ỦY
BAN NHÂN DÂN
QUẬN 11
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 196/KH-UBND
|
Quận
11, ngày 05 tháng 9
năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
11 ĐẾN NĂM 2030
Căn cứ Kế hoạch số 1650/KH-UBND ngày
20 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện
Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2030;
Ủy ban nhân dân Quận 11 xây dựng Kế
hoạch thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn Quận
11 đến năm 2030, nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Chăm sóc, nâng cao sức khỏe, chất lượng
cuộc sống người cao tuổi, thích ứng với già hóa dân số. Giúp người cao tuổi tiếp
cận đầy đủ các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe.
Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận
thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp
nhân dân để thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người
cao tuổi.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể (phấn
đấu đạt đến năm 2030)
- Người cao tuổi hoặc người thân trực
tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm
sóc sức khỏe của người cao tuổi đạt 70% năm 2025; 85% năm 2030.
- Người cao tuổi được khám sức khỏe định
kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt 70%, được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đạt 95%
năm 2025; 100% năm 2030.
- Người cao tuổi được phát hiện, điều
trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái
tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sa sút trí tuệ...) đạt 70% năm 2025;
90% năm 2030.
- Người cao tuổi có khả năng tự chăm
sóc được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe đạt 50% năm 2025; 90%
năm 2030.
- 100% người cao tuổi không có khả
năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng vào năm 2025
và duy trì đến năm 2030.
- Tuổi thọ bình quân đạt 76,8 tuổi
vào năm 2025 và 77 tuổi vào năm 2030.
- Phấn đấu duy trì 05 câu lạc bộ, 5 tổ
tình nguyện và mở rộng hoạt động thêm 8 câu lạc bộ người cao tuổi giúp người
cao tuổi và 8 tổ tình nguyện viên chăm sóc người cao tuổi già yếu neo đơn tại cộng
đồng ở 8 phường (mỗi năm phát triển thêm 1 câu lạc bộ tại 1 phường)
- 100% người cao tuổi khi bị bệnh được
khám và điều trị vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
- Người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng
không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được khám và
điều trị tại nơi ở đạt 70% năm 2025; 100% năm 2030.
II. Đối tượng và
thời gian thực hiện
1. Đối tượng
- Đối tượng thụ hưởng: người cao tuổi,
gia đình có người cao tuổi, người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi; ưu
tiên người có công với cách mạng, người cao tuổi tại hộ nghèo, cận nghèo, đối
tượng yếu thế trong xã hội.
- Đối tượng tác động: Lãnh đạo các
phòng, ban, đơn vị, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân
16 Phường, chuyên trách dân số; nhân viên y tế, các tổ chức, cá nhân tham gia
thực hiện Chương trình.
2. Thời gian thực hiện
Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ người cao
tuổi đến năm 2030 được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (2021-2025):
+ Tăng cường các hoạt động truyền
thông, hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe; nâng cao năng lực cho trạm
y tế; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi; tổ chức chiến dịch truyền
thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc một số bệnh
thường gặp, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi; xây dựng và duy trì
hoạt động của câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, phát triển mạng lưới
tình nguyện viên, tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
+ Triển khai mô hình dịch vụ ứng dụng
công nghệ thông tin chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (mạng xã hội,
internet,...); các tài liệu, chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo, tập huấn;
các quy chuẩn chuyên môn, kỹ thuật; hệ thống chỉ báo thống kê; đánh giá đầu
vào; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn, quản lý và theo dõi
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi sau khi Thành phố ban hành.
- Giai đoạn 2 (2026-2030):
+ Tổng kết giai đoạn 1, lựa chọn đẩy
mạnh các hoạt động của Chương trình đã triển khai có hiệu quả trong giai đoạn
1.
+ Nhân rộng các mô hình chăm sóc sức
khỏe dài hạn cho người cao tuổi, ưu tiên cho các mô hình chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi tại cộng đồng; tạo môi trường thân thiện cho người cao tuổi thông qua
việc thúc đẩy các phong trào phù hợp với người cao tuổi.
V. CÁC NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;
đẩy mạnh tuyên truyền vận động thay đổi hành vi tạo môi trường xã hội ủng hộ và
tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
- Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa
những thách thức về già hóa dân số với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối
với chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Truyền thông vận động nâng cao nhận thức
của mỗi cá nhân; các chức sắc tôn giáo; những người có uy tín trong cộng đồng...
về thách thức của quá trình “Già hóa Dân số” đối với việc chăm sóc sức khỏe và
phát huy người cao tuổi nhằm xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, kế
hoạch và đầu tư kinh phí cho các nội dung thích ứng với xã hội “Dân số Già
hóa”; Xây dựng môi trường y tế thân thiện với người cao tuổi.
- Cấp ủy Đảng, chính quyền quận, phường
ban hành nghị quyết, kế hoạch để thực hiện, tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm
tra, đánh giá tình hình thực hiện.
- Lồng ghép các hoạt động truyền
thông của kế hoạch với các hoạt động truyền thông khác. Thông tin, tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Củng cố, phát triển hệ thống
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống bệnh không lây nhiễm,
khám chữa bệnh cho người cao tuổi; từng bước xây dựng
mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi.
