Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 13/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu: 13/2024/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Đào Minh Tú
Ngày ban hành: 28/06/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy định về hạn chế, giới hạn cho vay của quỹ tín dụng nhân dân từ ngày 12/8/2024

Ngày 28/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 13/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, trong đó có quy định về hạn chế, giới hạn cho vay.

Quy định về hạn chế, giới hạn cho vay của quỹ tín dụng nhân dân từ ngày 12/8/2024

Theo đó, quy định về hạn chế, giới hạn cho vay từ ngày 12/8/2024 như sau:

(i) Quỹ tín dụng nhân dân căn cứ vốn tự có được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 32/2015/TT-NHNN tại cuối ngày làm việc gần nhất để xác định:

- Hạn chế cho vay đối với tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

- Giới hạn cho vay đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan của khách hàng theo quy định tại Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

(ii) Hội đồng quản trị quyết định các khoản cho vay đối với người thẩm định, người xét duyệt cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc giá trị khác thấp hơn theo quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân. Các trường hợp còn lại thực hiện theo quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân.

(iii) Đối với các khoản cho vay các đối tượng hạn chế cấp tín dụng quy định tại Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, quỹ tín dụng nhân dân phải:

- Báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Công khai trước Đại hội thành viên đối với khoản cho vay phát sinh đến thời điểm lấy số liệu để họp Đại hội thành viên.

(iv) Tổng mức dư nợ cho vay đối với một thành viên là pháp nhân không được vượt quá tổng số vốn góp và số dư tiền gửi của pháp nhân đó tại quỹ tín dụng nhân dân tại mọi thời điểm.

Tổng mức dư nợ cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên không được vượt quá số dư của hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm.

(v) Các giới hạn cho vay đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan của khách hàng theo quy định tại Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 không áp dụng đối với:

- Khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân mà quỹ tín dụng nhân dân nhận ủy thác không chịu rủi ro.

- Các khoản cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân.

Xem thêm chi tiết tại Thông tư 13/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 12/8/2024.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2024/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2024

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 32/2015/TT-NHNN NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH CÁC GIỚI HẠN, TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về các hạn chế, giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:

a) Tỷ lệ an toàn vốn;

b) Tỷ lệ khả năng chi trả;

c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;

d) Hạn chế, giới hạn cho vay;

đ) Tỷ lệ tổng mức nhận tiền gửi so với vốn chủ sở hữu.

2. Căn cứ kết quả giám sát, thanh tra đối với quỹ tín dụng nhân dân, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân duy trì một hoặc một số giới hạn thấp hơn, tỷ lệ bảo đảm an toàn chặt chẽ hơn so với mức quy định tại Thông tư này.

3. Quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt không phải tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 như sau:

“1. Khách hàng vay vốn của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm thành viên của quỹ tín dụng nhân dân; pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân; thành viên của hộ nghèo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về quỹ tín dụng nhân dân.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

Điều 3. Hệ thống công nghệ thông tin

Quỹ tín dụng nhân dân phải có hệ thống công nghệ thông tin để thực hiện các quy định tại Thông tư này, đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:

1. Lưu giữ, truy cập, bổ sung cơ sở dữ liệu về khách hàng, bảo đảm quản lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân.

2. Thống kê, theo dõi các khoản mục vốn, tài sản, nợ phải trả; tính toán, quản lý, giám sát các hạn chế, giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tại Thông tư này.

3. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo thống kê theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

Điều 4. Quy định nội bộ

1. Quỹ tín dụng nhân dân phải có quy định nội bộ về quản lý tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, quản lý thanh khoản (tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, tỷ lệ tổng mức nhận tiền gửi so với vốn chủ sở hữu) theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan. Các văn bản quy định nội bộ và các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ phải do Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân ban hành hoặc phê duyệt.

2. Quy định nội bộ về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Quy trình, phương pháp theo dõi tỷ lệ an toàn vốn;

b) Phương pháp cảnh báo sớm các nguy cơ làm giảm tỷ lệ an toàn vốn;

c) Phương án xử lý khi tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn mức tối thiểu, ít nhất gồm: các biện pháp tăng tỷ lệ an toàn vốn; trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của các bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện phương án xử lý.

3. Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản tối thiểu gồm các nội dung sau:

a) Quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc theo dõi và thực hiện các biện pháp để đảm bảo duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; tỷ lệ tổng mức nhận tiền gửi so với vốn chủ sở hữu;

b) Quy trình, thủ tục, các giới hạn quản lý thanh khoản và phương án dự phòng để đảm bảo duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, tỷ lệ tổng mức nhận tiền gửi so với vốn chủ sở hữu theo quy định tại Thông tư này;

c) Các quy định về quản lý ngân quỹ, thu, chi, nguồn vốn hằng ngày;

d) Các tiêu chí cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt khả năng chi trả, thanh khoản và các phương án xử lý;

đ) Có giải pháp duy trì Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay như tăng vốn điều lệ, tăng trích lập các quỹ, giảm hệ số rủi ro của Tài sản “Có”;

e) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tổng mức nhận tiền gửi so với vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ tổng mức tiền gửi so với vốn chủ sở hữu.

4. Quy định nội bộ về cho vay, quản lý khoản cho vay theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:

a) Tiêu chí xác định khách hàng, người có liên quan với khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm trường hợp quy định tại các điểm b, c, đ và g khoản 24 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; khách hàng cá nhân với vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ; anh, chị, em cùng cha khác mẹ; anh, chị, em cùng mẹ khác cha; anh vợ, chị vợ, em vợ, anh chồng, chị chồng, em chồng, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha của khách hàng đó;

b) Các hạn chế, giới hạn cho vay áp dụng đối với khách hàng, khách hàng và người có liên quan, cơ chế, nguyên tắc phân cấp, ủy quyền cho vay đối với khách hàng, khách hàng và người có liên quan;

c) Giới hạn cho vay tối đa trong tổng dư nợ cho vay đối với từng loại khách hàng là thành viên, khách hàng không phải là thành viên và khách hàng là thành viên của hộ nghèo của quỹ tín dụng nhân dân;

d) Quy trình theo dõi đối với các khoản cho vay vượt quá 5% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân;

đ) Quy định về việc báo cáo Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Đại hội thành viên đối với các khoản cho vay thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

5. Định kỳ ít nhất 01 (một) năm một lần và khi cần thiết, quỹ tín dụng nhân dân phải rà soát, đánh giá lại, sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ cho phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

6. Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy định nội bộ, quỹ tín dụng nhân dân gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) quy định nội bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. Trường hợp quy định nội bộ sửa đổi, bổ sung, thay thế, quỹ tín dụng nhân dân gửi văn bản báo cáo những nội dung sửa đổi, bổ sung kèm quy định nội bộ.

7. Quỹ tín dụng nhân dân phải sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ cho phù hợp với quy định tại Thông tư này trước ngày 31/12/2024.”.

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 5 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Vốn tự có bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ đi Khoản phải trừ khỏi vốn tự có tại thời điểm xác định vốn tự có, cụ thể:

a) Vốn cấp 1

Vốn cấp 1 gồm:

(i) Vốn điều lệ;

(ii) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định;

(iii) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;

(iv) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;

(v) Quỹ dự phòng tài chính;

(vi) Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho quỹ tín dụng nhân dân;

(vii) Lợi nhuận không chia;

Vốn cấp 1 phải trừ đi các khoản sau:

(i) Lỗ lũy kế (nếu có);

(ii) Số vốn góp vào ngân hàng hợp tác xã;

b) Vốn cấp 2 được tính tối đa bằng 100% giá trị Vốn cấp 1, gồm: Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản "Có" rủi ro;

c) Khoản phải trừ khỏi vốn tự có: 100% chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật.

Việc xác định cụ thể vốn tự có để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.”.

b) Sửa đổi điểm d (i) khoản 4 như sau:

“(i). Giá trị nguyên giá của Tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân;”.

6. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 7 như sau:

a) Vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính còn lại sau khi trừ đi lỗ lũy kế (được xác định trên bảng cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm tính tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn), giá trị nguyên giá của các khoản mua, đầu tư tài sản cố định, góp vốn vào ngân hàng hợp tác xã theo quy định của pháp luật;”.

7. Bổ sung Điều 7a vào sau Điều 7 như sau:

Điều 7a: Tỷ lệ tổng mức nhận tiền gửi so với vốn chủ sở hữu

1. Quỹ tín dụng nhân dân phải thường xuyên duy trì tỷ lệ tổng mức nhận tiền gửi so với vốn chủ sở hữu không được vượt quá 20 lần.

