Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 2404/KH-UBND 2022 nâng cao năng lực hòa giải viên ở cơ sở Quảng Nam

Số hiệu: 2404/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Lê Trí Thanh
Ngày ban hành: 20/04/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2404/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 20 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HÒA GIẢI VIÊN Ở CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2019-2022” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2022

Thực hiện Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” (gọi tắt là Đề án 428), Quyết định số 458/QĐ-BTP ngày 28/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Kế hoạch số 4857/KH-UBND ngày 16/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án 428 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 428 trên địa bàn tỉnh năm 2022, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” của Thủ tướng Chính phủ.

- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo tiến độ, phù hợp với chủ trương, định hướng năm 2022 của Đảng, Nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu của Đề án.

- Tiếp tục kế thừa và phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên bằng các giải pháp cụ thể, thiết thực để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; góp phần giảm số vụ việc phải đưa ra Tòa án và các cơ quan nhà nước giải quyết, tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động đề ra phải đúng mục tiêu, sát với nội dung của Đề án, bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng của Đề án.

- Xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả. Kết hợp các hoạt động của Đề án với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong mối quan hệ phối hợp với các tổ chức thành viên và cơ quan quản lý nhà nước nhằm huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động hòa giải ở cơ sở.

- Tạo điều kiện để Tòa án địa phương phối hợp hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở thông qua hoạt động tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải và tham gia tư vấn trực tiếp một số vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp tại cơ sở.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Xây dựng, ban hành Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Đề án.

a) Xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2022

Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2022, Kế hoạch thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; trong đó lồng ghép nội dung chỉ đạo, hướng dẫn cùng với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của năm.

Thời gian thực hiện: Tháng 4/2022

b) Xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Đề án

Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân và Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch được ban hành; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Đề án từ nguồn kinh phí “Cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí, cấp huyện tổ chức thực hiện, cấp xã tiếp nhận kết quả”.

Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu thực tế

2. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh về phương pháp bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ năng hòa giải ở cơ sở.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp

- Thời gian thực hiện: Năm 2022

3. Rà soát, kiện toàn, xây dựng đội ngũ hòa giải viên có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở

Rà soát, kiện toàn lại mạng lưới Tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở phù hợp với hệ thống tổ chức thôn, tổ dân phố đã được Ủy ban nhân dân tỉnh sắp xếp lại; đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng và cơ cấu thành phần.

- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp xã

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

- Thời gian thực hiện: Năm 2022

4. Tổ chức tập huấn phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở

- Cơ quan chủ trì:

+ Sở Tư pháp tổ chức tập huấn phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện theo chương trình khung của Bộ Tư pháp.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án nhân dân cùng cấp

- Thời gian thực hiện: Năm 2022

5. Thực hiện chỉ đạo điểm

- Lựa chọn 05 đơn vị xã sau để thực hiện chỉ đạo điểm:

+ Phường An Phú, TP Tam Kỳ.

+ Xã Tam Trà, huyện Núi Thành.

+ Xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành.

+ Xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình.

+ Xã Bình Quế, huyện Thăng Bình.

- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Núi Thành, Thăng Bình, Tam Kỳ và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện các hoạt động chỉ đạo điểm gồm:

+ Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ (tổ chức các lớp tập huấn, cấp phát tài liệu; tổ chức các diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm…) cho hòa giải viên.

+ Hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ nghiệp vụ thực hiện hòa giải các vụ việc phức tạp, tranh chấp giá trị tài sản lớn, tranh chấp đất đai và các trường hợp vi phạm pháp luật nhưng được miễn trách nhiệm hình sự do người bị hại tự nguyện hòa giải theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; hướng dẫn, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ nghiệp vụ thực hiện thủ tục đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

+ Các hoạt động khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

- Thời gian thực hiện: Năm 2022.

6. Truyền thông về hòa giải ở cơ sở, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở

a) Đăng tải các tài liệu, tin bài, ấn phẩm về hòa giải ở cơ sở trên Trang Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, trên mạng xã hội facebook, youtube và các mạng xã hội khác, các phương tiện phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp: Báo Quảng Nam, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Năm 2022.

b) Tiếp nhận, xử lý thông tin hai chiều, hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hòa giải ở cơ sở, nhất là các vụ việc khó, phức tạp.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã.

- Thời gian thực hiện: Cả năm

7. Huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động hòa giải ở cơ sở

a) Vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác hòa giải ở cơ sở theo tinh thần nâng cao trách nhiệm xã hội của tổ chức, doanh nghiệp.

b) Khuyến khích Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh, các trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư ... tư vấn, hỗ trợ việc tra cứu văn bản, áp dụng các quy định của pháp luật vào những vụ việc cụ thể, khi có yêu cầu từ Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cấp xã; vận động và tạo điều kiện cho thành viên tham gia bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở.

c) Đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện, trong trường hợp cần thiết, cử cán bộ chuyên môn phối hợp với Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã tham gia hướng dẫn hòa giải các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp đang diễn ra tại cơ sở nhằm giảm bớt đơn thư yêu cầu giải quyết lên cấp trên.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã.

- Thời gian thực hiện: Năm 2022.

8. Kiểm tra tổng kết việc thực hiện Đề án

a) Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án tại một số địa phương

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp.

- Thời gian thực hiện: Quý II, III năm 2022.

b) Xây dựng Kế hoạch, Báo cáo tổng kết Đề án

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp

- Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Thời gian thực hiện: tháng 9, tháng 10 năm 2022

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công trách nhiệm thực hiện

a) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp kết quả thực hiện Kế hoạch và đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

b) Báo Quảng Nam, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến trên báo, đài các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở và tình hình triển khai thi hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội, khuyến khích sử dụng hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật trong cộng đồng.

c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế hoạch này và điều kiện thực tế của địa phương phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này; thông tin, báo cáo tình hình kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao, các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp thực hiện (trong báo cáo công tác phổ biến giáo dục pháp luật 6 tháng, năm).

Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã là đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp triển khai thực hiện các nhiệm vụ này.

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này.

3. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tình, Đoàn Luật sư tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức đào tạo đội ngũ tập huấn viên cấp huyện; hỗ trợ cung cấp tài liệu, tổ chức xây dựng mô hình huy động luật sư, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký tòa án hỗ trợ nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở.

4. Kinh phí thực hiện

a) Tại cấp tỉnh, kinh phí thực hiện Kế hoạch này được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động năm 2022 của Hội đồng phối hợp tỉnh, và nguồn kinh phí đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở năm 2022. Trường hợp phát sinh theo yêu cầu nhiệm vụ, Sở Tư pháp lập dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

b) Tại cấp huyện, kinh phí thực hiện Kế hoạch này được sử dụng từ nguồn kinh phí của tỉnh hỗ trợ thực hiện Đề án “Cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí, cấp huyện tổ chức thực hiện, cấp xã tiếp nhận kết quả” ưu tiên chuyển sang thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” theo Kế hoạch này; kết hợp nâng cao năng lực đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật tại xã, phường, thị trấn.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022; yêu cầu các đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (b/c);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể;
- Báo Quảng Nam;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hội Luật gia tỉnh;
- Đoàn Luật sư tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, NCKS.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Lê Trí Thanh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2404/KH-UBND ngày 20/04/2022 thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.369

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.186.189
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!