ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 61/KH-UBND
|
Đắk Nông, ngày 23
tháng 01 năm 2025
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN XÓA NHÀ TẠM, NHÀ DỘT NÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THEO CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT ĐỘNG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Thực hiện Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Chung tay
xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”; Công điện số
102/CĐ-TTg ngày 06/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai
xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày
09/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm,
nhà dột nát trên địa bàn cả nước; Thông báo số 523/TB-VPCP ngày 16/11/2024 của
Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ
nhất Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả
nước; Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024 về tiếp tục đẩy mạnh triển khai
xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Công văn số 5935/BLĐTBXH-VPQGGN
ngày 21/11/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về triển khai xóa nhà tạm,
nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Chương trình số 92-CTr/TU ngày 15/01/2025 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông; Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 08/01/2025 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt kết quả tổng hợp nhu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai
thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh theo Chương trình phát động
của Thủ tướng Chính phủ, nội dung cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH CHUNG
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng trên địa bàn tỉnh
luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự nỗ lực của toàn dân,
công tác giảm nghèo đã đạt được những thành tựu nổi bật. Cuối năm 2024, toàn tỉnh
còn 5.163 hộ nghèo, tỷ lệ còn 2,99%, có 8.118 hộ cận nghèo, tỷ lệ còn 4,71%.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.215 hộ đã và đang
được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo các Chương trình, chính sách: (i) Chương trình
MTQG giảm nghèo bền vững là 532 hộ, gồm xây mới 450 căn nhà, sửa chữa 82 căn
nhà; (ii) Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi là 538 hộ (xây mới 538/538 căn nhà); (iii) Chính sách hỗ
trợ nhà ở cho người có công là 145 hộ, gồm xây mới 47 căn nhà, sửa chữa 98 căn
nhà. Thông qua các Chương trình, chính sách về hỗ trợ nhà ở và các chính sách hỗ
trợ đa chiều khác (việc làm, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông
tin) đã từng bước giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo, đảm
bảo an sinh xã hội.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước,
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức rà soát, báo cáo Trung ương trên địa bàn tỉnh
hiện có 540 hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở (xây dựng mới 346 căn, sửa
chữa 194 căn) để thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát theo Chương trình phát động
của Thủ tướng Chính phủ và đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông
báo nguồn kinh phí thực hiện tại Công văn số 5935/BLĐTBXH-VPQGGN ngày
21/11/2024.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, MỤC TIÊU
1. Mục đích
- Quán triệt phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hỗ trợ, Nhân dân làm chủ”. Tập
trung triển khai thực hiện Chương trình với tinh thần: “tư tưởng phải thông,
quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, làm việc với tinh thần cao, có
trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, phân công rõ người, rõ việc, rõ
thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả, rõ sản phẩm” để đến ngày 31/12/2025
hoàn thành bằng được mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh từ
các chương trình, chính sách trong giai đoạn 2021-2025.
- Huy động nguồn lực xã hội hóa kết hợp với nguồn lực
của Nhà nước; tăng cường công tác tuyên truyền; thường xuyên kiểm tra, giám
sát, đôn đốc thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở theo quy định,
không để trùng lắp đối tượng, không để bị lợi dụng, trục lợi, tiêu cực, lãng
phí.
2. Yêu cầu
- Chính quyền địa phương các cấp bám sát tình hình,
chủ động, linh hoạt, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp xóa nhà tạm, nhà dột nát theo thẩm quyền; xây dựng Kế hoạch cụ thể và tổ
chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy Đảng,
chính quyền, Mặt trận các cấp và sự tham gia của cộng đồng trong quá trình triển
khai thực hiện; thường xuyên đôn đốc, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá,
rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, các tập thể,
hộ gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức triển khai thực
Kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng các công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát
đảm bảo an toàn, có chất lượng, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai,
biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, bản sắc văn hóa, phong tục tập
quán của dân tộc và đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống và giảm nghèo bền vững.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm công bằng,
dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy định, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng
phí với nguyên tắc hỗ trợ đến từng hộ gia đình, phù hợp với điều kiện thực tiễn
và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo
sự đồng thuận trong xã hội để mọi người ủng hộ, chia sẻ, cùng chung tay hỗ trợ
với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”; tăng cường trách nhiệm của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, khích lệ sự đồng hành, hỗ trợ của các cơ
quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện.
