Kính gửi: Sở Tài chính
Thành phố.
Thực hiện Công văn số 8158/STC-CS ngày
31 tháng 12 năm 2019 của Sở Tài chính về báo cáo quản lý, sử dụng tài sản công
năm 2019,
Ủy ban nhân dân quận Bình Tân báo cáo
nội dung như sau:
I. TỔNG HỢP SỐ LIỆU
TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ ĐƠN VỊ ĐẾN NGÀY 31/12/2019
Căn cứ Điều 126, 127 và Điều 129 Nghị
định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân
quận thực hiện tổng hợp, theo dõi quản lý, sử dụng và cập nhật dữ liệu biến động
về tài sản công năm 2019 tại Chương trình Quản lý đăng ký tài sản nhà nước 4.0
trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước của Bộ Tài chính[1] theo quy định.
Đến nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về
TSNN đã cập nhật thông tin về tài sản công của 85 đơn vị (rà soát, chuẩn hóa dữ
liệu, kê khai đăng ký vào Cơ sở dữ liệu), 01 đơn vị[2] còn lại chưa kê
khai đăng ký do cơ sở hoạt động sự nghiệp đưa vào sử dụng năm 2019 chưa xác định
chính xác ranh, diện tích đất và dự án chưa quyết toán, số liệu tổng hợp về giá
trị tài sản công thể hiện trong Cơ sở dữ liệu quốc gia đến ngày 31/12/2019 là 3.471,049
tỷ đồng; trong đó: tài sản là quyền sử dụng đất 1.711,552 tỷ đồng, tài sản
là nhà 1.698,57 tỷ đồng, tài sản là ô tô 19,54 tỷ đồng, tài sản
khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản 41,356 tỷ
đồng, tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá dưới 500 triệu đồng 0,029
tỷ đồng.
(Chi tiết tại Báo cáo tổng hợp tình
hình tăng, giảm tài sản nhà nước theo Mẫu 02C/ĐKTS in phần 1 tại Chương trình
Quản lý đăng ký tài sản nhà nước 4.0 trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản
nhà nước)
II. TÌNH HÌNH QUẢN
LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG NĂM 2019
1. Về công tác chỉ đạo,
tổ chức thực hiện:
- Ủy ban nhân dân quận ban hành 06 văn
bản[3] triển khai đến
các cơ quan, tổ chức và đơn vị thuộc quận thực hiện quy định, hướng dẫn của
Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân Thành phố về quản lý, sử dụng tài sản
công. Công tác quản lý tài sản công đã dần đi vào nề nếp, quản lý ngày càng có
chiều sâu, tham mưu Ủy ban nhân dân quận ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 13
tháng 8 năm 2019 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công
trên địa bàn quận (thay thế Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 09/02/2017); tham mưu
Ban Chấp hành đảng bộ quận ban hành Nghị quyết số 28-NQ/QU ngày 10 tháng 12 năm
2019 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nhà, đất
và tài sản khác gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận.
- Cử 04 công chức tham gia lớp Nghiệp
vụ quản lý, sử dụng tài sản do Trung tâm dữ liệu quốc gia về tài sản công (Cục
Quản lý công sản - Bộ Tài chính) tổ chức nhằm nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; đảm
bảo hướng dẫn các tổ chức, đơn vị thuộc quận thực hiện quản lý, sử dụng tài sản
công đúng quy định.
2. Kết quả quản lý, sử
dụng tài sản công trên các lĩnh vực:
2.1. Về sắp xếp lại,
xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước:
- Về sắp xếp lại, xử lý tài sản công
theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ: ban hành Kế hoạch
số 302/KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2019; Quyết định số 3438/QĐ-UBND ngày 11
tháng 7 năm 2019 về điều chỉnh tên gọi và kiện toàn: “Ban chỉ đạo sắp xếp lại,
xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Bình Tân” thành “Ban chỉ
đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2017 của Chính phủ trên địa bàn quận Bình Tân” và xây dựng quy chế hoạt
động của Ban chỉ đạo[4].
Ủy ban nhân dân quận có Báo cáo số 510/BC-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2019 về sắp
xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2017 của Chính phủ trên địa bàn quận và Báo cáo số 511/BC- UBND ngày 27 tháng 8
năm 2019 về 20 địa chỉ nhà, đất hiện trạng bị người dân chiếm dụng được Ủy ban
nhân dân thành phố phê duyệt phương án xử lý theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ trình Ban Thường vụ Quận ủy thống nhất tại Thông báo số
2148-TB/QU ngày 06 tháng 9 năm 2019. Ngày 26 tháng 9 năm 2019, Ủy ban nhân dân
quận có Báo cáo số 582/BC-UBND trình Ban Chỉ đạo 167 thành phố sắp xếp lại, xử
lý nhà, đất; bao gồm: tổ chức rà soát, kiểm tra hiện trạng đối với 252 địa chỉ nhà,
đất đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt phương án xử lý và kê khai bổ
sung và đề xuất phương án xử lý 70 địa chỉ nhà, đất phát sinh.