2. Tỷ lệ tổng mức nhận tiền gửi so với vốn chủ sở hữu được xác định theo công thức sau:

A

=

B

C

Trong đó:

- A: tỷ lệ tổng mức nhận tiền gửi so với vốn chủ sở hữu.

- B: tổng mức nhận tiền gửi quy định tại khoản 3 Điều này.

- C: vốn chủ sở hữu quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Tổng mức nhận tiền gửi bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam.

4. Vốn chủ sở hữu được ghi nhận theo chế độ tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân.”.

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

Điều 8. Hạn chế, giới hạn cho vay

1. Quỹ tín dụng nhân dân căn cứ vốn tự có được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này tại cuối ngày làm việc gần nhất để xác định:

a) Hạn chế cho vay đối với tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024;

b) Giới hạn cho vay đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan của khách hàng theo quy định tại Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024.

2. Hội đồng quản trị quyết định các khoản cho vay đối với người thẩm định, người xét duyệt cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc giá trị khác thấp hơn theo quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân. Các trường hợp còn lại thực hiện theo quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân.

3. Đối với các khoản cho vay các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân phải:

a) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b) Công khai trước Đại hội thành viên đối với khoản cho vay phát sinh đến thời điểm lấy số liệu để họp Đại hội thành viên.

4. Tổng mức dư nợ cho vay đối với một thành viên là pháp nhân không được vượt quá tổng số vốn góp và số dư tiền gửi của pháp nhân đó tại quỹ tín dụng nhân dân tại mọi thời điểm.

Tổng mức dư nợ cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên không được vượt quá số dư của hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm.

5. Các giới hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này không áp dụng đối với:

a) Khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân mà quỹ tín dụng nhân dân nhận ủy thác không chịu rủi ro;

b) Các khoản cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân.”.

9. Bổ sung Điều 8a vào sau Điều 8 như sau:

Điều 8a. Quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng chi trả.

1. Quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chi trả khi thiếu hụt Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định tại Thông tư này trong thời gian 30 ngày liên tục.

2. Quỹ tín dụng nhân dân mất khả năng chi trả khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

3. Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng chi trả, Quỹ tín dụng nhân dân phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và thông báo cho Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (nếu có).”.

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

Điều 15. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này.

2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm:

a) Quyết định việc quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này;

b) Thanh tra, giám sát, xử lý đối với các hành vi vi phạm của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này;

c) Hướng dẫn các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này;

d) Tiếp nhận quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Thông tư này.”.

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số điểm, khoản, điều của Thông tư số 32/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân:

1. Thay thế Phụ lục 01, Phụ lục 02, Phụ lục 03 của Thông tư 32/2015/TT-NHNN bằng Phụ lục 01, Phụ lục 02, Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bãi bỏ khoản 2 Điều 2, điểm a (vi) khoản 4 Điều 5, Mục 2 Chương II, Chương III Thông tư số 32/2015/TT-NHNN .

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện:

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, quỹ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Điều 4. Điều khoản thi hành:

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12 tháng 8 năm 2024.

2. Thông tư này bãi bỏ đoạn “2. Quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo tổng mức nhận tiền gửi không được vượt quá 20 lần vốn chủ sở hữu” tại khoản 3, khoản 27 Điều 2, Điều 4, khoản 4 Điều 6 Thông tư số 21/2019/TT-NHNN ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, PC, TTGSNH3 (03 bản).

KT.THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

PHỤ LỤC 01:

VIỆC XÁC ĐỊNH VỐN TỰ CÓ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

1. Vốn cấp 1:

Đơn vị tính: triệu đồng

Mục

Cấu phần

Cách xác định

1

Vốn điều lệ (vốn đã góp của thành viên)

Lấy số liệu Vốn điều lệ trong khoản mục Vốn của quỹ tín dụng nhân dân trên Bảng cân đối kế toán.

2

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định

Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trong khoản mục Vốn của quỹ tín dụng nhân dân trên Bảng cân đối kế toán.

3

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ trong khoản mục Quỹ của quỹ tín dụng nhân dân trên Bảng cân đối kế toán.

4

Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ

Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển trong khoản mục Quỹ của quỹ tín dụng nhân dân trên Bảng cân đối kế toán.

5

Quỹ dự phòng tài chính

Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của quỹ tín dụng nhân dân trên Bảng cân đối kế toán.