3. Mục tiêu
Phấn đấu trước tháng 9/2025, hoàn thành việc hỗ trợ
xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 540 hộ trên địa bàn tỉnh theo Chương trình phát động
của Thủ tướng Chính phủ, trong đó: xây mới 346 căn nhà; sửa chữa 194 căn nhà
(theo Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 08/01/2025 của UBND tỉnh về việc phê duyệt
kết quả tổng hợp nhu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông).
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đối tượng hỗ trợ nhà ở
- Đối tượng thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên
địa bàn tỉnh theo Chương trình phát động của Thủ tướng Chính phủ là hộ nghèo, hộ
cận nghèo khó khăn về nhà ở, không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc
các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị
- xã hội hoặc tổ chức xã hội khác (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi; Hỗ trợ nhà ở cho người có công; Nghị quyết số
11/2022/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của HĐND tỉnh...).
- Trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương
trình, chính sách hỗ trợ khác thì phải thuộc các đối tượng sau: Nhà ở đã bị sập
đổ hoặc hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây ra (bão, lũ, lụt, sạt
lở đất, hỏa hoạn nhưng chưa có nguồn vốn để cải tạo, sửa chữa hay xây dựng lại).
2. Mức hỗ trợ, nguồn kinh phí
thực hiện
a) Mức hỗ trợ: 60 triệu đồng/hộ khi xây dựng mới;
30 triệu đồng/hộ khi sửa chữa. Tổng số kinh phí để thực hiện xây mới và sửa chữa
cho 540 căn nhà (346 xây mới và 194 sửa chữa) là 26,580 tỷ đồng.
b) Nguồn kinh phí thực hiện:
- Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương trình huy động của
Trung ương: 20 tỷ đồng, trong đó: tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ 10 tỷ đồng, Tập đoàn KN
hỗ trợ 10 tỷ đồng (theo Công văn số 5935/BLĐTBXH-VPQGGN ngày 21/11/2024 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội);
- Nguồn kinh phí vận động tổ chức các hoạt động Kỷ
niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (6,830 tỷ đồng); nguồn kinh phí tiết kiệm
5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024, tự huy động và các nguồn hợp
pháp khác.
3. Yêu cầu về diện tích và chất
lượng nhà ở, nhân công
- Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở
phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo “3 cứng” (nền
- móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở
lên.
- Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của
căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các
loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:
+ “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng
các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát,
bê tông, bê tông cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ;
+ “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống
khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu:
bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền
chắc;
+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp.
Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông
cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói. Trường
hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết
cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ...) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê
tông cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc.
- Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể
làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng.
- Các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát về
giá nguyên vật liệu xây dựng nhà ở trên địa bàn, chủ yếu sử dụng vật liệu của địa
phương; huy động mọi lực lượng hỗ trợ, vận động cộng đồng hỗ trợ gia đình, bản
thân gia đình tham gia xây dựng; lực lượng quân đội, công an tham gia hỗ trợ vận
chuyển vật liệu, thi công để giảm bớt chi phí.
4. Cách thức thực hiện
a) Về mẫu nhà ở: Tham khảo các mẫu thiết kế nhà ở
điển hình do Sở Xây dựng ban hành (theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số
445/UBND-KT ngày 21/01/2025) để triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát
theo Chương trình phát động của Thủ tướng Chính phủ.
b) Các bước thực hiện
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách được hỗ trợ
xây mới hoặc sửa chữa nhà ở ký cam kết hình thức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở và
đăng ký với UBND cấp xã đề nghị cung ứng vật liệu để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở
(nếu có nhu cầu), đề xuất tham khảo mẫu nhà, phương thức xây mới hoặc sửa chữa
nhà ở.
