoạn 2023-2025

Kinh phí thực hiện giai đoạn 2026-2030

Tổng số

Ngân sách nhà nước (nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo)

Nguồn xã hội hóa giáo dục

Tổng số

Ngân sách nhà nước (nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo)

Nguồn xã hội hóa giáo dục

Ngân sách trung ương (CTMTQG)

Ngân sách địa phương

Nguồn vốn đầu tư công trung hạn

Ngân sách trung ương (CTMTQG)

Ngân sách địa phương

Nguồn vốn đầu tư công trung hạn

Ngân sách tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Ngân sách tỉnh

Ngân sách cấp huyện

1

Đào tạo, bồi dưỡng

79.217

15.688

3.593

5.748

2.156

2.155

2.036

63.529

15.882

25.412

9.529

9.529

3.177

-

Bồi dưỡng tiếng DTTS cho CBQL, GV

17.413

1.317

1.317

16.096

4.024

6.439

2.414

2.414

805

-

Đào tạo nâng chuẩn trình độ

61.804

14.371

3.593

5.748

2.156

2.155

719

47.433

11.858

18.973

7.115

7.115

2.372

2

Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, học liệu

390.673

86.667

21.667

34.667

13.000

13.000

4.333

304.006

76.002

121.602

45.601

45.601

15.200

-

Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu

356.006

72.700

18.175

29.080

10.905

10.905

3.635

283.306

70.827

113.322

42.496

42.496

14.165

-

Đồ chơi ngoài trời

34.667

13.967

3.492

5.587

2.095

2.095

698

20.700

5.175

8.280

3.105

3.105

1.035

3

Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (phòng học); nhà hiệu bộ, phòng chức năng; phòng công vụ giáo viên; Nhà bếp; Khu vệ sinh cho trẻ em

1.444.807

924.757

61.898

395.574

465.764

1.000

521

520.050

130.013

208.020

78.008

78.008

26.001

Tổng cộng

1.914.697

1.027.112

87.158

435.989

480.920

16.155

6.890

887.585

221.897

355.034

133.138

133.138

44.378

Ghi chú: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2023-2025 đã được bố trí tại: Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 04/4/2022; Kế hoạch số 305/KH-UBND ngày 12/9/2022; Công văn số 593/UBND-TH ngày 17/02/2022; Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 21/02/2022; Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 17/02/2022; Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 03/4/2019; Thông báo số 98/TB-VPUBND ngày 12/5/2022; Thông báo số 125/TB-UBND ngày 27/5/2022; Quyết định số 1392/QĐ-UBND ngày 20/6/2022; Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh Lào Cai./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 455/KH-UBND ngày 31/12/2023 thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030” tại tỉnh Lào Cai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


143

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.251.6
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!