6

Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho Quỹ tín dụng nhân dân

Lấy số liệu Vốn khác trong khoản mục Quỹ của quỹ tín dụng nhân dân trên Bảng cân đối kế toán.

7

Lợi nhuận không chia

Xác định theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư 32.

8

Cấu phần vốn cấp 1

= (1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6) + (7)

9

Lỗ lũy kế

Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn.

10

Vốn góp vào ngân hàng hợp tác xã

Lấy số liệu Góp vốn vào ngân hàng hợp tác xã trong khoản mục Góp vốn, đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.

Vốn cấp 1

= (8) - (9) - (10)

11

Dự phòng chung

Lấy số liệu Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước trên Bảng cân đối kế toán, nhưng tối đa không quá 1,25% tài sản có rủi ro.

Vốn cấp 2

= (11)

Vốn tự có

= Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2

12

100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật

100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định.

Vốn tự có để tính tỷ lệ an toàn vốn

= Vốn tự có - (12)

PHỤ LỤC 02:

GIÁ TRỊ TÀI SẢN “CÓ” RỦI RO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Đơn vị tính: triệu đồng

Mục

Cấu phần

Số tiền

Hệ số rủi ro

Giá trị tài sản “Có” rủi ro

(1)

(2)

(3)

Nhóm tài sản “Có” (TCS) có hệ số rủi ro 0%

= (a) + (b) + (c) + (d) + (đ) + (e)

a

Tiền mặt

0%

b

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

0%

c

Tiền gửi tại ngân hàng hợp tác xã

0%

d

Dư nợ cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền, tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân đó.

0%

đ

Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành

0%

Nhóm TSC có hệ số rủi ro 20%

= (g) + (h)

g

Tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

20%

h

Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành

20%

Nhóm TSC có hệ số rủi ro 50%

= (i)

i

Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay

50%

Nhóm TSC có hệ số rủi ro 100%

= (k) + (l)

k

Giá trị nguyên giá tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân

100%

l

Các tài sản “Có” khác còn lại trên bảng cân đối kế toán ngoài các khoản đã được phân loại vào nhóm hệ số rủi ro 0%, 20%, 50%

100%

Tổng tài sản “Có” rủi ro

PHỤ LỤC 03:

MẪU BẢNG PHÂN TÍCH CÁC TÀI SẢN “CÓ” CÓ THỂ THANH TOÁN NGAY VÀ CÁC TÀI SẢN “NỢ” PHẢI THANH TOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản mục

Giá trị trên sổ sách

Tỷ lệ xác định

Giá trị để tính toán

Tổng cộng

Căn cứ xác định thời gian đến hạn/Ghi chú

Ngày làm việc tiếp theo

Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7

Ngày làm việc tiếp theo

Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7

(1)

(2)

(3)

(4) = (1) x (3)

(5) = (2) x (3)

(6) = (4)+ (5)

I. Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay (I=1+2+3+4+5+6+7+8)

Không điền

1. Tiền mặt tại quỹ

Không điền

100%

Không điền

Số dư cuối ngày báo cáo

2. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

Không điền

100%

Không điền

Số dư cuối ngày báo cáo

3. Tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng hợp tác xã (trừ số dư tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân để đảm bảo khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại NHHTX)

Không điền

100%

Không điền

- Gốc

Không điền

100%

Không điền

Ghi nhận theo tổng số dư tiền gửi vào ngân hàng hợp tác xã

- Lãi

Không điền

100%

Không điền

4. Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng hợp tác xã (trừ số dư tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân để đảm bảo khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại NHHTX)

100%

Dòng (4) = (4.1) + (4.2)

4.1. Gốc

Không điền

100%

Không điền

Ghi nhận theo tổng số dư tiền gửi tại NHHTX và được tính 100% theo số tiền gốc dưới mọi kỳ hạn

4.2. Lãi

100%

Tính theo kỳ hạn thực tế đến hạn của hợp đồng

5. Tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Không điền

100%

Không điền

Số dư cuối ngày báo cáo

6. Dư nợ đến hạn thanh toán của các khoản cho vay (trừ nợ xấu) có bảo đảm bằng tài sản

80%

Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay

- Gốc

80%

- Lãi

80%

7. Dư nợ đến hạn thanh toán của các khoản cho vay (trừ nợ xấu) không có bảo đảm bằng tài sản

75%

Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay

- Gốc

75%

- Lãi

75%

8. Dư nợ đến hạn của các khoản nợ khác phải thu

70%

Lấy số tiền chắc chắn sẽ thu được phát sinh từ “Tài sản Có khác” theo hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân và các văn bản khác có liên quan, điền vào các cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền.