- Tiếp tục rà soát 60 mặt bằng do các
doanh nghiệp trực thuộc Trung ương, Thành phố quản lý sử dụng để đề xuất quỹ đất
thanh toán cho Hợp đồng BT dự án đầu tư xây dựng đường và các công trình hạ tầng
kỹ thuật hai bên bờ kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Rà soát, đề xuất,
được Thành phố chấp thuận[5]
và đã tiếp nhận bàn giao địa chỉ nhà, đất số 389/32 đường Tỉnh Lộ 10, phường An
Lạc A của Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn TNHH MTV để xây dựng trường Tiểu học.
2.2. Về tình hình
mua sắm tài sản:
- Sắp xếp, xử lý xe ô tô phục vụ công
tác chung của cơ quan, đơn vị thuộc quận: có Công văn số 2792/UBND ngày 04
tháng 9 năm 2019 báo cáo Sở Tài chính giữ lại tiếp tục sử dụng theo tiêu chuẩn,
định mức 02 xe (xe Toyota Corolla biển số 51A-1468, Toyota Zace
biển số 51A-1754); thanh lý đối với xe ô tô đủ điều kiện thanh lý theo Khoản 4
Điều 3 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP của Chính phủ 06 xe (05 xe của Văn
phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận; 01 xe của Bệnh viện quận).
Nội dung này, Sở Tài chính đã có Công văn số 143/STC-CS ngày 08/01/2020 báo cáo
Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Đối với các tài sản khác: việc mua sắm
được thực hiện theo kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp thẩm quyền
phê duyệt; xác định cụ thể từng đối tượng được trang bị tài sản; đồng thời xác
định công năng sử dụng của tài sản để trang bị cho nhiều đối tượng dùng chung
phù hợp với chức năng nhiệm vụ và thực tế ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị,
tránh lãng phí trong việc trang bị, mua sắm tài sản.
- Mua sắm tập trung tài sản công: tiếp
tục thực hiện Quyết định số 3370/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban
nhân dân Thành phố về ban hành danh mục mua sắm tập trung trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh; qua đó, Ủy ban nhân dân quận thực hiện tổng hợp và đăng ký nhu cầu
mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung của 31 cơ quan, tổ chức và đơn
vị thuộc quận gửi về Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản, với số lượng 508
máy vi tính để bàn, 03 máy photocopy, 101 máy điều hòa nhiệt độ. Trong năm
2019, các đơn vị đã ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu với tổng số tiền là 6,707
tỷ đồng, một số đơn vị đã nhận tài sản.
2.3. Về điều chuyển,
bán, thanh lý tài sản công:
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban
nhân dân Thành phố tại Công văn số 2976/UBND-KT ngày 04 tháng 7 năm 2018 đối với
phần diện tích 204,8m2 thuộc thửa 233, tờ bản đồ số 60, phường An Lạc
là “tiếp tục thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch của thành phố
tại Công văn số 6265/UBND- TM ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân
thành phố”, Ủy ban nhân dân quận (phòng Tài chính - Kế hoạch quận) đã thuê
đơn vị có chức năng thực hiện thẩm định giá trị quyền sử dụng đất khu đất nêu
trên và dự kiến hoàn thành, trình Sở Tài chính thẩm định trong Quý 2 năm 2020.
- Đối với các khu đất đã bán đấu giá
hoàn thành trong năm 2016, 2017: đã có các văn bản[6] đề nghị Sở Tài
chính xác nhận đã hoàn thành việc nộp tiền vào ngân sách nhà nước đối với 02 địa
chỉ nhà, đất nhà số 3 0A Lô R đường Bùi Hữu Diện, phường An Lạc A và khu đất diện
tích 777,4m2 thuộc thửa 73-2, tờ bản đồ số 57, phường An Lạc; đồng
thời kiến nghị Sở Tài chính xem xét, trình Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận
duyệt và cấp kinh phí để thanh toán chi phí bán đấu giá cho các đơn vị liên
quan. Tuy nhiên đến nay, Sở Tài chính vẫn chưa có văn bản phúc đáp.
- Giải quyết hồ sơ thanh lý tài sản
công của các cơ quan, tổ chức và đơn vị theo quy trình ISO: tiếp nhận 05 hồ sơ,
đã giải quyết 05 hồ sơ đạt tỷ lệ 100% đúng hạn và trước hạn.