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa
chữa nhà ở phải báo cáo UBND cấp xã khi hoàn thành các phần việc theo giai đoạn
(hoàn thành phần móng đối với những hộ xây dựng nhà ở mới, hoàn thành từ 30%
khối lượng công việc trở lên đối với những hộ sửa chữa nhà ở hiện có) hoặc
hoàn thành toàn bộ công trình để tổ chức nghiệm thu làm cơ sở thực hiện giải
ngân vốn hỗ trợ.
- UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn,
giám sát và giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong quá trình xây mới hoặc sửa
chữa nhà ở đảm bảo tiến độ và chất lượng; lập biên bản xác nhận hoàn thành theo
giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
c) Về cách thức thực hiện: Đối tượng thụ hưởng tự
thực hiện xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, UBND xã sẽ cấp phát kinh phí hỗ trợ
theo tiến độ thi công. Trường hợp thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) không có khả
năng tự xây mới hoặc sửa chữa nhà ở thì UBND cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức thành viên, lực lượng vũ trang để thống nhất
phân công các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức xây mới
hoặc sửa chữa nhà ở cho các đối tượng này; sau khi hoàn thành lập biên bản xác
nhận và bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
d) Cơ chế thanh toán: Căn cứ danh sách các hộ gia
đình được hỗ trợ nhà ở và mức hỗ trợ cụ thể đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
căn cứ biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn xây mới hoặc sửa chữa nhà ở
và biên bản xác nhận hoàn thành xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo đưa vào sử dụng, UBND cấp xã thực hiện thanh toán như sau:
- Đối với hộ gia đình thực hiện xây dựng mới nhà ở:
Hỗ trợ lần đầu 70% mức hỗ trợ xây mới nhà ở sau khi hoàn thành phần móng; 30%
còn lại sẽ hỗ trợ sau khi hộ gia đình hoàn thành công trình xây mới nhà ở.
- Đối với hộ gia đình thực hiện sửa chữa nhà ở: Hỗ
trợ lần đầu 70% mức hỗ trợ sửa chữa nhà ở sau khi hộ gia đình đã hoàn thành từ
30% khối lượng công việc; 30% còn lại sẽ hỗ trợ sau khi hộ gia đình hoàn thành
công trình sửa chữa nhà ở.
đ) Tiến độ và thời gian thực hiện
- Giai đoạn 1: Sử dụng nguồn kinh phí vận động nhân
dịp Kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh để ưu tiên triển khai hỗ trợ 113 hộ nghèo,
hộ cận nghèo chưa có nhà ở, nhà ở tạm bợ, dột nát, cấp thiết cần hỗ trợ trước
trong tổng số 540 hộ nghèo khó khăn về nhà ở (Thời gian thực hiện: khởi công
đầu tháng 3/2025, hoàn thành trước tháng 5/2025; xây mới 113 căn nhà x 60 triệu
đồng/căn = 6,780 tỷ đồng).
- Giai đoạn 2: Triển khai hỗ trợ cho 427 hộ nghèo,
hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở còn lại (Thời gian thực hiện hoàn thành trước
tháng 9/2025; xây mới 233 căn nhà x 60 triệu đồng/căn =13,980 tỷ đồng và 194
căn nhà sửa chữa x 30 triệu đồng/căn =5,820 tỷ đồng).
e) Công tác báo cáo, sơ kết, tổng kết
- Ban Chỉ đạo cấp huyện, xã tổ chức rà soát hằng ngày,
báo cáo hằng tuần, họp hằng tháng để thực hiện Kế hoạch.