II. Tài sản “Nợ” phải thanh toán

(II=1+2+3+4)

1. Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng đến hạn thanh toán

100%

Theo kỳ hạn trên hợp đồng tiền gửi

- Gốc

100%

- Lãi

100%

2. Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng

Không điền

15%

Không điền

Số dư bình quân trong thời gian 30 ngày liền kề trước kể từ ngày hôm trước

- Gốc

Không điền

15%

Không điền

- Lãi

Không điền

15%

Không điền

3. Các khoản vay từ tổ chức tín dụng khác, tổ chức tài chính khác đến hạn thanh toán (trừ dư nợ vay của NHHTX được đảm bảo bằng tiền gửi của QTDND tại NHHTX)

100%

Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay

- Gốc

100%

- Lãi

100%

4.

Các khoản nợ khác đến hạn thanh toán

100%

Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ của “Các khoản nợ khác” theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân nhân dân và các văn bản khác có liên quan, điền vào các cột thích hợp.

Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay của ngày làm việc tiếp theo/Tài sản “Nợ” phải thanh toán của ngày làm việc tiếp theo

Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo/Tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No. 13/2024/TT-NHNN

Hanoi, June 28, 2024

 

CIRCULAR

 PROVIDING AMENDMENTS TO CIRCULAR NO. 32/2015/TT-NHNN DATED DECEMBER 31, 2015 OF GOVERNOR OF STATE BANK OF VIETNAM PRESCRIBING PRUDENTIAL RATIOS AND LIMITS FOR OPERATIONS OF PEOPLE’S CREDIT FUNDS

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated January 18, 2024;

Pursuant to the Government's Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 prescribing functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam (SBV); 

At the request of the Head of the SBV Banking Supervision Agency;

The Governor of the State Bank of Vietnam (SBV) promulgates a Circular providing amendments to Circular No. 32/2015/TT-NHNN dated December 31, 2015 of the Governor of State Bank of Vietnam prescribing prudential ratios and limits for operations of people’s credit funds.

Article 1. Amendments to Circular No. 32/2015/TT-NHNN dated December 31, 2015 of Governor of State Bank of Vietnam   

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular provides for restrictions, limits and prudential ratios for operations of people’s credit funds, including:

a) Capital adequacy ratio (CAR);

b) Solvency ratio;

c) Maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans;

d) Restrictions and limits on lending operations;

dd) Ratio of total received deposits to equity.

2. Based on the results of supervision and inspection of people’s credit funds, and depending on the nature and level of risks, the SBV’s provincial branches may, where necessary, request people’s credit funds to maintain one or some limits and prudential ratios which are lower or stricter than those specified in this Circular.

3. People’s credit funds placed under special control shall not apply the limits and prudential ratios prescribed in this Circular.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“1. Borrowers of a people’s credit fund include its members; juridical persons or individuals other than members making deposits to the people’s credit fund; members of poor households as prescribed by SBV’s regulations on people’s credit funds.”.

3. Article 3 is amended as follows:

“Article 3. Information technology (IT) system

People’s credit funds are required to have IT systems to implement provisions of this Circular. Such an IT system must be able to:

1. Store, access and add data about clients in a manner that ensures management of risks in accordance with SBV’s regulations and internal regulations of the people’s credit fund.

2. List and monitor capital, assets and liabilities; calculate, manage and supervise the restrictions, limits and prudential ratios specified in this Circular.

3. Prepare statistical reports according to SBV’s regulations, and as requested by SBV’s provincial branches.”.

4. Article 4 is amended as follows:

“Article 4. Internal regulations

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Internal regulations on minimum CAR shall include the following as a minimum:

a) Procedures and methods for monitoring CAR;

b) Methods for early warning of risks that lead to decrease in CAR;

c) Plan for dealing with failure to meet minimum CAR requirement which shall, inter alia, include: measures for increasing CAR; responsibilities, entitlements of and cooperation among relevant departments and individuals in implementation of the plan.