- Ngày 26 tháng 12 năm 2019, Ủy ban
nhân dân quận có Công văn số 4182/UBND, 4183/UBND gửi Sở Y tế để phối hợp Sở
Tài chính trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định điều chuyển tài sản công. Tiếp
tục đôn đốc, chỉ đạo Bệnh viện quận, Trung tâm Y tế quận nhanh chóng thực hiện quyết
toán kinh phí đến niên độ ngân sách năm 2019, làm cơ sở thực hiện đối chiếu, kiểm
kê tài sản, khóa sổ kế toán và lập thủ tục bàn giao tài sản, tài chính cho đơn
vị sự nghiệp y tế mới trực thuộc Sở Y tế theo quy định[7] và dự kiến hoàn
thành ngày 05 tháng 02 năm 2020.
2.4. Tài sản xác
lập quyền sở hữu toàn dân:
Thực hiện Phê duyệt phương án xử lý
tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu do Chi Cục
Thi hành án quận bàn giao[8]
và bán đâu giá thành 01 lô tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu
gồm 261 xe gắn máy với tổng số tiền trúng đấu giá là 158,18 triệu đồng.
2.5. Về lập đề án
sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho
thuê, liên doanh, liên kết:
Ủy ban nhân dân quận đã chuyển Sở Tài
chính xem xét, có ý kiến thẩm định đối với 26/40 đề án sử dụng tài sản công tại
đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê (khối giáo dục 25 đơn vị, khối
văn hóa 01 đơn vị). Tuy nhiên đến nay, Sở Tài chính chỉ có ý kiến góp ý đối với
Đề án của Trung tâm Văn hóa - Thể dục Thể thao quận[9]. Đối với 14/40
đơn vị còn lại, Ủy ban nhân dân quận đã có văn bản[10] đề nghị đơn vị
lập đề án theo hướng dẫn của Sở Tài chính tại Công văn số 4229/STC-CS ngày 11
tháng 7 năm 2019.
2.6. Thực hiện kê
khai và cập nhật dữ liệu biến động về tài sản nhà nước năm 2019 vào Cơ sở dữ liệu
quốc gia về tài sản nhà nước:
- Trong năm 2019, tiếp tục hướng dẫn
các đơn vị thuộc quận tiếp cận và sử dụng và thực hiện báo cáo từ phần mềm Quản
lý tài sản nhà nước. Ngoài ra, đối với tài sản là trụ sở làm việc, xe ô tô, các
tài sản khác có nguyên giá trên 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản được, Ủy ban
nhân dân quận giao phòng Tài chính - Kế hoạch quận quản lý theo phần mềm Quản
lý đăng ký tài sản nhà nước phiên bản 4.0 của Cục Quản lý công sản.
- Đối với việc phân công, bố trí cán bộ
thực hiện công tác quản lý tài sản nhà nước ở cấp quận được bố trí nhân sự thuộc
phòng Tài chính - Kế hoạch quận và phân công 01 cán bộ thực hiện công tác quản
lý tài sản công và chịu trách nhiệm cập nhật tăng, giảm tài sản vào phần mềm Quản
lý đăng ký tài sản nhà nước phiên bản 4.0 của Cục Quản lý công sản.
2.7. Công khai quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định: Ủy ban nhân
dân quận có Công văn số 46/UBND ngày 06 tháng 01 năm 2020 chỉ đạo các cơ quan,
đơn vị trực thuộc quận thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước năm 2019 và công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định tại
Điều 121 và Điều 130 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của
Thủ tướng Chính phủ.
2.8. Tình hình xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công năm 2019
theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ và
Thông tư số 07/2014/TT-BTC ngày 14/01/2014 của Bộ Tài chính: chưa phát hiện
đơn vị để xảy ra thất thoát tài sản hoặc sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng
tài sản trong năm. Đồng thời, công tác rà soát về nhu cầu sử dụng tài sản làm
việc tại cơ quan đơn vị được thực hiện hiệu quả, các đề xuất về phương án xử lý
tài sản công hợp lý.
2.9. Về tình hình
quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản công trên tài khoản tạm giữ thuộc phạm
vi quản lý (tính đến ngày 31/12/2019):
Tổng số tiền nộp tài khoản tạm giữ:
158.185.800 đồng, chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản công đã chi trả từ
tài khoản tạm giữ: 40.682.000 đồng; số tiền còn lại đã nộp ngân sách nhà nước
là 117.503.800 đồng.