- Tham mưu Ban Chỉ đạo cấp tỉnh họp hằng tháng, báo
cáo kết quả thực hiện hằng tuần.
- Tổ chức sơ kết 6 tháng triển khai thực hiện Kế hoạch
(Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện trước ngày 31/5/2025; Ban Chỉ đạo
cấp tỉnh thực hiện trước ngày 15/6/2025).
- Tổ chức tổng kết và công bố hoàn thành chương
trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo Kế hoạch (Ban Chỉ đạo các huyện, thành
phố thực hiện trước ngày 15/9/2025; Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện trước ngày
30/9/2025).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh
Trực tiếp thực hiện và hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã tiếp nhận nguồn kinh phí để thực hiện xóa nhà tạm,
nhà dột nát theo Chương trình phát động của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục vận động
ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân để thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
thông qua Quỹ “Vì người nghèo”; giám sát việc tổ chức thực hiện.
2. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn
các địa phương tiến hành rà soát, thống kê các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ
xóa nhà tạm, nhà dột nát theo Chương trình phát động của Thủ tướng Chính phủ. Tổng
hợp kết quả rà soát, thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tiến độ, kết
quả thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng
dẫn công tác thi đua, khen thưởng, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện
Kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát theo Chương trình phát động của Thủ tướng
Chính phủ.
3. Sở Xây dựng
Hướng dẫn các địa phương sử dụng mẫu nhà ở điển
hình phù hợp với phong tục, tập quán (kèm theo dự toán kinh phí, dự trù vật liệu
chủ yếu) đảm bảo các tiêu chí về quy mô diện tích, yêu cầu kỹ thuật và chất lượng,
giới thiệu các mẫu thiết kế để người dân tham khảo, lựa chọn.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch
Khẩn trương phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
và đơn vị có liên quan thực hiện điều chuyển số kinh phí vận động tổ chức các hoạt
động Kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (6,830 tỷ đồng) về Quỹ “Vì người
nghèo” tỉnh Đắk Nông do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý để phân bổ cho các địa
phương thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
5. Sở Tài chính
Báo cáo cấp có thẩm quyền và hướng dẫn các địa
phương về việc sử dụng kinh phí từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân
sách nhà nước năm 2024 để triển khai hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Chỉ đạo, phối hợp với các lực lượng đóng quân trên
địa bàn giúp vận chuyển nguyên vật liệu và xây dựng nhà ở cho người dân tại các
địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, địa bàn đặc biệt khó khăn theo đề nghị của
các địa phương phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn và kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ Quốc phòng, Quân sự địa phương của đơn vị.
7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền tham mưu, phối hợp,
hỗ trợ ngày công lao động, giúp vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng nhà ở cho người
dân tại các địa bàn vùng biên giới theo đề nghị của các địa phương phù hợp với
tình hình, điều kiện thực tiễn và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
8. Công an tỉnh
Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố phát huy cơ sở
dữ liệu về dân cư trong việc rà soát, tổng hợp thông tin chính xác về số lượng
nhà ở cần hỗ trợ cho các nhóm đối tượng tại địa phương. Bố trí lực lượng hỗ trợ
theo đề nghị của các huyện, thành phố.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Định hướng, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, truyền thông, hệ thống
thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch; phản ánh kết quả thực hiện
Kế hoạch; giới thiệu, biểu dương các gương điển hình tiên tiến, mô hình hay,
cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện phong trào thi đua “Chung tay
xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh.
10. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội và các cơ quan liên quan hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng, sơ kết,
tổng kết, đánh giá phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn
tỉnh.
11. Chi nhánh Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh
Chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ
vốn vay ưu đãi để xây dựng nhà ở cho các đối tượng theo quy định hiện hành (nếu
có).
12. Báo Đắk Nông, Đài Phát
thanh và Truyền hình Đắk Nông
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận
xã hội để mọi người ủng hộ, chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm trong phong trào thi
đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”
trên địa bàn tỉnh.