- Nâng cao năng lực cho Trạm Y tế
trong thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống các bệnh không
lây nhiễm cho người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng; Bổ sung trang thiết bị
thiết yếu cho y tế cơ sở, bao gồm cả Trạm Y tế trong thực hiện các nhiệm vụ
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và phục hồi chức năng cho người cao tuổi tại cộng
đồng.
- Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng
ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở
người cao tuổi, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi hàng năm.
- Xây dựng các câu lạc bộ chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi;
- Xây dựng, phát triển mạng lưới tình
nguyện viên tham gia các hoạt động: theo dõi, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, quản lý
các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm tại gia đình cho người cao tuổi.
3. Bảo đảm nguồn lực thực hiện
Chương trình
3.1. Đa dạng hóa nguồn lực tài
chính đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và từng bước tăng mức
đầu tư
Huy động sự tham gia của cộng đồng dân
cư, cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện Chương trình; đầu tư, cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp. Quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của
các cơ sở cung cấp dịch vụ; các cơ sở y tế, cơ sở chăm sóc người cao tuổi hoạt
động không vì lợi nhuận được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.
3.2. Huy động nguồn lực tham gia
thực hiện Chương trình
Toàn bộ mạng lưới y tế, dân số; cán bộ,
thành viên các ngành, đoàn thể từ Quận đến Phường bao gồm cả người cao tuổi và
hội viên Hội Người cao tuổi tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình
theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
VI. Kinh phí thực
hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này do
ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và từ các nguồn
kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
VII. Tổ chức thực
hiện
1. Phòng Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân 16 Phường để chỉ đạo, tổ chức triển khai,
điều phối thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chính đã nêu
trong Kế hoạch.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh
giá tình hình thực hiện các hoạt động của kế hoạch; Hàng năm, tổng hợp báo cáo
Chi cục Dân số KHHGĐ Thành phố, các ngành liên quan, kết quả thực hiện các hoạt
động của Kế hoạch này.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận tổ chức
sơ kết đánh giá giai đoạn 2021 - 2025 và tổ chức tổng kết đánh giá giai đoạn
2026-2030.
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch: phối hợp Phòng Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân quận bố trí kinh phí triển
khai thực hiện kế hoạch.
3. Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội: phối hợp với Phòng Y tế tổ chức triển khai
Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; lồng ghép các nội dung của Kế hoạch
vào các Chương trình, Dự án khác về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi;
xây dựng các câu lạc bộ, tạo môi trường thân thiện với người cao tuổi.
4. Phòng Văn hóa và Thông tin: Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện công tác
tuyên truyền; thực hiện các hoạt động cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục
nhằm thay đổi hành vi của người dân về quyền, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người
cao tuổi.
5. Phòng Tư pháp: rà soát, thẩm định các chính sách có liên quan đến việc chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi. Tham gia tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan
đến người cao tuổi.
6. Ban đại diện Hội người cao tuổi
quận
- Phối hợp với Phòng Y tế và các cơ
quan, đơn vị liên quan trong việc xây dựng kế hoạch; triển khai và giám sát việc
thực hiện Kế hoạch.
- Lồng ghép các hoạt động của kế hoạch
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào các nội dung của Chương trình nhân rộng
câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các chương trình, dự án khác về chăm sóc
người cao tuổi.
- Chỉ đạo Hội Người cao tuổi 16 Phường
phối hợp các đoàn thể phường tham mưu Ủy ban nhân dân phường xây dựng Chương
trình bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, huy động các nguồn
lực thực hiện kế hoạch.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam quận, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các tổ chức chính trị
- xã hội: trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình,
tham gia tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục trong tổ chức mình; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và giám
sát việc thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
8. Ủy ban nhân dân 16 Phường
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực
hiện các hoạt động chính của kế hoạch trên cơ sở phối hợp với Ban Đại diện hội
người cao tuổi quận theo hướng dẫn chung của Thành phố và Quận.
- Bố trí ngân sách đối với các hoạt động
của Kế hoạch; củng cố, ổn định tổ chức bộ máy làm công tác Dân số ở địa phương
nhằm đảm bảo triển khai hiệu quả các hoạt động của chương trình, kế hoạch; chỉ
đạo, phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng ngành, đoàn thể, cá nhân trong
việc triển khai chương trình, kế hoạch; lồng ghép với các chương trình, đề án,
dự án liên quan để triển khai có hiệu quả Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương
trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn Quận 11 đến năm 2030, Ủy
ban nhân dân quận đề nghị Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị và Ủy ban nhân dân
16 Phường căn cứ nội dung Kế hoạch để triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được
phân công, định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về
Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Y tế) để tổng hợp và báo cáo Thành phố
theo quy định./.
Nơi nhận:
- UBND Thành phố;
- Sở Y tế;
- Chi cục DS-KHHGĐ TP;
- Thường trực Quận ủy;
- UBND quận (CT, các PCT);
- UB.MTTQVN quận; và các tổ chức
CT-XH;
- P.YT, P.VHTT, P.LĐ-TB&XH;
- P.TP; P.TC-KH;
- BĐD Hội NCT quận;
- TV BCĐ DS-KHHGĐ quận;
- VP.UBND;
- UBND 16 Phường;
- Lưu: VT.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trần Bình
|