3. Những tồn tại, hạn
chế:
- Việc mua sắm tài sản theo phương thức
tập trung đã tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm
của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước; góp phần tiết kiệm đáng kể ngân sách nhà nước; đổi mới công nghệ quản
lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tuy nhiên, việc mua sắm tập
trung cũng bộc lộ không ít những tồn tại, hạn chế, đó là: thời gian tổ chức mua
sắm kéo dài không đáp ứng kịp thời nhu cầu của các cơ quan, đơn vị thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn[11];
đối với máy vi tính để bàn đây là phương tiện làm việc, học tập tối thiểu phải
trang bị; thời gian mua sắm tập trung kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả
công việc (khi hư hỏng không sử dụng được thì không thể thay thế ngay để phục vụ
công việc; việc bảo hành, sửa chữa, bảo trì máy sẽ gặp nhiều khó khăn và không
kịp thời); đơn vị trúng thầu chưa đủ đội ngũ nhân viên để tổ chức việc giao nhận
tài sản kịp thời dẫn đến thời gian kéo dài do số lượng tài sản cung cấp trên địa
bàn thành phố quá lớn.
- Công tác báo cáo tình hình quản lý,
sử dụng tài sản công hàng năm chưa được các đơn vị quan tâm, thực hiện nghiêm
túc thời hạn báo cáo[12];
Ủy ban nhân dân quận đã chủ động có Công văn 46/UBND ngày 06 tháng 01 năm 2020
chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc quận thực hiện báo cáo tình hình quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2019 trước ngày 15/01/2020 để kịp thời gian
báo cáo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số đơn vị chưa gửi báo cáo, chủ yếu là
các đơn vị không có thay đổi về tình hình tài sản trong năm.
III. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC
HIỆN NĂM 2020
- Tiếp tục kiểm tra, rà soát và đề xuất
phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất hoặc thay đổi phương án đã được phê duyệt
theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ; chủ động
phối hợp Ban Chỉ đạo 167 Thành phố trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt
phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn quận.
- Thực hiện thanh quyết toán các công
trình dự án; chú trọng công tác xác định giá trị tài sản hình thành sau đầu tư;
thực hiện nghiêm các biện pháp chế tài đối với chủ đầu tư không nộp hồ sơ quyết
toán theo quy định; có ý kiến về sự phù hợp của diện tích trụ sở làm việc với
tiêu chuẩn, định mức diện tích làm việc cho cán bộ, công chức, diện tích bộ phận
công cộng và kỹ thuật, bộ phận phụ trợ và phục vụ, diện tích phụ trợ phục vụ
các nhiệm vụ đặc thù của cơ quan, đơn vị trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt
thiết kế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc của các cơ
quan, tổ chức và đơn vị.
- Tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định
các dự án đầu tư, mua sắm tài sản công. Chỉ thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê
duyệt, bố trí dự toán ngân sách đầu tư xây dựng, mua sắm khi việc đầu tư, mua sắm
tài sản xuất phát từ nhu cầu sử dụng thực tế của đơn vị sử dụng tài sản và phù
hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công đã được cấp có thẩm quyền ban
hành.
- Tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công
tác quản lý tài sản công và cơ sở dữ liệu quốc gia, đảm bảo cơ sở dữ liệu quốc
gia có đầy đủ thông tin về tài sản công. Thường xuyên đối chiếu và chuẩn hóa số
liệu đã cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia tại Chương trình Quản lý đăng ký
tài sản nhà nước theo Công văn số 1874/UBND-KT ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Ủy
ban nhân dân thành phố và Công văn số 395/STC-CS ngày 17 tháng 01 năm 2019 của
Sở Tài chính.
- Đôn đốc các đơn vị sự nghiệp công lập
có nhu cầu sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh,
liên kết lập đề án gửi Sở Tài chính xem xét, có ý kiến thẩm định.
IV. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI
PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI
SẢN CÔNG
- Sở Tài chính tổ chức tập huấn, hướng
dẫn các đơn vị sự nghiệp công lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh
doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
- Quan tâm, có ý kiến đối với 26 Đề án
sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cho thuê của các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc quận đã trình Sở Tài chính; đồng thời tham mưu, kiến nghị Ủy ban nhân dân
Thành phố sớm ban hành Công văn chỉ đạo về việc quản lý, sử dụng tài sản công
vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết tại đơn vị sự nghiệp
công lập theo nội dung dự thảo đính kèm Công văn số 6921/STC-CS ngày 11/11/2019
của Sở Tài chính.
- Kiến nghị Sở Tài chính có văn bản
xác nhận đã hoàn thành việc nộp tiền vào ngân sách nhà nước đối với 02 địa chỉ
nhà, đất đã bán đấu giá thành năm 2016, 2017[13];
đồng thời trình Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận duyệt và cấp kinh phí để
thanh toán chi phí bán đấu giá cho các đơn vị liên quan.
Trên đây là báo cáo của Ủy ban nhân
dân quận./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- UBND quận: CT, PCT;
- VPHĐND &UBND: CVP;
- P.TCKH;
- Lưu VT-TH (Tg).
(Đính
kèm
Mẫu 2C/ĐKTS in
phần 1)
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm
Thị Ngọc Diệu
|