13. Đề nghị các tổ chức chính
trị - xã hội cấp tỉnh
Tham gia vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân và cộng đồng ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng hoặc ngày
công lao động để giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng nhà ở; chỉ đạo, hướng
dẫn đoàn thể cấp dưới, đặc biệt là đoàn thể cấp xã tham gia phối hợp với UBND
xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các đối tượng thuộc diện hỗ trợ và giám sát quá
trình thực hiện chương trình.
14. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt việc hỗ
trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn bảo đảm
đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, không trùng lắp với các hoạt động hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước, tuân thủ trình tự, thủ tục theo đúng quy định pháp luật,
không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện ở địa
phương với lộ trình cụ thể, chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng thực hiện
hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn
tiếp tục rà soát đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở để bổ sung
vào danh sách được thụ hưởng xóa nhà tạm, nhà dột nát bảo đảm không bỏ sót đối
tượng. Tập trung chỉ đạo thực hiện, giải ngân ngay đối với các hộ đã đảm bảo điều
kiện thụ hưởng.
- Có trách nhiệm phê duyệt, điều chỉnh danh sách và
chịu trách nhiệm về số liệu, kết quả phê duyệt của địa phương (danh sách của từng
hộ có nhu cầu xây mới hoặc sửa chữa), báo cáo kết quả phê duyệt danh sách về Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, theo dõi.
- Bảo đảm điều kiện về hạ tầng, mặt bằng đất đai, vật
liệu, lực lượng khi triển khai hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn
theo quy định, cần có giải pháp, cách làm sáng tạo, linh hoạt. Tăng cường kiểm
tra, giám sát về giá nguyên vật liệu xây dựng nhà ở trên địa bàn, vận động các
đơn vị cung cấp có chính sách hỗ trợ giảm giá cho hộ ;gia. đình; huy động mọi lực
lượng (công an, quân đội, đoàn thanh niên...) tham gia hỗ trợ vận chuyển vật liệu,
thi công để giảm bớt chi phí.
- Ngoài nguồn kinh phí được phân bổ, địa phương chủ
động huy động các nguồn lực hỗ trợ khác để thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát
trên địa bàn. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sự tham gia ủng
hộ, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo khó khăn về nhà ở bằng nhiều
hình thức phù hợp (hỗ trợ tiền, góp sức lao động....), tạo sự lan tỏa, đồng thời
huy động sự vào cuộc của cà hệ thống chính trị để phấn đấu hoàn thành Kế hoạch
đề ra.
- Tham mưu Ban Chỉ đạo cấp huyện phân công các
thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát việc rà soát và tiến độ thực
hiện. Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tiến độ, kết quả thực hiện cho Ban
Chỉ đạo tỉnh. Tổ chức sơ kết, tổng kết chương trình theo kế hoạch.
15. Ủy ban nhân dân cấp xã
- Rà soát, thẩm định, tổng hợp danh sách hộ nghèo,
hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở trình UBND cấp huyện tổng
hợp, phê duyệt theo quy định.
- Nghiệm thu, xác nhận khối lượng xây dựng hoàn
thành theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo
xây dựng mới hoặc hoàn thành từ 30% khối lượng công việc xây dựng trở lên đối với
những hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện sửa chữa nhà ở hiện có) và xác nhận hoàn
thành công trình đưa vào sử dụng để làm cơ sở giải ngân vốn hỗ trợ theo quy định
(theo Phụ lục I, II,
III đính kèm).