3. Internal regulations on liquidity management shall include the following as a minimum:

a) Regulations on decentralization, authorization, functions and tasks of relevant individuals and departments regarding monitoring and implementation of measures for maintaining the solvency ratio, maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans, and ratio of total received deposits to equity;

b) Procedures and limits for liquidity management and contingency plan for maintenance of the solvency ratio, maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans, and ratio of total received deposits to equity as prescribed in this Circular;

c) Regulations on management of budget, daily revenues, expenses and funding source;

d) Criteria for early warning of risks associated with inadequate solvency and liquidity, and response plans;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Instructions, inspection, control and internal audit of maintenance of the solvency ratio, ratio of total received deposits to equity, maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans, and ratio of total deposits to equity.

4. Internal regulations on lending operations and management of loans granted shall comply with provisions of this Circular and relevant documents, and include the following as a minimum:

a) Criteria for identifying a client of the people’s credit fund and his/her related persons, including the cases prescribed in Points b, c, dd and g Clause 24 Article 4 of the Law on Credit Institutions 2024; an individual client and his/her spouse; natural parent, adoptive parent, stepparent, parent-in-law; natural child, adopted child, stepchild, daughter-in-law, son-in-law; natural sibling; half-sibling; spouse of his/her natural sibling or half-sibling;

b) Restrictions and limits on grant of loans to clients, clients and their related persons, mechanisms and principles for decentralization and authorization to grant loans to clients, clients and their related persons;

c) Maximum limit on loans, included in total outstanding amount of loans, granted to each of the following client groups: members of the people’s credit fund, clients that are not members of the people’s credit fund, and clients that are members of poor households of the people’s credit fund;

d) Procedures for monitoring loans with loan amount exceeding 5% of equity of the people’s credit fund;

dd) Regulations on reporting to SBV’s provincial branches and General Members’ Meeting on loans granted to the entities prescribed in clause 1 Article 135 of the Law on Credit Institutions 2024.

5. On a periodical basis of at least once a year and when necessary, people’s credit funds shall review, assess and revise their internal regulations to ensure their conformity with requirements for safe operations of people’s credit funds.

6. Within 10 (ten) working days from the date of issue, revision or substitution of its internal regulations, the people’s credit fund shall send their issued, revised or substitute internal regulations either directly or by post to the relevant SBV's provincial branch.  In case of revision or substitution, the people’s credit fund shall send a written report on revised contents enclosed with its internal regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Clause 3 and Point d Clause 4 Article 5 are amended as follows:

a) Clause 3 is amended as follows:

“3. Equity equals Tier 1 capital plus (+) Tier 2 capital minus (-) the amount deducted from equity at the time of equity determination. To be specific:

a) Tier 1 capital

Tier 1 capital includes:

(i) Charter capital;

(ii) Funding for fundamental construction and purchase of fixed assets;

(iii) Additional reserve fund of charter capital;

(iv) Operational development investment fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(vi) Grants offered by sponsors to the people’s credit fund;

(vii) Undivided profits;

The following amounts must be deducted from Tier 1 capital:

(i) Accumulated losses (if any); and

(ii) Capital amount contributed to the cooperative bank;

b) Tier 2 capital may not exceed 100% of Tier 1 capital, including: general provision which shall not exceed 1,25% of total risk-weighted assets;

c) Amount deducted from equity: 100% of decrease resulted from revaluation of assets as prescribed by law.

Determination of equity used for calculating the minimum CAR shall comply with Appendix 1 enclosed herewith.”.

b) Point d(i) Clause 4 is amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Point a Clause 4 Article 7 is amended as follows:

“a) Charter capital, additional reserve fund of charter capital, development investment funds and financial reserve funds that remain after deduction of accumulated losses (according to the balance sheet which is made when calculating the maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans), costs of purchase or investment in fixed assets, and capital contributed to the cooperative bank as prescribed by law;”.

7. Article 7a is added following Article 7 as follows:

 “Article 7a: Ratio of total received deposits to equity

1. Each people’s credit fund is required to keep the ratio of total received deposits to equity from exceeding 20.

2. The ratio of total received deposits to equity is determined adopting the following formula:

A

=

B

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Where:

- A: Ratio of total received deposits to equity.

- B: Total received deposits as prescribed in Clause 3 of this Article.

- C: Equity as prescribed in Clause 4 of this Article.