- UBND cấp xã chỉ đạo, giám sát các hộ nghèo, hộ cận
nghèo sử dụng vốn hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở đúng mục đích, đảm bảo nhà
ở phải được xây dựng hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng; vận động các tổ chức, đoàn
thể như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu
chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức khác tại địa phương giúp đỡ
các hộ nghèo, hộ cận nghèo xây mới hoặc sửa chữa nhà ở; phát huy cao nhất khả
năng huy động nguồn lực từ cộng đồng, các nhà cung ứng vật liệu và bản thân hộ
gia đình; tận dụng, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ,., để giảm
giá thành trong xây dựng nhà ở.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện xóa nhà tạm,
nhà dột nát trên địa bàn tỉnh theo Chương trình phát động của Thủ tướng Chính
phủ, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc,
đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để
hướng dẫn thực hiện hoặc tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các đơn vị LLVT cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, Hội, đoàn thể tỉnh;
- Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh;
- Báo Đắk Nông; Đài PTTH Đắk Nông;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (Q).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tôn Thị Ngọc Hạnh
|
Phụ
lục I
(Kèm theo Kế hoạch
số /KH-UBND ngày
/01/2025 của UBND tỉnh)
UBND HUYỆN....
UBND XÃ…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……….., ngày
…..tháng …..năm…..
|
BẢNG TỔNG HỢP CAM KẾT THỰC HIỆN XÂY DỰNG MỚI HOẶC SỬA
CHỮA NHÀ Ở VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CUNG ỨNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG (NẾU CÓ NHU CẦU)
Tổng hợp cam kết xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở của
hộ nghèo, hộ cận nghèo và nhu cầu hỗ trợ cung ứng vật liệu xây dựng trên địa bàn
thôn
I. Đối với xây mới nhà ở
TT
|
Họ tên chủ hộ
|
Mẫu nhà áp dụng
|
Đề nghị cung ứng vật
liệu để xây mới nhà ở
|
Phương thức xây dựng
nhà ở
|
Ký cam kết thực hiện
xây mới nhà ở theo quy định
|
Vật liệu chính
|
Đơn vị tính
|
Khối lượng
|
Đề nghị tổ chức, đoàn
thể xây dựng nhà ở (1)
|
Tự xây dựng
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Đối với sửa chữa nhà ở
TT
|
Họ tên chủ hộ
|
Đề nghị cung ứng vật
liệu để sửa chữa nhà ở
|
Phương thức sửa chữa
nhà ở
|
Ký cam kết thực hiện
sửa chữa nhá ở theo quy định
|
Vật liệu chính
|
Đơn vị tính
|
Khối lượng
|
Đề nghị tổ chức,
đoàn thể sửa chữa nhà ở (2)
|
Tự sửa chữa nhà ở
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
TRƯỞNG THÔN
|
MẶT TRẬN TỔ QUỐC
XÃ
|
UBND XÃ
|
____________________
1 Chỉ áp dụng đối với hộ nghèo, hộ cận
nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo, hộ cận nghèo có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật)
2 Chỉ áp dụng đối với hộ nghèo, hộ cận
nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo, hộ cận nghèo có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật)
Phụ
lục II
(Kèm theo Kế hoạch
số /KH-UBND ngày /01/2025 của UBND tỉnh)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN XÁC NHẬN
HOÀN THÀNH THEO GIAI ĐOẠN XÂY MỚI HOẶC SỬA CHỮA NHÀ Ở
Hôm nay, ngày …… tháng …….. năm …………
Tại công trình xây dựng nhà ở:
……………………………………………………………………
Địa chỉ tại thôn: ……………………………..Xã (phường, thị trấn)
……………………………..
Huyện (quận, thị xã) ………………………. Tỉnh (thành phố)
…………………………………..
Thành phần Ban nghiệm thu xây dựng nhà ở
1. Đại diện UBND cấp xã
- Ông (bà) ……………………………………. ….Chức vụ
………………………………………..
2. Đại diện Mặt Trận Tổ quốc cấp xã
- Ông (bà) ……………………………………. ….Chức vụ ………………………………………..
3. Đại diện thôn
- Ông (bà) ……………………………………. ….Chức vụ
………………………………………..
- Ông (bà) ……………………………………. ….Chức vụ
………………………………………..
4. Đại diện hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Ông (bà) …………………………………….………………………………………………………
Nội dung xác nhận
Sau khi kiểm tra, xem xét thực tế phần công việc đã
thực hiện của giai đoạn xây dựng phần móng nhà (hoặc hoàn thành từ 30% khối lượng
công việc trở lên đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện sửa chữa nhà ở
hiện có); Ban nghiệm thu xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã thống
nhất nội dung sau:
1. Về khối lượng;
- Xác nhận hoàn thành phần móng nhà ở □
- Xác nhận hoàn thành từ 30% khối lượng công việc
(đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện sửa chữa nhà ở hiện có) □
2. Về chất lượng (Xác nhận việc đạt hay không đạt
yêu cầu về chất lượng)
Đạt □ Không đạt □
Biên bản lập thành 04 bản; 01 bản chủ hộ gia đình
lưu trữ; 01 bản gửi phòng Tài chính huyện; 01 bản UBND cấp xã lưu và 01 bản gửi
Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
THÀNH PHẦN THAM GIA
XÁC NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)
1. Đại diện UBND cấp xã ……………………………………………………………………
2. Đại diện Mặt Trận Tổ quốc cấp xã
………………………………………………………
3. Đại diện thôn ………………………………………………………………………………
4. Đại diện hộ nghèo, hộ cận nghèo
……………………………………………………….
Phụ
lục III
(Kèm theo Kế hoạch
số /KH-UBND ngày /01/2025
của UBND tỉnh)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN XÁC NHẬN HOÀN THÀNH XÂY MỚI HOẶC SỬA CHỮA
NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO
Hôm nay, ngày ……….. tháng ………….năm …………………
Tại công trình xây dựng nhà ở:
…………………………………………………………………
Địa chỉ tại thôn: …………………………..Xã (phường, thị trấn)
………………………………
Huyện (quận, thị xã)………………………. Tỉnh (thành phố)
………………………………….
Thành phần Ban nghiệm thu xây dựng nhà ở cho hộ
nghèo, hộ cận nghèo cấp xã gồm:
1. Đại diện UBND cấp xã
- Ông (bà) …………………………………….….Chức vụ
………………………………………..
2. Đại diện Mặt Trận Tổ quốc cấp xã
- Ông (bà) …………………………………….….Chức vụ
………………………………………..
3. Đại diện thôn
- Ông (bà) …………………………………….….Chức vụ
………………………………………..
- Ông (bà) …………………………………….….Chức vụ
………………………………………..
4. Đại diện hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Ông (bà) - Ông (bà)
…………………………………….………………………………………..
Nội dung xác nhận
Sau khi kiểm tra, xem xét thực tế nhà ở đã xây dựng
hoàn thành. Ban nghiệm thu xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã thống
nhất các nội dung sau:
1. Về khối lượng:
Xác nhận nhà ở xây mới (hoặc sửa chữa nhà ở hiện
có) của chủ hộ ………………..đã hoàn thành. Diện tích sàn sử dụng.........................m2.
2. Về chất lượng (Xác nhận việc đạt hay không đạt
yêu cầu về chất lượng)
Đạt □ Không đạt □
Kết luận
Xác nhận công trình đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng
theo quy định và đồng ý đưa vào sử dụng.
Biên bản lập thành 04 bản; 01 bản chủ hộ gia đình
lưu trữ; 01 bản gửi phòng Tài chính huyện; 01 bản UBND cấp xã tổng hợp, lập hồ
sơ hoàn thành công trình gửi UBND huyện và 01 bản gửi Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
THÀNH PHẦN THAM GIA
XÁC NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)
1. Đại diện UBND cấp xã
……………………………………………………………………………..
2. Đại diện Mặt Trận Tổ quốc cấp xã
………………………………………………………………..
3. Đại diện thôn
………………………………………………………………………………………..
4. Đại diện hộ nghèo, hộ cận nghèo
………………………………………………………………..