3. Total received deposits include: demand deposits, term deposits, and saving deposits in VND of members of the people’s credit fund, and other organizations and individuals.

4. Equity is recognized according to financial policies for people’s credit funds.”.

8. Article 8 is amended as follows:

“Article 8. Restrictions and limits on lending operations

1. Based on its equity determined according to Clause 3 Article 5 of this Circular at the end of the last working day, each people’s credit fund shall determine:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Its limit on loans granted to a client or a client and their related persons as prescribed in Article 136 of the Law on Credit Institutions 2024.

2. The Management Board of the people’s credit fund shall decide loans granted to its personnel in charge of appraisal or approval of loan applications in case the loan amount is at least VND 100 million or a smaller value as prescribed in internal regulations of the people’s credit fund. Grant of loans in other cases shall comply with internal regulations of the people’s credit fund.

3. Regarding the loans granted to the entities specified in Point a Clause 1 of this Article, the people’s credit fund shall:

a) submit a report on the grant of loan to the relevant SBV’s provincial branch according to SBV's regulations;

b) publicly disclose at the General Members’ Meeting information on loans granted by the ending date of data collection which is conducted to serve the General Members’ Meeting.

4. Total outstanding balance on loans granted to a member that is a juridical person shall not exceed the sum of contributed capital and balance on deposits of that juridical person at the people’s credit fund at all times.

Total outstanding balance on loans granted to a client that is a juridical person or individual other than a member of the people’s credit fund shall not exceed the balance on deposit contract or passbook savings account of that client.

5. Limits prescribed in Point b Clause 1 of this Article shall not apply to:

a) Loans granted using trust capital the risks of which are not taken by the people’s credit fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Article 8a is added following Article 8 as follows:

“Article 8a. People’s credit funds at risk of becoming insolvent or considered insolvent

1. A people’s credit fund is at risk of becoming insolvent when it lacks 20% or more of highly liquid assets at the time of calculation of the solvency ratio, and thus it has failed to maintain the required solvency ratio as prescribed in this Circular for a period of 30 consecutive days.

2. A people’s credit fund is considered insolvent when it is unable to meet its debt obligations within 01 months as they become due.

3. The people’s credit fund that is at risk of becoming insolvency or has become insolvent must promptly submit reports to the relevant SBV’s provincial branch and the cooperative bank’s branch on its actual status, causes and remedial measures that have been or will be adopted, and suggested solutions (if any).”.

10. Article 15 is amended as follows:

“Article 15. Responsibilities of SBV’s affiliated units

1. SBV Banking Supervision Agency shall play the leading role and cooperate with relevant Departments/Agencies of SBV in requesting the SBV’s Governor to consider the difficulties that arise during the implementation of this Circular.

2. Each SBV’s provincial branch shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Inspect, supervise and take actions against violations committed by local people’s credit funds against provisions of this Circular;

c) Instruct local people’s credit funds to comply with provisions of this Circular;

d) Receive internal regulations of people’s credit funds as prescribed in this Circular.”.

Article 2. Replacement and abrogation of some Points, Clauses and Articles of Circular No. 32/2015/TT-NHNN dated December 31, 2015 of Governor of State Bank of Vietnam 

1. Appendixes 01, 02 and 03 enclosed with the Circular No. 32/2015/TT-NHNN are replaced with corresponding Appendixes 01, 02 and 03 enclosed herewith.

2. Clause 2 Article 2, Point a (vi) Clause 4 Article 5, Section 2 Chapter II, Chapter III of the Circular No. 32/2015/TT-NHNN are abrogated.

Article 3. Responsibility for implementation   

The Chief of Office, Head of SBV Banking Supervision Agency, heads of units affiliated to the SBV, SBV’s provincial branches, and people’s credit funds are responsible for the implementation of this Circular.

Article 4. Implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. This Circular nullifies the phrase “2. Quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo tổng mức nhận tiền gửi không được vượt quá 20 lần vốn chủ sở hữu” (“2. A people’s credit fund must ensure that total received deposits do not exceed 20 times its equity”) in clause 3, clause 27 Article 2, Article 4, clause 4 Article 6 of the Circular No. 21/2019/TT-NHNN dated November 14, 2019 of the Governor of the State Bank of Vietnam.

 

 

PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Dao Minh Tu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 13/2024/TT-NHNN ngày 28/06/2024 sửa đổi Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.057

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.42.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!